Đề tài Khái quát về bong bóng chứng khoán

Trong những năm gần đây, những nhà đầu tư (NĐT) tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, chứng khoán đang là một đề tài nóng bỏng khi những bản tin chứng khoán được cập nhật liên tục hằng ngày trên các kênh thông tin đại chúng. Thế nhưng, đa phần các NĐT chứng khoán lại không nắm bắt được những phương thức vận hành, những rủi ro tiềm ẩn đằng sau một mức lợi nhuận khổng lồ mà họ có thể kiếm được trên thị trường. Một trong những rủi ro nguy hiểm nhất đó chính là hiện tượng bong bóng (Bubble Stock) và sụp đổ trên TTCK.

doc25 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát về bong bóng chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG TRÌNH BÀY: A- KHÁI QUÁT VỀ BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG VÀ SỤP ĐỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: Hiện tượng bong bóng là gì? Sụp đổ là gì? Phân biệt hiện tượng sụp đổ trên TTCK và trạng thái điều chỉnh thị trường. Mô hình của các giai đoạn bong bóng chứng khoán. V- Nguyên nhân hình thành bong bóng chứng khoán. VI- Biện pháp hạn chế tác hại của bong bóng chứng khoán. PHÂN TÍCH MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: Thị trường Chúng khoán VN trong giai đoạn đầu bong bóng. Mô hình bùng-vỡ (boom-bust) trên TTCK VN 2007. III- Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành bong bóng 2007. D. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM. A- KHÁI QUÁT VỀ BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN: Trong những năm gần đây, những nhà đầu tư (NĐT) tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, chứng khoán đang là một đề tài nóng bỏng khi những bản tin chứng khoán được cập nhật liên tục hằng ngày trên các kênh thông tin đại chúng. Thế nhưng, đa phần các NĐT chứng khoán lại không nắm bắt được những phương thức vận hành, những rủi ro tiềm ẩn đằng sau một mức lợi nhuận khổng lồ mà họ có thể kiếm được trên thị trường. Một trong những rủi ro nguy hiểm nhất đó chính là hiện tượng bong bóng (Bubble Stock) và sụp đổ trên TTCK. Người quan tâm đến chứng khoán đều không thể quên được thảm hoạ ngày 28/10/1929 tại New York, khi lượng cổ phiếu được tung ra ào ạt do một số nhà đầu cơ cảm nhận được mức trần của giá chứng khoán mà họ nắm giữ. Tâm lý số đông đã dẫn tới nổ "bong bóng": cán cân cung cầu chênh lệch theo hướng bán tống bán tháo hàng. Kết cục là chỉ số thị trường tụt dốc chóng mặt, kéo theo hàng loạt các thảm hoạ kinh tế. HIỆN TƯỢNG BONG BÓNG VÀ SỤP ĐỔ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: Hiện tượng bong bóng là gì? - Một chu kỳ kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng. - Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra. - Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ. - "Bong bóng", xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, là một hiện tượng thể hiện một điểm yếu nhạy cảm trong cảm xúc của con người. - Hiện tượng bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại cổ phiếu lên quá cao, làm giá giao dịch vượt xa mọi mức chính xác và hợp lý tính toán dựa vào kết quả vận hành thực của doanh nghiệp phát hành. - Bản chất những bong bóng là không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ bay theo gió. Sụp đổ là gì? - Sụp đổ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường, thông thường là gắn với sự "vỡ" của bong bóng chứng khoán. - Hành động bán một cách hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là hình tượng sụp đổ của thị trường, ai cũng muốn bán đi, đẩy loại cổ phiếu đang giảm giá từng giây mà mình nắm giữ cho người khác, nhưng liệu có ai định mua trong tình cảnh đó? - Kết quả của tình trạng bán một cách điên cuồng là thị trường đi xuống rất nhanh trên mọi khía cạnh, dẫn đến suy sụp và tác động trở lại đến tất cả NĐT è Thông thường, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai đoạn suy thoái kinh tế. Mối liên hệ giữa bong bóng và sụp đổ có thể so sánh với mây và mưa. Có thể có mây nhưng không có mưa, nhưng đã có mưa thì chắc chắn