Đề tài Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp

Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước những thách thức như vậy buộc đất nước ta phải đẩy nhanh quá trình “ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá”, phát huy nội lực tận dụng mọi cơ hội để hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó. Sự phát triển của công nghiệp rõ ràng làm cho chất thải công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, đa dạng và độc hại hơn. Các doanh nghiệp: Dây chuyền công nghệ lạc hậu, công tác quản lý, quy hoạch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, lại không có hệ thống xử lý chất thải tốt nên thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ, chứa nhiều chất độc hại làm cho môi trường nước, không khí và cả môi trường biển bị ô nhiễm nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các Doanh nghiệp trong thời gian qua đã đặt vấn đề môi trường lên một tầm cao mới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước”. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam chuyên sản xuất các loại sơn với khẩu hiệu: “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất công ty đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả. Công ty đã đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên không thể nhìn vào những thành tích mà công ty đã đạt được mà bỏ qua một thực tế rằng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Lượng chất thải lớn của công ty đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội với việc nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động của toàn công ty em thấy rằng công ty cũng đã có nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường nhưng đó chỉ là những biện pháp tình thế tạm thời. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần chủ động và cải thiện chất lượng môi trường từ trong nhận thức, Giảm thiểu chất thải, chất ô nhiễm ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất như: Thực hiện sản xuất sạch hơn, thực hiện 5S trong tất cả các phòng ban, phân xưởng Do vậy em chọn đề tài: “ Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp”. Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo quý báu và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo- THS .Vò Anh Trọng, đồng thời Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em học tập nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ vô cùng quý báu này. Do kiến thức và sự hiểu biết có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thấy cô, các cô chú trong Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội để quá trình nghiên cứu tiếp theo của em tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

doc107 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ, kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước những thách thức như vậy buộc đất nước ta phải đẩy nhanh quá trình “ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá”, phát huy nội lực tận dụng mọi cơ hội để hoà cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó. Sự phát triển của công nghiệp rõ ràng làm cho chất thải công nghiệp ngày càng tăng về số lượng, đa dạng và độc hại hơn. Các doanh nghiệp: Dây chuyền công nghệ lạc hậu, công tác quản lý, quy hoạch còn yếu kém, thiếu đồng bộ, lại không có hệ thống xử lý chất thải tốt nên thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ, chứa nhiều chất độc hại làm cho môi trường nước, không khí và cả môi trường biển bị ô nhiễm nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các Doanh nghiệp trong thời gian qua đã đặt vấn đề môi trường lên một tầm cao mới, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước”. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam chuyên sản xuất các loại sơn với khẩu hiệu: “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất công ty đã thoả mãn yêu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả. Công ty đã đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Tuy nhiên không thể nhìn vào những thành tích mà công ty đã đạt được mà bỏ qua một thực tế rằng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Lượng chất thải lớn của công ty đã ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, làm ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư xung quanh công ty. Trong thời gian thực tập tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội với việc nghiên cứu, tìm hiểu các hoạt động của toàn công ty em thấy rằng công ty cũng đã có nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường nhưng đó chỉ là những biện pháp tình thế tạm thời. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần chủ động và cải thiện chất lượng môi trường từ trong nhận thức, Giảm thiểu chất thải, chất ô nhiễm ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất như: Thực hiện sản xuất sạch hơn, thực hiện 5S trong tất cả các phòng ban, phân xưởng… Do vậy em chọn đề tài: “ Công tác an toàn vệ sinh môi trường tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực trạng và giải pháp”. Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã nhận được nhiều ý kiến chỉ bảo quý báu và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo- THS .Vò Anh Trọng, đồng thời Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho em học tập nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ vô cùng quý báu này. Do kiến thức và sự hiểu biết có hạn nên trong quá trình nghiên cứu đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thấy cô, các cô chú trong Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội để quá trình nghiên cứu tiếp theo của em tiến bộ hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I: tổng quan về công ty Sơn tổng hợp Hà nội. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội 1. Thông tin chung về công ty Công ty được thanh lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01/09/1970. Với tên gọi ban đầu là nhà máy sơn mực in theo quyết định số: 1083/HC- QLKT ngày 11/8/1970 của tổng cục trưởng tổng cục hoá chất. Năm 1993 công ty được thành lập lại theo quyết định số 295 QD/ TCNS-DT ngày 24/5/1993 của Bộ công nghiệp nặng ( nay là Bộ công nghiệp) theo luật doanh nghiệp nhà nước. -Tên công ty: Công ty Sơn tổng hợp Hà nội -Tên giao dịch quốc tế : HASYNPAINTCO (Hanoi synthetic paint company) -Đặt trụ sở chính tại : Xã Thanh liệt, Huyện Thanh trì, Thành phố Hà Nội -Cơ sở sản xuất số 2: sè nhà 86, phố Hào Nam, phường Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công ty có văn phòng đại diện, cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại một số tỉnh thành phố. - Giấy phép kinh doanh: Sè 108851 cấp ngày 25/6/1993. - Mã số thuế : 0100103619-1 - Sè tài khoản: 710A-00014 Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa. - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước là đơn vị thành viên của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. -Ngành nghề kinh doanh của công ty: +Công nghiệp sản xuất sơn, mực in. +Nhập khẩu trực tiếp các nguyên liệu, hoá chất, phụ gia và vật tư để sản xuất Sơn, Vecni. - Tổng số vốn: 23,17 Tỷ đồng - Điện thoại: (04).6880086 - Fax: (04).8611284 - Email: Sontonghop@netnam.vn - Webside: www.sondaibang.com 2. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Quá trình hình thành xây dựng và trưởng thành hoật động sản xuất kinh doanh của công ty đã trải qua hai thời kỳ. + Thời kỳ kế hoạch hoá (1970-1985) + Thời kỳ đổi mới (1986 dến nay) 2.1. Thời kỳ 1970-1885 Theo quyết định của nhà nước, năm 1970 nhà máy Sơn- mực in tổng hợp được thành lập trên cơ sở một bộ phân sản xuất mực in của vụ xuất bản Bộ Văn Hoá và một kho nguyên liệu của nhà máy cao su sao vàng. Với đội ngò cán bộ lãnh đạo nhiệt tình và lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật đông đảo, được đào tạo tại các nước XHCN trở về, sau 4 năm vừa xây dựng vừa sản xuất nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ kỹ thuật, năm 1974 công ty đã có được một hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd đầu tiên ở Miền Bắc nước ta. Phải nói ngành sơn có một bước phát triển mới vì tuy hình thành từ những năm 1930, nhưng sản phẩm chỉ hoàn toàn dùa trên dầu nhựa thiên nhiên. Cái đámg quý và trân trọng là ở chỗ từ thiết kế, chế tạo, lắp đặt đến công nghệ sản xuất đều do công ty phối hợp với các Viện và Nhà máy trong nước thực hiện, với phương châm tự lực cánh sinh, sử dụng nguồn nguyên liệu săn có trong nước cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất các loại sơn. 2.2. Thời kỳ 1986 đến nay. Nếu như các năm về trước sản xuất kinh doanh được tiến hành theo chế độ tập trung bao cấp vật tư cho sản xuất được cấp theo kế hoạch, đầu ra có địa chỉ phân phối, thời kỳ này sản xuất kinh doanh ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội phải gắn với thị trường, có thể nói đây là thời kỳ khó khăn thử thách lớn, đặc biệt là các năm 1986 - 1990. Nhờ có sự giúp đỡ của nhà nước, Bộ công nghiệp và nghành Hoá chất Việt Nam, công ty đã khắc phục được khó khăn và dần dần từng bước đi lên. Khi đất nước bứoc vào thời kỳ đổi mới, ngành sản xuất sơn chưa phải là mặt hàng được nhà nước xếp vào danh mục chiến lược cần phải ưu tiên đầu tư phát triển.Song với sự thiết lập nền kinh tế nhiều thành phần cộng với chính sách mở cửa của nước ta, một số công ty nước ngoài cũng đầu tư gia công sản xuất sơn và các loại sơn ngoại đã ồ ạt tràn vào nước ta tạo ra 1 thị trường đa dạng với sự cạnh tranh quyết liệt. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội rơi vào tình trạng một mất một còn. Đảng uỷ và Ban giám đốc công ty xác định cái vốn quí nhất của công ty lúc này là đội ngò cán bộ đảng viên, công nhân viên có nhiệt tình được rèn luyện thử thách và trưởng thành trong khó khăn gian khổ, đặc biệt đội ngò cốt cán từ Đảng uỷ, Ban Giám Đốc, Quản đốc, Phó Giám Đốc, Trưởng phòng, Phó phòng và tổ trưởng sản xuất, phần lớn là đảng viên và đều đã qua đào tạo có trình độ chuyên môn tương đối khá. Công ty tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan có trách nhiệm, toàn thể cán bộ công nhân viên đã thực hiện có kết quả tất cả những chủ trương của ban giám đốc đề ra, đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, sắp xếp lại sản xuất cải tiến phương pháp quản lý, tích cực cảitiến và bám sát thị trường thường xuyên biến động, coi chất lượng là yếu tố quan trọng nhất để chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng. Đi liền với trang bị máy móc thiết bị, công nghệ mới. Công ty đã đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu việc giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngò cán bộ, đảng viên đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt để họ có đủ điều kiện thích ứng với công nghệ mới, tiết kiệm được tiền không phải thuê chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn mà còn tự nghiên cứu, thiết kế chế tạo được hàng chục máy, thiết bị chuyên dùng theo mẫu của nước ngoài tiết kiệm hàng chục tỷ đồng. Từ năm 1997 công ty đã hợp tác với hãng Sơn KAWAKAMI Nhật Bản sản xuất và cung cấp dịch vụ sơn xe máy cho HONDA Việt Nam, YAMAHA Việt Nam và một số công ty xe máy khác. Công ty đã hợp tác với hãng PPG Mỹ cung cấp và dịch vụ sơn ô tô cho công ty FORD Việt Nam. Công ty đã sớm đưa Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng trong sản xuất kinh doanh. Tháng 07/1999 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9002 đến 10/2002 đã nhận chứng chỉ chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do 2 tổ chức là TUYNORD và QUACER-VN cấp. Từ tháng 1/2002 công ty bắt đầu triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001. Các năm qua công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm trung bình 30%. Giá trị tổng sản lượng tăng 9 lần, công suất thiết kế đã nâng lên 4,5 lần so với năm 1991 tạo ra nhiều chỗ làm việc và đưa số lao động tăng lên 1,5 lần. Với khẩu hiệu “Sơn trên mọi chất liệu trong tất cả các lĩnh vực” và với dịch vụ sau bán hàng tốt nhất công ty đã thoả mãn nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả. Kế hoạch 5 năm 2001-2005 công ty dự kiến có tốc độ tăng trưởng từ 15-20%, sản lượng sẽ đạt xấp xỉ 10000 tấn, doanh thu đạt trên 210 tỷ đồng/ năm vào năm 2005. Phía trước tuy còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với truyền thống những năm qua, với “Trí tuệ và Công nghệ”. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội sẽ vượt qua để thực hiện mục tiêu của mình. II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 1. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty. Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước thành viên của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam thực hiện chế độ quản lý trực tiếp một thủ trưởng, đứng đầu công ty là Giám đốc. Cơ cấu tổ chức công ty bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, các trợ lý Giám đốc, các phòng chuyên môn, các phân xưởng sản xuất. Sơ đồ 1: sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội ( trang bên) 1.1. Chức năng nhiệm vụ của các chức danh công tác 1.1.1. Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tổng công ty và trước pháp luật về hoạt động của công ty. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty và có nghĩa vụ, quyền hạn của công ty đã ghi trong điều lệ “Tổ chức hoạt động” của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội. 1.1.2. Phó Giám đốc: Phó giám đốc là người giúp việc giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền. 1.1.3. Trợ lý giám đốc: Trợ lý giám đốc là người giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực chuyên môn đựoc giám đốc phân công. 1.1.4. Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng (Gọi chung là trưởng đơn vị) Trưởng phòng, Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của đơn vị, là người có quyền điều hành cao nhất trong đơn vị và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được giám đốc phân công. 1.1.5. Phó phòng, phó Quản đốc phân xưởng: Phó phòng, phó quản đốc phân xưởng là người giúp việc là người chịu trách nhiệm trước trưởng đơn vị về nhiệm vụ được trưởng đơn vị phân công. Điều hành hoạt động của đơn vị khi được trưởng đơn vị uỷ quyền. 1.1.6. Tổ trưởng sản xuất: Tổ trưởng sản xuất là người chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về hoạt động của tổ, là người điều hành trực tiếp và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức quản đốc phân công. 1.1.7. Kỹ thuật viên phân xưởng: Kỹ thuật viên phân xưởng là người giúp việc quản đốc và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng về lĩnh vực chuyên môn được quản đốc phân công. 1.1.8. Chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân Chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, công nhân là người thực hiện và chịu trách nhiệm trước trưởng đơn vị về nhiệm vụ công tác đươc phân công. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, phân xưởng 1.2.1. Phòng tổng hợp - hành chính: - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực: Tổng hợp văn phòng hành chính. - Nhiệm vụ: Thực hiện chức năng tổng hợp: + Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ văn bản, tài liệu gốc + Phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức hội nghị, hội thảo + Đảm nhiệm nhiệm vụ lễ tân, tiếp khách + Quản lý và bảo đảm các phương tiện làm việc của lãnh đạo công ty + Tiến hành mua và cấp phát văn phòng phẩm, báo chí cho các đơn vị + Quản lý điện thoại. 1.2.2. Phòng đảm bảo chất lượng: -Chức năng: Là phòng chuyên môn có chức năng thăm mưu giúp việc cho giám đốc quản lý lĩnh vực: kiểm tra nguyên liệu, bán sản phẩm, chất lượng sản phẩm và hoạt động của hợp tác quản lý chất lượng, hợp tác quản lý môi trường. -Nhiệm vô: + Thực hiện kiểm tra nguyên vật liệu, bán sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo các sản phẩm sản xuất đạt các chỉ tiêu về chất lượng. + Quản lý các thiết bị kiểm tra đo lường và thử nghiệm. + Tiến hành công tác đăng ký chất lượng sản phẩm và thanh tra chất lượng theo đinh kỳ. + Là đơn vị chủ trì giải quyết các khiếu nại của khách hàng về vấn đề chất lượng. + Quản lý đề can, tem nhãn, đảm bảo mọi sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường đều được kiểm soát về mặt chất lượng. + Là đơn vị đầu mối giúp giám đốc trong việc đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 duy trì và hoạt động có hiệu quả. 1.2.3 Phòng kỹ thuật công nghệ: -Chức năng: -Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực kỹ thuật công nghệ. -Nhiệm vụ chủ yếu: + Chủ trì nghiên cứu, khảo sát, xây dựng, đề xuất trình duyệt sửa đổi và ban hành quy trình kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm. + Đơn vị đầu mối xây dựng và quản lý định mức vật tư nguyên liệu sản xuất. + Hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng sản xuất thực hiện quy trình công nghệ đã ban hành. + Kết hợp với phòng thị trường, phòng tiêu thô, ... Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Tham gia công tác nghiên cứu mở rộng thị trường như: Dự hội thảo, Khoa học kỹ thuật, Hội trợ triển lãm ... và thực hiện công tác tư vấn kỹ thuật cho khách hàng. + Tham gia công tác đào tạo nâng bậc lương, hướng dẫn đào tạo cho nhân viên mới tuyển dụng, hướng dẫn sinh viên thực tập. + Thực hiện các yêu cầu của hợp tác quản ký chất lượng ISO 2001 : 2000 và hợp tác quản lý môi trường ISO 14001. + Là thành viên hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hội đồng thi đua, hội đồng nâng bậc lương. 1.2.4. Phòng hợp tác quốc tế. - Chức năng: Là phòng nhiệm vô – chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực: Hợp tác quốc tế về nghiên cứu quản lý sản xuất và dịch vụ sơn ôtô, xe máy. - Nhiệm vụ: +Thực hiện công tác đối ngoại: Nhận, dịch, trả lời thông tin đến khách hàng về lĩnh vực liên quan. + Nghiên cứu, thử nghiệm đề xuất, trình duyệt và ban hành quy trình công nghệ, theo dõi kiểm tra quy trình công nghệ sản phẩm sơn ôtô, xe máy tại phân xưởng sơn cao cấp – xe máy. + Lấp kế hoạch nhập nguyên liệu và kiểm tra chất lượng sản phẩm sơn ôtô,xe máy. + Thực hiện công tác dịch vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh kỹ thuật tại Ford Việt Nam, Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam. + Phiên dịch và dịch tài liệu. + Thực hiện các yêu cầu của Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000, và Hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001. 