Đề tài Xu hướng biến đổi quan hệ sở hữu và vận dụng vào việc phát triển quan hệ sở hữu ở Việt Nam

Thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn diện và triệt để về mọi mặt, từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội XHCN. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng song cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Đó là thời kỳ xã hội từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành lên kiến trúc thượng tầng mới. Song trong một thời gian dài đã không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

doc29 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng biến đổi quan hệ sở hữu và vận dụng vào việc phát triển quan hệ sở hữu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI QUAN HỆ SỞ HỮU VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN QUAN HỆ SỞ HỮU Ở VIỆT NAM. Giáo viên hướng dẫn : PGS-TS.ĐOÀN QUANG THỢ Học viên thực hiện : KEO-KHANTEYMETHEA Lớp : K11 Cao Học(Ban ngày) LỜI NÓI ĐẦU Thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc toàn diện và triệt để về mọi mặt, từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội XHCN. Thời kỳ đó bắt đầu từ khi giai cấp vô sản lên nắm chính quyền cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi đã xây dựng song cơ sở kinh tế chính trị tư tưởng của xã hội mới. Đó là thời kỳ xã hội từ lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới hình thành lên các quan hệ sở hữu mới. Từ cơ sở hạ tầng mới hình thành lên kiến trúc thượng tầng mới. Song trong một thời gian dài đã không nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay, Đảng Việt Nam luôn xác định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Thực hiện nhiệm vụ đó trong nhiều năm qua, nhất là những năm đổi mới Đảng va Nhà nước Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực mới chuyển sang một thời kỳ phát triển cao hơn đẩy tới một bước công nghiệp hoá nước nhà. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hoá những năm trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chủ quan, đốt giai đoạn Nhà nước đã mắc phải một số khuyến điểm sai lầm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và thứ VII đã vạch ra. Thực tế cho thấy một nền kinh tế nhiều thành phần phải bao gồm nhiều hình thức quan hệ sở hữu trong giai đoạn xưa kia. Vì vậy nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của xủ biến đối hướng lực lượng sản xuất và sự đa dạng hoá phát triển các loại hình quan hệ sơ hữu ở Việt Nam có vai trò quan trọng mang tính cấp thiết cao vì thời đại ngày nay chính là sự phát triển của nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần. Như vậy những vấn đề trên em đã quyết định chọn đề tài “Xu hướng biến đổi quan hệ sở hữu và vận dụng vào việc phát triển quan hệ sở hữu ở nước Việt Nam” đề làm bài tiểu luận của em cũng mong rằng thầy giáo hết sức giúp đỡ. NỘI DUNG I. khái niệm quan hệ sở hữu và cơ cấu sở hữu trong giai đoạn trước đây 1. Quan hệ sở hữu là gì? quá trình phát triển của nó? Theo quan niệm của Mác: “Quan hệ sở hữu được biểu hiện trong những hình thái hiện thực của quan hệ sản xuất”. Quan hệ sở hữu là nội dung bên trong của chính thể mang tính thống nhất. Tính hiện thực của quan hệ sở hữu chỉ được nhận thức một cách gián tiếp thông qua các quan hệ giữa các thành tố của quan hệ sản xuất chứ không thể nhận thức một cách trực tiếp vì quan hệ sở hữu là tổng hoà các quan hệ sản xuất. Quan hệ sở hữu đồng thời là sự chiếm hữu. Chiếm hữu bộc lộ qua hình thái giao tiếp vật chất tương ứng của một trình độ phát triển của sản xuất mà cụ thể là sự phân công lao động mang tính chất xã hội. Như vậy quan hệ sở hữu là mối quan hệ con người - con người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất cùng với các điều kiện sản xuất do đó quan hệ sở hữu là một mặt của quan hệ sản xuất. Sự hình thành và phát triển của quan hệ sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên tuân theo quy luật sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì nội dung và phạm vi của quan hệ sở hữu ngày càng được mở rộng. 2. Cơ cấu quan hệ sở hữu trong giai đoạn trước đây (trước 19/86) Lịch sử loài người đã từng trải quan hai loại hình quan hệ sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất đó là quan hệ sở hữu tư nhân và quan hệ sở hữu xã hội. Quan hệ sở hữu xã hội là loại hình quan hệ sở hữu mà trong đó những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc vê mọi thành viên trong xã hội trên cơ sở đó họ có vị trí bình đẳng trong tổ chức lao động xã hội và phân phối sản xuất. Mục đích sản xuất dưới chế độ công hữu là để đảm bảo đời sống và vật chất con người lao động được nâng