Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước, mã sốdađl 2005/12 “sản xuất thửnghiệm vải len pha polyester“

Đểxây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ( QTCN) khi sản xuất thử nghiệm 02 loại vải Wo/PES 50/50 & 60/40, dựán đã dùng các phương pháp sau đây: ♦ Khai thác và sửdụng có chọn lọc các thông tin vềcông nghệmới, sản phẩm mới từcác tài liệu kỹthuật, các kết quảnghiên cứu trong nước và thếgiới, các thông tin từmạng internet , các tài liệu Hướng dẫn sửdụng thiết bị, hóa chất, thuốc nhuộm của các nhà cung cấp. ♦ Kếthừa những kinh nghiệm đã tích lũy được khi sản xuất các loại vải len pha polyester có tỷlệthấp. Tận dụng và khai thác có hiệu quảnhững thiết bịchuyên dùng đã trang bị ởCông ty 28; một vài máy chưa kịp trang bịbổsung, đã thuê máy của công ty khác đểhoàn chỉnh quy trình công nghệ( QTCN) nhằm đánh giá đầy đủchất lượng sản phẩm thu được.

pdf329 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước, mã sốdađl 2005/12 “sản xuất thửnghiệm vải len pha polyester“, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dec-08 1 BỘ QUỐC PHÒNG TỔNG CỤC HẬU CẦN CÔNG TY 28 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC, MÃ SỐ DAĐL 2005/12 “SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM VẢI LEN PHA POLYESTER “ Chủ nhiệm Dự án : KS. Phạm Hữu Chí Cơ quan chủ trì dự án : Công ty 28 TP. Hồ Chí Minh, 12-2008 Bản thảo viết xong 11/2007 Dec-08 2 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN Số TT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ, CƠ QUAN CÔNG TÁC 01 Ks. Phạm Hữu Chí Giám đốc Điều hành Công ty 28- Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng.( nguyên GĐ XN Dệt QĐ – Công ty 28) 02 TS Cao Hữu Trượng Phó Giáo sư ngành Hoá Nhuộm 03 TS Shrivastava Chuyên gia Hoá nhuộm Ấn Độ, làm việc tại Xí nghiệp Nhuộm Công ty 28 từ 2005 – 2007. 04 Ks. Hồ Thị Huyền P. TP Kỹ thuật Công ty 28 05 Ks. Đinh Viết Cường Giám đốc XN Nhuộm Công ty 28 06 Ks. Phan Văn Thông P. Giám đốc XN Nhuộm Công ty 28 07 Ks.Nguyễn Thị Việt Hồng P. Giám đốc XN Nhuộm Công ty 28 08 Ks. Đinh Văn Sửu TP Kỹ thuật Công ty 28 09 Ks. Bùi Quang Trung Giám đốc XN Dệt Công ty 28 10 Ks. Nguyễn Thị Minh Lợi Nguyên P.TP Kỹ thuật CN Công ty 28 11 Ts. Nguyễn Thị Hà Châu Nguyên chuyên viên ngành may- Công ty 28 12 Cn. Nguyễn Thị Hoà Bình Trưởng phòng Tài chính kế toán Công ty 28 13 Ks. Đặng Thị Bích Thuỷ P. TP Kỹ thuật Công ty 28 14 Ks nguyễn Trường Sơn P. Giám đốc XN Dệt Công ty 28 15 Nguyễn Thị Ngọc Quý Kỹ thuật viên- Phòng Kỹ thuật Công ty 28 16 Trần Thị Nhung Kỹ sư hoá nhuộm- Phòng Kỹ thuật Công ty 28 17 Nguyễn Thị Sáng Kỹ sư dệt - XN Dệt Công ty 28 18 Phạm Văn Thuỷ Kỹ sư hoá nhuộm- XN Nhuộm Công ty 28 19 Nguyễn Thị Huệ Kỹ sư hoá nhuộm- XN Nhuộm Công ty 28 20 Đoàn Trường Sơn Kỹ thuật viên - XN Dệt Công ty 28 Dec-08 3 PHẦN TÓM TẮT Tên dự án : Sản xuất thử nghiệm vải len pha polyester , mã số : DAĐL – 2005 / 12. Thời gian thực hiện : 18 tháng, từ 10/2005 đến 4/2007 Kinh phí : Từ ngân sách SNKH : 3.500 triệu VNĐ. Kinh phí thu hồi ( 70 % ) : 2.443 triệu VNĐ Cơ quan chủ trì dự án : Công ty 28- Tổng cục Hậu cần- Bộ Quốc phòng. Chủ nhiệm dự án : KS Phạm Hữu Chí - Giám đốc Điều hành Công ty 28, Giám đốc xí nghiệp dệt QĐ thuộc Công ty 28 Cơ quan phối hợp chính : Woolmark Company ( Vương quốc Anh ), Daewon Textile VN Co. Ltd & Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đối tượng nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm của dự án: Gồm 02 loại vải len pha polyester ( Wo/PES ): ♦ Vải Wo/PES 50/50, dệt từ sợi len pha chi số 45/2& 34/2 gồm 03 mặt hàng có khối lượng riêng 245 ÷ 340 g / m2 . ♦ Vải Wo / PES 60/40, dệt từ sợi len pha chi số Nm 60/2 gồm 02 mặt hàng có khối lượng riêng 188 ÷ 240 g / m2 Mục đích của dự án: Hai loại vải Wo/PES của dự án sản xuất thử nghiệm là những loại vải có tỷ lệ len cao, có giá trị cao. Khi sản xuất , chúng đòi hỏi phải thực hiện nhiều khâu công nghệ xử lý hơn, có yêu cầu về công nghệ cao hơn và khắt khe hơn so với các loại vải pha có tỷ lệ len thấp. Mục đích của dự án là thông qua việc sản xuất thử nghiệm để thu thập và hiệu chỉnh quy trình công nghệ và một số thông số kỹ thuật trong các công đoạn dệt, xử lý trước, nhuộm và hoàn tất hai loại vải Wo/PES 50/50 & 60/40, Dec-08 4 nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai loại vải này đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của tập đoàn Woolmark ( Vương quốc Anh ). Kết quả thu được khi thực hiện dự án có thể ứng dụng ngay vào việc sản xuất đại trà những mặt hàng vải len pha polyester đạt tiêu chuẩn quốc tế, dùng cho may trang phục mặc ngoài ( Complet) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phương pháp thực hiện: Để xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ ( QTCN) khi sản xuất thử nghiệm 02 loại vải Wo/PES 50/50 & 60/40, dự án đã dùng các phương pháp sau đây: ♦ Khai thác và sử dụng có chọn lọc các thông tin về công nghệ mới, sản phẩm mới từ các tài liệu kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu trong nước và thế giới, các thông tin từ mạng internet , các tài liệu Hướng dẫn sử dụng thiết bị, hóa chất, thuốc nhuộm của các nhà cung cấp. ♦ Kế thừa những kinh nghiệm đã tích lũy được khi sản xuất các loại vải len pha polyester có tỷ lệ thấp. Tận dụng và khai thác có hiệu quả những thiết bị chuyên dùng đã trang bị ở Công ty 28; một vài máy chưa kịp trang bị bổ sung, đã thuê máy của công ty khác để hoàn chỉnh quy trình công nghệ ( QTCN) nhằm đánh giá đầy đủ chất lượng sản phẩm thu được. ♦ Việc sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ được thực hiện theo các bước: + Thử nghiệm mẫu nhỏ ở phòng thí nghiệm ( chủ yếu khi xây dựng đơn màu) + Xây dựng QTCN và sản xuất thử ở quy mô bán sản xuất (100 ÷ 300m mộc và 30 ÷ 50 kg vải nhuộm). + Hoàn thiện QTCN và sản xuất thử nghiệm ở quy mô công nghiệp ( mẫu lớn : trục dệt 2000m và vải nhuộm 150 ÷ 200 kg/mẻ). + Đánh giá kết quả và gửi mẫu đến tập đoàn Woolmark xác định các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Dec-08 5 Các kết quả đạt được : Qua việc sản xuất thử nghiệm ( SXTN ) 02 lọai