Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc với 1,3 tỷ dân luôn là một thị trường tiềm năng đối với mọi đối tác. Đối với các nước trong khu vực AFTA, Trung Quốc luôn là một bạn hàng, một đối tác lớn chiếm vị trí vô cùng quan trọng, do đó những biến động của thị trường khổng lồ này luôn gây những tác động rất lớn đối với khu vực, trong đó những điều chỉnh về chính sách kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là chính sách ngoại thương của Trung Quốc luôn gây ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ và hiệu quả thương mại của các nước trong khu vực. Với vai trò to lớn như vậy, việc Hiệp định khung về tự do thương mại và đầu tư chung được ký kết giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (ACFTA ) đã tạo nên một bước đột phá trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN và đối tác quan trọng này. Xét riêng Việt Nam, Trung Quốc cũng chính là đối tác quan trọng đứng hàng thứ 3 chỉ sau Mỹ và EU, do đó việc tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do ACFTA đã mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong Hiệp định chung ACFTA, một nhân tố đóng vai trò quan trọng và tiên phong trong nỗ lực đưa ACFTA trở thành một khu vực thương mại tư do lớn nhất toàn cầu, Chương trình thu hoạch sớm chính là một bước đi đầu tiên, khẳng định lại thiện chí hợp tác của các bên tham gia, đồng thời là bước dột phá, khẳng định tầm quan trọng và tính tất yếu hình thành khu vực ACFTA. Tham gia cam kết thực hiện Chương trình thu hoạch sớm, phía Việt Nam sẽ được Bên Trung Quốc cắt giảm một lượng lớn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam nằm trong chương 1- 8 của danh mục hàng nằm trong Hiệp định khung giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên cùng với lợi ích đấy, Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông thủy sản của Trung Quốc theo lộ trình của Chương trình thu hoạch sớm mà Việt Nam đã cam kết. Việc tham gia chương trình thu hoạch sớm trước mắt sẽ mở ra một cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng chúng ta có thế mạnh bao gồm hàng nông sản và thủy sản. Đứng trước những cơ hội và thách thức mà Chương trình thu hoạch sớm đặt ra với Việt Nam, đồng thời góp phần tạo động lực để thực hiện chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình thúc đầy hoạt động xuất khẩu, việc nghiên cứu Chương trình thu hoạch sớm và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng nông thủy sản (những đối tượng chính của Chương trình này là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Chính vì lý do này mà nhóm sinh viên đã quyết định chọn Đề tài nghiên cứu khoa học :” Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc”

doc69 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thị trường Trung Quốc với 1,3 tỷ dân luôn là một thị trường tiềm năng đối với mọi đối tác. Đối với các nước trong khu vực AFTA, Trung Quốc luôn là một bạn hàng, một đối tác lớn chiếm vị trí vô cùng quan trọng, do đó những biến động của thị trường khổng lồ này luôn gây những tác động rất lớn đối với khu vực, trong đó những điều chỉnh về chính sách kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là chính sách ngoại thương của Trung Quốc luôn gây ảnh hưởng rất lớn tới quan hệ và hiệu quả thương mại của các nước trong khu vực. Với vai trò to lớn như vậy, việc Hiệp định khung về tự do thương mại và đầu tư chung được ký kết giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (ACFTA ) đã tạo nên một bước đột phá trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN và đối tác quan trọng này. Xét riêng Việt Nam, Trung Quốc cũng chính là đối tác quan trọng đứng hàng thứ 3 chỉ sau Mỹ và EU, do đó việc tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do ACFTA đã mở ra nhiều cơ hội mới cho hoạt động thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này. Trong Hiệp định chung ACFTA, một nhân tố đóng vai trò quan trọng và tiên phong trong nỗ lực đưa ACFTA trở thành một khu vực thương mại tư do lớn nhất toàn cầu, Chương trình thu hoạch sớm chính là một bước đi đầu tiên, khẳng định lại thiện chí hợp tác của các bên tham gia, đồng thời là bước dột phá, khẳng định tầm quan trọng và tính tất yếu hình thành khu vực ACFTA. Tham gia cam kết thực hiện Chương trình thu hoạch sớm, phía Việt Nam sẽ được Bên Trung Quốc cắt giảm một lượng lớn thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam nằm trong chương 1- 8 của danh mục hàng nằm trong Hiệp định khung giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên cùng với lợi ích đấy, Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng nông thủy sản của Trung Quốc theo lộ trình của Chương trình thu hoạch sớm mà Việt Nam đã cam kết. Việc tham gia chương trình thu hoạch sớm trước mắt sẽ mở ra một cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng chúng ta có thế mạnh bao gồm hàng nông sản và thủy sản. Đứng trước những cơ hội và thách thức mà Chương trình thu hoạch sớm đặt ra với Việt Nam, đồng thời góp phần tạo động lực để thực hiện chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình thúc đầy hoạt động xuất khẩu, việc nghiên cứu Chương trình thu hoạch sớm và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng nông thủy sản (những đối tượng chính của Chương trình này là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Chính vì lý do này mà nhóm sinh viên đã quyết định chọn Đề tài nghiên cứu khoa học :” Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc” Kết cấu của đề tài theo đó gồm 3 phần chính CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LÝ THUYẾT XUẤT KHẨU HÀNGH ÓA VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM GIỮA AFTA VÀ TRUNG QUỐC CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC DƯỚI LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHAI THÁC CÁC THUẬN LỢI DO CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM ĐEM LẠI NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC Với những nội dung nghiên cứu như trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình biến động của kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản nằm trong chương 1-8 của ACFTA của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, cùng với biến động về cơ cấu cũng như phương thức mà phía Việt Nam xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. Trong đề tài, nhóm sinh viên nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thông kê và dự báo kinh tế để có thể đưa ra những nhận định về tình hình xuất khẩu hàng nông thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc dưới tác động của Chương trình thu hoạch sớm. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm sinh viên nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và cung cấp tài liệu đầy đủ, nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, Ths. Ngô Thị Tuyết Mai và các bạn sinh viên. Nhóm sinh viên rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cũng như của các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ LÝ THUYẾT XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM GIỮA AFTA VÀ TRUNG QUỐC - VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 1.1 Lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa nói chung 1.1.1. Các quan điểm về thương mại quốc tế và xuất khẩu hàng hóa Thương mại có nghĩa là sự trao đổi hàng hóa giữa các bên. Nếu các bên tham gia trao đổi hàng hóa cùng cư trú trên một quốc gia thì gọi là thương mại nội địa. Nếu các bên tham gia trao đổi hàng hóa cư trú trên hai quốc gia khác nhau thì hoạt động thương mại này mang tính quốc tê. Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Trong đó. xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là một khía cạnh trong quan hệ thương mại của một nước có mang tính chất quốc tê. Đó là việc hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó được đưa ra tiêu thụ ở nước ngoài hoặc sản xuất nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của người nước ngoài ở trong nước. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp. Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hóa và dịch vụ, dưới giác độ phi kinh doanh như làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại thì hoạt động đó lại là việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia. Trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. Những hình thức này sẽ được các nhà xuất khẩu sử dụng là công cụ đê thâm nhập thị trường quốc tế. 1.1.2 Các lý thuyết về thương mại quốc tế Thương mai quốc tế đã ra đời cách đây hàng ngàn năm, nhưng phải đến thế kỷ 15 thì mới xuất hiện những nỗ lực nhằm giải thích nguồn gốc và lợi ích từ thương mại quốc tế. Ngày nay, những nỗ lực nhằm hoàn chỉnh và phát triển các lý thuyết về thương mại quốc tế vẫn đang được tiếp tục. Dướ đây là hệ thống các lý thuyết thương mại quốc tế đã tồn tại theo trình tự thời gian. Chủ nghĩa trọng thương là lý thuyết thương mại cho rằng một nước cần duy trì cán cân thương mại thặng dư để gia tăng lượng của cải (bao gồm vàng bạc và các kim loại quý khác) của mình. Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ cần thi hành chính sách can thiệp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và hạn chế hoạt động nhập khẩu của quốc gia. Theo lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith, khả năng của một quốc gia có thể sản xuất một mặt hàng có hiệu quả cao hơn bất kỳ quốc gia nào khác được gọi là lợi thế tuyệt đối của quốc gia đó. Theo lý thuyết này thì một nước có thể tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi với các quốc gia khác nhằm thu về những hàng hóa mà mình không tự sản xuất ra. Thương mại tự do dựa trên lợi thế tuyệt đối sẽ giúp mang lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. Một nước có lợi thế so sánh kho nước đó không có được khả năng sản xuất một mặt hàng nào đó hiệu quả hơn các nước còn lại nhưng hiệu quả hơn so với các mặt hàng khác. Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo cho rằng thương mại tự do luôn mang lại lợi ích cho các bên tham gia, ngay cả khi một nướ tỏ ra kém lợi thế hơn trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố cho rằng quốc gia sẽ sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều nguồn lực dồi dào sẵn có của quốc gia và nhập khẩu những mặt hàng đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn lực khan hiếm của quốc gia đó, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, toàn dụng nguồn lực trong nước. Lý thuyết chu kì sống của sản phẩm phát biểu rằng ngay sau khi ra đời thì sản phẩm mới được sản xuất ngay tại nước phát minh ra nó. Khi một sản phẩm trải qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của nó thì công nghệ sản xuất ra nó ngày càng được phổ biến và quá trình sản xuất ra sản phẩm được phổ biến tới nhiều quốc gia khác nhau nhằm khai thác các yếu tố đầu vào cho sản xuất rẻ theo lợi thế của từng địa điểm sản xuất. Lý thuyết mới về thương mại cho rằng chuyên môn hóa sản xuất và hiệu quả tăng dần theo quy mô sẽ mang lại lợi ích, các công ty đầu tiên ra nhập thị trường nào đó có thể tạo ra rào cản đối với các công ty khác và chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp của nước mình trong quá trình tạo môi trường phát triển lành mạnh và thuận lợi. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của quốc gia lại cho rằng khả năng cạnh tranh của một ngành sản xuất của quốc gia phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Hình thoi Porter chỉ ra bốn nhóm nhân tố chính mà mỗi quốc gia bao gồm: Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh giữa các công ty; Điều kiện về các yếu tố sản xuất; Điều kiện cầu; Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Bốn nhóm nhân tố này đều tồn tại ở mỗi quốc gia với mức độ khác nhau và nhóm các nhân tố này hình thành nên khả năng cạnh tranh của quốc gia. 1.1.2. Sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân Hoạt động xuất khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển của đất nước. Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định một đất nước phát triển một cách nhanh chóng và bền vững ngoài việc phải khai thác tối đa tiềm năng trong nước, còn phải biết tận dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật của kinh tế thế giới, phát huy lợi thế kinh tế trong nước thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó xuất khẩu đóng vai trò là nhân tố tiên quyết, mang tính đầu tàu thúc đẩy tăng thu nhập quốc dân. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, sự tham gia vào phân công lao động quốc tế và hợp tác quốc tế của một nước sẽ góp phần phát huy tối đa năng lực cạnh tranh của nước đó trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, xu hướng toàn cầu hóa với sự tự do dần được nới rộng trong thương mại và đầu tư quốc tế đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao khiến cho các quốc gia và khu vực luôn phải vận động trong một mối liên kết hữu cơ chặt chẽ. Và do đó tỷ trọng xuất nhập khẩu, đặc biệt là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trên tổng số thu nhập quốc dân luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của quốc gia đó. 