cao. Trước đây nước Việt Nam với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp. Nền kinh tế tư sản, tư liệu tự cung tự cấp do đó nó chỉ tồn tại 2 hình thức quan hệ sởhữu chính tương ứng với thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể trong nền kinh tế này con người không được tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá do đó chưa xuất hiện quan hệ sở hữu tư nhân chỉ tồn tại 2 hình thức quan hệ sở hữu quốc doanh và tập thể dưới sự điều tiết giá cả cuả nhà nước. II. Sự đa dạng hoá các hình thức quan hệ quan hệ sở hữu ở Việt Nam 1. Tất yếu khách quan của sự đa dạng hoá các hình thức quan hệ sở hữu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Các hình thức quan hệ sở hữu quy định các thành phần kinh tế tương ứng.Thực tiễn đã cho thấy, một nền kinh tế nhiều thành phần dương nhiên phải bao gồm nhiều hình thức quan hệ sở hữu chứ không chỉ đơn thuần là 2 hình thức quan hệ sở hữu như trước đây. Mác và lênin trong quá trình phân tích sự vận động của các nền kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử đã chỉ ra rằng rất hiếm khi nền kinh tế chỉ tồn tại một thành phần kinh tế duy nhất. Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ đấu tranh giữa 2 thế lực cũ và mới, cái cũ đã bị tiêu diệt nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, còn cái mới đang nảy sinh nhưng còn rất non yếu. Do đó trong kinh tế bao gồm những mảnh những biện pháp của CNTB cũng như của trước XHTB còn rơi lại và của cả CNXH. Những mảnh những bộ phận đó là các thành phần kinh tế cùng tồn tại bên cạnh nhau trong thời kỳ quá độ hay trong nền kinh tế thị trường. 2. Các hình thức quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Việt Nam hiện nay, vấn đề chế độ quan hệ sở hữu và các hình thức quan hệ sở hữu luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN mà nhà nước Việt Nam đang xây dựng và phát triển bao gồm các hình thức quan hệ sở hữu toàn dân, quan hệ sở hữu tập thể, quan hệ sở hữu cá thể, quan hệ sở hữu tư bản tư nhân và các hình thức quan hệ sở hữu hỗn hợp. Trong các hình thức quan hệ sở hữu này khái quát lại chỉ có 2 hình thức quan hệ sở hữu cơ bản là công hữu và tư hữu còn các hình thức khác chỉ là hình thức trung gian, quá độ hoặc hỗn hợp. ở đây, mỗi hình thức quan hệ sở hữu lại có nhiều phương thức thể hiện và trình độ thể hiện khác nhau. chúng được hình thành trên cơ sở có cùng bản chất kinh tế và tuỳ theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và năng lực quản lý. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mỗi hình thức quan hệ sở hữu nói trên có địa vị và vai trò riêng của chúng. Địa vị lịch sử của chúng phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay dưới ánh sáng của thực tiễn và tư duy mới cho phép nhà nước đi đến kết luận. Trong CNXH cần phải tồn tại đa dạng hoá tất cả các loại hình quan hệ sở hữu, bên cạnh những hình thức truyền thống có nhiều quan hệ sở hữu khác nhau. việc xây dựng nền kiểm toán thị trường không thể tách rời việc đa dạng hoá các hình thức quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. III. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất 1. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu lao động và người lao động. Khi công cụ sản xuất được sử dụng bởi từng cá nhân riêng biệt để sản xuất ra một sản phẩm cho xã hội không cần đến lao động củ nhiều người thì lực lượng sản xuất có tính cá thể. Công cụ sản xuất được nhiều người sử dụng để sản xuất ra các vật phẩm thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội càng sâu trình độ phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá là hình thước đo trình độ sản xuất. 2. Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành và phát triển biến đổi của các hình thức quan hệ sở hữu Để nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất và mở rộng bớt lao động nặng nhọc, con người không ngừng cải tiến hoàn thiện và chế tạo ra các công cụ sản xuất mới. Đồng thời sự tiến bộ của công cụ tri thức khoa học, trình độ chuyên môn kỹ thuật và mọi kỹ năng của người lao động ngày càng phát triển. Yếu tố năng động này của lực lượng sản xuất đòi hỏi quan hệ sản xuất phải thích ứng với nó. Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành phát triển và biến đổi của quan hệ sản xuất do đó nó quy định quá trình phát triển và biến đổi của quan hệ sở hữu. Sự lớn mạnh của các lực lượng sản xuất đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với chế độ quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa lực lượng sản xuất càng phát triển bao nhiêu thì các thành phần kinh tế càng trở nên đa dạng bấy nhiêu từ đó các hình thức quan hệ sở hữu cũng trở nên đa dạng. Bởi vì tính đa dạng của các hình thức quan hệ sở hữu chính là đặc trưng cơ bản của nền sản xuất hàng hoá. Mà các hình thức quan hệ sở hữu được biểu hiện thông qua các quan hệ sản xuất. Từ đó lực lượng sản xuất lại thông qua quan hệ sản xuất mà tác động đến sự hình thành phát triển và biến đổi của quan hệ sở hữu nói chung, sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu nói riêng . 