Đồ án Tính toán cải tạo và mở rộng trạm xử lý nước thải nhà máy vinamilk trường thọ Thủ Đức

Công nghiệp sản xuất sữa hiện nay chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ sữa ngày càng tăng, thu hút nhiều lao động tham gia, chính vì vậy ngành công nghiệp này không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Công nghệ chế biến sữa được phát triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới và gần đây là cả Việt Nam. Đây có thể coi là công nghệ truyền thống, cũng có thể coi là công nghệ hiện đại vì lịch sử phát triển của công nghệ này đã có từ rất lâu. ở nhiều trường hợp người ta vẫn làm thủ công bên cạnh những sản phẩm được sản xuất theo những quy trình hiện đại. Thế nhưng đằng sau nó, công nghệ chế biến sữa cũng tạo ra một lượng thải không nhỏ cho môi trường, trong đó, nước thải là một thành phần quan trọng cần xử lý. Lượng nước thải do ngành công nghiệp này thải ra không những rất nhiều mà không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước .Nước thải sản xuất sữa có nồng độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lững và các hạt chất lỏng (dầu, mỡ). Hàm lượng N và P trong nước thải gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước thải, làm thiếu oxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống các thủy sinh vật, xảy ra quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước, gây mùi hôi thối. Các chất lơ lững trong nước gây độ đục cho nguồn nước tiếp nhận,các chất béo tạo lớp váng trên mặt nước, gây thiếu oxy trong nước gây mùi khó chịu. Ngoài ra nước thải còn chứa một số chất tẩy rửa từ quá trình vệ sinh nhà, máy móc, thiết bị Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất sữa đều chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì xử lý không đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận,Vinamilk TRƯỜNG THỌ Thủ Đức TP.HCM cũng là một trong những nhà máy đó.

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán cải tạo và mở rộng trạm xử lý nước thải nhà máy vinamilk trường thọ Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ chính cá nhân tôi, các số liệu và kết quả có trong luận văn là hoàn toàn trung thực. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN HỒ NGỌC DUY PHÚ LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong ban giám hiệu trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh và Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường & Công nghệ sinh học, những người đã dìu dắt chúng em tận tình, đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm tháng trên ghế giảng đường đại học. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty Vinamilk Truongf Thọ cũng như các anh chị trong công ty cổ phần kỹ thuật SEEN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến thư viện tài liệu của công ty SEEN ,Thư viện Trường Đại học Kỹ Thuật Cộng Nghệ TP. Hồ Chí Minh, diễn đàn yêu môi trường (yeumoitruong.com),và các bạn trên diễn đàn đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Hồ Ngọc Duy Phú DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD (biochemical oxygen demand): nhu cầu oxy sinh hóa COD (chemical oxygen demand):nhu cầu oxy hóa học DO (dissolved oxygen) : hàm lượng oxy hòa tan F/M tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật MLSS (mixed lipour suspended solids) nồng độ bùn hoạt tính tính theo SS MLVSS (mixed lipou volatile spended solids): nồng độ bùn hoạt tính tính theo VSS SS (suspended solids):chất rắn lơ lửng TSS (Total suspended solids) chất răn lơ lửng tổng cộng TCVN tiêu chuẩn Việt Nam TCXD tiêu chuẩn xây dựng VSS (volatile suspended solids) chất rắn lơ lửng có khả năng hóa bay hơi XLNT xử lý nước thải DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 5.1 Đặc tính kỷ thuật của một loại Clorator chân không (loni – 1000). Bảng 5.2 Bảng đặc tính kỹ thuật của Balong chứa Clo. Bảng 5.3 Thông số thiết kế sân phơi bùn Bảng 5.4 Tiêu chuẩn đất xây dựng công trình làm sach nước thải Bảng 5.5 Tổn thất áp lực nước qua các công trình DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Vinamilk