1.2.5. Phòng cơ điện - Chức năng: Là phòng chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc Giám Đốc quản lý lĩnh vực: Cơ điện và Bảo Hiểm lao động. - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch, Theo dõi, giám sát, và điều độ công tác sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất. + Chou trách nhiệm về công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy điều hoà, vi tính, điện thoại, máy in phun, máy photo copy. + Căn cứ các quy định quản lý của nhà nước, tiến hành xây dựng và kiểm tra nội quy, quy phạm, biện pháp An toàn lao động, Vệ sinh lao động, Phòng cháy chữa cháy..... + Chủ trì lập kế hoạch, theo dõi và kiểm tra thực hiện công tác Bảo Hiểm lao động và tổ chức huấn luyện cho toàn thể cán bộ công nhân viên về công tác An toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy theo quy định và phân cấp quản lý. + Tham gia công tác đào tạo nâng bậc lương, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật cho nhân viên mới tuyển dụng, hướng dẫn sinh viên thực tập. + Thực hiện lạp báo cáo và quản lý hồ sơ về công tác bảo hiểm lao động, tham gia điều tra, thông kê, báo cáo trách nhiệm lao động. + Chủ trì triển khai thực hiện việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng, đào tạo cho cán bộ công nhân viên vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. + Thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. + Là thành viên của Hội đồng bảo hộ lao động, Hội đồng nâng bậc lương, Hội đồng Khoa học- Kỹ thuật, Hội đồng thi đua. 1.2.6. Phòng kế hoạch: - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Giám Đốc quản lý lĩnh vực: Kế hoạch, thống kê điều độ sản xuất. - Nhiệm vô: + Thống kê tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và cung cấp kịp thời, chính xác số liệu thống kê. + Căn cứ năng lực của công ty chủ trì tiến hành xây dựng theo dõi việc thực hiện kế hoách sản xuất kinh doanh quý, năm, 5 năm phù hợp với chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể của công ty, của nghành sơn. + Kết hợp và tham gia với các đơn vị liên quan xác định các yêu cầu có liên quan đến khoa học. + Thực hiện cân đối kế hoạch đầu tư theo nhu cầu sản xuất. + Căn cứ khoa hoc, nhu cầu của thị trường và năng lực của công ty để tiến hành xây dựng, theo dõi, điều độ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị. + Xây dựng và điều chỉnh giá sản phẩm hợp lý để thị trường chấp nhận và công ty có lợi nhuận. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất về lĩnh vực được phân công. + Hàng tháng tiến hành thanh toán định mức vật tư sử dụng cho các đơn vị. + Thực hiện các yêu cầu hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 : 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO14001. + Là thành viên hội đồng khoa hoc kỹ thuật, hội đồng thi đua. 1.2.7. Phòng tài chính kế toán. - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc quản lý lĩnh vực kế toán tài chính. - Nhiệm vụ: + Đầu mối tổ chức hệ thống nghiệp vụ ghi chép ban đầu. + Tham gia xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển công ty về lĩnh vực tài chính. + Tính toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vốn của công ty. + Tổ chức thực hiện công tác hoạch toán kế toán, lập báo cáo định kỳ và đột suất, thông tin kinh tế về lĩnh vực kế toán - tài chính .... theo quy định. + Phân tích hoạt động kế toán và kêt quả sản xuất kinh doanh. + Quản lý việc hình thành và sử dụng các quỹ của công ty. + Thực hiện công tác thanh toán tài chính theo đúng quy định. + Cung cấp số liệu, tài liệu về tài chính, kế toán cho các phòng chức năng để phục vụ cho công tác báo cáo, quản lý điều hành hoạt động quản lý kinh doanh trong công ty. + Là thành viên hội đồng thi đua. 1.2.8. Phòng thị trường. - Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc quản lý lĩnh vực: Tìm hiểu thị trường văn phòng đại diện, của hàng giới thiệu sản phẩm. - Nhiệm vụ chủ yếu: + Thực hiện công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng. + Tìm hiểu, nghiên cứu, tập hợp và phân tích thông tin thị trường, để ra được những phương án thâm nhập và mở rộng thị trường có hiệu quả. + Mở các văn phòng đại diện, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty tại các thành phố lớn nh­ Hải phòng, Đà Nẵng, Thanh Phố Hồ Chí Minh..... Để quảng bá sản phẩm của công ty. + Quản lý hệ thống văn phòng đại diện, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm Sơn của công ty. + Chuẩn bị tài liệu cho công tác Marketing, hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng... +Thực hiện các yêu
Tài liệu liên quan