vải len pha polyester 50/50 và 60/40 ( 5 mặt hàng chính ) với tổng số 60 ngàn mét vải thành phẩm tính đến 30/12/2007, dự án đã đạt được các kết quả như sau : ♦ Đã sản xuất được loại vải len pha polyester có tỷ lệ len cao đạt tiêu chuẩn quốc tế bằng dây chuyền thiết bị hiện có. Để kết quả thu được hoàn hảo hơn, cần trang bị thêm một vài máy hoàn tất cần thiết. ♦ Chất lượng các lọai vải sản xuất thử nghiệm đều đạt tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Woolmark ( Vương quốc Anh ). ♦ Đã xây dựng được 03 quy trình công nghệ sản xuất các mặt hàng vải Wo/PES 50/50 và 60/40 gồm : - Quy trình sản xuất tổng thể - Quy trình dệt - Quy trình nhuộm – hoàn tất. ♦ Đã soạn được tập tài liệu “ Cơ sở về công nghệ nhuộm – hoàn tất vải len pha polyester” ♦ Đã đào tạo, thông qua thực tế hai năm triển khai sản xuất thử nghiệm, được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành dệt, nhuộm – hoàn tất. ♦ Thông qua các loại vải đã sản xuất thử nghiệm, dự án đã khẳng định có thể sản xuất được loại vải Wo/ PES có tỷ lệ len cao, đã làm chủ được công nghệ , sản xuất có lãi, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, có thể mở rộng sản xuất. Dec-08 6 Các chữ viết tắt, ký hiệu qui ước, ký hiệu dấu, đơn vị và thuật ngữ. APEO . Alkylphenol Etoxylat ( Chất gây ô nhiễm môi trường) CM 1.2 . Ký hiệu màu cam nhạt CO 3.8 Ký hiệu màu cỏ uá DMDHEU .. Dimentylol Dihydroxyl Etylen Urê ( chất tạo liên kết ngang để xử lý chống nhàu ) GTW 318 Ký hiệu một loại vải Gabadin len pha polyester HHT . Hồ hoàn tất KD .. Kier Decatising ( máy định hình hơi áp lực ) KTKT .. Kinh tế kỹ thuật NV 3.28 . Ký hiệu màu Navy đậm PES Xơ, sợi polyester PES/Wo . Vải polyester pha len PTW .. Ký hiệu vải popơlin len pha polyester QTCN ... Quy trình công nghệ SXTN .. Sản xuất thử nghiệm TNAX . Thuốc nhuộm axít TNPT .. Thuốc nhuộm phân tán TXL .. Tiền xử lý ( xử lý trước ) XC 3.11 . Ký hiệu màu xanh lá cây đậm XLHT .. Xử lý hoàn tất Wo Wool ( xơ sợi len) Wo/PES . Vải len pha polyester Dec-08 7 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang LỜI MỞ ĐẦU 10 A NỘI DUNG CHÍNH 15 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC 16 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 16 1.1.1. Các mặt hàng vải len và len pha được sản xuất và sử dụng phổ biến trên thế giới. 16 1.1.2. Chất lượng vải len theo tiêu chuẩn Woolmark. 17 1.1.3. Công nghệ kéo sợi, dệt nhuộm và xử lý hòan tất vải len hiện nay trên thế giới. 20 1.1.3.1 Công nghệ kéo sợi len trên thế giới 20 1.1.3.2. Công nghệ nhuộm – hoàn tất vải len pha polyester hiện nay trên thế giới 30 1.1.4. Công nghệ mới xử lý làm mềm vải len, len pha, giảm xù lông, giảm vón kết, giảm độ co, tăng độ ổn định kích thước. 33 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước : 34 1.2.1. Lĩnh vực sợi, dệt 34 1.2.2. Lĩnh vực nhuộm – hoàn tất 37 1.2.3. Nội dung nghiên cứu và sản xuất vải Wo/PES tại Công ty Dệt lụa Nam Định 37 1.2.4. Nội dung và kết quả nghiên cứu của Viện kinh tế kỹ thuật Dệt may Việt Nam. 39 1.2.