Đề tài Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Cùng với xu thế phát triển của thời đại, các sản phẩm trí tuệ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế . Nước ta trong xu thế hội nhập cũng không thể không quan tâm tới vấn đề này, nhất là khi đã là thành viên của WTO thì việc thực thi cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng là bắt buộc. Về mặt luật pháp chúng ta về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của WTO nhưng việc bảo hộ trên thục tế vẫn còn nhiều bất cập. Sự vi phạm diễn ra phổ biến, xếp chúng ta vào nước có tình trạng vi phạm quyền tác giả cao nhất thế giới. Khắp các nơi đều bán và sử dụng các sản phẩm vi phạm quyền tác giả đến nỗi không ai nghĩ đó là một hành vi phạm pháp và cần phải ngăn chặn. Thực trạng này thật đáng báo động bởi theo hiến pháp nhà nước ta khuyến khích mọi người nghiên cứu sáng tạo nhưng trên thực tế quyền lợi của họ lại không được đảm bảo. Và càng ngày các tranh chấp trong lĩnh vực này càng nhiều nhưng chúng ta lại chưa có kinh nghiệm để giải quyết

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế phát triển của thời đại, các sản phẩm trí tuệ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế . Nước ta trong xu thế hội nhập cũng không thể không quan tâm tới vấn đề này, nhất là khi đã là thành viên của WTO thì việc thực thi cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng là bắt buộc. Về mặt luật pháp chúng ta về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của WTO nhưng việc bảo hộ trên thục tế vẫn còn nhiều bất cập. Sự vi phạm diễn ra phổ biến, xếp chúng ta vào nước có tình trạng vi phạm quyền tác giả cao nhất thế giới. Khắp các nơi đều bán và sử dụng các sản phẩm vi phạm quyền tác giả đến nỗi không ai nghĩ đó là một hành vi phạm pháp và cần phải ngăn chặn. Thực trạng này thật đáng báo động bởi theo hiến pháp nhà nước ta khuyến khích mọi người nghiên cứu sáng tạo nhưng trên thực tế quyền lợi của họ lại không được đảm bảo. Và càng ngày các tranh chấp trong lĩnh vực này càng nhiều nhưng chúng ta lại chưa có kinh nghiệm để giải quyết. Chính vì lý do này em đã chọn đề tài: Thực thi quyền tác giả ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài làm của em gồm có 5 phần, gồm: Mục I: Lịch sử về quyền tác giả Mục II: Pháp luật về quyền tác giả trước khi gia nhập WTO Mục III: Pháp luật về quyền tác giả trong giai đoạn hiện nay. Mục IV: Tình hình thực thi quyền tác giả ở Việt Nam MụcV: Yêu cầu về bảo hộ quyền tác giả trong thời gian tới. MỤC I: LỊCH SỬ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ I.KHÁI NIỆM QUYỀN TÁC GIẢ . 1.Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ. Theo Đ163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác”. Như vậy ngoài các vật thông thường, tài sản còn bao gồm cả các quyền tài sản. Quyền sở hữu trí tuệ cũng là một dạng của quyền tài sản nên cần được pháp luật bảo vệ. Đó là quyền của tác giả đối với những sản phẩm tri tuệ, nó mang những đặc điểm chủ yếu sau: Trước hết nó là một sản phẩm vô hình, không thể nhìn thấy hay sờ được nhưng trị giá được thành tiền và có thế trao đổi được. Một quyển sách bình thường vẫn được bày bán không phải là tài sản trí tuệ mà chính bản nguyên gốc là kết quả quá trình lao động sáng tạo của tac giả mới là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Thứ hai nó phải mang tính sáng tạo chứ không phải sao chép đơn thuần. Một hình học đơn giản như hình vuông, hình tròn sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu trừ khi nó đã được sử dụng thông dụng và được nhiều người biết đến. Theo luật sở hữu trí tuệ 2005 có định nghĩa: quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 2.Khái niệm, đặc điểm quyền tác giả. Như đã nói ở trên không có một định nghĩa trực tiếp về quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ có thế được liệt kê qua các quyền: quyền tác giả,quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong bài nghiên cứu này chúng ta chỉ tìm hiểu về một dạng quyền sở hữu trí tuệ, đó là quyền tác giả. Các nước có định nghĩa rất khác nhau về vấn đề này nhưng nhìn chung đều có cách hiểu khá giống nhau, đó là quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Theo