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa đối với một quốc gia Đóng góp lớn và dễ nhận thấy nhất của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân chính là xuất khẩu luôn đem lại một nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu, cải tiến hạ tầng kỹ thuật , nâng cao sức sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trên thực tế, nguồn vốn dùng đê nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn khác nhau như: vay nợ và viện trợ nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài, tiết kiệm ngoại tệ trong nước, thu từ các hoạt động xuất khẩu… Trong các nguồn thu nói trên, rõ rang nguồn có thể chủ động tạo ra được và đóng vai trò quyết định của quốc gia chính là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu cũng đóng vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tiêu dung. Cơ cấu sản xuất và tiêu dung trên thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với sự chuyển dịch của nền kinh tế thế giới là một tất yếu đối với mọi quốc gia trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó người ta thiên về xua hướng coi trọng thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới, đây là nhân tố quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến cự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện ở các mặt sau đây: Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt, xuất khẩu sẽ tạo điều kiện và cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như ngành bông, sợi, hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu hàng hóa, quốc gia tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, qua đó buộc các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, liên tục đổi mới và hoàn thiện khâu quản lý sản xuất kinh doanh, ình hình cơ chế sản xuất thích nghi với thị trường. Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống dân cư. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút nhiều lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dung thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày một phong phú của xã hội. Xuất khẩu cũng là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác có tác động qua lại lẫn nhau. Thông thường hoạt động xuất khẩu xuất hiện sớm hơn các hoạt động kinh tế khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, hoạt động xuất khẩu thúc đẩu quan hệ đầu tư nước ngoài, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt khác chính các hoạt động kinh tế đối ngoại này lại chính là tiền đề cho quá trình quay vòng mở rộng của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đảm bảo sự phát triển bền vững và nhanh chóng đối với nền kinh tế quốc dân, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo them việc làm, tăng thêm thu nhập và nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân, qua đó nâng cao đời sống dân cư. Hoạt động xuất khẩu đã khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng quốc gia, đạt quy mô tối đa cho mỗi ngành sản xuất, tạo điều kiện xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng lực lao động và hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy các nhân tố phát triển theo chiều sâu, trao đổi và ứng dụng nhanh các công nghệ mới, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. 1.1.4. Các hình thức xuất khẩu 1.1.4.1 Xuất khẩu thông qua giao dịch thông thường Xuất khẩu thông qua giao dịch thông thường hay còn gọi là xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một nhà xuất khẩu cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Việc các nhà xuất khẩu bán hàng sang thị trường của quốc gia khác theo phương thức trực tiếp là một phương thức được sử dụng chủ yếu trong xuất khẩu. Đặc biệt, khi các nhà xuất khẩu có kinh nghiêm kinh doanh quốc tế, phương thứ xuất khẩu trực tiếp luôn được lựa chọn để đưa hàng hóa của mình ra thị trường tiêu thụ nước ngoài. Khách hàng của các nhà xuất khẩu này có thể dơn thuần chỉ là những người tiêu dung, cũng có thể là những công ty, tổ chức có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu đó. 1.1.4.2 Thông qua trung gian Xuất khẩu hàng hóa thông qua trung gian ( người thứ 3) là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ của nhà xuất khẩu ra thị trường nước ngòai thông qua trung gian. Hình thức này còn được gọi là xuất khẩu gián tiếp. Các trung gian bán hàng chủ yếu trong kinh doanh xuất nhập khẩu là: Đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các trung gian mua bán này không chiếm hữu hàng hóa của nhà xuất khẩu nhưng trợ giúp nhà xuất khẩu thực hiện hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nước ngoài. 