Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên đất và phát triển bền vững

Theo tính toán của các nhà khoa học với đất dốc trên 30° nếu độ che phủ bề mặt không đảm bảo thì mỗi năm trung bình lượng bào mòn do các yếu tố khí hậu, thời tiết gây ra lên đến 4,5 - 5 tấn/ha/năm. Trong điều kiện của Sơn La độ dốc lớn mưa lại tập trung theo mùa, mùa mưa đến bề mặt đất vẫn chưa có gì che phủ do đó lượng đất bị rửa trôi sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình nói trên, đến một lúc nào đó diện tích đất trên sẽ trở nên nghèo kiệt, suy thoái không khắc phục được. Do vậy cần phải ngăn chặn tình trạng canh tác trồng cây hàng năm trên đất có độ dốc trên 30°, để bảo vệ đất, chống tình trạng rửa trôi, xói mòn đất đai. Đối với diện tích đất có độ dốc lớn trên 30° cần kiên quyết chuyển sang trồng rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp (trồng rừng kết hợp với trồng cầy ăn quả lâu năm) để tăng thu nhập cho nhân dân.

doc11 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 11444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên đất và phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ( Phần này em có làm thêm phần giải pháp kỹ thuật Anh thấy hợp lý thì cho vào không thì bỏ bớt củng được, em làm chủ yếu là tham khảo thêm Anh em trong nhóm thôi, tất cả là 3 phần A,B,C) A - Một số giải pháp kỹ thuật sử dụng đất đai hợp lý và ngăn chặn tình trạng suy thoái đất. 1. Kiên quyết ngăn chặn tình trạng canh tác trồng cây hàng năm trên đất dốc trên 30°. Theo tính toán của các nhà khoa học với đất dốc trên 30° nếu độ che phủ bề mặt không đảm bảo thì mỗi năm trung bình lượng bào mòn do các yếu tố khí hậu, thời tiết gây ra lên đến 4,5 - 5 tấn/ha/năm. Trong điều kiện của Sơn La độ dốc lớn mưa lại tập trung theo mùa, mùa mưa đến bề mặt đất vẫn chưa có gì che phủ do đó lượng đất bị rửa trôi sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình nói trên, đến một lúc nào đó diện tích đất trên sẽ trở nên nghèo kiệt, suy thoái không khắc phục được. Do vậy cần phải ngăn chặn tình trạng canh tác trồng cây hàng năm trên đất có độ dốc trên 30°, để bảo vệ đất, chống tình trạng rửa trôi, xói mòn đất đai. Đối với diện tích đất có độ dốc lớn trên 30° cần kiên quyết chuyển sang trồng rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp (trồng rừng kết hợp với trồng cầy ăn quả lâu năm) để tăng thu nhập cho nhân dân. 2. Bố trí cơ cấu cây trồng mùa vụ hợp lý để né tránh những tác động bất lơi của thời tiết. Do điều kiện đất đai thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của tinh có hạn, vì vậy không tránh khỏi phải sử dụng một phần diện tích đất dốc để canh tác trồng cây hàng năm nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Hầu hết diện tích canh tác của Sơn La đều trong tình trạng không chủ động tưới tiêu, phụ thuộc vào nước trời, hệ số sử dụng đất rất thấp (hệ sổ sử dụng đất toàn Việt Nam mới đạt khoảng 1,2 lần). Để đất đai sử dụng có hiệu quả cần phải nâng hệ số sử dụng đất bằng cách nghiên cứu đưa một số giống cây chịu hạn vào sản xuất đế tăng thu nhập cho người nông dân. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, tập trung theo mùa nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, khi mùa mưa đến mặt đất không có lớp che phủ thì hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt đất đai sẽ ngày càng suy kiệt. Để khắc phục hạn chế trên cần phải nghiên cứu bố trí mùa vụ né tránh bằng cách gieo hạt vào đầu mùa mưa, khi mùa mưa đên bê mặt đât đã có lớp che phủ sẽ hạn chê được tình trạng rửa trôi bề mặt đất trong mùa mưa lũ. 3. Đầu tư xây dựng ruộng bậc thang, nương định canh ở những khu vực độ dốc lớn. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp bà con nhân dân các dân tộc miền núi đã biết làm ruộng bậc thang để hạn chế xói mòn đất. Đây là một kinh nghiệm quý cần được phát triển trong thời gian tới để canh tác trồng cây hàng năm trên đất dốc. Tuy nhiên để có một ha mộng bậc thang cần phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của. Có một cách khác cũng hạn chế được việc rủa trôi, chống xói mòn đất có hiệu quá mà chi phí thấp hơn việc xây dựng ruộng bậc thang đó là xây dựng nương định canh trên những vùng đất dốc. Bằng cách trồng các băng cây xanh trên các nương dốc khoảng cách giữa các băng cây xanh tuỳ thuộc vào độ dốc khu đất thông thường cứ khoảng 25 - 30 m có một băng cây xanh, như thế vừa hạn chế được hiện ntượng rửa trôi, xói mòn đất vừa cung cấp thức ăn xanh cho đàn gia súc theo chủ trương phát triến chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tính. 4. Chuvển dần diện tích đất dốc sang trồng cỏ để chăn nuôi đàn gia súc. Trong chương trình phát triển chăn nuôi của Việt Nam, nhiều địa phương của Việt Nam sẽ trở thành những vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Cùng với phát triển đàn đại gia súc hiện có của Việt Nam, việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi sẽ là xu thế tất yếu để cung cấp thức ăn xanh cho đàn gia súc trong thời gian tới. Các địa phương cần có phương án chuyển dần những diện tích hiện đang canh tác trồng cây hàng năm trên đất dốc sang trồng cỏ vừa cung cấp thức ăn cho đàn trâu bò vừa tạo được thảm thực vật che phủ bề mặt, hạn chế được tình trạng xói mòn đất đai tạo điều kiện để phát triền nông nghiệp bền vừng. 5. Tổ chức sản xuất nông, lâm kết hợp trên đất dốc. Đây là một giải pháp kỹ thuật hoàn toàn có tính khả thi trong quá trình thực hiện. Trên những diện tích đất dốc tổ chức trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như vậy vừa có tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn vừa cho sản phẩm tăng thu nhập cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Thực tế trên địa bàn của tính đã có nhiều mô hình trang trại vườn rừng sán xuất rất hiệu quá, nhiều diện tích đất trống đồi trọc đã được phù xanh, người sản xuất có thu nhập, đời sống được nâng cao. cần tổ chức rút kinh nghiệm từ những mô hình này đế nhân ra diện rộng trong thời gian tới. 6. Tiến hành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. Trong quá tình sử dụng đất cấp xã có vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức, bố trí đất đai cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương thông qua phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. Đây là giải pháp giúp cho việc sử dụng đất tuân thủ theo pháp luật đất đai; đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của cấp xã đã được phê duyệt; hạn chế tình trạng manh mún trong sản xuất nông, lâm nghiệp; tạo điều kiện cho các địa phương trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đế xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi xã hội góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tinh; giúp cho các địa phương chủ động trong quá trình tố chức, bố trí, phân bổ đất đai trong qua trình sản xuất. B - Các giải pháp tổ chức thực hiện 1. Giải pháp về cơ chế chính sách. Sớm ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng đất trống, đồi núi trọc đưa vào trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng để báo vệ, cải tạo đất. Đồng thời cũng cần phái có những chế tài kiên quyết đối với những trường hợp cố tình vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng (chặt phả rừng, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích). Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả đất đai, ngăn chặn tình trạng suy thoái đất, đê đảm bảo phát triên bền vừng (xây dựng các mỏ hình canh tác bền vững trên đất dốc, nghiên cứu các giống cây trồng chịu hạn phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết và trình độ canh tác của nhân dân các dân tộc trong tinh...). 2. Giải pháp mang tính kinh tế. Thu hút các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài tinh đầu tư khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp bằng cách: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục giao đất, cho thuê đất. Miễn, giám tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (theo quy định của nhà nước). Miễn, giảm các loại thuế (theo quy định của nhà nước). Hỗ trợ lãi xuất vốn vay; hồ trợ một phần tiền giống. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm. Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất đai sai mục đích, không đúng quy hoạch làm rửa trôi, xói mòn, suy giảm sức sán xuất của đất bằng cách: phạt tiền, bắt khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu hồi đất giao cho người khác sử dụng. 3. Giải pháp kỹ thuật. Thí điểm áp dụng các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, nhanh chóng phố biến, tuyên truyền nhân ra diện rộng những mô hình đạt hiệu quả. Nghiên cứu sản xuất các giống cây trồng chịu hạn phù hợp với điều kiện cụ thề của địa phương, nghiên cứu bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, mùa vụ đề né tránh những tác hại bất lợi của thời tiết theo phương châm "Chung sống và phát triền bền vững cùng đất dốc". 4. Các giải pháp về hỗ trợ, truyền thông và hợp tác. Đối với những đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề sử dụng đất hợp lý ngăn chặn tình trạng suy thoái đất, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ kinh phí đế các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu, ứng dụng thành công đề tài đế phục vụ sán xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tinh trong thời gian tới. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nêu gương những điển hình tiến tiến sử dụng có hiệu quả đất đai theo hướng canh tác bền vững; thông qua các buổi hôi thảo khoa học các chuyên đề hướng canh tác bền vững; thông qua các buổi hội thảo khoa học các chuyên đề nghiên cứu về sử dụng đất dốc hợp lý đế phát triền bền vững đế mọi người hiếu và thực hiện. Khuyến khích các tố chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hợp tác với các ngành cùa tinh (nhắt ìà với ngành Nông nghiệp vù Phút triển Nông thôn) trong quá trình sử dụng đất, xây dựng các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, canh tác bền vững trên đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua hệ thống đòn bẩy kinh tế (miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn, giảm các loại thuế theo quy định cùa nhà nước và một số chính sách khuyển khích đầu tư khác...). Trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội việc đổi mới tư duy, nắm bắt thời cơ đế đẩy nhanh sự phát triển kinh tế là rất quan trọng. Trong lĩnh vực đất đai vấn đề quán lý, khai thác và sử dụng đất trong giai đoạn hiện nay cũng còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải được quan tâm giải quyết. Những vấn đề nêu trong báo cáo này là những gợi mở ban đầu khái quát thực trạng tình hình quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai. Báo cáo cũng đã nêu một số phương hướng và các giài pháp để nâng cao hiệu quả khai thác lợi thế, tiềm năng của nguồn tài nguyên đất đai của Việt Nam trong thời gian tới. Nhóm nghiên cứu đề tài rất mong nhận được sự phối hợp của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quán lý đế thực hiện có hiệu quả đề tài này góp phần sử dụng đất đai hợp lý và ngăn chăn tình trạng suy thoái đất ở