Hình 2.2 Biểu đồ theo dõi lượng sữa bò Hình 2.3 Công ty Vinamilk Trường Thọ Hình 2.4 Khảo sát các chỉ tiêu nước thải Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ cũ Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ mới Hình 5.1 Cấu tạo máng tràn CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Công nghiệp sản xuất sữa hiện nay chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm chế biến từ sữa ngày càng tăng, thu hút nhiều lao động tham gia, chính vì vậy ngành công nghiệp này không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Công nghệ chế biến sữa được phát triển rất mạnh ở nhiều nước trên thế giới và gần đây là cả Việt Nam. Đây có thể coi là công nghệ truyền thống, cũng có thể coi là công nghệ hiện đại vì lịch sử phát triển của công nghệ này đã có từ rất lâu. ở nhiều trường hợp người ta vẫn làm thủ công bên cạnh những sản phẩm được sản xuất theo những quy trình hiện đại. Thế nhưng đằng sau nó, công nghệ chế biến sữa cũng tạo ra một lượng thải không nhỏ cho môi trường, trong đó, nước thải là một thành phần quan trọng cần xử lý. Lượng nước thải do ngành công nghiệp này thải ra không những rất nhiều mà không qua xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước .Nước thải sản xuất sữa có nồng độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lững và các hạt chất lỏng (dầu, mỡ). Hàm lượng N và P trong nước thải gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước thải, làm thiếu oxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống các thủy sinh vật, xảy ra quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước, gây mùi hôi thối. Các chất lơ lững trong nước gây độ đục cho nguồn nước tiếp nhận,các chất béo tạo lớp váng trên mặt nước, gây thiếu oxy trong nước gây mùi khó chịu. Ngoài ra nước thải còn chứa một số chất tẩy rửa từ quá trình vệ sinh nhà, máy móc, thiết bị… Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất sữa đều chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc nếu có thì xử lý không đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận,Vinamilk TRƯỜNG THỌ Thủ Đức TP.HCM cũng là một trong những nhà máy đó. Mục tiêu của đề tài: Với hiện trạng ảnh hưởng môi trường như vậy, vấn đề nghiên cứu công nghệ thích hợp thay thế các công nghệ cũ để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hơn cho ngành công nghiệp sản xuất sữa là hết sức cần thiết. Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu Thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải cho nhà máy chế biến sữa Công ty Vinamilk Trường Thọ với công suất 1500 m3/ngày đêm với thông số đầu vào theo dự tính ban đầu của nhà máy đề ra và đầu ra đạt tiêu QCVN 24: 2009/BTNMT bảo xả thải an toàn ra nguồn thải tiến tới đạt hệ thống ISO 14000 Nội dung của đề tài: + Giới thiệu tổng quan về ngành chế biến sữa, Tổng Công ty Vinamilk Việt Nam và chi nhánh công ty Vinamilk Trường Thọ. +Tìm hiểu những vấn đề môi trường của ngành chế biến sữa. +Nghiên cứu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải. +Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải hiện tại của công ty vinamilk Trường Thọ. + Tính toán thiết kế nâng cấp trạm xử lý nước thải cho nhà máy chế biến sữa Công ty vinamilk Trường Thọ với công suất 1500m3/ngày đêm. + Dự toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình cho việc nâng cấp trạm xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa Công ty vinamilk Trường Thọ. Phương pháp thực hiện đề tài: Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu về nhà máy chế biến sữa, tìm hiểu sơ đồ và dây chuyền công nghệ xử lý hiện tại của công ty vinamilk Trường Thọ từ đó tính toán và thiết kế nâng cấp hệ thống xử lý cho công ty một cách hợp lý. Nghiên cứu tư liệu: đọc và thu thập số liệu về tình hình nước thải sản xuất sữa và các hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa hiện hữu. Phương pháp so sánh: phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và ra theo quy chuẩn Việt Nam (QCVN 24: 2009/BTNMT) Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình xử lý nước thải của các phương pháp xử lý. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về thành phần tính chất nước thải phát sinh trong các công đoạn chế biến sữa cùng các phương pháp xử lý hiệu quả hơn cho việc thiết kế nâng cấp cho phù hợp với nhà máy. Kết quả tính toán thiết kế của đề tài có thể làm cơ sở cho nhà máy sản xuất Vinamilk tham khảo để đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo nhà máy luôn xanh sạch đẹp, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của nước thải chưa xử lý đến môi trường xung quanh góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên đất, nước và không khí quận Thủ Đức nói chung và toàn TP nói riêng. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NHÀ MÁY SẢN XUẤT SỮA VINAMILK TRƯỜNG THỌ THỦ ĐỨC TP.HCM Tổng quan về công ty sữa Vinamilk Việt Nam : Được hình thành từ năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hình 2.1.sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vinamilk Hình 2.2. biểu đồ theo dõi lượng sữa bò Trải qua quá trình hoạt động và phát triển suốt 30 năm qua, Vinamilk hiện có 9 nhà máy, 1 xí nghiệp, với hơn 4.000 cán bộ công nhân. Vinamilk đã và đang trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam. Đặc biệt, Vinamilk đã đầu tư hàng triệu USD để lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải cho các công ty đơn vị… Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và pho mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để Công ty đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. Công ty sữa Vinamilk Trường Thọ Thủ Đức TP HCM: Địa chỉ số 32 Đặng Văn Bi, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP HCM .  ĐT: (84.8) 38 960 727 Fax: (84.8) 38 966 884 Email: vinamilk@vinamilk.com.vn Website: www.vinamilk.com.vn Hình 2.3.công ty sữa Trường Thọ Chuyên sản xuất: Sữa đặc có đường, Sữa tươi tiệt trùng, Sữa đậu nành, Sữa chua, Nước ép trái cây, Phô mai. Tính chất và thành phần nước thải: 2.3.1.Tính chất vật lý của sữa tươi: Sữa là một chất lỏng màu trắng đục, có độ nhớt lớn hơn hai lần so với nước, có vị đường nhẹ và có mùi ít rõ nét.. Sữa có những tính chất sau: +Mật độ quang ở 150C là: 1,030 ÷ 1,034 +Tỷ trọng ở 15,50C: 1,0306 (g/cm3) + Điểm đông: - 0,540C ÷ - 0,590C +pH : 6,5 ÷ 8 + Độ acid tính bằng độ Dornic (0D):16 ÷ 18 (decigam acid lactic/ 1 lít sữa) + Chỉ số khúc xạ ở 200C là: 1,35 2.3.2.Cấu trúc hóa lý và thành phần hóa học của sữa tươi: +Prôtêin: Prôtêin có trong sữa tồn tại dưới ba dạng: casein, albumin, globulin +Chất béo: Chất béo trong sữa chiếm khoảng từ 3 - 5,2% (khoảng trên dưới 40g trong 1 lít sữa) trong đó gồm 2 loại: Chất béo đơn giản,Chất béo phức tạp +Gluxid: Đường có trong sữa chủ yếu là đường lactoza do đó lactoza còn được gọi là đường sữa. Trung bình trong mỗi lít sữa chứa khoảng 50g lactoza. 2.3.3Sự cần thiết phải xử lý nước thải: Nước thải sản xuất sữa có nồng độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lững và các hạt chất lỏng (dầu, mỡ). Hàm lượng N và P trong nước thải gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn tiếp nhận nước thải, làm thiếu oxy trong nước, ảnh hưởng đến đời sống các thủy sinh vật, xảy ra quá trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ trong nước, gây mùi hôi thối. Các chất lơ lững trong nước gây độ đục cho nguồn nước tiếp nhận. Các chất béo tạo lớp váng trên mặt nước, gây thiếu oxy trong nước gây mùi khó chịu. Ngoài ra nước thải còn chứa một số chất tẩy rửa từ quá trình vệ sinh nhà, máy móc, thiết bị… Hình 2.4.khảo sát các giá trị cuả nước thải công ty Seen năm 2008 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI khái niệm và phân loại nước thải Khái niệm nước thải: Nước thải là nước sau khi đã được con người sử dụng với các mục đích khác nhau. Phân loại nước thải Một trong các cách phân loại nước thải là có thể phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải sau: + Nước thải sinh hoạt : Là nước thải được thải từ các khu dân cư, khu hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. + Nước thải công nghiệp và dịch vụ : Là nước thải được thải từ các quá trình công nghệ hay dịch vụ có xử dụng nước và thành phần của nước thải phụ thuộc vào công nghệ hay dịch vụ. +Nước thải của sản xuất nông nghiệp : Thường là nước tưới tiêu trong trồng trọt hay nước từ các khu vực chăn nuôi và trồng trọt: chất hữu cơ, phân hoá học, thuốc trừ sâu. + Nước thải bệnh viện : Số lượng vi sinh vật lớn và đa dạng, nhiều vi sinh vật gây bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, các hoá chất độc hại, nguy hiểm và có thể có phóng xạ. + Nước từ các hoạt động thương mại như chợ chứa nhiều chất hữu cơ và rác. + Nước mưa nhiễm bẩn : Độ ô nhiễm của nước mưa phụ thuộc vào độ ô nhiễm của môi trường không khí, bề mặt khu vực có nước chảy tràn. các phương pháp xử lý nước thải: Có thể phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính xử lý như : Xử lý cơ học, xử lý hóa học, xử lý sinh học.Tùy tính chất của từng loại nước thải mà trong qui trình xử lý, có thể kết hợp các phương pháp trên để đạt yêu cầu xử lý với hiệu quả cao. Phương pháp xử lý cơ học Gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo. Các phương pháp và thiết bị sử dụng trong xử lý cơ học : + Song chắn rác : Giúp ngăn chặn các vật cứng, vật nổi đi vào máy bơm, vào các bể xử lý công đoạn sau. + Bể lắng : giúp loại bỏ các cặn nặng gây cản trở cho các quá trình sinh học trong các bể xử lý sinh học. +Bể tuyển nổi và vớt bọt : giúp loại bỏ dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt gây cản trở cho các quá trình oxy hóa và khử mầu. + Bể lọc : giúp loại bỏ cặn lơ lửng, làm nước trong trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. + Bể điều hòa : để pha loãng và đồng nhất nồng độ các chất trong nước thải cho phù hợp trước khi xử lý. Phương pháp hoá học Các phương pháp xử lý nước thải gồm có: Trung hoà, oxy hoá và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hoá học nên là phương pháp gây ô nhiễm thứ cấp. Người ta sử dụng phương pháp hoá học để khử các chất hoà tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi phương pháp này dùng để xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh học hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn nước. Các phương pháp sử dụng trong xử lý hóa học : + Phương pháp trung hòa : Dùng các tác nhân hóa học hay trộn lẫn nước thải để đưa PH về khoảng 6,5¸ 8,5 trước khi thải vào nguồn nước hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. + Phương pháp oxy hóa khử : Dùng các chất oxy hóa mạnh để chuyển các chất độc hại trong nước thải thành dạng ít độc hại hơn và tách ra khỏi nước. Phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của các vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh, có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa, trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước. Vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trình dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản, phát triển tăng số lượng tế bào (tăng sinh khối), đồng thời làm sạch (có thể là gần như hoàn toàn) các chất hữu cơ hòa tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Do vậy, trong xử lý sinh học, người ta phải loại bỏ các tạp chất thô ra khỏi nước thải trong các công đoạn xử lý trước đó. Đối với các tạp chất vô cơ có trong nước thải thì phương pháp xử lý sinh học có thể khử các chất sunfit, muối amôn, nitrat… - các chất chưa bị oxy hóa hoàn toàn. Sản phẩm của các quá trình phân hủy này là khí CO2, nước, khí N2, ion sunfat… Điều kiện của nước thải có thể xử lý sinh học Để cho quá trình chuyển hoá vi sinh vật xảy ra được thì vi sinh vật phải tồn tại được trong môi trường xử lý. Muốn vậy thì được xử lý sinh học phải thoả mãn các điều kiện sau: + Nước thải không có chất độc với vi sinh vật như các kim loại nặng, dẫn xuất phenol và cyanua, các chất thuộc loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ hoặc nước thải không có hàm lượng axit hay kiềm quá cao, không được chứa dầu mỡ. + Trong nước thải, hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ so với các chất hữu cơ chung phải đủ lớn, điều