Đề tài Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo

Nghệ thuật là sản phẩm kỳ diệu, vĩ đại nhất của trí tuệ và tâm hồn nhân loại. Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thoả mãn những yêu cầu đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người đồng thời khẳng định tính độc lập của nó trước thực tiễn. Sở dĩ nghệ thuật cần thiết bởi vì chính trong nghệ thuật, con người đã tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhất những khả năng nhiều mặt của mình. Đó là văn học, âm nhạc, hội hoạ, là điêu khắc, kiến trúc và sau này là sân khấu điện ảnh. Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm nhập lẫn nhau. Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lây lan trong nhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh, trong đó mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong gia đình nghệ thuật được coi là một trong những “duyên phận” kỳ diệu và đáng chú ý nhất. Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sự phát triển của điện ảnh. Rất nhiều các tác phẩm điện ảnh kinh điển trên thế giới và cả ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng . Điện ảnh đã biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm cái nôi cho sự phát triển của mình. Đến nay điện ảnh đã ra đời hơn một thế kỷ. So với các loại hình nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc thì đây là một ngành nghệ thuật trẻ tuổi nhất. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đã đạt được vô vàn những thành tựu tuyệt vời. Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả các loại hình nghệ thuật có trước. Bên cạnh đó, điện ảnh còn tác động ngược trở lại vào các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, và khai sinh ra một lĩnh vực hoạt động mới trong đời sống văn học là sáng tác truyện phim, các thủ pháp, ngôn ngữ của điện ảnh lần lượt được “chuyển thể” vào tác phẩm văn học tạo nên một diện mạo mới lạ, đầy sức sống cho một thể loại mới - kịch bản điện ảnh.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Nghệ thuật là sản phẩm kỳ diệu, vĩ đại nhất của trí tuệ và tâm hồn nhân loại. Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thoả mãn những yêu cầu đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người đồng thời khẳng định tính độc lập của nó trước thực tiễn. Sở dĩ nghệ thuật cần thiết bởi vì chính trong nghệ thuật, con người đã tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhất những khả năng nhiều mặt của mình. Đó là văn học, âm nhạc, hội hoạ, là điêu khắc, kiến trúc… và sau này là sân khấu điện ảnh. Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm nhập lẫn nhau. Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lây lan trong nhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh, … trong đó mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong gia đình nghệ thuật được coi là một trong những “duyên phận” kỳ diệu và đáng chú ý nhất. Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sự phát triển của điện ảnh. Rất nhiều các tác phẩm điện ảnh kinh điển trên thế giới và cả ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng . Điện ảnh đã biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm cái nôi cho sự phát triển của mình. Đến nay điện ảnh đã ra đời hơn một thế kỷ. So với các loại hình nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc… thì đây là một ngành nghệ thuật trẻ tuổi nhất. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đã đạt được vô vàn những thành tựu tuyệt vời. Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả các loại hình nghệ thuật có trước. Bên cạnh đó, điện ảnh còn tác động ngược trở lại vào các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, và khai sinh ra một lĩnh vực hoạt động mới trong đời sống văn học là sáng tác truyện phim, các thủ pháp, ngôn ngữ của điện ảnh lần lượt được “chuyển thể” vào tác phẩm văn học tạo nên một diện mạo mới lạ, đầy sức sống cho một thể loại mới - kịch bản điện ảnh. Tuy nhiên từ văn học sang điện ảnh không phải là một con đường bằng phẳng, nó đầy những khó khăn, phức tạp và thử thách đối với những người yêu nghề, trong nghề. Vậy khi tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh, nó đã khai thác và chuyển hoá những gì? Nó có những biến đổi ra sao và có bảo toàn được tính văn học nữa không? Điện ảnh đã tác động vào văn học như thế nào ?