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất vải len pha polyester tại Công ty 28 42 1.3. Kết luận 43 1.3.1. Phân tích, đánh giá và so sánh công nghệ sản xuất vải len pha trên thế giới, trong nước& chất lượng vải len pha tương ứng 43 1.3.2. Những hạn chế và tồn tại, giải pháp khoa học công nghệ nhằm khắc phục để nâng cao chất lượng vải len pha đạt tiêu chuẩn Woolmark 44 2. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45 2.1. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu: 45 2.1.1. Tiếp cận thông tin thị trường trong nước và trong khu vực 45 2.1.2. Tiềm năng và kinh nghiệm sản xuất 45 2.1.3. Định hướng đối tượng nghiên cứu 46 Dec-08 8 TT NỘI DUNG Trang 2.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu 47 2.2.1. Lý thuyết về nguyên liệu len . Lý thuyết về phối trộn len với xơ sợi tổng hợp. 47 2.2.1.1. Lý thuyết cơ bản về nguyên liệu len lông cừu 47 2.2.1.2. Lý thuyết về phối trộn len với xơ sợi tổng hợp. 55 2.2.2. Lý thuyết về thiết kế vải len . 61 2.2.2.1. Lựa chọn kiểu dệt 62 2.2.2.2. Thiết kế mật độ sợi 63 2.2.2.3. Sự thay đổi khối lượng, kích thước cuả vải 65 2.2.2.4. Ví dụ về tính toán thông số 67 2.2.3. Lý thuyết về nhuộm , về xử lý hòan tất vải len và len pha 68 2.2.3.1. Lý thuyết và công nghệ tiền xử lý vải Wo/PES 70 2.2.3.1.1. Lý thuyết và công nghệ định hình ướt 71 2.2.3.1.2. Lý thuyết và công nghệ định hình nhiệt 72 2.2.3.1.3. Lý thuyết và công nghệ nấu giặt vải Wo/PES 74 2.2.3.1.4. Lý thuyết và công nghệ cán mịn 77 2.2.3.2. Lý thuyết và công nghệ nhuộm màu vải Wo/PES 81 2.2.3.2.1. Tóm tắt về đặc điểm nhuộm màu cuả vải Wo/PES 81 2.2.3.2.2. Các phương pháp nhuộm vải Wo/PES 82 2.2.3.2.3. Cơ sở lý thuyết để chọn cặp thuốc nhuộm phù hợp 83 2.2.3.2.4. Những vấn đề về quy trình công nghệ nhuộm và các thông số kỹ thuật nhuộm vải Wo/PES 86 2.2.3.3. Lý thuyết và công nghệ về xử lý hoàn tất vải Wo/PES 90 2.2.3.3.1. Tách nước và mở khổ vải 91 2.2.3.3.2. Sấy khô vải 92 2.2.3.3.3. Kiểm tra trung gian và sửa vải 96 2.2.3.3.4 Xén đầu xơ 97 2.2.3.3.5. Đốt đầu xơ 100 2.2.3.3.6. Giặt và sấy khô sau đốt 102 2.2.3.3.7. Hồ hoàn tất 102 2.2.3.3.8. Là ép 104 2.2.3.3.9. Hấp xốp 105 2.2.4. Lý thuyết về những tính chất đặc trưng và phương pháp đánh giá vải len và len pha. 109 2.3. Phân tích và đánh giá tính mới, tính sáng tạo cuả dự án 119 3. CHƯƠNG 3 NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN 122 Dec-08 9 TT NỘI DUNG Trang 3.1. Nghiên cứu thiết kế mặt hàng. 122 3.1.1. Thiết kế mặt hàng 122 3.1.2. Qui trình công nghệ tổng quát công đọan Dệt 123 3.1.3. Qui trình công nghệ tổng quát công đọan Nhuộm – Hòan tất 124 3.2. Nghiên cứu lựa chọn các loại sợi len pha polyester 127 3.3. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm & hòan thiện công nghệ dệt vải len pha polyester theo hai tỉ lệ 50/50 và 60/40. 129 3.3.1. Qui trình chuẩn bị sợi dọc 129 3.3.2. Qui trình dệt 132 3.3.3. Đánh giá và phân lọai vải mộc. 133 3.4. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và hòan thiện công nghệ xử lý trước vải len pha polyester theo hai tỷ lệ 50/50 và 60/40. 134 3.4.1. Qui trình biên chế các mẻ hàng. 134 3.4.2. Nghiên cứu và hòan thiện công nghệ định hình ướt cho thành phần len 134 3.4.3. Nghiên cứu và hòan thiện công nghệ định hình thành phần xơ polyester. 135 3.4.4. Nghiên cứu và hòan thiện công nghệ giặt và dạ hóa vải Wo/PES 138 3.5. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và hòan thiện công nghệ nhuộm vải len pha polyester theo hai tỷ lệ 50/50 và 60/40. 141 3.5.1. Lựa chọn phương pháp và thiết bị 142 3.5.2. Lựa chọn thuốc nhuộm 143 3.5.3. Lựa chọn các thông số kỹ thuật và quy trình công nghệ nhuộm 145 3.5.4. Một số đơn công nghệ và quy trình công nghệ đã thực hiện 147 3.6. Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và hòan thiện công nghệ xử lý hòan tất sau nhuộm vải len pha polyester theo hai tỷ lệ 50/50 và 60/40. 150 3.6.1 Tách nước, mở khổ vải và sấy khô 150 3.6.2. Xén đầu xơ 151 3.6.3 Hồ hoàn tất 151 3.6.4 Là ép 152 3.6.5. Hoàn thiện công nghệ là xốp 153 3.7. Kiểm tra đánh giá chất lượng vải thành phẩm theo tiêu chuẩn Woolmark 155 4. CHƯƠNG 4 TỔNG QUÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 162 4.1. Đánh giá tòan diện chất lượng hai loại vải len pha đã sản xuất thử nghiệm 162 Dec-08 10 TT NỘI DUNG Trang 4.2. Đánh giá tính ổn định công nghệ khi mở rộng sản xuất/ sản xuất đại trà. 162 4.3. Đánh giá kết quả đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, cán bộ quản lý. 163 4.4. Đánh giá việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và việc xin cấp license 164 4.5. Đánh giá đầy đủ và tòan diện kết quả thu nhận được sau khi hòan thành Dự án so với đề cương thuyết minh ban đầu và đánh giá những vấn đề chưa đạt được hoặc thực hiện chưa tốt. 164 5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 166 5.1. Kết luận 166 5.2. Kiến nghị : 166 LỜI CÁM ƠN 167 B TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 C PHỤ LỤC 171 D SẢN PHẨM VẢI CỦA ĐỀ TÀI 172 E CÁC SẢN PHẨM TRUNG GIAN 173 - Quyết định về việc thành lập hội đồng nghiệm thu cấp Bộ Quốc Phòng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở dự án DAĐL 2005/12. Biên bản đánh giá cấp cơ sở kết quả của dự án DA ĐL 2005/12. - QĐ về việc thành lập Hội đồng khoa học công nghệ cấp Nhà nước và tổ chuyên gia đánh giá nghiệm thu Dự án SXTN cấp nhà nước, mã số DAĐL-2005/12. Biên bản đánh giá kết quả đề tài Dự án SXTN cấp nhà nước. Dec-08 11 Dec-08 12 LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp dệt may là một trong các ngành công nghiệp quan trọng, được chú trọng phát triển ở nước ta. Công nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho nền kinh tế phát triển, đem lại một giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng đáng kể cho nền kinh tế nước nhà. Về mặt xã hội, công nghiệp dệt may ở nước ta đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 2 triệu lao động, cung cấp sản phẩm may mặc và các công dụng khác cho nhu cầu trong nước đang ngày càng gia tăng. Hàng dệt may Việt Nam đã có uy tín trên một số thị trường như Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và đang vươn tới một số quốc gia khác. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam phải được nâng cao hơn nữa để có thể đứng vững trên các thị trường truyền thống và cạnh tranh quyết liệt nhằm thâm nhập các thị trường mới. Chất lượng, giá cả, mẫu mã của sản phẩm dệt may luôn là những tiêu điểm để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vươn xa hơn nữa nhằm cạnh tranh được với các nước trong khu vực như Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan Việc sử dụng nguyên liệu dệt có giá trị cao, thiên nhiên cũng như nhân tạo, cùng nhằm mục đích tạo cho sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu của một số thị trường khu vực và trên thế giới. Len lông cừu là nguyên liệu dệt tạo ra mặt hàng có giá trị gia tăng cao vì những đặc tính quí hiếm mà khách hàng ở các nước hàn đới phát triển cũng như ở một số nước đang phát triển ở trình độ cao rất ưa chuộng . Để đáp ứng những yêu cầu tiêu dùng khác nhau, len lông cừu có thể được kéo sợi nguyên chất 100% và Dec-08 13 pha trộn với các loại sợi thiên nhiên hoặc nhân tạo khác như bông, polyester, viscose với những tỷ lệ khác nhau. Việc phối trộn một loại nguyên liệu dệt có giá trị cao với một loại xơ nhân tạo khác đem lại những tính chất riêng biệt vẫn đáp ứng được tính thẩm mỹ, tính tiện nghi của sản phẩm may mặc. Đồng thời phối trộn nguyên liệu khác nhau cũng tạo thuận lợi hơn cho quá trình công nghệ và giảm giá thành sản phẩm. Công nghệ sản xuất vải len trên thế giới đã phát triển rất cao và có lịch sử từ lâu đời. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các loại xơ nhân tạo nên các mặt hàng len pha được phổ biến hơn cả với các tỷ lệ polyester/len 55/45; 50/50; 70/30. Hiện nay ở nước ta cũng đã xuất khẩu hàng may mặc từ vải len hoặc pha len, chủ yếu do đặt hàng gia công hoặc cho thị trường nội địa, nhưng sản lượng còn rất khiêm tốn. Một số công ty nước ngoài đã đầu tư dây chuyền sản xuất vải len và pha len ở Việt nam để xuất khẩu và cung cấp cho các công ty may trong nước. Nhận thấy nhu cầu trước mắt và tương lai phát trển của mặt hàng vải len pha để làm hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa, Công ty 28 thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ quốc phòng đã đề xuất thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp nhà nước 2005 SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM VẢI LEN PHA POLYESTER, và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt tại Quyết định số 552/QĐ-BKHCN, do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ký ngày 29/3/2005 với mã số dự án DAĐL 2005/12. Kết quả cuả dự án này ngoài việc sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu còn giúp cho việc sản xuất các loại vải len pha polyester có chất lượng cao để phục vụ cho yêu cầu chính qui về trang phục cho sĩ quan quân đội và công an. MỤC ĐÍCH CỦA DỰ ÁN: Trên cơ sở trang thiết bị sẵn có với các tính năng nhuộm và xử lý hoàn tất các mặt hàng vải len và len pha cũng như kinh nghiệm trong việc sản xuất các mặt Dec-08 14 