Đề tài Lựa chọn 1 doanh nghiệp thương mại hoạt động trong ngành viễn thông, tìm hiểu chiến lược kinh doanh

1.Sơ lược về beeline thế giới: - Trên thế giới Beeline là một thương hiệu mạng viễn thông di động lớn hoạt động tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Âu và Trung Á với hơn 63 triệu thuê bao thực. Năm 2009, theo hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Millward Brown Optimor thì thương hiệu

docx24 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lựa chọn 1 doanh nghiệp thương mại hoạt động trong ngành viễn thông, tìm hiểu chiến lược kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Thảo luận Môn : Quản trị Chiến Lược Đề tài : Lựa chọn 1 doanh nghiệp thương mại hoạt động trong ngành viễn thông,tìm hiểu chiến lược kinh doanh . Tên đầy đủ DN: Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu Tên viết tắt DN : GTEL Mobile JSC Trụ sở: 280B Lạc Long Quân, Hà Nội Ngày tháng năm thành lập: 8/7/2008 Loại hình DN: Công ty cổ phần Tel: +84 43 767 4846  Website: I. Tổng quan về doanh nghiệp : 1.Sơ lược về beeline thế giới: - Trên thế giới Beeline là một thương hiệu mạng viễn thông di động lớn hoạt động tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Âu và Trung Á với hơn 63 triệu thuê bao thực. Năm 2009, theo hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Millward Brown Optimor thì thương hiệu “Beeline” nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất hành tinh và top 10 tên tuổi đắt giá nhất trên thị trường viễn thông với giá khoảng 8,9 tỷ USD. 2.Sơ lược về beeline việt nam: - Là sự liên doanh quốc tế đầu tiên giữa Công ty cổ phần Viễn thông di Động Toàn cầu (Gtel Mobile) với tập đoàn Vimpelcom (Nga) và GTel (Việt Nam)) a. sứ mệnh: - Đem lại niềm vui cho mọi khách hàng, giúp họ luôn cảm nhận được sự tự do giao tiếp ở mọi lúc,mọi nơi. - Không ngừng nâng cấp chất lượng phục vụ, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, tôn trọng và tạo niềm tin cho nhân viên và đối tác kinh doanh. b. mục tiêu và tầm nhìn: - Mục tiêu ngắn hạn: + Trong thời gian tới, Beeline sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều dịch vụ mới ,chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất cho mọi đối tượng khách hàng. + Phấn đấu đến cuối năm 2009 sẽ đạt từ 2- 4% thị phần, và dự kiến năm 2010 sẽ phủ sóng ra toàn quốc. - Mục tiêu dài hạn: Trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hoạt động và phát triển với tiêu chuẩn quốc tế. - Tầm nhìn : Trở thành nhà cung cấp dịch vụ chất lượng hàng đầu thế giới tại Việt Nam c. hoạt động: - tháng 7/2009 chính thức ra mắt mạng di động Quốc tế Beeline Việt Nam và ,khẩu hiệu "Live on the bright side” và gói cước “vô địch rẻ” mang tên “Big Zero" với cách tính cước “độc nhất vô nhị”: tính giá không đồng (0 VND) sau phút đầu tiên cho tất cả các cuộc gọi nội mạng. - tiếp sau đó tháng 3/2010 gây sock trên thị trường viễn thông với gói cước ưu đãi nhất trên thị trường hiện nay “ big and cool” . II.Phân tích môi trường bên ngoài : 1.Thị trường : 1. thị trường : - Việt Nam vẫn là thị trường nhiều tiềm năng mặc dù mật độ sử dụng điện thoại di động đã lên đến 55%. Tại Việt Nam, mức độ thâm nhập mạng di động mới ở mức trung bình, nhưng con số này không phải là quá quan trọng, vì chính nhờ sự cạnh tranh như vậy, mới khiến cuộc chơi thú vị hơn, đòi hỏi tất cả các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động phải thực sự chuyên nghiệp, luôn luôn đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Thị