này thể hiện qua tỷ lệ giá trị hàm lượng BOD/COD 0,5.. Nguyên lý của quá trình oxi hoá sinh học - Cơ chế của quá trình : Quá trình oxi hoá sinh hoá các chất hữu cơ trong môi trường nước thải chính là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ của các vi sinh vật. Quá trình này gồm 3 giai đoạn, diễn ra với tốc độ khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau: + Giai đoạn khuyếch tán chất hữu cơ từ nước thải tới bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tốc độ của giai đoạn này do quy luật khuyếch tán và trạng thái thuỷ động của môi trường quyết định. + Giai đoạn chuyển các chất hữu cơ đó qua màng bán thấm của tế bào do sự chênh lệch bên trong và bên ngoài của tế bào. + Giai đoạn chuyển hoá sinh hoá các chất trong tế bào vi sinh vật để tạo ra năng lượng, tổng hợp tế bào mới và có thể tạo ra các chất mới. Tác nhân sinh học trong quá trình xử lý - Vai trò chủ yếu trong quá trình xử lý sinh học là vi sinh vật. Hệ vi sinh vật trong nước nói chung và trong nước thải nói riêng rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào bản chất của nước và nước thải cũng như các điều kiện về môi trường. Thường tron nước thải có chứa nhiều loài: vi khuẩn, nguyên sinh động vật, prôtza… Vi sinh vật tham gia vào quá trình xử lý nước thải được xử dụng chủ yếu dưới hai dạng: + Bùn Hoạt tính: Là huyền phù vi sinh vật trong nước thải dưới dạng bông màu nâu vàng có kích thước 3-5 m. Bông này khi tụ hợp lại vơi nhau thì dễ lắng. Bùn hoạt tính có cấu tạo gồm các vi sinh vật, vi khuẩn, các nguyên sinh động vật ,protoza… phát triển thành sinh khối nhày và chắc. Hoạt tính của vi sinh vật là kết quả của sự vận chuyển oxi vào bông sinh học. Trong điều kiện khuấy trộn và làm thoáng ở bể với bùn hoạt tính thông thường bông sinh học có một lớp phủ trên bề mặt được gọi bề mặt hiếu khí. Tính chất lắng và nén của bùn hoạt tính là hai chỉ tiêu chính để đánh giá sự thành công của phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Việc tạo bông liên quan chặt chẽ tới tốc độ phát triển của vi sinh vật và phụ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm, nồng độ oxi hoà tan và mức độ chảy rối. + Màng sinh học ( Màng sinh vật): Màng sinh học là một hệ thống vi sinh vật phát triển trên bề mặt các vật liẹu xốp, tạo thành màng dày 1¸3 mm. Màng sinh học cũng bao gồm các vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật… Quá trình xảy ra ở màng sinh học thường được xem như quá trình hiếu khí nhưng thực chất là hệ thống vi sinh vật hiếu và yếm khí. Khi dòng nước thải chảy trên lớp màng sinh vật, các chất hữu cơ và oxi hoà tan khuyếch tán qua màng và ở đó diễn ra các quá trình trao đổi chất. Sản phẩm của quá trình trao đổi chất thải ra ngoài qua màng. Trong suốt quá trình, oxi hoà tan luôn được bổ sung từ không khí. Theo thời gian, màng sinh học đầy dần lên, sau một thời gian màng bung ra và được thay thế bằng một lớp màng khác. CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SỮA VINAMILK TRƯỜNG THỌ Hiện trạng của hệ thống xử lý nước thải hiện tại: Hình 4.1. sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện tại Thuyết minh sơ đồ công nghệ: Bể gom: Chức năng: thu gom nước thải từ hệ thống mương dẫn nước thải của nhà máy, tập trung nước thải để chuẩn bị bơm lên các bể xử lý chính trong dây chuyền. Bơm nước thải bể gom: Chức năng bơm nước thải từ bể gom qua máy tách rác vào bể điều hòa lưu lượng. bơm hoạt động do hệ thống VDS-SCADA điều khiển tự động các hoạt động ( tự động đổi bơm ,điều tiết tăng giảm bơm theo chế độ cài đặt của người điều hành,hiển thị trạng thái hoạt động của các bơm, Máy tách rác: Chức năng: tách các loại rác kích thướt > 2mm trước khi nước thải được đưa vào bể điều hòa lưu lượng. Thiết bị đo lưu lượng: Xác định lưu lượng thải để kiểm soát số bơm hoạt động Chế độ hoạt động: thiết bị đo lưu lượng bằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2003xong phu in.doc
  • docBIA ĐỒ ÁN IN.doc
  • doccham diem nop.doc
  • dwgfile tong hop.dwg
  • docnhan xet nop.doc
  • docphieu giao đề tai.doc
Tài liệu liên quan