… Lựa chọn đề tài về sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện, chúng tôi những mong tìm hiểu và lý giải được phần nào những mối quan hệ đa chiều, phức tạp đó. Sinh năm 1956 tại Nghệ An, tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.Nhà văn Võ Thị Hảo đã bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ thập niên 90 cho tới nay. Những năm gần đây, tên tuổi của cô càng nổi tiếng hơn với những tập truyện ngắn: Goá phụ đen, Hồn trinh nữ, Người sót lại của rừng cười, Những chuyện không nên đọc lúc nửa đêm… , tiểu thuyết Giàn thiêu và sắp tới sẽ là Dạ tiệc quỷ… các tác phẩm của cô được đánh giá là độc đáo và đậm tính nhân văn. Võ Thị Hảo không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một nhà báo có tên tuổi với những bài báo nóng bỏng, mang tính thời sự về điện ảnh nước nhà. Nhưng có lẽ món quà đặc biệt nhất mà gần đây cô đã dành cho độc giả hâm mộ, đó là cuốn Kịch bản phim truyện với xêri ba kịch bản đã được NSND, đạo diễn điện ảnh Huy Thành nhận xét là những kịch bản “viết rất có nghề (điện ảnh)… Ngôn ngữ điện ảnh nhuần nhuyễn với những chi tiết hiển thị đắt giá…”. Đó chính là lý do mà chúng tôi lựa chọn kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài của mình. 2. Lịch sử vấn đề: Sự ảnh hưởng, tác động của văn học với điện ảnh, điện ảnh với văn học chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Qua khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập đến trong một số cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh của Liên Xô như Văn học với điện ảnh của Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khâyphítxơ, E.Gabơrilôtritru; Tiết diện vàng màn ảnh của X.Prêilich… Các cuốn sách này đã phân tích một số khía cạnh về đặc trưng ngôn ngữ văn học và điện ảnh, phương pháp biểu hiện của truyện phim, thành phần văn xuôi trong truyện phim… Và mới mẻ nhất là những cuốn sách của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ Hướng dẫn viết kịch bản của Tom Holden, Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện của John W.Bloch, William Fadimen, Lois Peyser… Bên cạnh đó, vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như: - Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 12-2002), Minh Trí. - Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2 năm 2001), Hương Nguyên. -Từ Văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 6/1999), Phạm Vũ Dũng. Các bài báo trên chủ yếu chỉ ra những nét khái quát về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt là vai trò của văn học với điện ảnh. Và có phân tích ít nhiều đến sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh. Vì vậy để có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh là một điều tương đối khó khăn đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Mặt khác, cuốn Kịch bản phim truyện của Võ Thị Hảo lại là lần đầu tiên được công bố (vào quý 3/2006) nên chưa có một công trình nào nghiên cứu. Chỉ có những bài viết đăng trên các báo, tạp chí giới thiệu đôi nét về sáng tác, văn phong và suy ngẫm của nhà văn về đời, về nghề. Lịch sử vấn đề như vậy quả thực là một thử thách của chúng tôi. 3. Mục đích, ý nghĩa đề tài: Từ việc phân tích bản chất của văn học và điện ảnh, đặc trưng ngôn ngữ thể loại cũng như mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn xem xét, tìm hiểu sự biến thể của văn học khi đi vào môi trường điện ảnh thông qua việc chuyển thể truyện ngắn sang kịch bản phim truyện của nhà văn Võ Thị Hảo. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học (mà đại diện là truyện ngắn) với kịch bản điện ảnh (đại diện là kịch bản phim truyện). Đồng thời thấy được những thành công và hạn chế của kịch bản phim truyện mà nhà văn Võ Thị Hảo đã chuyển thể từ truyện ngắn của mình và phần nào tìm hiểu được phong cách độc đáo của nhà văn. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Cuốn Kịch bản phim truyện của nhà văn Võ Thị Hảo là một xêri ba kịch bản: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi. Trong đó, kịch bản Mùa thu kiếp sau được tác giả viết trực tiếp thành kịch bản không qua chuyển thể một tác phẩm văn học nào. Vì vậy chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai kịch bản phim truyện là Con dại của đá và Biển cứu rỗi được chuyển thể từ hai truyện ngắn cùng tên in trong hai tập truyện ngắn là Goá phụ đen và Người còn sót lại của rừng cười. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn học và kịch bản điện ảnh cũng như những “kỹ thuật” của việc chuyển thể, chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các phương pháp, thao tác nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích - tổng hợp. Phương pháp phân loại - thống kê. Phương pháp khảo sát - so sánh. Phương pháp mô tả 5. Bố cục báo cáo: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Bản chất của văn học và điện ảnh. Chương 2: Mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và điện ảnh. Chương 3: Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo. Trong đó, chúng tôi lấy chương 1, chương 2 làm hệ quy chiếu để tìm hiểu chương 3, đó cũng là trọng tâm nội dung của đề tài. 6. Quy cách trình bày: Tên các loại tác phẩm: In nghiêng không đậm. Viết tắt - Nxb = Nhà xuất bản. Thông tin trong ngoặc vuông thứ tự là: Số thứ tự tài liệu đã dẫn, ở trang thứ… PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH “Tìm hiểu tính đặc thù của nghệ thuật không có nghĩa là tìm ra đường biên ranh giới giữa nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mà chủ yếu chỉ ra những thuộc tính cơ bản, loại biệt của nghệ thuật” [5; 13]. Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật độc lập, tồn tại song song và tương hỗ lẫn nhau. Chúng ta thường nghe thấy những mệnh đề: “Chất văn học trong điện ảnh” hay “chất điện ảnh trong văn học”… Vậy bản chất của văn học và điện ảnh thực sự là gì? Đặc trưng ngôn ngữ thể loại và chất liệu của chúng như thế nào? Chúng tôi sẽ dành toàn bộ nội dung chương 1 để tìm hiểu những vấn đề đó và rút ra những nét so sánh cơ bản về hai loại hình nghệ thuật này. 1. Bản chất của văn học. 1.1. Thuật ngữ văn học: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó là một “sản phẩm thẩm mỹ độc đáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo theo quy luật cái đẹp” [5; 13]. Phương tiện phản ánh hiện thực của nghệ thuật chính là các hình tượng nghệ thuật. Hơn 2000 năm trước đây Arittốt, nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã chú ý đến đặc trưng nổi bật của nghệ thuật là sự “mô phỏng tự nhiên”, bao hàm việc tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng mỗi loại hình nghệ thuật có cách “mô phỏng tự nhiên khác nhau”, nó được quy định bởi chất liệu của loại hình. Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật, xét đến cùng, là bắt nguồn từ chất liệu của nó. Và người ta đã đưa ra những khái niệm về thuật ngữ văn học cũng chính từ nhân tố này. Nếu chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm nhạc là tiết tấu và âm thành, của vũ đạo là hình thể và động tác, … tức đều tồn tại dưới trạng thái vật chất thì chất liệu của văn học là ngôn từ. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [ 6; 377], hay văn học là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [11; 275]. Như vậy văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống xã hội và thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Tuy nhiên cần phải thấy rõ tính đặc thù của chất liệu nghệ thuật ngôn từ. Chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác, xét cho cùng, đều do thiên nhiên cung cấp cho người nghệ sĩ, đó là gỗ, đá, kim loại, sơn màu, âm thanh và cả cơ thể con người để tạo nên các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ, vũ đạo… nhưng chất liệu của văn học thì hoàn toàn do con người tạo ra. Đó là ngôn ngữ, hay nói cách khác là ngôn từ. Những từ ấy tồn tại một cách khách quan trong đời sống hàng ngày. Letssing đã phân biệt chính xác khi cho rằng hội hoạ sử dụng “các vật thể và màu sắc tồn tại trong không gian làm phương tiện và ký hiệu, còn thơ ca thì sử dụng âm thanh phát ra từ tiếng lần lượt trong không gian”. Bởi vậy, nếu chúng ta không biết thứ ngôn ngữ viết trong tác phẩm văn học thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu được nội dung của nó. Bản chất xã hội lịch sử của văn học với tư cách là hình thái ý thức xã hội đặc thù được xác định bằng các khái niệm như “tính hiện thực”, “tính nhân loại”, “tính giai cấp”, “tính tư tưởng”, “tính khuynh hướng”, “tính Đảng”, “tính nhân dân”… Nhưng văn học khác với các hình thái ý thức xã hội như chính trị, triết học, đạo đức… còn ở đối tượng nhận thức và nội dung của nó. Văn học là sự phản ánh của đời sống nên văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người trong tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên các phương diện thẩm mỹ. Trong các tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ đưa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do đó “nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện khách quan” [11 ; 276]. Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải có phương thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật làm cho văn học gần gũi với các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên do mỗi loại hình sử dụng một chất liệu khác nhau nên hình tượng của chúng có những điểm riêng biệt. Tóm lại, văn học là nghệ thuật ngôn từ, thứ nghệ thuật có những hình tượng không trực tiếp trông thấy, nghe thấy được mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của chúng ta. Với tất cả những khả năng kỳ diệu của mình, ngôn từ đã đem lại cho văn học những đặc trưng độc đáo, giúp khu biệt văn học với các loại hình nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác. 1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ văn học: 1.2.1. Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ: Do lấy ngôn từ làm chất liệu nên văn học gắn với kiểu hình tượng “phi vật thể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Sở dĩ có thể xây dựng được hình tượng nghệ thuật đặc biệt như vậy vì các từ, hay nói đúng hơn là sự kết hợp của các từ có khả năng chỉ ra hoặc làm cho người đọc nhớ đến bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong giới tự nhiên, xã hội và ý thức con người. Văn học khác với các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ các hình tượng của nó không được cảm thụ trực tiếp bằng các giác quan: Thị giác, thính giác… Chúng ta có thể trực tiếp nhìn thấy bức tranh Người đàn bà xa lạ, nghe điệu nhạc Sông Danube xanh, tận mắt thấy điệu múa Champa, tháp Ép phen… nhưng với các tác phẩm văn học thì không thể, bởi ngôn ngữ - chất liệu đặc thù của nó - không phải là vật chất hay vật thể, đó chỉ là những ký hiệu của nó mà thôi. Khi đọc hoặc nghe một tác phẩm văn học, chúng ta không nhìn thấy trực quan cái mà nhà văn mô tả, nhưng nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng mà dường như chúng ta tái tạo lại được các hình tượng, biểu tượng mà văn bản chỉ ra. Bởi vậy các hình tượng văn học mới có tính “phi vật thể” như Lessing đã diễn đạt trong sách Laokoon. Khi nàng Kiều bị Hồ Tôn Hiến bắt “thị yến dưới màn”, ép nàng gẩy đàn mua vui, Nguyễn Du đã miêu tả tiếng đàn của Kiều như sau: “Một cung gió tủi, mưa sầu Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay! Ve ngâm, vượn hú, nào tày, Lọt tai, Hồ cũng nhăn mày, rơi châu” (Truyện Kiều) Hiển nhiên là chúng ta có thể nghe thấy ngữ âm và tự dạng của những câu thơ ấy. Nhưng bóng dáng của Kiều, và điệu đàn “muôn oán, nghìn sầu” thì tịnh không nghe thấy gì cả. Song những ngôn từ đó sẽ tác động vào trí não của chúng ta, làm cho chúng ta “nghe thấy” được một cách gián tiếp qua trí tưởng tượng. Các hình tượng văn học tuy thiếu tính trực quan nhưng lại được bù bằng những khả năng độc đáo khác. Nhà văn có thể tái tạo các phương diện hiện thực để người đọc có thể cảm nhận bằng mọi giác quan. Về mặt này các ý định của B. Pasternac nhằm đưa vào thơ “hơi thở của hoa hồng, hơi thở của bạc hà, của bãi cỏ xanh, dao cắt cỏ, tiếng sấm cơn dông” là rất có ý nghĩa [ 4; 74 ]. Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu hình mà còn tái tạo được cả những cái vô hình, những cái mỏng manh, mơ hồ nhất mà các loại hình nghệ thuật khác phải bất lực. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã từng tái hiện sinh động màu sắc và hương vị của thời gian qua tâm trạng hoài niệm: “Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh”. (Màu thời gian) Dưới tác động “ma thuật” của nghệ thuật ngôn từ, đắm mình vào thế giới của các biểu tượng biến hoá khôn lường mà văn bản ghi lại, người đọc đã trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn trong quá trình tham gia xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Như vậy tính “phi vật thể” của hình tượng nghệ thuật là một đặc tính nổi bật khác biệt giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ có đặc tính này mà các nhà văn không chỉ miêu tả được hiện thực đa dạng, muôn màu của cuộc sống mà còn có thể đi sâu vào thế giới bên trong của hiện thực, mở ra chân trời tưởng tượng của thế giới nội tâm phong phú của con người. 