trường viễn thông Việt Nam vẫn là một cơ hội kinh doanh tốt, đồng thời cũng là một thử thách thú vị đối với GTel Mobile và thương hiệu BeelineVN. - Bước vào thị trường mạng di động Việt Nam,Beeline phải đối mặt với 7 nhà khai thác Mobifone,Viettel,Vinaphone,S-Fone,EVN Telecom,Vietnamobile và công ty ảo của công ty CP Ðông Dương (nhưng chưadi vào hoạt đông) khiến cho thị trường di động Việt Nam ngày càng trở nên "nóng bỏng" hơn. Trong thời gian gần đây cùng với sự trầm lắng của S-fone và sự rút lui của HT Mobile, thị trường di động gần như yên phận với sự thống trị của 3 đại gia Mobifone, Vinaphone và Viettel. Các đại gia này có vẻ như cũng hài lòng với vị thế hiện tại cùng nhau chia sẻ thị phần nên hoạt động marketing trông có vẻ cũng yên phận theo, đặc biệt là trong tình hinh suy thoái kinh tế. Vì vậy vào thị trường Việt Nam Beeline phải cạnh tranh rất gay gắt với 3 đại gia di dộng ở Việt Nam là Mobifone, Viettel , Vinaphone. 2. đối thủ cạnh tranh: a/ Mobifone: - Vị thế: Tính đến cuối năm 2009 Mobilefone đang có 35 triệu thuê bao. - Các chiến lược : + Tung ra các bộ kit (hòa mạng mới) trả trước có mệnh giá 65.000 đồng + Tăng tài khoản kích hoạt lên 120.000 đồng (trước là 100.000 ðồng) bằng đúng tài khoản mà Beeline ðang khuyến mãi. + Các chính sách ưu đãi đối với các thuê bao trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, tin nhắn nội mạng hoặc quay số trúng thưởng tiền tỷ (Đã có số thuê bao của Mobifone trúng thưởng được 300triệu đồng). + Gần đây MobiFone vừa tạo ra một cú sốc cực lớn trên thị trường với việc cho phép khách hàng gọi miễn phí "quên ngày tháng" gần như chính sách của gói cýớc BigZero mà Beeline đang áp dụng. Cụ thể là các cuộc gọi 10 phút chỉ bị tính tiền một phút trong khoảng thời gian từ ngày 2/10 cho ðến hết năm 2009 (đối với tất cả các thuê bao di động tại Hà Nội (cả Hà Nội cũ và Hà Tây)) + Về các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… để tặng sim di động miễn phí cho sinh viên_ Nhân dịp năm học mới, MobiFone còn phát miễn phí 375.000 bộ Q-Student cho sinh viên của 300 trường đại học, cao đẳng… trên cả nước + Với gói cước sinh viên Q-Student. (nhằm “giành giật"nhau thi phần là sinh viên nên tạo ra nhiều lợi ích cho bộ sim này.) Cước nhắn tin nội mạng vô cùng hấp dẫn: chỉ 99 đồng/tin nhắn. Tặng thêm 25 MMS miễn phí mỗi tháng Cước gọi nội mạng lẫn liên mạng rẻ nhất chỉ 1380 đồng/phút nội mạng và 1580 ðồng/phút liên mạng. Tặng 50.000 đồng cước phí hàng tháng, trong đó 25.000 đồng được trừ vào cước sử dụng GPRS hàng tháng và 25.000 ðồng cộng vào tài khản thưởng. Khi gọi đến các thuê bao khác trong nhóm (tối đa 5 thành viên), người dùng Q-Student chỉ phải trả 830 đồng cho mỗi phút gọi. Khách hàng sinh viên hòa mạng Q-Student sẽ được hưởng tất cả các ưu đãi trong suốt thời sinh viên, kể từ ngày đãng ký. b/ Viettel: - Vị thế : Năm 2009, Viettel có khoảng 45 triệu thuê bao và đạt lợi nhuận đạt 10.000 tỷ đồng trên doanh thu 60.054 tỷ đồng. - Các chiến lược : + Tung ra các bộ kit (hòa mạng mới) trả trước có mệnh giá 65.000 đồng. + Vào đầu năm học mới, ngoài việc tặng sim miễn phí cho các sinh viên với số lượng sim lên tới 300.000, nhà khai thác di động 098 - Viettel Telecom còn tặng thêm các quyền lợi khác khi sử dụng. + Gói cước sinh viên hội tụ tất cả những tính năng ưu việt nhất từ các gói cước hiện có của Viettel: Mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả trước : 100 đồng/tin nhắn nội mạng. Không giới hạn thời gian sử dụng. Ðược cộng 25.000 đồng