Đề tài Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An

Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó,

doc23 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì các doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất đồng thời có thể tự chủ được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo thực hiện những chỉ tiêu cấp trên giao cho, đồng thời đối phó với những thay đổi của nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đi sâu nghiên cứu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Điện lực Nghệ An với đề tài: “Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An” NỘI DUNG Giới thiệu về doanh nghiệp Thông tin chung. Điện lực Nghệ An ngày nay tiền thân là nhà máy điện Vinh được khởi công xây dựng ngày 1/1/1957 do Liên Xô trước đây giúp đỡ với công suất lắp đặt 8000 kW (3 lò ghi Xinh và 2 máy phát điện). Sau một thời gian không lâu với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trên công xưởng và các chuyên gia Liên Xô, ngày 1/1/1959, nhà máy điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch. Những kw điện đầu tiên đã phát lên lưới phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh và đời sống của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nhà máy điện Vinh 10 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Thời kỳ tháng 8/1965 – 8/1969 Đây là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Đế quốc Mỹ đã dùng tàu chiến và không quân bắn phá vào nhà máy điện Vinh. Điển hình là sự kiện ngày 4/6/1965 với nhà máy điện Vinh là “một ngày không thể nào quên”, đế quốc Mỹ đã huy động nhiều tốp máy bay ở nhiều hướng ồ ạt trút bom vào nhà máy điện Vinh làm cho nhà máy bị hỏng nặng và không thể hoạt động được. 8 đồng chí cán bộ công nhân viên đang làm nhiệm vụ đã anh dũng hy sinh bên lò máy. Sau gần hai tháng nhà máy phải ngừng thì đến ngày 2/9/1965 công tác phục hồi sửa chữa nhà máy đã hoàn tất và dòng điện lại được phát đi trên toàn quê hương Xô viết anh hùng. Thời kỳ 1968 – 1975 Trong thời kỳ này, do nhu cầu sử dụng điện của khu vực là rất lớn. Do vậy, nhà máy đã xây dựng thêm 8 cụm diezel với công suất 5600 kw. Cũng trong thời kỳ này, để đảm bảo an toàn cho nhà máy. Ban chấp hành Đảng ủy nhà máy đã quyết định dời ½ nhà máy về lắp tại hang núi thôn Xã hội Sơn – Anh Sơn Sau gần 3 năm khai phá hơn 15000 m3 đá, đổ 2000 m3 bê tông, xây 3000 m3 gạch đá, vận chuyển hơn 500 tấn thiết bị. Một nhà máy được hình thành và chạy thử gọi là nhà máy nhiệt điện 3/2. Nhà máy điện Vinh 10 năm sau chiến tranh: 1975 – 1984 Đây là thời kỳ xây dựng và phát triển tốt đẹp vủa nhà máy điện Vinh. Tuy hòa bình đã lập lại nhưng nhà máy điện Vinh lại đứng trước thử thách lớn đó là thiếu nguồn do nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu cung ứng điện ngày càng cao. Lúc này nhà máy điện Vinh được xây dựng thêm nhiều cụm Diezel, khoảng 20000 Kw. Đồng thời với việc tháo dỡ nhà máy nhiệt điện 3/2 từ Anh Sơn về lắp tại Bến Thủy ( nhà máy cũ) đã nâng công suất lên 28000 Kwh. Tháng 2/1983, lưới điện Nghệ Tĩnh được nối với lưới điện quốc gia bằng đường dây 220 Kv Thanh Hóa đi Hưng Đông. Thời kỳ 1984 đến nay Ngày 13/8/1984, lịch sử điện Vinh bước sang trang mới. Đó là việc đổi tên từ nhà máy điện Vinh thành Sở điện lực Nghệ Tĩnh cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới. Tháng 10/1985, nhà máy điện Vinh chính thức ngừng hoạt động sau hơn 27 năm thăng trầm. Kết thúc giai đoạn lịch sử của mình. Ngày 30/9/1991, Sở điện lực Nghệ Tĩnh được tách làm hai đơn vị quản lý và được gọi là Điện lực Nghệ An ngày nay. Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 146/TTg ngày 07/4/1993, công ty Điện lực Nghệ An được thành lập. Đây là công ty nhà nước, có trụ sở chính tại: số 7, đường Nguyễn Du, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Cơ cấu tổ chức Giám đốc công ty là ông Trần Phong, là đại diện theo pháp luật của công ty điện lực Nghệ An. Cơ cấu tổ chức của công ty như sau: Ban lãnh đạo công ty Điện lực Nghệ An gồm một giám đốc và ba phó giám đốc. Ban lãnh đạo của công ty là những người chịu trách nhiệm toàn diện mọi hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc công ty trực tiếp quản lý ba phó giám đốc phụ trách các mảng: kỹ thuật, xây dựng và kinh doanh. Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách chủ yếu các phòng ban chức năng sau: phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật, phòng an toàn lao động, phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động và trung tâm điều độ. Trung tâm điều độ quản lý các phân xưởng thí nghiệm điện và phân xưởng quản lý 110 KV. Ngoài ra trung tâm cũng tham gia quản lý, theo dõi hoạt động của các chi nhánh điện thuộc công ty như: Chi nhánh Vinh, Chi nhánh Hưng Nguyên, Chi nhánh Diễn Châu … Các chi nhánh này có nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh bán điện trên địa bàn địa phương của chi nhánh, như chi nhánh điện thành phố Vinh, trụ sở đóng tại thành phố Vinh và có nhiệm vụ quản lý, vận hành, kinh doanh bán điện trên địa bàn thành phố. Do các chi nhánh điện cũng có nhiệm vụ kinh doanh bán điện nên cũng chịu sự quản lý của phó giám đốc kinh doanh. Mặt khác, phó giám đốc kinh doanh cũng quản lý các phân xưởng như: phân xưởng cơ khí, phân xưởng xây dựng đường dây và trạm, phân xưởng vận tải và phân xưởng thí nghiệm công tơ. Phó giám đốc quản lý xây dựng chủ yếu phụ trách các phòng ban chức năng sau: phòng kinh doanh điện năng, phòng vật tư, phòng điện nông thôn, phòng hành chính quản trị, phòng quản lý xây dựng cơ bản, trung tâm viễn thông điện lực và tổ máy tính. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty như sau: PHÂN XƯỞNG THÍ NGHIỆM CÔNG TƠ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TỔ MÁY TÍNH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TỔ CHỨC TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG ĐIỆN NÔNG THÔN PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC PHÂN XƯỞNG THÍ NGHIỆM ĐIỆN PHÂN XƯỞNG QUẢN LÝ 110KV CÁC CHI NHÁNH ĐIỆN PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ PHÂN XƯỞNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM PHÂN XƯỞNG VẬN TẢI CN VINH – CN HƯNG NGUYÊN – CN DIỄN CHÂU – CN QUỲNH LƯU – CN YÊN THÀNH – CN NGHĨA ĐÀN – CN QUỲ CHÂU – CN THANH CHƯƠNG – CN ĐÔ LƯƠNG – CN CON CUÔNG – CN NGHI LỘC – CN CỬA LÒ – CN TƯƠNG DƯƠNG Thị trường, sản phẩm: Ngành nghề kinh doanh của công ty: Công nghiệp điện năng; Sản xuât, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện; Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Khảo sát, thiết kế công trình điện; Kinh doanh và vận tải thiết bị điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện; Sản xuất vật liệu cách điện, cách nhiệt, nước uống có gas; Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; Mua bán thiết bị viễn thông; Xây lắp các công trình viễn thông công cộng; Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35 KV; Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến 110 KV; Mua bán xăng, dầu và các sản phẩm của chúng, các nhiên liệu dùng trong các động cơ khác (gas hóa lỏng,...); Kinh doanh dịch vụ du lịch nội địa, khách sạn, nhà hàng; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh; Tôi thép, mạ kim loại; Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Hiện nay, công ty điện lực Nghệ An cung cấp điện năng cho toàn bộ tỉnh Nghệ An. Công ty có các chi nhánh điện: chi nhánh Vinh, chi nhánh Hưng Nguyên, chi nhánh Diễn Châu, chi nhánh Yên Thành, chi nhánh Quỳnh Lưu, chi nhánh Nghĩa Đàn, chi nhánh Quỳ Châu, chi nhánh Thanh Chương, chi nhánh Đô Lương, chi nhánh Con Cuông, chi nhánh Nghi Lộc, chi nhánh Cửa Lò, chi nhánh Tương Dương. Thực trạng công tác lập kế hoạch của doanh nghiệp. Quy trình và phương pháp lập kế hoạch tại công ty điện lực Nghệ An. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Doanh nghiệp thường xuyên phải có những nghiên cứu, đánh giá về thị trường để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp cũng phải được xây dựng nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp cũng được xây dựng tương tự theo quy trình PDCA. Theo đó, quy trình kế hoạch tại Điện Lực Nghệ An cũng bao gồm 4 hoạt động: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra và giám sát thực hiện, điều chỉnh kế hoạch. Tuy nhiên, trong thực tế, một số hoạt động trong quy trình kế hoạch của doanh nghiệp được thực hiện một cách mờ nhạt, chưa sâu. Sơ đồ quy trình kế hoạch tại Điện Lực Nghệ An Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch Xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp Điều chỉnh kế hoạch Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch Nguồn: Phòng kế hoạch - Điện Lực Nghệ An 1.1. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Đây được coi là khâu quan trọng nhất trong quy trình kế hoạch hóa của doanh nghiệp. Công đoạn này được thực hiện bởi phòng kế hoạch, cùng với sự phối hợp với các phòng ban chức năng khác. Trên cơ sở phân tích nhu cầu thực tế và dự báo thị trường, những đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kỳ trước, chỉ tiêu Công ty Điện Lực 1 giao, phòng kế hoạch sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch năm của doanh nghiệp, sau đó trình lên Ban giám đốc và Công ty Điện Lực 1 xem xét và phê duyệt. Công việc này bắt đầu tiến hoành vào khoảng tháng 7 (sau khi hoàn thành quý II của năm hiện hành) để xây dựng kế hoạch cho năm tới. Căn cứ để xây dựng kế hoạch Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc xây dựng một kế hoạch thể hiện được mục tiêu của doanh nghiệp nhưng đồng thời phải đảm bảo được tính khả thi luôn là đích đến của hoạt động lập kế hoạch. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là hệ thống các căn cứ xây dựng kế hoạch. Một hệ thống các căn cứ với các số liệu chính xác, sát với tình hình thực tế của thị trường, phản ánh đúng hiện trạng của doanh nghiệp sẽ giúp cán bộ làm kế hoạch có những cơ sở khoa học để xây dựng các bản kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả. Đối với Điện Lực Nghệ An, để có thể xây dựng được các bản kế hoạch mang tính khả thi, doanh nghiệp cũng xây dựng cho mình một hệ thống các căn cứ gồm: a. Nhiệm vụ kế hoạch được Công ty Điện Lực 1 giao và chiến lược phát triển của ngành điện. Đây là căn cứ tương đối quan trọng, Điện Lực Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải theo quy định của Công ty Điện Lực 1 và Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là trên địa bàn tỉnh Nghệ An và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn ngành điện. b. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm trước. Đây được coi là căn cứ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu thực hiện được qua các năm trước, bằng phương pháp dự báo như ngoại suy xu thế, phương pháp tuyến tính doanh nghiệp có thể dự báo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, thông qua báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm, đặc biệt là báo cáo trước năm kế hoạch, người làm kế hoạch của doanh nghiệp có thể biết được thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời gian gần nhất, các nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn hay dài hạn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Căn cứ này có được thông qua các số liệu thống kê do phòng kế hoạch cung cấp và qua các bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c. Dự báo nhu cầu thị trường. Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, căn cứ về thị trường luôn là một trong những căn cứ quan trọng nhất trong hoạt động xây dựng kế hoạch. Thông qua căn cứ này, doanh nghiệp có thể nhận biết được nhu cầu của thị trường để có kế hoạch phù hợp, tận dụng khả năng của mình để phát triển. Đối với Điện Lực Nghệ An khi xây dựng kế hoạch, công tác dự báo nhu cầu thị trường chủ yếu căn cứ vào các hợp đồng đăng ký sử dụng điện của các khách hàng lớn như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai, Phủ Quỳ,… và dự báo tốc độ sử dụng điện tốc độ sử dụng điện tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng hoạt động của thị trường, chưa có được những dự báo dài hạn cũng như ngắn hạn mang tính chuẩn xác cao. Do đó, chưa có căn cứ chính xác phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. 1.1.2. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh tại Điện Lực Nghệ An Công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của Điện Lực nghệ An được thực hiện theo trình tự sau đây: Tổng hợp số liệu, xây dựng dự thảo kế hoạch SX-KD Điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh Trình dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh Phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh Giai đoạn 1: Xây dựng dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh Sau khi kết thúc quý II, vào đầu quý III, Giám đốc Điện Lực Nghệ An chỉ đạo phòng kế hoạch cùng với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu kinh doanh điện năng bao gồm: (Ví dụ: lập kế hoạch năm 2008) * Sản lượng thương phẩm năm 2008: Được tính trên cơ sở + Tình hình sản xuất kinh doanh điện thực tế 6 tháng đầu năm 2007, dự tính sản lượng điện thương phẩm năm 2007 theo phương pháp ngoại suy xu thế. + Đăng ký nhu cầu sử dụng điện năm 2008 của các khách hàng lớn như: Khu công nghiệp Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai, Phủ Quỳ đăng ký 70 triệu kWh. + Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế (gần tương ứng với tốc độ sử dụng điện). * Giá bán điện bình quân: Được tính trên cơ sở + Tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Ánh sáng tiêu dùng Hoạt động khác + Thành phần giá cao điểm, thấp điểm, bình thường. + Giá bán điện của các phụ tải lớn đăng ký đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch 2008. Theo tiêu thức phân bổ kế hoạch chi phí giá thành của Công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Giá thành sản xuất kinh doanh điện do nhiều yếu tố cấu thành, bao gồm: Tiền lương và BHXH, bữa ăn công nhân, khấu hao TSCĐ, thuế sử dụng đất hàng năm phải trả, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác,… Ở đây chỉ đề cập đến chi phí nhiên liệu và các loại chi phí biến đổi khác. Còn các khoản mục chi phí về lương, bảo hiểm, khấu hao và thuế đất phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Chi phí nhiên liệu hạch toán vào giá thành yếu tố của doanh nghiệp chỉ tính cho KWh sản lượng điện sản xuất ra của nguồn Diesel và tua bin khí đưa lên hòa vào lưới điện: Znl = AkWh x ĐM(g/kWh) x (ZDo + Zvc) Với: Znl: Chi phí nhiên liệu (đồng) AkWh: Sản lượng điện sản xuất ra (kWh) ĐM(g/kWh): Định mức tiêu hao dầu (g/kWh) ZDo: Giá dầu Diesel (đồng/kg) Zvc: Giá vận chuyển (đồng/kg) Còn chi phí biến động khác bao gồm vật liệu, công cụ, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Đây là việc phức tạp nhất, cần phải tạo ra tiêu thức phân bổ, gồm 4 yếu tố tạo nên là: + Lao động SXKD điện + Nguyên giá TSCĐ trong dây truyền SXKD điện + Sản lượng điện thương phẩm + Số lượng công tơ dùng điện ký hợp đồng trực tiếp Tổng giá trị giá thành yếu tố về chi phí khác Công ty Điện Lực 1 bảo vệ được với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Công ty sẽ giữ lại 15% để chi trả cho các việc phát sinh do thiên tai, lũ lụt cục bộ và cho khâu quản lý chung, số còn lại (được coi là 100%) được phân bổ như sau: + Lao động SXKD điện: 20% + Nguyên giá TSCĐ: 25% + Điện thương phẩm: 20% + Công tơ mua điện trực tiếp: 35% Số kinh phí trên chia cho mẫu số tương ứng sẽ cho kết quả đơn giá mặt bằng chung của toàn Công ty: ZTSCĐCty (đồng/đồng NG) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho TSCĐ ZTPCty (đồng/kWh) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho kWh điện T.phẩm Zcông tơ Cty (đồng/công tơ) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho công tơ dùng điện ZLĐ Cty (đồng/ lao động) = Đơn giá chi phí khác bình quân cho lao động Từ đó, tính được chi phí biến động khác cho từng Điện Lực trong đó có Điện Lực Nghệ An như sau: ∑ZCP≠ (Đla) = ZTSCĐ + ZTP + Zcông tơ + ZLĐ = Tổng chi phí khác của Điện Lực a Trong đó: ZTSCĐ = NGĐla x ZTSCĐCty ZTP = ZTPCty ( TPĐla(k.hàng lớn) x ki + TPĐla x ki) ki = 0,5 cho khách hàng lớn > 120 triệu kWh/năm ki = 1 cho khách hàng > 200 triệu kWh/năm ki = 1,5 với 150 < Acòn lại < 200 triệu kWh/năm ki = 2 với Acòn lại < 150 triệu kWh/năm Zcông tơ = Zcông tơ Cty (CtơĐla x k1 + CtơĐla x k2) Công tơ 1 pha bán trực tiếp k1 = 1 Công tơ 1 pha bán trực tiếp k2 = 3 ZLĐ = LĐĐla x ZLĐCty Lao động và điện thương phẩm: Theo số xác định kế hoạch giữa Điện Lực và các phòng chức năng Công ty cho năm kế hoạch. TSCĐ và số lượng khách hàng: Lấy theo số báo cáo quyết toán đến ngày 30/9 năm trước kế hoạch. Chậm nhất là ngày 15/10 hàng năm, các Điện Lực phải có báo cáo quyết toán tại Công ty. Nếu báo cáo chậm thì Công ty sẽ lấy số liệu của tháng 8 trở về trước để làm cơ sở tính toán. * Tỷ lệ điện tổn thất: Được tính trên cơ sở + Các chi nhánh điện: Cập nhật sản lượng điện nhận, điện thương phẩm, sở đồ lưới điện và các thông số kỹ thuật vận hành (Imax, Imin, Umax, Umin) gửi phòng kỹ thuật đưa vào chương trình tổn thất (đã được lập sử dụng trên máy tính) để đưa ra số lượng và tỷ lệ tổn thất điện trên từng đường dây và trạm. + Qua chênh lệch sản lượng điện giữa đường dây và trạm để biết tổn thất trên đường dây và tổn thất tai các trạm biến áp. + Những đường dây tổn thất lớn đưa vào kế hoạch sửa chữa. + Những trạm biến áp có tổn thất lớn có thể do 2 nguyên nhân: Tổn thất kỹ thuật: MBA quá tải, ĐZ cũ nát, công tơ đo đếm không chính xác,… Tổn thất thương mại: Khách hàng ăn cắp điện. Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ tiến hành xử lý về mặt kỹ thuật (nếu do tổn thất kỹ thuật) hoặc tăng cường kiểm tra sử dụng điện để xử lý khách hàng ăn cắp điện (nếu tổn thất thương mại). + Từ số liệu tổn thất thực tế trên đường dây, trạm cập nhật được và kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, cải tạo lưới điện, đưa thông số kỹ thuật vào chương trình tính toán để tính kế hoạch tổn thất kỹ thuật cộng thêm phần tổn thất thương mại thành kế hoạch tổn thất của năm kế hoạch (Tổn thất thương mại áp đặt giảm bao nhiêu phần trăm, Theo quy định của Công ty <0,5% sản lượng). * Số lượng khách hàng và công tơ căn cứ vào: Tình hình số bán điện qua công tơ tổng và tốc độ tăng trưởng bình quân. Doanh nghiệp sẽ dựa vào những căn cứ của mình: nhu cầu thị trường thông qua các hợp đồng đăng ký sử dụng điện của các khách hàng lớn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước, chỉ tiêu của Công ty Điện Lực giao, chiến lược phát triển của ngành điện, để tiến hành xây dựng dự thảo kế hoạch năm trình Ban giám đốc và cơ quan cấp trên xem xét và phê duyệt. Công việc này do phòng kế hoạch thực hiện chính. Từ các căn cứ đó, phòng kế hoạch sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch tiêu thụ điện năng cho năm tới. Dựa vào đó, phòng kế hoạch phối hợp với các phòng ban chức năng khác tiến hành cân đối các nguồn lực như nhân lực, tài chính,… để xây dựng lên các kế hoạch chức năng. Cuối cùng, phòng kế hoạch sẽ tổng hợp các kế hoạch này để đưa ra dự thảo kế hoạch năm của doanh nghiệp và trình Công ty Điện Lực 1 xem xét và phê duyệt. Giai đoạn 2: Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Sau khi Ban giám đốc phê duyệt dự thảo kế hoạch năm, sau đó trình lên Công ty Điện Lực 1 xem xét và đánh giá lại bản kế hoạch của doanh nghiệp. Điện Lực Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn Điện
Tài liệu liên quan