1.2.2. Khả năng miêu tả, thâm nhập vào đời sống tâm lý, tình cảm của con người: Khách thể của văn học là “vương quốc bất tận của tinh thần”. Chính ngôn từ, cái vỏ của tư duy, đã giúp văn học khám phá, đi sâu vào “vương quốc bất tận” đó với những suy tư phức tạp, những rung động tế vi của lòng người: “Mới đọc được mươi dòng chị giận giữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được, người ta coi thường chị đến thế ư? Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm đềm cứ lan nhanh ra như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến người chị ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại như đã mọng đầy nước chỉ định trào ra”. Đó là tâm trạng của nhân vật Đào - một người phụ nữ nhan sắc kém mặn mà, bất hạnh trong cuộc sống - khi nhận được lá thư của ông Trung đội trưởng già phụ trách lò gạch trong truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn Nguyễn Khải. Có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào có thể lột tả được hết những cảm giác vô hình ấy trong lòng người như văn học. Âm nhạc trữ tình cố nhiên cũng đi sâu vào lòng người nhưng là trên những cảm xúc và rung động ít nhiều trừu tượng. Chỉ cần một xúc cảm, một tâm trạng, một suy nghĩ của con người trước cuộc sống cũng đủ để nhà văn có thể tạo nên những bức tranh sinh động, cụ thể về hiện thực. Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ, và cũng là lãnh địa “thử bút” của các nhà văn, nhà thơ, giúp họ làm nên tên tuổi. 1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh và xử lý không gian, thời gian. Các loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian, thời gian của nó một cách khác nhau. Chẳng hạn hội hoạ và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại, chớp lấy một khoảnh khắc nhất định của đối tượng và biểu hiện nó trong tương quan về không gian. Nhưng văn học thì trái lại (về mặt này thì nó giống với sân khấu và điện ảnh), chủ yếu tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, hoạt động sống của con người gắn liền với những cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi sự kiện… Việc văn học thiên về miêu tả các quá trình đời sống được Lecssing cắt nghĩa một cách thuyết phục là do quảng tính thời gian của lời nói con người. “Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học mang tính cực đại về không gian, cực lâu và cực nhanh về thời gian” [ 5; 191 ]. Văn học có khả năng to lớn trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác nhau. Sự vận động của thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận động của cuộc sống. Trong Chiến tranh và hoà bình, L.Tolstoi có thể tái hiện lại hoàn cảnh chiến trường Brodino mà những bức tranh hoành tráng cũng không thể làm nổi, còn Tam Quốc có thể kể lại câu chuyện hàng trăm năm, rồi 15 năm lưu lạc của nàng Kiều thì dù có tranh liên hoàn cũng không thể nào vẽ được tỉ mỉ như vậy. . Vì miêu tả thời gian trong ý thức, trong sự cảm thụ của con người mà tác phẩm văn học có thể “co” lại trong một vài dòng trần thuật ngắn hoặc “kéo căng” trong hàng chục trang. Mặt khác, văn học còn có khả năng miêu tả thời gian ba chiều (quá khứ - hiện tại - tương lai). Chính vì vậy mà văn học có thể chiếm lĩnh và tái hiện đời sống một cách đa dạng, sâu rộng mà các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc không thể nào đạt được. Ngay cả trong việc mô tả không gian nghệ thuật, văn học cũng lại có những ưu thế riêng so với điêu khắc, hội hoạ. Vận dụng những từ ngữ để chỉ ra các sự vật, nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian khác nhau. Chẳng hạn, trong bài thơ Kapka nổi tiếng, chỉ với hai bốn dòng thơ Puskin đã khắc hoạ một bức tranh hoành tráng về Kapka, từ đỉnh núi đến những mỏm đá, những tầng rêu xanh.... Các hình tượng của trường ca, truyện vừa, tiểu thuyết càng mở ra những con đường rộng lớn trong việc miêu tả không gian . Trong thơ Huy Cận thì ta lại bắt gặp không gian ba chiều : “Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” (Tràng Giang) Các biểu tượng không gian trong văn học không chỉ là hình ảnh của không gian vật lý mà nó còn là sự hiện diện của không gian tâm tưởng mang ý nghĩa khái quát. Chẳng hạn sự tương phản gay gắt giữa ngôi nhà gỗ chật chội và những khoảng thiên nhiên bao la trong truyện Những người Mugic của Sêkhôp cũng đều có ý nghĩa tượng trưng cả. Qua những không gian ấy, con người có được một hình thức biểu hiện tư tưởng - thẩm mỹ, tình cảm, cảm xúc, một phương thức chiếm lĩnh hiện thực đời sống một cách đặc thù. “Các nghệ sĩ ngôn từ không những gần gũi với c
Tài liệu liên quan