Việt Nam. C - Hướng sử dụng bền vững Bao gồm các phương pháp sau: Khảo sát đất đai Khảo sát nông – khí hậu học Đất đai, sinh thái và nông nghiệp Đất và sinh thái nông nghiệp ở tỷ lệ quốc gia Khảo sát TN đất bằng pp cảnh quan Các khía cạnh KT – XH trong việc ngăn chặn sự xói mòn và thoái hóa đất PP sử dụng các thông số toán học để phân loại TN đất Việc thẩm định (Assessment) hay đánh giá (Evaluation) nguồn tài nguyên đất sẽ được thực hiện chỉ khi các dữ liệu gốc về tài nguyên đất đã được thu thập một cách đầy đủ và có hệ thống. Việc nghiên cứu, đánh giá về đất đai hiện nay dựa trên các phương pháp như viễn thám, GIS. Ngoài ra còn một kỹ thuật nữa đó là mô hình hóa tài nguyên đất. Phân loại (classification) tài nguyên môi trường đất là việc đầu tiên trong việc khảo sát tài nguyên môi trường đất. Trong phân loại tài nguyên đất thì các câu hỏi cần chú ý đó là: sức chứa, sức sản xuất, sự nhạy cảm với môi trường và tác động môi trường của môi trường đất. Các thống kê về tài nguyên đất: Mục tiêu: cung cấp thông tin về sự xói mòn, đưa ra tiêu chuẩn về khả năng sử dụng TN môi trường đất và cung cấp cơ sở TN đất cho việc quy hoạch sử dụng TN đất ở cấp Quốc gia và cấp vùng. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa trong việc thiết lập chiến lược khai thác sử dụng đất. Khi thống kê TN đất thì cần phải xây dựng bản đồ các đơn vị quản lý đất đai, trong đó bao gồm các thuộc tính tự nhiên về tài nguyên tự nhiên và đánh giá khả năng sử dụng TN đất. Một cách khái quát thì kế hoạch về khả năng sử dụng đất cần phải có 4 loại thông tin sau: Dữ liệu về kiểu đá, địa mạo, xói mòn, sự thoát thủy, tỉ lệ che phủ/ tỉ lệ sử dụng đất. Phân chia thứ cấp các quan cảnh đất vào các đơn vị bản đồ mà thể hiện các đặc tính tương tự. Giải thích các kiểu và mức độ của các hạn chế đặc ra cho việc phát triển các mô hình sử dụng đất trong mỗi đơn vị bản đồ. Đánh giá tổng thể khả năng để xếp vào lớp từ thấp đến cao. Có rất nhiều khó khăn trong việc kết hợp các dữ liệu TN đất vào trong quy hoạch: Thuyết phục các nhà quy hoạch Quốc gia chấp nhận kế hoạch phân loại TN đất. Hầu hết các nhà quy hoạch không quan tâm nhiều đến các chi tiết về các kiểu đất. 1. Khảo sát nông – khí hậu học tài nguyên môi trường đất Các yếu tố khí hậu chi phối đến tiềm năng sử dụng Tài nguyên đất. Cũng như các dữ liệu về đất đai, dữ liệu khí hậu được thu thập từ các điểm lấy mẫu, các trạm khí tượng Sau đó dùng phương pháp nội suy để xây dựng bản đồ với các thông số riêng như lượng mưa trung bình năm, số ngày có nhiệt độ trung bình > toC nào đó, phân lớp khí hậu học có quan hệ với thảm thực vật. 2. Đất đai, sinh thái và nông nghiệp Các yếu tố cần thiết để phục vụ cho khảo sát đất đai và sinh thái nông nghiệp: Đá mẹ với các kiểu phong hóa: phong hóa hóa học, lý học, sinh- hóa hóa học, vỡ vụn, mẫu chất. Nhiệt độ, áp suất không khí. Tài nguyên đất. Khí hậu Các hoạt động của động vật, thực vật, vi sinh vật và con người. Mục tiêu của việc xem xét đất và sinh thái nông nghiệp là nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây ra những sai khác theo thời vụ. 3. Đất và sinh thái nông nghiệp ở tỷ lệ quốc gia Nhiều Quốc gia đã khai thác hệ thống phân loại khả năng đất đai nhằm sử dụng cho công tác quy hoạch và sử dụng trong công tác quản lý đất đai. Cách phổ biến là đưa ra một phương pháp phân loại dựa vào mức độ các yếu tố giới hạn như khí hậu, địa hình, các đặc điểm thổ nhưỡng. Cách đánh giá về nông khí hậu như vậy cũng có thể đầy đủ để sử dụng cho phân loại đất. Một phân lớp của Bibly và Mackney (1969) thực hiện dựa trên sự cân bằng về nước và nhiệt độ trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 gồm các yếu tố sau: R: lượng mưa trung bình PT: tiềm năng thoát hơi nước trung bình (mm) T(x): trung bình dài hạn của nhiệt độ trung bình hàng ngày lớn nhất. Như vậy, 3 nhóm khí hậu có thể xác định: Nhóm 1: R – PT 15oC. Các yếu tố khí hậu có hoặc không có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhóm 2: R – PT 14oC (trừ đi các giá trị của nhóm 1). Các yếu tố khí hậu trung bình hoặc khó khăn cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhóm 3: R – PT > 300 mm và T(x) < 14oC. Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng hơi khó khăn hoặc rất khó khăn lên sinh trưởng và phát triển của thực vật. 4. Khảo sát tài nguyên đất bằng phương pháp cảnh quan Phương pháp cảnh quan (landscape) bao gồm cả việc giới hạn và mô tả các đặc điểm của các đơn vị bản đồ dựa trên các phức hệ sinh thái khác nhau được biểu diển trên các kiểu cảnh khác nhau. Phương pháp hệ thống phân loại đất đai được xem là phương pháp cảnh quan tốt, cung cấp sự thống kê nhanh về Tài nguyên đất đai. Phương pháp khảo sát Tài nguyên Môi trường đất bằng cảnh quan có thể dựa trên việc giải đoán các không ảnh và dựa vào các thông số môi trường. 5. Các khía cạnh kinh tế - xã hội trong việc ngăn chặn sự xói mòn và thoái hóa đất Hai yếu tố có tính quyết định trong khai thác đất đó là chất lượng nội tại của đất và cách thức sử dụng đất. Hầu hết người ta thực hiện các mối tương quan giữa phân lớp khả năng sử dụng đất đai và năng suất nông nghiệp hoặc rừng để cho điểm các lớp. Ở đây, có thể sử dụng thêm một số thông số để đánh giá phạm vi sử dụng khác nhau. Cần có một số bước như sau: Tính toán trung bình tổng sản phẩm chính, có nghĩa là đánh giá các phần khác nhau của tổng sản phẩm chính xuất hiện trong mỗi khu vực sinh thái. Tính toán lại giá trị tiềm năng sản xuất các sản phẩm chính dựa vào trung bình tiềm năng sản xuất ở bước trên và chỉ số hiệu suất đất trồng. số điều chỉnh này gồm cả việc phản ánh ảnh hưởng khác nhau của tiềm năng đất trên năng suất sinh khối. 6. Phương pháp sử dụng các thông số toán học để phân loại tài nguyên đất Với phương pháp toán học, các lớp thông tin được xây dựng dựa trên các thuộc tính về khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật Phương pháp chung được tiến hành như sau: Xem xét, tinh lọc các kế hoạch đánh giá cùng với việc xác định các dữ liệu cơ sở và giả thiết được sử dụng. Lựa chọn các chu kỳ sử dụng đất (cây trồng, mức độ đầu tư ). Xác định các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng có liên quan đến chu kỳ sử dụng đất đã được lựa chọn. Chuẩn bị tài liệu thống kê đất và các đơn vị bản đồ (các vùng sinh thái nông nghiệp) theo các thông số đã được xác định. Kết hợp các yêu cầu cho trước với số liệu thống kê được sau đó để giải đoán tiềm năng sản xuất ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Ước lượng các giá trị sản lượng và xác định các lớp phù hợp và các thông số khác nhau được khai thác. Phân chia đất đai vào các lớp phù hợp cho hệ thống sử dụng đất đã được chọn. KẾT LUẬN Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, đồng thời cũng là đối tượng của lao động và là sản phẩm của lao động. Khoa học về sinh thái Môi trường cũng xem đất như là một “cơ thể sống”. Do đó, môi trường đất cũng như Tài nguyên Môi trường đất phải có quá trình hình thành và cả sự tàn lụi nữa. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của Tài nguyên Môi trường đất. Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý nhằm phụ vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Tài nguyên MT và phát triển bền vững- TS. Ngô Trung Sơn Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long – Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững Giáo trình Tài nguyên đất MT - Lê Văn Khoa
Tài liệu liên quan