phải có mây, bong bóng là mây và tình trạng sụp đổ thị trường là mưa. Lịch sử cho thấy sụp đổ thị trường là hệ quả bắt nguồn từ tình trạng bong bóng thị trường vỡ, mây càng dày - bong bóng càng to thì mưa sẽ càng lớn. Phân biệt hiện tượng sụp đổ trên TTCK và trạng thái điều chỉnh thị trường: Trạng thái điều chỉnh của thị trường có thể hình dung như một cách thị trường ngăn lại trạng thái tâm lý của những nhà đầu tư đang quá phấn khích. Nguyên tắc chung thường được đưa ra đối chiếu là trạng thái điều chỉnh của thị trường (correction) sẽ không làm tổng giá trị thị trường giảm quá 20%. Có khá nhiều vụ sụp đổ thị trường bị người ta gán nhầm cho cái tên là trạng thái điều chỉnh, đặc biệt là vụ sụp đổ thị trường nghiêm trọng năm 1987. Dẫu sao cũng chỉ có thể xác định một đợt giảm giá là sụp đổ hay chỉ đơn thuần là điều chỉnh sau khi thị trường ngừng tụt dốc ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian đủ dài. Mô hình của các giai đoạn bong bóng chứng khoán Thị trường luôn trở lại vị trí cân bằng là tư tưởng chủ đạo trong các học thuyết tài chính hiện đại. Các nhà kinh tế - tài chính hiện đại cho rằng, NĐT hay các thành phần tham gia thị trường luôn có thông tin hoàn hảo và hành động một cách hợp lý dựa trên thông tin đó. Học thuyết thị trường hiệu quả, nền tảng của tài chính hiện đại vẫn cho rằng, giá trị nội tại của cổ phiếu được sinh ra từ các yếu tố cơ bản và giá trị thị trường có xu hướng quay trở về trạng thái cân bằng (giá trị nội tại) khi dao động vượt ra khỏi trạng thái này. Nói cách khác, giá trị thị trường và giá trị nội tại cổ phiếu là hai đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, Soros lại có cách nhìn khác. Theo ông, các nhà kinh tế đã bỏ qua một thực tế quan trọng, vốn là bản chất của thị trường tài chính, đó là tính phản hồi. Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản (fundamentals) của công ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, đội ngũ lãnh đạo... của công ty đó, và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dòng thu nhập dự kiến trong tương lai. Soros coi những cái căn bản là quan trọng, song ông coi thiên kiến về những cái căn bản của những người tham gia thị trường và sự nhận biết về thiên kiến của những người khác mới là cái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, ông gọi việc tư duy của chúng ta về giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu là hiện tượng phản thân (reflexivity). Thực ra hiện tượng phản thân phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác (như bất động sản, các quá trình xã hội, chính trị, lịch sử...) song ở đây chỉ giới hạn ở lĩnh vực cổ phiếu. Soros cho rằng, các NĐT trên TTCK không hành động dựa trên tri thức, mà dựa trên những nhận xét chủ quan của họ. Các kỳ vọng có thể sai và là nguyên nhân khiến thị trường dịch chuyển một cách quá mức. Soros gọi đây là "tính có thể sai" của thị trường và là tiền đề của học thuyết phản hồi. Theo đó, khó có thể xuất hiện sự hoàn hảo của thông tin như giả định của học thuyết thị trường hiệu quả. Ông đã nhận thấy điều này qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi nhiều thông tin trên thị trường đã được "ém nhẹm", khiến NĐT, thậm chí cả những nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng không biết được. Chính thủ thuật kế toán đã giúp các định chế tài chính ém nhẹm thông tin về sự yếu kém trong hệ thống tài chính. Cho đến tận hôm nay, các cơ quan điều tra của Mỹ vẫn đang tiến hành điều tra về việc che giấu thông tin của các CEO của Lehman Brothers hay Goldman Sachs. Theo Soros, thị trường tài chính có tính phản hồi, vì kỳ vọng các NĐT có thể tác động đến sự vận động của thị trường. Trên TTCK, các quyết định mua bán đều dựa trên kỳ vọng về giá cả tương lai, nhưng đến lượt nó, giá cả tương lai lại phụ thuộc vào các quyết định mua bán hiện tại. Có thể hình dung rằng, NĐT đã tính toán giá trị nội tại từ các yếu tố cơ bản mà họ kỳ vọng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, kỳ vọng này có thể sai và chính hành động hiện tại của các NĐT có thể tạo nên xu hướng. Sau đó, xu hướng này sẽ làm thay đổi các yếu tố cơ bản của thị trường. Dựa trên thuyết phản hồi, Soros đã thiết lập nên "Mô hình bùng - vỡ", miêu tả quá trình: giá trị thị trường tác động lên các yếu tố cơ bản và sau đó chính các yếu tố cơ bản làm thay đổi giá trị thị trường" (trong cuốn "Thuật giả kim tài chính" năm 1987, Soros kết luận thuyết phản hồi bằng nhận định: "Giá trị thị trường là nguyên nhân thay đổi giá trị thị trường"). Ở giai đoạn đầu (1), xu thế còn chưa được nhận ra. Rồi đến giai đoạn tăng tốc (2), khi xu thế được nhận ra và tự tăng cường bởi thiên kiến thịnh hành. Một giai đoạn kiểm tra (3) có thể xen vào khi giá sụt. Nếu thiên kiến và xu thế duy trì, cả hai hiện ra mạnh hơn bao giờ hết (4). Rồi đến giờ phút thử thách (5) khi thực tế không còn duy trì được kỳ vọng bị phóng đại, tiếp theo một giai đoạn chạng vạng (6) khi người ta tiếp tục cuộc chơi, mặc dù họ không còn tin vào nó, với hi vọng họ sẽ được cứu giúp do khôn hơn những kẻ khờ dại. Cuối cùng đến một điểm giao (7) khi xu thế sụt giảm và ngay cả những kẻ khờ dại nhất cũng từ bỏ hi vọng. Điều này dẫn đến một sự gia tốc thảm khốc theo chiều ngược lại (8), thường được biết đến như một "sự sụp đổ". V- Nguyên nhân hình thành bong bóng chứng khoán: 1. Các Big Boys (người có nguồn vốn lớn) trên TTCK lợi dụng tâm lý bầy đàn để thao túng thị trường hay còn gọi là hoạt động “làm giá” cổ phiếu trên TTCK. a. Hoạt động “làm giá” cổ phiếu trên TTCK là gì? - Quy định tại điều 28, Mục 6 về vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán của Nghị định 36/2007/NĐ-CP, hành vi thao túng giá cổ phiếu TTCK được ghi rõ: là hành vi của các NĐT cá nhân hoặc NĐT tổ chức thực hiện các giao dịch để làm cho mọi NĐT khác hiểu sai lệch về thị trường, tạo ra cung cầu giả tạo, hay việc cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán để thao túng giá chứng khoán. - Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, mà chỉ nhằm tạo ra cho loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua bán trên thị trường. Giao dịch để tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó được duy trì ổn định (không tăng, không giảm trên thị trường) được coi là giao dịch nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường; giao dịch nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc mở cửa cho loại chứng khoán đó trên thị trường. b. Quy trình “làm giá” cổ phiếu: - Cung và cầu có tác động lớn đến giá cả. Bà bá bán cá muốn bán hết hàng và bán với giá cao thì phải làm sao? Cần phải thấy việc quyết định mua hay không mua cá là quyền của bà nội trợ. Bà bán cá không thể ép bà nội trợ phải mua cá của bà.  Đã không ép được thì phải tìm cách "dụ" bà mội trợ tự nguyện mua và mua với giá cao. Từ đó phát sinh những toan tính không lành mạnh tác động đến giá cả thông qua việc tác động đến cung và cầu một cách giả tạo. Có nhiều cách để thực hiện cho mục đích này. Nhưng suy cho cùng, dù thực hiện dưới dạng hành vi nào đi chăng nữa thì cũng chỉ nhằm tạo nên cơn sốt ảo về việc có một lượng lớn người mua cá của bà. Như một tất yếu theo qui luật cung cầu  bà sẽ bán cá với giá cao. - Quy trình làm giá như sau: “Đẩy” thế nào? - Bên bán nhìn thấy khối lượng dư mua quá lớn thì dù có muốn bán cũng có ý nghĩ chờ đợi thêm vài phiên nữa để bán được giá cao hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch thành công trong các phiên đẩy giá rất thấp. Giá có thể được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Trong quá trình lên đến đỉnh cao có một vài phiên giao dịch mạnh nhưng giá vẫn tăng gần trần hoặc trần. - Cũng có trường hợp đẩy giá khéo léo (khó nhận biết hơn) theo xu hướng chung của thị trường, kết hợp giữa bán và mua. Trường hợp này thường xảy ra với các cổ phiếu có nền tảng, có các chỉ số cơ bản tốt, thương hiệu mạnh, có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày tương đối lớn. Các nhà đầu tư lớn với các lợi thế về vốn, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính, khả năng nhận định xu hướng thị trường và tâm lý đám đông tốt… có thể tiến hành đẩy giá theo hình thức này. Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá nên nghĩ rằng giá khó tăng cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn. Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp thì nhà đầu tư lớn tiến hành mua lại ở tài khoản B, khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại tranh mua giá cao hơn và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên cao trở lại. Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp. Giá biến động trong các phiên giao dịch chứ không dư mua áp đảo. Ở hình thức này các nhà đầu nhỏ có thể tham gia nếu nhận định tốt xu hướng của thị truờng vì có thể mua được cổ phiếu trong quá trình giá tăng nhưng không nên mạo hiểm tham gia khi mức giá đã tăng quá cao. Thời gian qua, có một cổ phiếu đã tăng hơn 200% từ 26.000đ/CP lên đến đỉnh cao gần 80.000đ/CP trong trường hợp này. Hai đẳng cấp “xả hàng” - Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư khác. - Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và ATO với khối lượng lớn, các nhà đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp, vì lượng mua quá lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể. 2. Các chính sách của Chính phủ khuyến khích càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường. 3. Giá cổ phiếu càng lên cao thì lòng tham của con người càng mạnh mẽ, khiến cho NĐT trên thị trường không nhìn nhận thấy mối nguy hiểm đằng sau mức lợi nhuận khổng lồ. 4. Sự quản lý không chặt chẽ đối với các Quỹ đầu tư. 5. Tin tức sai sự thật xuất hiện tràn lan nhằm “làm giá” CP khiến nhà đầu tư nhận biết sai về thị trường và mục đích cuối cùng là cũng chỉ để làm giá cổ phiếu. VI- Biện pháp hạn chế tác hại của bong bóng chứng khoán: Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng là vấn đề chính sách hóc búa. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp, can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài. Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu. Có thể ảnh hưởng đến thiên kiến bằng nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn, đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, có các quy chế rõ ràng buộc họ phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, phải tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc, giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... là những lựa chọn khả dĩ. Song các nhà đầu tư phải tự học qua thành công và thất bại của mình, đấy là khuyến khích sát sườn nhất đối với họ. PHÂN TÍCH MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: Thị trường Chúng khoán VN trong giai đoạn đầu bong bóng: Năm 2007 được xem là mốc đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn này thị trường chứng khoán chia làm hai giai đoạn chính: Hình 1: Tình hình thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2007 Đầu năm 2007 đến giữa năm 2007: thị trường tăng trưởng nhanh và là một trong những thị trường thị trường tài chính mới nổi có tình hình chứng khoán nóng và đã xuất hiện Hiện tượng “khát chứng khoán” và hiện tượng “nổi bong bóng” khiến cho một số chuyên gia lo ngại sẽ có hiện tượng đảo chiều dòng vốn. Họ thậm chí đã nghĩ đến biện pháp kiểm soát vốn. “Qúa nóng” là từ mà các chuyên gia nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007, chỉ số P/E lên tới 38-40 trong khi thông thường chỉ ở mức 15-17 lần. Tại sao thị trường chứng khoán lại nóng như vậy? Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư ngoại gọi thị trường Việt Nam là Second China” ở châu Á và nhận xét đây là điểm sáng về đầu tư. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thành công, với mức tăng trưởng chỉ số VN-Index là 23.3% và HASTC Index là 33.2% so với năm 2006. Tổng giá trị vốn hàng hóa thị trường (cả hai sàn HOSE và HASTC, chưa tính đến trái phiếu) đã đạt trên 43% so với GDP, vượt xa mức so với mục tiêu của nhà nước đặt ra là tới năm 2010, vốn hóa thị trường chiếm 35%. Hơn 330.000 tài khoản đã được mở ra so với hơn 130.000 tài khoản trong năm ngoái. Điều này thể hiện mức độ quan tâm của công chúng đầu tư lên thị trường chứng khoán ngày càng lớn. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài gần 7900 tài khoản ( 5400 tài khoản cá nhân và 500 tài khoản tổ chức) tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ từ 25-30% cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết và chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chính thức ước khoảng 7.6 tỷ USD (nếu tính cả thị trường không chính thức con số này đạt 20 tỷ USD) tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Nhìn lại vào đầu năm 2007, thị trường thật sự đã trở nên quá "nóng". Dồn dập những nhà đầu tư mới đã tham gia thị trường với một niềm tin rằng sẽ thu được lợi nhuận "khổng lồ", đến mức trên nhiều sàn giao dịch của các công ty chứng khoán (vốn bấy lâu vắng khách) vào lúc đó cũng trở nên quá tải. Đỉnh điểm của sự "kỳ vọng" là VN-Index đã lên đến 1.170,67 điểm vào ngày ngày 12-3-2007 - mức kỷ lục cho đến tận hôm nay, tăng hơn 55% so với phiên cuối cùng của năm 2006 (VN-Index ở mức 751,77 điểm vào ngày 29-12-2006). Liệu năm 2008 có lặp lại kịch bản hay không, chứ còn vào thời điểm tràn đầy sự hăm hở của nhà đầu tư vào lúc ấy, 90% công ty niêm yết đã tranh thủ "thời cơ" để huy động vốn. Điều đáng nói ở đây, sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán không chỉ làm tốn giấy mực của báo chí trong nước mà còn thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của các báo giới nước ngoài. Thời gian trước và sau Tết, không ngày nào mà hai từ Việt Nam không xuất hiện trên mặt báo cùng với tin tức về thị trường chứng khoán. Phòng thương mại Mỹ tại Việt Nam (AMCHAM) đăng tải trên website của họ bài viết “thị trường chứng khoán Việt Nam thăng hoa thiếu cơ sở”. Thời báo Tài Chính Anh (Financial Times) dẫn lời các nhà quản lý tài chính nước ngoài cảnh báo thị trường chứng khoán TP.HCM đang rơi vào tình trạng quá nóng và vượt quá giá trị thật. Thậm chí tuần báo Wall Street Joural – tuần báo có uy tín vào hạng bậc nhất trên thế giới cũng có bài bình luận về Thị trường chứng khoán Việt Nam với tựa "Saigon’ Miss”. Đáng chú ý là IMF cũng đã gửi bản khuyến cáo đến chính phủ Việt Nam về sự bùng nổ của TTCK. Mô hình bùng-vỡ (boom-bust) trên TTCK VN 2007: Quá trình vận động của TTCK Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 là một minh chứng cho mô hình bùng - vỡ của Soros. Trong giai đoạn thứ nhất, sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam 2004 - 2005 đã tạo tiền đề cho xu hướng tăng trưởng của TTCK. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn chưa được chú ý (1). Năm 2006, một xu hướng đi lên được thiết lập, khi nhiều NĐT trong và ngoài nước kỳ vọng vào triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế (2). Giai đoạn 3 là một sự kiểm nghiệm khi TTCK có sự sụt giảm. Tuy nhiên, giai đoạn kiểm nghiệm này nhanh chóng bị vượt qua, bởi niềm tin của NĐT được củng cố. Liên tiếp các sự kiện như Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC và gia nhập WTO (tháng 11/2006), khiến NĐT kỳ vọng vào triển vọng tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Thậm chí, các định chế tài chính trên thế giới không tiếc lời khen Việt Nam như là "một ngôi sao mới nổi" (nguồn: ADB 2006). Lúc này, chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, VN-Index đạt mức kỷ lục 1.170 điểm, khi hầu hết NĐT đều tin rằng, nền kinh tế sẽ tiếp tục đi lên. Đây chính là giai đoạn 4 trong mô hình bùng - vỡ. Có vẻ như các quy tắc định giá hoạt động chính xác khi nhiều NĐT sẵn sàng chấp nhận một mức P/E lên đến 40 lần. NĐT trở nên phấn khích với các doanh nghiệp có chia thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu…, mà không nghĩ đến doanh nghiệp làm như thế nào để tạo ra lợi nhuận, bù đắp cho sự pha loãng đó. Các NĐT cũng quên đi thực tế rằng, sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều khiến họ trở nên phấn khích, lại dựa quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Trong vòng 2 năm
Tài liệu liên quan