Đề tài Khảo sát khả năng đo offset (bù) của máy toàn đạc điện tử NTS662

Đối với ngành Trắc địa hiện nay đã có rất nhiều loại máy đo phục vụ cho công tác ngoại nghiệp: máy đo góc, máy đo cạnh, máy toàn đạc điện tử đo góc cạnh và máy định vị GPS. Nhưng máy toàn đạc điện tử được sử dụng rộng rãi nhất. ở nước ta máy toàn đạc điện tử nói chung và máy NTS662 nói riêng cũng mới được sử dụng phổ biến từ vài năm trở lại đây. Có nhiều đề tài khảo sát về khả năng đo cạnh, đo góc của nó nhưng việc khảo sát về khả năng đo chiều dài gián tiếp của loại máy này thì chưa được quan tâm một cách đầy đủ về nó. Chính vì lý do này nên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Khảo sát khả năng đo offset (bù) của máy toàn đạc điện tử NTS662". Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I: Các phương pháp đo dài trong trắc địa Chương II: Giới thiệu máy toàn đạc điện tử NTS662 Chương III: Thực nghiệm Mục đích của đề tài này: mở rộng thêm các dạng đo thực nghiệm bằng máy toàn đạc điện tử NTS662 để đánh giá một cách toàn diện hơn về khả năng xác định chênh cao của nó. Với tinh thần làm việc nghiêm túc và sự giúp đỡ của thầy giáo Vũ Trung Rụy cùng các thầy cô giáo trong khoa Trắc địa đến nay tôi đã hoàn thành được đồ án. Song do thời gian có hạn các tài liệu chưa đầy đủ, các thực nghiệm còn ít, chưa mang tính chất toàn diện nên bản đồ án còn chưa đề cập hết được các điều kiện biến đổi của ảnh hưởng chiết quang trong các điều kiện đo khác nhau, và các ảnh hưởng khác đến độ chính xác đo cao lượng giác. Rất mong được sự chỉ giáo và góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

pdf73 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát khả năng đo offset (bù) của máy toàn đạc điện tử NTS662, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan