Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động trước những biến động mạnh mẽ của thị trường. Từ đó các doanh nghiệp đều xây dựng ra những chương trình hành động phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp xem đó là công cụ thiết yếu và cực kì quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

doc79 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Đặt vấn đề nghiên cứu Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động trước những biến động mạnh mẽ của thị trường. Từ đó các doanh nghiệp đều xây dựng ra những chương trình hành động phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Các doanh nghiệp xem đó là công cụ thiết yếu và cực kì quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Chính tầm quan trọng trên đòi hỏi các kế hoạch hành động phải được vạch ra cụ thể, mang tính khoa học và linh hoạt. Một trong những căn cứ quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thành công bản kế hoạch hành động là việc phân tích đúng tình hình hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp trong thời gian hoạt động đã qua. Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có cách nhìn đúng đắn những nỗ lực của doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của bản thân để có hướng điều chỉnh thích hợp. Phát huy những nhân tố tích cực, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Song song đó là việc khắc phục dần những yếu kém còn tồn tại, nhằm hướng doanh nghiệp phát triển theo xu thế ngày càng hoàn thiện tiến tới vững mạnh. Do vậy, việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành công trong kinh doanh và đề tài “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial” là điều hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Căn cứ khoa học và thực tiễn Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp ngày nay là cực kì quan trọng, đó là công cụ hỗ trợ đắt lực và là cơ sở khoa học cho việc lập ra các kế hoạch hành động trong tương lai. Vì vậy, bảng phân tích hiệu kinh doanh phải được dựa trên những thông tin và dữ liệu chính xác từ quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp, nó phải được phân tích và trình bày đúng, đầy đủ, trung thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở tính toán chính xác bằng việc áp dụng các công cụ phân tích kinh tế, từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá trung thực, khách quan tình hình hiện tại trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích này trước hết giúp doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Giúp các nhà lãnh đạo có những thông tin cần thiết để có những sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Phát hiện những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và những hạn chế còn tồn tại. Phòng ngừa được rủi ro của thị trường, là căn cứ giúp cho nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, bảng phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh như là bảng luận chứng kinh tế về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi công bố kết quả kinh doanh ra bên ngoài. Do đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh hữu dụng cho cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Để cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết cho tiến trình ra quyết định của các nhà quản trị và đồng thời hỗ trợ cho việc xây dựng thành công kế hoạch kinh doanh trước xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Việc đánh giá lại những kết quả đạt được trong 3 năm hoạt động gần đây của chi nhánh công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial là mục tiêu chung mà đề tài “phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest & I-Mei Industrial” cần đạt được. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu chung trên, những mục tiêu cụ thể cần đạt được là: - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình doanh thu của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.. - Mục tiêu 2: Phân tích chi phí của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. - Mục tiêu 3: Phân tích tình hình biến động của lợi nhuận qua 3 năm, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận - Mục tiêu 4: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh đến doanh nghiệp tổng hợp tất cả qua ma trận SWOT, phối hợp các yếu tố trên hình thành các chiến lược hành động cụ thể. - Mục tiêu 5: Đưa ra những giải pháp khắc phục những nhân tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh Phạm vi nghiên cứu Không gian - Tại chi nhánh công ty TNHH Grobest & I-Mei Industrial (Việt Nam) Thời gian Trong khoảng thời gian thực tập từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 11 tháng 6 năm 2007. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do thời gian, kinh phí và các yều cầu về chuyên môn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích tình hình biến động chung của doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau đó tiến hành phân tích từng nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến những biến động chung đó. Cụ thể là: Đối với doanh thu: phân tích các nhân tố sản lượng, giá bán có ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu. Về chi phí: đối tượng phân tích bao gồm chi phí nguyên vật liệu mà chủ yếu là tôm nguyên liệu và chi phí tiền lương nhân công. Chi phí nguyên vật liệu với các nhân tố ảnh hưởng cụ thể là giá nguyên vật liệu, sản lượng tôm tiêu thụ, mức tiêu hao nguyên vật liệu cần thiết cho 1 đơn vị thành phẩm. Chi phí tiền lương bao gồm những nhân tố ảnh hưởng cụ thể là mức tiền lương trung bình và số lượng lao động tham gia sản xuất sản phẩm trong kì. Lợi nhuận: phân tích tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố giá bán, sản lượng, kết cấu hàng hóa, giá thành, chi phí quản lí, chi phí bán hàng đến tình hình biến động của lợi nhuận. Phân tích những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh bao gồm: Môi trường vĩ mô nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ, tự nhiên. Môi trường vi mô: đánh giá mức độ tác động của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng tôm nguyên liệu đầu vào đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định những cơ hội và đe dọa của công ty hiện nay. Vì vậy, đề tài sẽ không tập trung phân tích sâu về phương diện tình hình tài chính của công ty. Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH Grobest năm 2004, 2005, 2006 Trên cơ sở phân tích môi trường kinh doanh, phân tích tình hình nội tại của doanh nghiệp bao gồm tình hình tài chính, tình hình sản xuất, tồn trữ nguyên vật liệu sản xuất, tình hình nhân sự,… làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch hành động trong năm 2007. Song, bảng kế hoạch hoạt động chưa thể hiện cụ thể được tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm. Trọng tâm của bảng kế hoạch kinh doanh là đi sâu vào phân tích những kế hoạch hoạt động, những vấn đề cần làm trong năm 2007 là gì, khắc phục những điểm yếu nào còn đang tồn tại, phát huy những điểm mạnh nào để nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảng kế hoạch kinh doanh chỉ thể hiện những nhận xét, đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua trên cơ sở từ việc phân tích cụ thể các hoạt động kinh doanh mang lại. Kế hoạch sản xuất qua năm 2004,2005, 5006. Phòng sản xuất Trong bảng kế hoạch này phòng kế hoạch lập nên những kế hoạch cụ thể đáp ứng cho công tác thu mua nguyên liệu để đủ cho việc sản xuất ra số lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu của công ty. Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng sản phẩm cần phải đạt được trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí tồn kho, đáp ứng đủ nhu cầu số lượng sản phẩm xuất khẩu. Bảng kế hoạch sản xuất chỉ tập trung vào phân tích những biến động từ số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ theo nhu cầu của thị trường, số lượng sản phẩm tồn kho, những biến động của giá thành sản phẩm. Không tập trung vào việc phân tích những biến động cụ thể về giá bán sản phẩm trên thị trượng biến động như thế nào, phân tích các yếu tố về chi phí như các chi phí về tiền lương nhân công, chi phí quản lí một cách cụ thể. Kế hoạch nhân sự qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Phòng nhân sự Trong các bảng kế hoạch này chỉ khái quát tình hình nhân sự hiện tại, những nhận xét và đánh giá về hiệu quả công việc của nhân viên. Căn cứ trên kế hoạch kinh doanh và phát triển của toàn doanh nghiệp, xác định số lượng nhân viên cần thiết để hoàn thành những công việc trong năm tới. Do vậy, bảng kế hoạch về nhân sự chỉ chú trọng vào việc phân tích số lượng công việc cần làm, số người cần thiết để có thể hoàn thành tốt những công việc đó nhằm tối thiểu hóa chi phí tiền lương, tối đa hóa hiệu quả công việc. Là căn cứ để xác định số lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp qua các năm. Chưa quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh toàn doanh nghiệp, chưa phân tích từng yếu tố cụ thể tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp gây ra những biến động cụ thể như thế nào cho doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận Hoạt động kinh doanh Doanh thu Khái niệm và kí hiệu Doanh thu là gì? Doanh thu của công ty là giá của toàn bộ sản phẩm tôm đông lạnh đã cung cấp cho người tiêu dùng, phản ánh khối lượng sản phẩm tôm đông lạnh mà doanh nghiệp đã bán ra ngoài phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu tiền về dưới mọi hình thức như: tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân phiếu thanh toán,… - Gọi TRi là doanh thu từ sản phẩm tôm các cỡ của doanh nghiệp TR0i : doanh thu năm 2004 TR1i : doanh thu năm 2005 TR2i : doanh thu năm 2006 Các nhân tố ảnh hưởng Sản lượng hàng hóa: - Gọi Qi là sản lượng tôm các cỡ được bán ra của doanh nghiệp Q0i : sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2004 Q1i : sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2005 Q2i : sản lượng hàng hóa bán ra trong năm 2006 Giá bán sản phẩm: - Gọi Pi là giá bán đơn vị tôm các cỡ của doanh nghiệp P0i : giá bán đơn vị sản phẩm năm 2004 P1i : giá bán đơn vị sản phẩm năm 2005 P2i : giá bán đơn vị sản phẩm năm 2006 Phương pháp tính Doanh thu = Sản lượng x giá bán đơn vị sản phẩm Hay: TR = Q x P Doanh thu năm 2004: TR0 = Q0 x P0 Doanh thu năm 2005: TR1 = Q1 x P1 Doanh thu năm 2006: TR2 = Q2 x P2 Chênh lệch doanh thu năm 2005 so với năm 2004 (rTR1): rTR1 =TR1i – TR0i) Chênh lệch doanh thu năm 2006 so với năm 2005 (rTR2): rTR2 =TR2i – TR1i) Từng nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2005 so với 2004: Nhân tố sản lượng hàng hóa: rQ1 = P0iQ1i – P0iQ0i) Nhân tố giá bán: rP1 = P1i Q1i – P0i Q1i) Từng nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2006 so với 2005: Nhân tố sản lượng: rQ2 = P1iQ2i – P1iQ1i) Nhân tố giá bán: rP2 = P2i Q2i – P1i Q2i) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2005 so với năm 2004: rQ1 + rP1 =TR1i – TR0i) = rTR1 (Đúng bằng đối tượng phân tích) - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu năm 2006 so với năm 2005: rQ2 + rP2 =TR2i – TR1i) = rTR2 (Đúng bằng đối tượng phân tích) Chi phí: Khái niệm và kí hiệu: ô Chi phí là gì? Chi phí là giá của sản phẩm tôm đông lạnh đã sử dụng trong quá trình tạo ra doanh thu. Đó là tiền lương phải trả cho người lao động, chi phí khấu hao nhà cửa, máy móc, thiết bị, chi phí tôm nguyên liệu đầu vào,…Đôi khi chi phí được xem như là cái “giá phải trả cho việc tiến hành kinh doanh”, nghĩa là cái giá của những hoạt động khác nhau cần thiết để tiến hành kinh doanh và nó còn được gọi là giá đã tiêu hao. ô Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu tôm nguyên chất và những động lực dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Gọi TCj là chi phí NVL cho các cỡ tôm của doanh nghiệp sản xuất. TC0j : chi phí NVL năm 2004 TC1j : chi phí NVL năm 2005 TC2j : chi phí NVL năm 2006 Các nhân tố ảnh hưởng Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong kì được trình bày trong mục b phần 2.1.1.1. Mức tiêu hao nguyên vật liệu: là hệ số tiêu hao NVL cần thiết để làm ra 1 đơn vị thành phẩm. Hiện tại mức tiêu hao NVL trong doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay không thay đổi qua các năm đều là 2,25 kg NVL/block thành phẩm. Nghĩa là để làm ra được 1 block tôm thành phẩm cần phải có 2,25 kg tôm nguyên liệu. - Gọi H là mức tiêu hao NVL trên 1 đơn vị sản phẩm H0 : mức tiêu hao NVL đơn vị sản phẩm năm 2004 H1 : mức tiêu hao NVL đơn vị sản phẩm năm 2005 H2 : mức tiêu hao NVL đơn vị sản phẩm năm 2006 - Giá tôm nguyên liệu thu mua vào. - Gọi Pvl là đơn giá cho 1 kg NVL Pvl0 : Giá đơn vị NVL của doanh nghiệp năm 2004 Pvl1 : Giá đơn vị NVL của doanh nghiệp năm 2005 Pvl2 : Giá đơn vị NVL của doanh nghiệp năm 2006 Phương pháp tính ô Chi phí nguyên vật liệu Chi phí NVL = Sản lượng x Giá đơn vị NVL x Mức tiêu hao NVL đơn vị Hay: TC = Q x Pvl x H Chi phí NVL năm 2004: TC0 = Q0 x Pvl0 x H0 Chi phí NVL năm 2005: TC1 = Q1 x Pvl1 x H1 Chi phí NVL năm 2006: TC2 = Q2 x Pvl2 x H2 Chênh lệch chi phí NVL năm 2005 so với 2004: rTC1 = TC1j – TC0j Chênh lệch chi phí NVL năm 2006 so với 2005: rTC2 = TC2j – TC1j Mức độ biến động của từng nhân tố ảnh hưởng tới chi phí NVL năm 2005 so với 2004: Nhân tố số lượng tôm: rQ1 = Pvl0iH0iQ1i - Pvl0iH0iQ0i) Nhân tố giá tôm nguyên liệu: rPvl1 = Pvl1iH0iQ0i – Pvl0iH0iQ0i) Mức độ biến động của từng nhân tố ảnh hưởng tới chi phí NVL năm 2006 so với 2005: Nhân tố số lượng tôm: rQ2 = Pvl1iH1iQ2i – Pvl1iH1iQ1i) Nhân tố giá tôm nguyên liệu: rPvl2 = Pvl2iH2iQ2i – Pvl1iH2iQ2i) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu năm 2005 so với năm 2004: rQ1 + rPvl1 = TC1j – TC0j = rTC1 (Đúng bằng đối tượng phân tích) Các nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu năm 2005 so với năm 2004: rQ2 + rPvl2 = TC2j – TC1j = rTC2 (Đúng bằng đối tượng phân tích) Chi phí tiền lương Khái niệm và kí hiệu Chi phí tiền lương là gì? Là số tiền mà công ty phải trả cho giá trị sức lao động mà những người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng. Mà cụ thể tại doanh nghiệp là chi phí trả cho quản lí và nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm. - Gọi TL là tổng chi phí tiền lương bình quân trong doanh nghiệp TL0 : Tổng chi phí tiền lương bình quân năm 2004 TL1 : Tổng chi phí tiền lương bình quân năm 2005 TL2 : Tổng chi phí tiền lương bình quân năm 2006 Số lao động bình quân: Gọi X là số lao động bình quân trong doanh nghiệp X0 : số lao động bình quân năm 2004 X1 : số lao động bình quân năm 2005 X2 : số lao động bình quân năm 2006 Tiền lương lao động bình quân: Gọi Y là số tiền lượng tiền lương doanh nghiệp trả cho 1 lao động Y0 : tiền lương lao động bình quân cho 1 lao động năm 2004 Y1 : tiền lương lao động bình quân cho 1 lao động năm 2005 Y2 : tiền lương lao động bình quân cho 1 lao động năm 2006 Các nhân tố ảnh hưởng Số lao động bình quân: Tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp trong khoảng thời gian cụ thể. Tiền lương bình quân: là mức lương trung bình mà doanh nghiệp chi trả cho giá trị tạo ra sản phẩm của 1 người lao động trong một năm nhất định. Phương pháp tính Tổng chi phí tiền lương = Số lao động bình quân x Tiền lương bình quân Hay: TL = X x Y Tổng chi phí tiền lương năm 2004 : TL0n = X0n x Y0n Tổng chi phí tiền lương năm 2005 : TL1n = X1n x Y1n Tổng chi phí tiền lương năm 2006 : TL2n = X2n x Y2n Chênh lệch chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004: r TL1 =TL1n- TL0n Chênh lệch chi phí tiền lương năm 2006 so với năm 2005: r TL2 =TL2n- TL1n Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004: Nhân tố số lao động bình quân: rX1 = X1nY0n-X0nY0n Nhân tố tiền lương bình quân: rY1 = X1nY1n-X1nY0n Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004: Nhân tố số lao động bình quân: rX2 = X2nY1n-X1nY1n Nhân tố tiền lương bình quân: rY1 = X2nY2n-X2nY1n Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí tiền lương năm 2005 so với năm 2004: rX1 + rY1 = TL1- TL0= r TL1 (Đúng bằng đối tượng phân tích) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình chi phí năm 2006 so với năm 2005: rX2 + rY2 = TL2- TL1= r TL2 (Đúng bằng đối tượng phân tích) Lợi nhuận Khái niệm và kí hiệu Lợi nhuận là gì? Lợi nhuận còn được gọi là phần giá trị vượt trội của giá bán sản phẩm so với chi phí để làm ra sản phẩm đó của công ty trong một khoảng thời gian xác định. Gọi Li là lợi nhuận từ các mặt hàng tôm của doanh nghiệp bán ra L0i : Lợi nhuận đạt được năm 2004 L1i : Lợi nhuận đạt được năm 2005 L2i : Lợi nhuận đạt được năm 2006 Các nhân tố ảnh hưởng Sản lượng hàng hóa Giá bán sản phẩm hàng hóa Giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm là những chi phí sản xuất có liên quan đến một đơn vị sản phẩm hoàn thành trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các động lực khác thúc đẩy trực tiếp vào quá trình làm ra sản phẩm của doanh nghiệp. Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Gọi Zi là giá thành đơn vị sản phẩm của từng mặc hàng mà doanh nghiệp sản xuất ra. Z0i : Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2004 Z1i : Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2005 Z2i : Giá thành đơn vị sản phẩm năm 2006. Kết cấu sản lượng hàng hóa: Chi phí quản lí doanh nghiệp: Chi phí quản lí đơn vị sản phẩm là chi phí liên quan chung đến toàn bộ hoạt động quản lí chung của doanh nghiệp, gồm: Chi phí quản lí kinh doanh, chi phí quản lí hành chính, chi phí chung khác được tính trên 1 đơn vị sản phẩm. - Gọi CQ là chi phí quản lí đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp CQ0 : Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2004 CQ1 : Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2005 CQ2 : Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2006 Thuế suất Thuế suất đơn vị sản phẩm là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước vế các khoản nộp tài chính bắt buộc như: thuế gián thu, thuế trực thu, phí, lệ phí,…được tính trên đơn vị sản phẩm. - Gọi T là thuế suất đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp T0 : Thuế suất đơn vị sản phẩm năm 2004 T1 : Thuế suất đơn vị sản phẩm năm 2005 T2 : Thuế suất đơn vị sản phẩm năm 2006 Phương pháp tính Lợi nhuận = Sản lượng(Giá bán đvsp - Giá thành đvsp – Chi phí quản lí đvsp – Chi phí bán hàng đvsp - Thuế suất đvsp) Hay: L = Q (P – Z – CQ – T) Lợi nhuận năm 2004: L0 = Q0i (P0i – Z0i – CQ0i– T0i) Lợi nhuận năm 2005: L1i = Q1i (P1i – Z1i – CQ1i – T1i) Lợi nhuận năm 2006: L2i = Q2i (P2i – Z2i – CQ2i – T2) * Từng nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004: - Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm bán ra: rQ1 = L0  - L0 - Ảnh hưởng của nhân tố giá bán: rP1 = Q1(P1 – P0) - Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm hàng hóa: rK1 = [ (Q1 – Q0)( P0 - Z0 - CQ0 – T0)] - rQ1 - Ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản phẩm: rZ1 = Q1(Z1 – Z0) - Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí: rCQ1 = Q1(CQ1 – CQ0) - Ảnh hưởng bởi thuế suất: rT1 = Q1(T1 – T0) * Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận 2006 so với 2005: - Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm bán ra: rQ2 = L1  - L1 - Ảnh hưởng của nhân tố giá bán: rP2 = Q2(P2 – P1) - Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm hàng hóa: rK2 = [ (Q2 – Q1)( P1 – Z1 - CQ1 – T1)] - rQ2 - Ảnh hưởng của nhân tố giá thành sản phẩm: rZ2 = Q2(Z2 – Z1) - Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí: rCQ2 = Q2(CQ2 – CQ1) - Ảnh hưởng bởi thuế suất: rT2 = Q2(T2 – T1) Tổng hợp các nhân tố: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình NVL năm 2005 so với năm 2004: + Các nhân tố làm giảm doanh thu năm 2005 so với năm 2004 + Các nhân tố làm tăng doanh thu 2005 so với năm 2004 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố làm tăng doanh thu - Các nhân tố làm giảm doanh thu Tổng hợp các nhân tố làm ảnh hưởng đến doanh thu năm 2006 so với 2005: + Các nhân tố làm giảm doanh thu năm 2005 so với năm 2004 + Các nhân tố làm tăng doanh thu 2005 so với năm 2004 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Các nhân tố làm tăng doanh thu - Các nhân tố làm giảm doanh thu * Chú thích
Tài liệu liên quan