1.1.4.3 Tái xuất khẩu và chuyển khẩu Trong hoạt động tái xuất khẩu nhà xuất khẩu trong giai đoạn đầu đóng vai trò là nhà nhập khẩu, tạm nhập hàng về từ bên ngoài sau đó thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng ra nước ngoài ( thường là nước thứ ba). Như vậy, ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức độ rủi ro có thể cao hơn và lợi nhuận vì thế cũng sẽ cao hơn. Trong khi đó, hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán nào mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu trú, lưu kho, lưu bãi hàng hóa, bảo quản hàng hóa… 1.1.4.4 Xuất khẩu tại chỗ Trong trường hợp xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế… Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí vận chuyển, đóng gói, chi phí bảo quản, kho bãi, thời gian thu hồi vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu ngoại tệ 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu Thị hiếu và tập quán và văn hóa tiêu dùng của người dân nước nhập khẩu là một nhân tố quan trọng đánh giá tiềm năng của thị trường nhập khẩu, là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu tới kết quả kinh doanh của nhà xuất khẩu. Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con người sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa sẽ giúp cho việc nâng cao khả năng quản lý nhân công, tiếp thị sản phẩm, và đàm phán ở các nước khác. Cho dù tạo ra một nhãn hiệu toàn cầu như MTV hay Mc Donald là đem lại một lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưng sự khác biệt văn hóa vẫn buộc các hãng Phải có điều chỉnh cho phù hợp với thị trường địa phương. Một sản phẩm cần phải phù hợp với sở thích của người tiêu dùng địa phương.Muốn đạt được điều này không còn cách nào khác là phải tìm hiều văn hóa địa phương. Am hiểu văn hóa địa phương giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và do đó sé nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Từ những khách hàng đơn lẻ và những doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của các hoạt động kinh doanh đều là con người. Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo những nền tảng giá trị, kỳ vọng và cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này mang đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Các công ty khi thâm nhập các thị trường mới nổi phải đối phó với tình trạng thiếu thông tin. Các dữ liệu thường không sẵn có hoặc rất khó thu thập. Nhưng có rất nhiều cách công ty có thể đánh giá cơ hội ở các thị trường mới nổi này. Một cách là công ty sắp xếp các thị trường tiềm năng. Khi phân tích thị trường tiềm năng cần phải cân nhắc các yếu tố sau đây: + Quy mô thị trường. Nhân tố này cho biết quy mô thị trường tại các thời điểm khác nhau. Nó không dự báo nhu cầu về moth sản phẩm cụ thể, mà là quy mô của toàn bộ nền kinh tế. Dữ liệu về quy mô thị trường cho phép các nhà kinh doanh sắp xếp các thị trường theo trật tự từ lớn nhất đến nhỏ nhất về nhu cầu một loại sản phẩm nào đó. + Tốc độ tăng trưởng thị trường. Cùng với quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng thị trường cũng là một nhân tố quan trọng. Nó giúp cho các giám đốc tránh các thị trường quy mô lớn, nhưng lại không tăng trưởng, hoặc tăng trưởng rất chậm. Nó được dự báo chủ yếu thông qua tăng trưởng GDP hoặc tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng năng lượng. + Sức mạnh thị trường. Yếu tố này phản ánh sức mua thị trường, bao gồm cả khu vực tư nhân và tập thể. Nhân tố này được tính từ GDP bình quân đầu người và thuyết ngang bằng sức mua. + Khả năng tiêu dùng thị trường. Mục tiêu của nhân tố này là xác định khả năng tiêu dùng. Nó được tính toán từ việc xác định từ số dân thuộc tầng lớp trung lưu, vì đây là lực lượng tiêu dùng chính trong thị trường. Cơ sở hạ tầng thương mại: Nhân tố này đánh giá các kênh phân phối và thông tin. Bao gồm số điện thoại, tivi máy fax máy vi tính tính trên đầu người; mật độ giao thông hoặc số dân trên thị trường bán lẻ. Đối với các công ty kinh doanh sử dụng Internet cần phải thường xuyên sử dụng thông tin cập nhật về số người nối mạng internet. Mức độ tự do của nền kinh tế: Nhân tố này phản ánh mức độ điều tiết của thị trường, nó tổng kết các chính sách thương mại của chính phủ, các chính sách về kinh doanh, hiệu lực của quyền sở hữu trí tuệ, và sức mạnh của các thị trường đen. Bảo
Tài liệu liên quan