hàng này trong nhiều năm qua phục vụ các ngành Công an và Quốc phòng, Dự án sản xuất thử nghiệm DAĐL 2005/12 đề ra mục đích: • Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ trong sản xuất thử nghiệm để thu nhận và xây dựng qui trình công nghệ, hiệu chỉnh hợp lý các thông số kỹ thuật dệt, xử lý trước, nhuộm và hoàn tất hai loại vải len pha polyester tỷ lệ 50/50 & 60/40. • Hoàn chỉnh qui trình công nghệ, nâng cao chất lượng vải len pha theo tiêu chuẩn chất lượng của tập đoàn WOOLMARK (Vương quốc Anh) và được cấp giấy phép Licence “ Woolmark Blend “. • Ứng dụng ngay kết quả của dự án vào việc sản xuất mở rộng các mặt hàng vải cao cấp này cho may trang phục mặc ngoài để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU: 1/ Dự án tập hợp, khai thác và sử dụng có chọn lọc các thông tin về công nghệ truyền thống cũng như công nghệ mới, sản phẩm mới, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp thử từ các thông tin cập nhật trên mạng Internet, các tài liệu in mới xuất bản, các tài liệu kỹ thuật của các hãng chế tạo máy, các hãng sản xuất thuốc nhuộm, hóa chất và phụ trợ, các thông tin từ kết quả nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước. 2/ Kế thừa và nâng cao những kinh nghiệm đã tích lũy từ sản xuất các loại vải len pha polyester có tỷ lệ len thấp. o Tận dụng và phát huy có hiệu quả những thiết bị chuyên dụng đã có ở Công ty 28. o Tìm hiểu và khai thác, thuê thiết bị của công ty bạn để hoàn chỉnh qui trình công nghệ, bảo đảm chất lượng sản phẩm. 3/ Thực hiện các bước thử nghiệm một cách khoa học: • Thử nghiệm mẫu nhỏ trong phòng thí nghiệm bên cạnh sản xuất . Dec-08 15 • Xây dựng qui trình công nghệ và sản xuất thử ở qui mô nhỏ : 100 ÷ 200 mét vải mộc ở khâu dệt và 30 ÷ 50kg vải ở khâu nhuộm – hoàn tất. • Hoàn chỉnh qui trình công nghệ và đưa vào sản xuất ở qui mô lớn : 1000 ÷2000 mét / trục dọc ở khâu dệt và 150 ÷ 200kg / mẻ ở nhuộm – hoàn tất. • Đánh giá kết quả trên mẫu sản phẩm và gửi mẫu đến tập đoàn Woolmark ( The Woolmark Company Testing Department ) xác nhận khả năng ký thoả thuận sử dụng Lixăng Woolmark Blend của Woolmark. • Thảo luận và tổ chức hội thảo hẹp để phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như qui trình để từng bước hoàn chỉnh cho bước thử nghiệm tiếp theo. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM: 1/ Nghiên cứu nguyên liệu len lông cừu, lựa chọn loại sợi len pha polyester phù hợp mặt hàng thiết kế. 2/ Nghiên cứu thiết kế mặt hàng. 3/ Nghiên cứu, lập qui trình công nghệ tổng quát công đoạn Dệt, Nhuộm - Hoàn tất. 4/ Nghiên cứu, lập qui trình sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ dệt vải len pha polyester ( Wo/PES) theo 2 tỉ lệ 50/50 và 60/40: • Qui trình chuẩn bị sợi dọc. • Qui trình dệt. • Qui trình kiểm tra, sửa vải mộc. 5/ Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ xử lý trước nhuộm: o Công nghệ định hình ướt cho thành phần len o Công nghệ định hình xơ polyester o Công nghệ giặt và dạ hóa vải Wo/PES Dec-08 16 6/ Nghiên cứu sản xuất th
Tài liệu liên quan