4. Sự tác động trở lại của sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với lực lượng sản xuất Mặc dù sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu bị chi phối bởi lực lượng sản xuất nhưng với tính cách là hình thức, sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu nói riêng hay quan hệ sở hữu nói chung cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất. Việc sử dụng nhiều trình độ, nhiều hình thức kinh tế với nhiều cấp độ khác nhau nhằm khai thác triệt để mọi năng lực sản xuất cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tóm lại quy luật về sự phù hợp cuả quan hệ sản xuất noi chung, quan hệ sở hữu nói riêng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật chung của sự phát triển xã hội dưới tác động của quy luật này, xã hội là sự phát triển kế tiếp nhau từ thấp đến cao của phương thức sản xuất. Song không phải lúc loài người đã bỏ qua thực tiễn cho thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển một khi có quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất lạc hậu hoặc tiên tiến một cách giả tạo sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. IV. Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với đa dạng hoá các hình thức quan hệ sở hữu Trước đây nói đến chủ nghĩa xã hội chúng ta thường nói đến chế độ công hữu về tư liệu sản xuất giữa 2 hình thức toàn dân và tập thể, hơn nữa còn cho rằng quan hệ sở hữu tập thể chỉ là một bước quá độ đi đến XHCN chỉ còn lại một hình thức sở hữu duy nhất về tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu toàn dân. Song thực tế lịch sử đã không thừa nhận điều đó. Ở nước Việt Nam từ đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay đã hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Thành tựu đạt được trong 10 năm qua đã khảng định tính đúng đắn của đường lối đó đến nay, không ai phủ nhận phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu, phải sử dụng nền kiểm toán hàng hoá nhiều thành phần nhưng có nhiều quan điểm cho rằng chúng ta phải da dạng hoá các hình thức sở hữu phải sử dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do có lực lượng sản xuất của Việt Nam còn thấp kém còn đan xen nhiều trình độ khác nhau. Với quan điểm đó phải chăng đa dạng hoá các hình thức sở hữu chỉ là lực lượng sản xuất còn thấp kém, còn khi lực lượng sản xuất phát triển cao thì lại đi đến đơn nhất hoá. Rõ ràng xu hướng ngày càng đa dạng hoá các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất của phân công lao động trong xã hội là một xu hướng tất yếu là một quá trình lịch sử - tự nhiên và là một quy luật phát triển của xã hội. Đó cũng chính là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất. Đó cũng chính là một quá trình xã hội hoá về các mặt lực lượng x thành quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trong mỗi nước cũng như trên lĩnh vực quốc tế và khu vực, còn xã hội hoá về quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu) chính là quá trình ngày càng đa dạng hoá các hình thức sở hữu làm cho quan hệ sở hữu có nhiều cấp độ khác nhau, quan hệ với nhau, bổ xung cho nhau. Điều này khác với quan điểm trước đây đã đồng nhất xã hội hoá về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất với công hữu hoá. V. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là gì? Từ trước tới nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về công nghiệp hoá. Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “Công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị (cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp...” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Nghiên cứu định nghĩa phạm trù công nghiệp hoá của các nhà kinh tế Liên Xô (cũ) người ta thấy trong cuốn giáo khoa kinh tế chính trị của Liên Xô được dịch sang tiếng Việt Nam 1958, người ta đã định nghĩa “Công nghiệp hoá XHCN là phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng, sự phát triển ấy cần thiết cho việc cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến.” Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã được nhà nước Việt Nam tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước Việt Nam. Cuốn “ Từ điển tiếng Việt” đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng, dần tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm 60, nhà nước Việt Nam đã mắc phải sai lầm đó, kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém... Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước Việt Nam đã xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế- quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) đã đưa ra một định nghĩa: “Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng và có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ của nền kinh tế và xã hội.” Theo quan điểm này, quá trình công nghiệp hoá nhằm thực hiện nhiều mục tiêu chứ không phải chỉ nhằm một mục tiêu kinh tế- kỹ thuật. Còn theo quan niệm mới phù hợp với điều kiện nước Việt Nam thì: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất- kỹ thuật, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nói tóm lại đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Thực hiện công nghiệp hoá là nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước Việt Nam theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. + Một số vấn đề thực tiễn lý luận trong qúa trình thực hiện công nghiệp hoá. 1. Lý luận chung Theo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, lịch sử sản xuất vật chất của nhân loại đã hình thành mối quan hệ khách quan, phổ biến: Một mặt, con người phải quan hệ với giới tự nhằm biến đổi giới tự nhiên đó, quan hệ này được biểu hiện ở lực lượng sản xuất; mặt khác, con người phải quan hệ với nhau để tiến hành sản xuất, quan hệ này được biểu hiện ở quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng của một thể thống nhất không thể tách rời - phương thức sản xuất. Mỗi phương thức sản xuất đặc trưng cho một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của phương thức sản xuất, phương thức sản xuất cũ lạc hậu tất yếu được thay thế bằng phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn. Trong mỗi phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định. Lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo thực tiễn của con người trong qúa trình cải tạo tự nhiên nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người mà còn làm thay đổi quan hệ giữa người trong sản xuất, thay đổi các quan hệ xã hội. Tuy nhiên nếu lực lượng sản xuất là cái cấu thành nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại, thì quan hệ sản xuất là cái tạo thành cơ sở kinh tế xã hội, là cơ sở thực hiện hoạt động sản xuất tinh thần và những thiết chế tương ứng trong xã hội. C.Mác đã đưa ra kết luận rằng: Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn của lịch sử phát triển, đó là sự vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn mà gốc rễ sâu xa của nó là sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là do tác động của các quy luật khách quan. Ph. Ăng - ghen khẳng định “Lịch sử từ xa xưa đến nay đã tiến triển theo một quá trình tự nhiên, và về căn bản cũng bị chi phối bởi quy luật vận động như nhau”. Dẫu luôn giữ quan niệm coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, bị chi phối bởi quy luật như nhau và “Một xã hội ngay cả khi đã phát hiện ra quy luật tự nhiên của sự vận động của nó... Cũng không thể nào nhẩy qua các giai đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xoá bỏ những giai đoạn đó, song C.Mác cũng cho rằng “Nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ”. Điều đó có nghĩa là rằng quá trình lịch sử tự nhiên chẳng những có thể diễn ra tuần tự từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội nào đó, trong những điều kiện khách quan và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Những tư tưởng cơ bản đó trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội chính là cơ sở lý luận cho phép chúng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan trong quá trình phát triển của dân tộc ta, của thời đại. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hoá hiện vẫn đang được coi là phương hướng chủ đạo, phải trải qua của các nước đang phát triển. Đối với nước Việt Nam, khi những tư tưởng cơ bản trong học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội được nhận thức lại một cách khoa học và sâu sắc với tư cách là cơ sở lý luận của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì một mặt, nhà nước Việt Nam phải đẩy mạnh sự nghiệp này trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội để nhanh chóng tạo ra lực lượng sản xuất, hiện đại cho chế độ xã hội mới. ở đây “công nghiệp hoá thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với căn bản công nghiệp, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp những bước tiến tuần
Tài liệu liên quan