Đ4.2 Luật sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu “. Bên cạnh đó còn có quyền liên quan đến quyền tác giả , đó là:“ quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá”. Họ là người sử dụng tác phẩm một cách đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải tác phẩm đến công chúng. Hay có thể nói rằng đây là những người trung gian là cầu nối giữa tác giả và công chúng. Chính vì vậy việc bảo hộ quyền liên quan không được làm ảnh hưởng tới việc quyền tác giả đối với tác phẩm Đối tượng của quyền tác giả gồm cả các tác phẩm và tác phẩm phái sinh của nó theo Đ4.7 Luật sở hữu trí tuệ : “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới bất cứ phương tiện hay hình thức nào”. Đ4.7:” tác phẩm phái sinh là các tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn “. Đ14 Luật sở hữu trí tuệ quy định cụ thể hơn về các loại hình này . Chủ thể của quyền tác giả là tác giả hoặc chủ sở hữu . Tác giả có thể là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm. Đ36 Lshtt :” chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giữ một hoặc, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy đinh tại Đ20 của luật này”. Chủ sở hữu có thể là tác giả hoặc không. Việc phân biệt này có ý nghĩa rất quan trọng bởi chỉ có chủ sở hữu mới có quyền công bố, cho phép sử dụng … tức mới có quyền tài sản với tác phẩm . Quyền tác giả có đặc điểm là, thứ nhất chỉ bảo hộ về mặt hình thức chứ không bảo hộ về mặt nội dung. Có nghĩa là cùng một ý tưởng nhưng được thể hiện dưới những cách thức khác nhau thì đều được bảo hộ. Như cùng viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng có: Lão Hạc của Nam Cao hay tắt đèn của Ngô Tất Tố. Cả hai tác giả đó đều được bảo hộ đối với tác phẩm của mình . . Đ6.1 Lshtt quy định:” quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Thứ hai tác phẩm được bảo hộ phải là tác phẩm nguyên gốc tức đó phải là tác phẩm do chính tác giả sáng tạo ra, không được sao chép của người khác. Việc bảo hộ tác phẩm được thực hiện ngay từ lúc mới hình thành mà không cần qua bất cứ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký chỉ có giá trị chứng cứ chứ không có giá trị pháp lý tức nó chỉ giúp cho người đăng ký không phải chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. II.LỊCH SỬ QUYỀN TÁC GIẢ. 1. Lịch sử quyền tác giả trên thế giới. Thời kỳ cổ đại và trung cổ người ta chưa biết đến quyền cho một tác phẩm trí tuệ. Các quy định của luật pháp chỉ có cho những vật mang sản phẩm trí tuệ, đặc biệt về sở hữu. Ví dụ như không được ăn cắp một quyển sách nhưng lại được phép sao chép quyển sách đó. Việc nhiều nghệ sĩ và tác giả cùng làm việc trong một dề tài là một chuyện bình thường, cũng như việc các nhạc sĩ khác lấy hay thay đổi các bài hát hay tác phẩm âm nhạc. Cùng với phát minh in, các bản sao chép lại của một tác phẩm đều có thể được sản xuất ở một số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng tác giả vẫn chưa có được quyền tác giả mà còn phải vui mừng là những tác phẩm không những được in mà nhà in hay nhà xuất bản còn trả cho một số tiền. Thế rồi dẫn đến những bản in đó lại bị các nhà in khác in lại. Việc này làm cho việc kinh doanh của nhà in đầu tiên gặp khó khăn vì người này đã đầu tư cho lao động nhiều hơn và cũng đã trả tiền cho tác giả, những nhà in khác không mất những chi phí này nên đương nhiên có thể bán sản phẩm mình với giá thấp hơn. Tác giả cũng có thể không bằng lòng với những bản in lại vì những bản in này thường có lỗi hoặc thậm chí bài viết còn bị cố ý sửa đổi. Vì thế, để chống lại tệ nạn in lại, các nhà in đã xin các quyền lợi đặc biệt từ biệt từ phía chính quyền, cấm in lại các tác phẩm ít nhất trong một thời gian nhất định. Lợi ích của các nhà in trùng với lợi ích của các nhà cầm quyền vì những người này muốn ảnh hưởng đến những tác phẩm được phát hành trong lãnh địa của họ. Đặc biệt là nước Pháp do có chế độ chuyên chế sớm nên đã thực hiện được điều này. Ít thành công hơn là ở Đức. Tại Đức một số hầu tước còn cố tình không quan tâm đến việc các nhà xuất bản vi phạm các đặc quyền từ hoang đế nhằm giúp đỡ các nhà xuất bản này về mặt kinh tế để mang vào lãnh thổ văn học đang được ưu chuộng một cách rẻ tiền. Khi thời kỳ phục hưng bắt đầu, cá nhân con người trở nên quan trọng hơn và đặc quyền tác giả cũng được ban phát để thưởng cho những tác phẩm của họ. Nhưng việc bảo vệ này chỉ dành cho những người sáng tạo như là một cá nhân và chưa mang lại cho tác giả một thu nhập nào. Giữa thế kỷ 16, các đặc quyền lãnh thổ được đưa ra, cẩm in lại các tác phẩm trong một vùng nhất định và trong một thời gian nhất định. Khi các nhà xuất bản bắt đầu trả tiền nhuận bút cho tác giả thì họ tin rằng cùng với việc này họ có được một độc quyền kinh doanh, ngay cả khi họ không có đặc quyền cho tác phẩm này. Vì thế việc in lại bị cấm khi các quyền từ tác giả được mua lại. Mãi đến thế kỷ 18, lần đầu tiên mới có các lý thuyết về các quyền giống như sở hữu cho lao động trí óc( và của cả hiện tượng sở hữu phi vật chất). Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, lần đầu tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả sau đó lại nhượng lại quyền này cho nhà xuất bản. Sau một thời gian được thoả thuận trước tất cả các quyền này lại thuộc về tác giả . Tác phẩm phải được ghi vào trong danh mục của hiệp hội các nhà xuất bản và phải và phải có thêm ghi chú Copỷight để được bảo vệ. Phương pháp này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào 17195. Tại Pháp sở hữu văn học và nghệ thuật được đưa ra trong 2 bộ luật vào 1791 và 1793. Vào 1837 Hội đồng liên bang của liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ từ khi tác phẩm ra đời là 10 năm , thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời vào 1845. 2.Sự phát triển pháp luật quyền tác giả ở Việt Nam. Đất nứơc ta do phải đối mặt với sự xâm lựơc của kẻ thù nên còn nghèo nàn, lạc hậu, vấn đề quyền tác giả chưa được chú trọng .Nói chung các quy tắc được ban hành để điều chỉnh trong giai đoạn này đều nằm trong các văn bản dưới luật. Năm 1976, Việt Nam đã tham gia tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Nhưng bước ngoặt phải được tính từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra phương hướng được cụ thể ở Đ60 Hiến pháp 1992: "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp". Thực ra trước năm 1992 cũng có văn bản dưới luật điều chỉnh về quyền tác giả như: Nghị định 214/HĐBT về quyền tác giả năm 1988, Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngày 10/02/1994. Tuy nhiên do được ban hành trước năm 1992 nên vẫn còn những bất cập giữa cơ chế bảo hộ trong thời kỳ bao cấp và cơ chế bảo hộ trong thời kỳ kinh tế thị trường. Ngày 28/19/1995, tại kỳ họp thứ 8, quốc hội khoá IX đã thông qua Bộ luật dân sự , chính thức thiết lập cơ chế pháp lý cao nhất cho việc xác lập, thực thi và bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam. Luật về quyền tác giả Việt Nam được xây dựng từ những năm 1970 và kết quả đầu tiên là Nghị định 84/cp về quyền tác giả ra đời 1989. Sau đó với sự giúp đỡ của WIPO, chúng ta đã soạn thảo và ban hành Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả 1994, trong đó có các điều luật được điều chỉnh sao cho phù hợp với công ước Berne, mặc dù đến 10/2004 Việt Nam mới tham gia. Ngày 23/11/1995, quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự trong đó phần quyền tác giả được lấy từ Pháp lệnh trên Tháng 5/2005 Bộ luật dân sự 1995 được sửa đổi , bổ sung. Ở đây các quy định về quyền tác giả đã được thu hẹp hơn nhiều cho thấy quyền tác giả là một quyền dân sự , có những phương pháp điều chỉnh như phương pháp điều chỉnh của luật dân sự , dong cũng có những tính chất riêng. Ngày 29/11/2005 Luật sở hữu trí tuệ đã được quốc hội ban hành đánh dấu một thời kỳ mới về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng. Mục II : Pháp luật Việt Nam về bản quyển trước gia nhập WTO 1.Các văn bản điều chỉnh: Trong giai đoạn này, lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả còn khá mới mẻ ở Việt Nam và hầu như chưa được chú trọng. Chỉ có rất ít văn bản pháp luật ban hành trong giai đoạn này và việc thực thi nó không hiệu quả. Bước ngoặt đánh dấu việc bảo hộ quyền tác giả được quy định trong Bộ luật dân sự 1995. Cụ thể các văn bản điều chỉnh trong giai đoạn này chỉ có: Bộ luật dân sự 1995 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996 về quyền tác giả. Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 20/06/2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Thông tư 27/2001/TT-BVHTT hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 76/CP ngày 29/11/1996/TTLT-TAND TC BVHTT/VKSNDTC về xử lý tranh chấp vi phạm bản quyền tác giả. Với việc ban hành một số ít các văn bản dưới luạt như trên có thể thấy quyền tác giả trong giai đoạn này được coi như quyền dân sự và được điểu chỉnh chung trong Bộ luật dân sự, chỉ có một số tính chất riêng được hướng dẫn thi hành ở các nghị định. 2. Nội dung cơ bản về quyền tác giả trong bộ luật dân sự 1995. Pháp luật trong giai đoạn này cũng có quy định về chủ thể quyền tác giả gồm: tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả có thể sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. có thể độc lập sáng tạo ra tác phẩm hoặc dựa trên tác phẩm của người khác qua các hình thức: dịch, cải biên, chuyển thể, tuyển chọn…(tuy không đưa ra khái niệm tác phẩm phái sinh như hiện nay). Ngoài ra cũng có những quy định về đối tượng được bảo hộ, đối tượng được bảo hộ riêng. Đặc biệt có quy định về những trường hợp mà nhà nước không bảo họ như: chống phá lại nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, tuyên truyền bạo lực, tiết lộ bí mật của Đảng, xuyên tạc lịch sử…Luật sở hữu trí tuệ hiện nay không đưa ra những trường hợp trên nhưng có thể hiểu những tác phẩm như vậy sẽ không được bảo hộ dựa vào quy định chung của Bộ luật dân sự. Quyền tác giả cũng bao gồm quyền nhân thân và quyến tài sản; có phân chia thành quyền tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả không phải là chủ sở hữu tác phẩm. Trong đó Điều 759 có nêu quyền yêu cầu được bảo hộ : “ Tác giả , chủ sở hữu tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả , quyền của chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên có trường hợ sử dụng không bị coi là vi phạm, có thể đó là hành vi sử dụng hạn chế (Điều 760, Điều 761) Ngoài ra còn có quy định sơ lược về việc chuyển giao quyền, đăng ký bảo hộ , thừa kế quyền tác giả . 3. Pháp luật về quyền tác giả ở giai đoạn này còn những điểm chưa phù hợp với thực tế. Qua điểm phân tích ở trên ta thấy pháp luật giai đoạn này còn những thiếu sót cần phải sửa đổi, bổ sung. Trước hết là các biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm chưa đủ mạnh. Cụ thể, có một thiếu sót nghiêm trọng là đã không đưa ra được các hành vi nào bị coi là đã không đưa ra được các hành vi vi phạm làm căn cứ cho việc xử lý. Vì thế rất khó cho chủ sở hữu và thuộc cơ quan có thẩm quyên xem xét vụ việc. Không những thế, Bộ luật dân sự 1995 chỉ có một điều khoản chung quy định cho chủ sở hữu có quyền buộc người vi phạm chấm dứt hoặc nhờ đến sự can thiệp của nhàn nước. Không đưa ra các biện pháp cụ thể để có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình khi bi vi phạm. Khi đã có hành vi vi phạm, cũng không có một quy định riêng biệt nào về biện pháp xử phạt và cơ quan tiến hành dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan.. Việc xử phạt đó sẽ không biết do cơ quan nào tiến hành và áp dụng biện pháp hành chính, hình sự hay dân sự. Do đó sẽ rất khó khăn cho các chủ sở hữu , tác giả khi muốn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ quan nhà nước cũng không đủ căn cứ, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Một vụ vi phạm có thể có nhiều cơ quan cùng giải quyết, chẳng hạn như: quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra khoa học công nghệ hoặc là UBND các cấp cả toà án. Một vấn đề nữa cần phải đặt ra là pháp luật trong giai đoạn này còn có những quy định chưa phù hợp với luật pháp quốc tế . Do Bộ luật dân sự 1995 ra đời cho đến thời điểm này đã có rất nhiều thay đổi, việc ký kết các điều ước quốc tế về vấn đề quyền tác giả là một điều đương nhiên và là xu thế tất yếu. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi đã là thành viên thì sẽ phải tuân thủ các quy định mà điều ước đã đặt ra, để đạt được điều đó thì việc sửa đổi luật pháp cho phù hợp là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó việc sửa đổi luật là còn để đáp ứng nhu cầu bảo hộ các đối tượng quyền tác giả ngày càng bị xâm phạm dưới những hình thức tinh vi hơn trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật . Quyền tác giả mang những đặc thù riêng biệt vừa mang tính chât hành chính lẫn dân sự mà chỉ được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự và các văn bản dưới luật. Mặt khác các quy đinh về lĩnh vực này tương đối phức tạp tập chung vào tài sản vô hình , đối tượng bảo hộ ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên việc quy định trong một bộ luật có tính chất tĩnh như Bộ luật dân sự là không phù hợp. Từ đó đặt ra yêu cầu là phải có một luật riêng vê sở hữu trí tuệ. Mục III: PHÁP LUẬT VỀ BẢN QUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. I. Các điều ước quốc tế về quyền tác giả Việt Nam đã tham gia 1. Tên các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia Để bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài và phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi bảo hộ tác phẩm, đảm bào quyền lợi của các chủ thể khi bảo hộ tác phẩm củamình ở nước khác, Việt Nam đã ký kết những điều ước sau: Công ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Rome bảo họ người biểu diễn nhà sản xuất bản ghi âm chống, tổ chức phát sóng. Công ước Geneva bảo họ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép khai thác trái phép bản ghi âm của họ Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình vệ tinh. Thoả thuận Tkips về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định Wipo về biểu diễn và bản ghi âm ( WPPT) Công ước toàn cầu về bản quyền . * Hiệp định song phương - Hiệp định giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt Nam và chính phủ hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả. - Hiệp định giữa chính phủ cộng hoà XHCN Việt nam và chính phủ Thuỵ Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. - Hiệp định giữa cộng hoà XHCN Việt Nam và hiệp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại thương mại. 2. Nội dung cơ bản của TRIPS, công ước BERNE a. Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPS). Hiệp định được áp dụng với các nước thành viên của WTO nên đương nhiên Việt Nam cũng phải tuân theo những quy định này. Hiệp định TRIPS không quy định mức bảo hộ cụ thể mà đưa ra các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Các nước vi phạm sẽ bị đưa ra hội đồng giải quyết tranh chấp và sẽ bị áp dụng biện pháp trừng phạt. Năm 1996, thoả thuận về hợp tác giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ giữa WIPO và WTO có hiệu lực, bao gồm việc hợp tác trong việc trợ giúp các thành viên xây dựng luật về sở hữu trí tuệ…sao cho các thành viên có thể thoản mãn các yêu cầu của TRIPS vào 1/1/2000. TRIPS được hoạt động trên cac nguyên tắc như: Nguyêntắc Đãi ngộ quốc gia: Mỗi thành viên chấp nhận cho công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà thành viên đó dành cho công dân của mình trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những ngoạilệ, theo đó các thành viên có thể dựa vào để miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ hiệp định TRIPS. Trường hợ ngoại lệ quy định cụ thể trong công ước BERNE. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc: Đối với việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền, hoặc sự miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kỳ một thành viên nào khác cũng phải được lập tức và vô điều kiện dành cho công dân tất cả các nước thành viên khác. Hiệp định TRIPS cho phép thành viên có một khoảng thời gian chuyển đổi thích hợp để đảm bảo việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ. Các nước phát triển được phép trì hoãn thực hiện hiệp định trong vòng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực. Thời hạn này đối vớicác nước đang phát triển là 5 năm và các nước kém phát triển là 11 năm. Như vậy hiệp định TRIPS đã mở ra một chương mới về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên bình diện quốc tế cũng như tăng cường vai trò của WIPO trong việc giám sát thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. b. Công ước BERNE Đây là công ước về bảo hộ các tác p
Tài liệu liên quan