vào tài khoản sử dụng mỗi tháng. Ðược đăng ký tự động và miễn phí cước thuê bao gói data tốc độ cao với 30MB, lưu lượng sử dụng miễn phí hàng tháng. Sử dụng tính năng gọi nhóm tiết kiệm 50% chi phí. + Áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng. c/ Vinaphone: - Vị thế : Năm 2009, doanh thu toàn mạng của VinaPhone đạt gần 21.000 tỷ đồng, phát triển thêm hơn 10 triệu thuê bao mới.Thị phần tăng lên 30% (năm 2008 đạt 26%). - Các chiến lược : + Cho ra tài khoản của bộ kit mệnh giá 65000 đồng là 105.000 ðồng cùng với 20 phút gọi và 50 SMS nội mạng miễn phí. + Áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng. + Tạo ra các dịch vụ gia tăng độc đáo,thú vị bên cạnh giá cước rẻ nhằm kích thích khách hàng trẻ. d/ Vietnamobile: - Vị thế : là tân binh trên thị trường viễn thông Việt Nam ( như Beeline). - Các chiến lược : Từ cách đây vài tháng, đội quân bán hàng với biệt hiệu "cơn lốc màu cam" của mạng di động Vietnamobile đã có mặt ở khắp các trường đại học. Không chỉ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, gói cước, các nhân viên của hãng còn trực tiếp bán thẻ sim, thậm chí là phát miễn phí cho các sinh viên với thủ tục dễ dàng. Chỉ cần xuất trình chứng minh thư hoặc thẻ sinh viên là họ có thể sử dụng dịch vụ với số tiền có sẵn trong tài khoản lên tới vài trăm nghìn đồng. Áp dụng chương trình khuyến mại trên thời gian gọi đi. Theo đó, tất cả các khách hàng khi gọi đi bằng tài khoản chính sẽ được tặng 2 phút miễn phí trên mỗi 2 phút gọi nếu tổng thời gian gọi cả ngày từ 2 phút trở lên. Số phút miễn phí được tặng bắt đầu từ 10h sáng ngày kế tiếp và chỉ có thời hạn sử dụng đến hết ngày thứ hai, không cộng dồn và được chia đều cho các cuộc gọi nội và ngoại mạng. Hết 2 ngày, khuyến mại còn dư sẽ không được bảo lưu. Chương trình sẽ được áp dụng đến hết 30/09/2009. Triển khai chương trình khuyến mại đối với thẻ nạp, khách hàng sẽ được tặng ngay 100% giá trị thẻ nạp và 60 ngày sử dụng. Chương trình được thực hiện đối với các khách hàng nạp tiền vào thẻ cào hoặc thẻ điện tử lần đầu đối với mệnh giá tối thiểu VND 20.000 trong vòng 7 ngày sau khi kích hoạt. Tiền khuyến mại sẽ được đưa vào tài khoản khuyến mại. Thời hạn sử dụng của khuyến mại nạp thẻ bằng thời hạn của tài khoản chính. 3/ Xu hướng của thị trường: - Hiện nay thị trường di động Việt Nam đã có tới trên 80 triệu thuê bao đăng ký. Trong số 80 triệu thuê bao đăng ký này, có tới hơn 50% là thuê bao ảo và số còn lại cũng có một tỷ lệ không nhỏ là người di động dùng 2 sim. Cuộc cạnh ttranh giữa các mạng di động đại gia và các mạng di động mới sẽ còn leo thang cả về giá cước và các dịch vụ, tiện ích mới bởi khách hàng có thể đổi sim bất cứ lúc nào nếu thấy không hài lòng với nhà mạng. - Người tiêu dùng di động đã bị nghiện khuyến mại, nếu mạng di động nào không có chiêu khuyến mại mới độc đáo và lợi ích lớn thì khách hàng sẽ bỏ đi. - Ngành mạng viễn thông di động Việt Nam cho thấy thách thức lớn là tính trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu không cao và sự xuất hiện của người sử dụng mới từ phân khúc tiêu dùng trẻ! Các mạng di động mới thành công khi tung sản phẩm và số đăng ký thuê bao, không là một đảm bảo cho thành công đường trường. - Với xu hướng phát triển cũng như hướng đến tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, thì việc xuất hiện nhiều thương hiệu sản phẩm/dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế làm cho bầu khí chung của một thị trường mới nổi như Việt Nam  trở nên đa dạng, phong phú và sôi động hơn, từ đó người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn phù hợp tùy theo sở thích cũng như khả năng tài chính của mình… - Các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động liên tục đưa ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi khá hấp dẫn, giảm giá nhằm thu hút cũng như mở rộng thị phần cho mình. Nhìn chung những tên tuổi lớn trong lĩnh vực mạng viễn thông di động  đã có được vị thế trên thương trường cũng như vị trí nhất định trong tâm trí người tiêu dùng trong nhiều năm qua. Hơn nữa trong thời điểm mà tác động và ảnh hưởng  của sự khủng hoảng  kinh tế thế giới là rất lớn, đây là một thách thức cho người mới gia nhập! - Nhiều nghiên cứu về thị trường viễn thông chỉ ra, phân khúc thị trường giành cho giới trẻ là phân khúc thị trường lớn nhất song cũng dễ thay đổi. Vì thế, đối với Beeline, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn để tiếp cận và có được một chỗ đứng tại Việt Nam. à Beeline hướng đến khách hàng mục tiêu là giới trẻ Việt Nam hiện nay và thị trường hướng đến là các thành phố lớn. III.Phân tích môi trường bên trong : Thiết lập mô thức TOWS Thách thức Thị trường viễn thông Việt Nam đang ở thời điểm bão hòa, sẽ không còn chỗ cho các doanh nghiệp mới. Ngay cả những doanh nghiệp đang có thị phần cũng buộc phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Thị trường Việt Nam tuy khá rộng lớn nhưng cũng không phải vô tận. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, hiện thị trường viễn thông Việt Nam đã gần như bão hòa với tỷ lệ người dân dùng điện thoại di động vào loại cao nhất trong khu vực. Vì vậy, sẽ không còn chỗ cho các nhà mạng đang ngấp nghé. Vẫn còn những phân khúc thị trường có thể khai thác được, chẳng hạn có thể mở rộng các loại dịch vụ dành riêng cho những người thu nhập thấp, cho các đối tượng học sinh, sinh viên... Tuy nhiên thực tế từ mấy năm nay, hầu như các nhà mạng lớn đều khai thác triệt để các mảng dịch vụ dành cho các đối tượng nói trên. Chiếm tới hơn 80% thị phần di động thuộc về ba “đại gia” là VinaPhone, MobiFone và Viettel, phần còn lại chỉ là khe cửa hẹp, nên việc các nhà mạng nhỏ khó thu hút thuê bao là điều không tránh khỏi. Với việc phân chia “miếng bánh” thị phần như vậy, nhiều chuyên gia nhận định, vị thế của các mạng di động Việt Nam đã được xác định khá rõ ràng. Và tình hình sẽ khó có thể thay đổi được. Trong khi doanh thu không cao, nhưng lại phải đầu tư nhiều để thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, nên các nhà mạng nhỏ đương nhiên khó khăn về tài chính. Khó khăn này khiến các mạng nhỏ không còn đủ sức chạy đua đường dài. Việc giảm cước sẽ không phải là yếu tố số một để nhà mạng lựa chọn nữa mà quan trong hơn là đa dạng hóa nhiều gói cước để phục vụ nhu cầu khách hàng. Những yếu tố thuận lợi để phát triển một mạng di động như hạ tầng, giá cước, dịch vụ gia tăng, thiết bị đầu cuối... đã được các mạng di động khai thác triệt để. Các hãng lớn cũng quyết định "hạ" đối thủ bằng cách giảm cước xuống ngang mức khuyến mãi mà doanh nghiệp mới cung cấp, và cũng áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng… Sự trung thành với 1 nhãn hiệu của khách hàng không cao, rất nhiều người sử dụng 2 sim của 2 mạng khác nhau. Thị trương mục tiêu (giới trẻ) rất tiềm năng nhưng không bền vững, dễ thay đổi. Cơ hội Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý thuê bao trả trước, hàng chục triệu sim bị bỏ đi theo quy định. Như vậy Beeline có cơ hội đón số lượng khách hàng này. Lượng thuê bao di động của Việt Nam được coi sắp cán ngưỡng bão hoà nhưng thực chất, ngưỡng bão hoà này mới đang “cán đích”… nửa vời. Thực tế, vẫn chưa có con số chính xác về lượng thuê bao thực thuê bao ảo của các mạng di động. Ngay trong số thuê bao đã đăng ký cũng còn tới hàng vài chục triệu thuê bao thông tin cá nhân không chính xác. Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, dân số lớn và có kết cấu trẻ nên tập trung khai thác thị trường giới trẻ - một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao và hết sức quan trọng đối với các mạng điện thoại di động. Điểm yếu Là một hãng mới gia nhập thị trường Ra đời ngày 20/7/2009 cách đây không lâu. Beeline gặp hạn chế lớn về thị phần. Chiếm tới 3/4 thị phần là của ba mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel. Phần còn lại khá nhỏ nhoi dành cho các mạng mới còn lại. Giới chuyên gia viễn thông Việt Nam thừa nhận những thế mạnh đặc biệt của Beeline nhưng cũng phần nào lo ngại khi mà hầu hết các mạng di động đi trước của Việt Nam đã khẳng định thị phần của mình. Giá cước mà Beeline đưa ra có thể hấp dẫn thật song cũng sắp tới ngưỡng của giá sàn. Liệu sự cạnh tranh về giá cước sẽ được tân binh áp dụng được bao lâu? Khi mà các hãng lớn cũng đua nhau giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Thế mạnh nào mới thực sự giúp Beeline giành được thị phần nhỏ nhoi sắp tới mức bão hòa của thị trường thông tin di động Việt Nam? Và câu hỏi, liệu liên danh quốc tế đầu tiên về di động của Việt Nam có đủ sức để làm nên chuyện hay không, câu trả lời này vẫn còn để ngỏ... Beeline vẫn chưa thực sự nhận được sự chào đón của các đại lý Theo khảo sát, nhân tố quan trọng đầu tiên khiến cho Beeline chưa được "phủ sóng" tại khắp các điểm bán là do chịu tác động từ doanh nghiệp đi trước… HT Mobile. Mạng di động tiền thân của doanh nghiệp thứ 6 - Vietnamobile - 092 ra đời rầm rộ nhưng chưa tạo được bước đột phá như kỳ vọng của người tiêu dùng. Các chủ đại lý sim thẻ cho biết cửa hàng không dám mạnh tay nhập sim Beeline vì trước đó sim Vietnamobile (một mạng có chính sách cước giống Beeline) đã không thu hút được sự chú ý của khách hàng. Lượng sim còn tồn trong kho khá nhiều. Một số đại lý khác thì tiết lộ sở dĩ họ "ngại" bán sim Beeline là vì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thương hiệu lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel. Một yếu tố khá quan trọng nữa là thẻ sim của 3 mạng di động đại gia có tài khoản lớn hơn sim mà Beeline cung cấp. Cụ thể, với bộ kit trả trước mệnh giá 65.000 đồng, thì VinaPhone có tài khoản lên tới 130.000 đồng trong khi giá bán chỉ có 50.000 đồng, MobiFone có tài khoản 120.000 đồng, giá cũng chỉ 50.000 đồng. Viettel thì tài khoản 120.000 đồng, giá 55.000 đồng. Trong khi đó, sim của Beeline có giá dao động từ 50.000-55.000 đồng cho tài khoản 120.000 đồng. Theo giải thích của các chủ đại lý sim thẻ, việc bán sim các mạng lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel với giá thấp hơn nhiều mệnh giá và tài khoản còn lớn hơn cả tài khoản khuyến mại là do các đại lý chấp nhận lãi ít để bán được nhiều. Với việc tài khoản khuyến mại của mạng lớn hầu hết là lớn hơn, giá mua sim thì bằng hoặc rẻ hơn, cộng với việc các thẻ nạp tiền tiếp theo đều được tặng 100% giá trị thẻ nạp, chính các đại lý là người khuyên người dùng nên mua sim của các mạng lớn chứ không phải là gói Big Zero "giá trị vô địch". Hạn chế về mức độ và vùng phủ sóng Lý giải về nguyên nhân khiến "giá trị vô địch" của Big Zero (Beeline) chưa được đón nhận nồng nhiệt dù được quảng cáo rất mạnh, giá cước hấp dẫn, nhưng có nhiều khách mua sim phàn nàn chất lượng sóng kém, hay lỗi mạng… nên không được nhiều người ưa chuộng. Theo thông tin từ trang web chính thức thì hiện tại Beeline đã phủ sóng 50 tỉnh thành phố - đạt 80%, trong đó có 5 thành phố chính: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, còn lại ở 45 tỉnh thành khắp cả nước. Mặc dù mức độ và vùng phủ sóng đã được mở rộng và cải thiện so với trước kia nhưng vẫn tồn tài những hạn chế khiến người dùng không mấy hài lòng. Chưa có các dịch vụ gia tăng đáng kể cho khách hàng Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về viễn thông, bên cạnh điểm yếu về vùng phủ sóng, Beeline cũng còn có điểm yếu khác là chưa có các dịch vụ giá trị gia tăng gì đáng kể để khách hàng sử dụng trong khi các mạng lớn thì đã có hàng chục dịch vụ. Tại các vùng đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi chất lượng của mạng di động được người tiêu dùng rất quan tâm thì Beeline không có trong tay "con bài" chiến lược để tạo ra sự thay đổi lớn. Đây cũng chính là lý do khiến cho "giá trị vô địch" của Beeline bị khách hàng hờ hững. Đầu số dài Ngoài ra sức hấp dẫn của Beeline giảm chính là đầu số “0199”. Do số dài nên nhiều khách hàng chỉ sử dụng hết khuyến mãi rồi bỏ sim chứ không có ý định sử dụng lâu dài. Do vậy mà Beeline ít có khả năng giữ chân khách hàng. Ngoài ra một yếu tố cần phải kể đến là do tâm lý khách hàng. Họ thường không có ý định thay đổi số thuê bao do tính chất công việc cũng như thói quen sử dụng. Do vậy rất khó khăn cho Beeline trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Điểm mạnh Hình ảnh công ty Là mạng di động liên doanh quốc tế Tính đến thời điểm này, Beeline là mạng di động được thành lập bởi một liên doanh quốc tế đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Đây được cho là một trong những lợi thế lớn của Gtel Mobile so với một số mạng di động khác. Sự kết hợp giữa một tập đoàn viễn thông hàng đầu Đông Âu, vốn đã dày dạn kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh cùng một Tổng công ty Viễn thông toàn cầu Gtel - am hiểu về thị trường, văn hóa, tập quán, nhu cầu… của người tiêu dùng Việt được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều ưu thế vượt trội. Bên cạnh đó, hình thức liên doanh còn tạo điều kiện để các đối tác nước ngoài có thể mạnh tay đầu tư vào việc phát triển chất lượng dịch vụ, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Và kết quả cuối cùng là người dùng được hưởng lợi nhiều hơn. Thương hiệu mạnh trong ngành viễn thông di động Beeline là thương hiệu quốc tế của Tập đoàn Vimpelcom (Nga). Tập đoàn này gồm nhiều công ty viễn thông cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu dựa trên công nghệ băng rộng, cố định và di động hàng đầu tại khu vực Đông Âu. Hiện tại, Beeline được đánh giá là thương hiệu đắt giá nhất của Nga với tổng giá trị khoảng 7.928 tỉ EURO, tương đương 11,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, Beeline không ngừng khẳng định thế mạnh của mình khi tổng giá trị thương hiệu liên tục tăng trưởng 27,6% hàng năm. Giá trị thương hiệu Beeline được ước tính tăng từ 5 tỉ USD vào năm 2005 lên 7,43 tỉ vào năm 2008 và lọt vào top 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu vào tháng 4/2009 (nằm ở vị trí 72). Beeline cũng được bình chọn là một trong 10 thương hiệu viễn thông có giá trị nhất trên thế gi
Tài liệu liên quan