Hiệu quả giãn cơ sâu trong phẫu thuật nội soi ổ bụng

Giãn cơ được sử dụng thường xuyên trong phẫu thuật ổ bụng nhằm mục đích cải thiện điều kiện phẫu thuật. Bằng chứng ủng hộ cho việc sử dụng thường quy giãn cơ sâu vẫn còn nhiều tranh cãi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả của giãn cơ sâu so với giãn cơ trung bình trong phẫu thuật nội soi ổ bụng. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn có đối chứng. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 10/2018 trên 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng có chương trình. 60 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm 1 - giãn cơ sâu (Train Of Four (TOF) 0 và Post Tetanic Count (PTC) 1 - 2, n = 30), nhóm 2 - giãn cơ trung bình (TOF 1 - 2, n = 30). Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực ổ bụng giảm thấp hơn ở nhóm giãn cơ sâu (9,5 ± 1.5 và 11,1 ± 1,26 mmHg, p = 0,000), phẫu trường tối ưu hơn (p = 0,012), không có sự khác biệt về hô hấp, huyết động, đau sau mổ giữa 2 nhóm (p > 0,05). Giãn cơ sâu cải thiện điều kiện phẫu thuật đáng kể, không ảnh hưởng khác biệt đến các chỉ số hô hấp, huyết động, đau sau mổ.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả giãn cơ sâu trong phẫu thuật nội soi ổ bụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HIỆU QUẢ GIÃN CƠ SÂU TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG Ngô Thị Huê1, Nguyễn Hữu Tú2 Khoa Gây mê hồi sức và chống đau, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Giãn cơ được sử dụng thường xuyên trong phẫu thuật ổ bụng nhằm mục đích cải thiện điều kiện phẫu thuật. Bằng chứng ủng hộ cho việc sử dụng thường quy giãn cơ sâu vẫn còn nhiều tranh cãi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả của giãn cơ sâu so với giãn cơ trung bình trong phẫu thuật nội soi ổ bụng. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn có đối chứng. Nghiên cứu thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng 10/2018 trên 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng có chương trình. 60 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm 1 - giãn cơ sâu (Train Of Four (TOF) 0 và Post Tetanic Count (PTC) 1 - 2, n = 30), nhóm 2 - giãn cơ trung bình (TOF 1 - 2, n = 30). Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực ổ bụng giảm thấp hơn ở nhóm giãn cơ sâu (9,5 ± 1.5 và 11,1 ± 1,26 mmHg, p = 0,000), phẫu trường tối ưu hơn (p = 0,012), không có sự khác biệt về hô hấp, huyết động, đau sau mổ giữa 2 nhóm (p > 0,05). Giãn cơ sâu cải thiện điều kiện phẫu thuật đáng kể, không ảnh hưởng khác biệt đến các chỉ số hô hấp, huyết động, đau sau mổ. Từ khóa: giãn cơ sâu, phẫu thuật nội soi ổ bụng, hiệu quả Địa chỉ liên hệ: Ngô Thị Huê, Khoa Gây mê hồi sức và chống đau, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Email: hue.bsdk.hmu@gmail.com Ngày nhận: 20/9/2018 Ngày được chấp thuận: 12/10/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, phẫu thuật nội soi cũng được phát triển không ngừng. So với phẫu thuật mở thì phẫu thuật nội soi có được nhiều ưu điểm như: hồi phục nhanh hơn, giảm mức độ đau sau phẫu thuật, giảm thời gian nằm viện, thẩm mỹ hơn và bệnh nhân hài lòng hơn [1]. Phẫu thuật nội soi liên quan đến việc bơm hơi vào trong khoang phúc mạc, việc này làm tăng áp lực trong ổ bụng cùng với sự hấp thu CO2 dẫn đến những biến loạn về tuần hoàn, hô hấp, và tưới máu tại chỗ như: giảm hồi lưu tĩnh mạch, giảm cung lượng tim, làm tăng nhịp tim và huyết áp động mạch trung bình, cũng như tăng kháng lực mạch máu phổi [2]. Năm 2002 Hội phẫu thuật nội soi Châu Âu đã đưa ra khuyến cáo về áp lực ổ bụng trong thực hành lâm sàng phẫu thuật nội soi là: áp dụng mức áp lực ổ bụng thấp nhất có thể phẫu thuật được (mức khuyến cáo A) [3]. Một khó khăn là áp lực ổ bụng thấp lại ảnh hưởng đáng kể đến phẫu trường của phẫu thuật viên. Trên thế giới trong vài năm gần đây nhiều nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho rằng giãn cơ sâu có ưu việt trong việc duy trì áp lực bơm hơi thấp mà vẫn đảm bảo điều kiện phẫu thuật tốt, hơn nữa giảm được mức độ đau sau phẫu thuật so với mức giãn cơ vẫn đang được áp dụng trên lâm sàng hiện nay [4 - 6]. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hồi phục giãn cơ hoàn toàn sau giãn cơ sâu thì cần hóa giải bằng thuốc sugammadex - một thuốc giải giãn cơ mới và vẫn còn khá đắt đỏ trên cả thị trường thế giới và Việt Nam. Chính vì vậy việc sử dụng thường quy giãn cơ sâu trong phẫu thuật nội soi vẫn còn nhiều tranh cãi và cần nghiên cứu thêm. Tại Việt Nam, vấn đề giãn cơ sâu vẫn còn khá mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu, vì vậy nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu sau: Đánh giá ảnh hưởng trên áp lực ổ bụng và một số chỉ số hô hấp, huyết động của giãn cơ TCNCYH 115 (6) - 2018 135 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC sâu so với giãn cơ trung bình ở bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng. So sánh sự hồi phục giãn cơ và đau sau phẫu thuật của nhóm giãn cơ sâu và nhóm giãn cơ trung bình. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân ≥ 18 tuổi và < 80 tuổi, đồng ý hợp tác và tham gia vào nghiên cứu. Tình trạng sức khoẻ trước mổ ASA I-III. Phẫu thuật nội soi ổ bụng theo chương trình với thời gian phẫu thuật ≥ 45 phút. Loại khỏi nghiên cứu những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu, BMI ≥ 30 kg/m2, phụ nữ có thai, dị ứng với thuốc gây mê. Đưa ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân không muốn tiếp tục tham gia nghiên cứu, xuất hiện các biến chứng liên quan đến gây mê, phẫu thuật hoặc quá trình điều trị sau mổ, thời gian phẫu thuật < 45 phút. 2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên mù đơn có đối chứng. - Địa điểm - Thời gian nghiên cứu: Khoa Gây mê hồi sức và chống đau, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 3/2018 đến tháng 10/2018. - Cỡ mẫu: chọn mẫu thuận tiện, 60 bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu khi vào phòng mổ được bốc thăm ngẫu nhiên vào một trong 2 nhóm nghiên cứu: + Nhóm 1: giãn cơ sâu, duy trì TOF 0, PTC 1 - 2. + Nhóm 2: giãn cơ trung bình, duy trì TOF 1 - 2. Cách thức tiến hành - Trước mổ: làm các xét nghiệm tiền phẫu cơ bản, khám gây mê trước ngày phẫu thuật. - Tại phòng mổ + Bệnh nhân được theo dõi nhịp tim, huyết áp, điện tim, SpO2, BIS, thở oxy qua mask 6 - 8 l/phút, theo dõi độ giãn cơ bằng máy TOF- scan. + Gây mê nội khí quản, khởi mê bằng: fentanyl 3 µg/kg tiêm tĩnh mạch, propofol- TCIcp, rocuronium được tiêm ngay khi bệnh nhân mất tri giác (mất phản xạ mi mắt) với liều 0,5 mg/kg. Theo dõi độ giãn cơ bằng TOF-scan mỗi 15 giây. Khi TOF không có đáp ứng thì bắt đầu đặt nội khí quản. + Dự phòng nôn: tiêm tĩnh mạch 8mg ondansetron, 4mg dexamethason. + Trong mổ bệnh nhân được duy trì mê bằng Propofol-TCI, nồng độ được điều chỉnh sao cho BIS trong khoảng 40 - 60; fentanyl được nhắc lại với liều 1,0 - 2,0 mg/kg theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, mỗi 20 - 30 phút nhắc lại một lần. Rocuronium: mỗi lần tiêm 0,15 mg/kg tùy theo TOF, PTC để duy trì TOF 0 và PTC 1 - 2 ở nhóm 1; TOF 1 - 2 ở nhóm 2. TOF scan được đo tự động mỗi 5 phút. + Áp lực bơm hơi ban đầu của cả 2 nhóm được cài đặt là 12 mmHg, sau đó giảm áp lực bơm hơi từ từ, mỗi 5 phút giảm 1 mmHg đến mức áp lực bơm hơi thấp nhất mà phẫu thuật viên vẫn thực hiện được phẫu thuật thuận lợi, ghi nhận lại giá trị áp lực ổ bụng đó. + Paracetamol 1g truyền tĩnh mạch, ketorolac 30 mg tiêm tĩnh mạch khi bắt đầu đóng da. Ngừng fentanyl và rocuronium trước khi kết thúc mổ khoảng 20 phút. Ngừng truyền propofol khi đóng da xong. Thuốc giải giãn cơ sugammadex được tiêm ngay sau khi đóng da xong: 2 mg/kg: khi TOF ≥ 1; 4 mg/kg: khi TOF 0, PTC ≥ 1. 136 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC X + Bệnh nhân được rút ống nội khí quản khi đủ điều kiện. + Thời điểm theo dõi T0 - T14 lần lượt là trước gây mê, trước phẫu thuật, trước bơm hơi, sau bơm hơi 1ph, 5ph, 10ph, 15ph, 20ph, 25ph, 30ph, trước xả hơi, sau xả hơi 1ph, 5ph, 10ph. Tại phòng hồi tỉnh: + Bệnh nhân được thở oxy, theo dõi các chỉ số sinh tồn (mạch, huyết áp, SpO2, nhiệt độ, nhịp thở), theo dõi chỉ số BIS, cài đặt chế độ đo chỉ số TOF tự động liên tục mỗi 15 phút. + Đánh giá mức độ đau bụng, đau vai theo thang điểm VAS (Visual analogue scale). + Đánh giá tác dụng không mong muốn. + Chuyển bệnh nhân khỏi phòng hồi tỉnh khi Aldrete ≥ 8 điểm, không có điểm thành phần nào là 1. Tại bệnh phòng + Theo dõi đau tại thời điểm 24h và 48h sau mổ, biến chứng hô hấp sau mổ cho đến khi bệnh nhân xuất viện. Tiêu chuẩn đánh giá Các đặc điểm nhân trắc học, ASA, loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, số lượng các thuốc mê sử dụng, áp lực ổ bụng, mức độ hài lòng của phẫu thuật viên về phẫu trường, sự thay đổi nhịp tim, huyết áp, áp lực đường thở trong quá trình phẫu thuật, số lượng thuốc giải giãn cơ được sử dụng, thời gian đạt TOF 70%, TOF 90%, TOF 100% sau tiêm thuốc sugammadex, thời gian rút ống nội khí quản, mức độ đau sau mổ (VAS). Xử lý số liệu Số liệu sau thu thập được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả được trình bày dưới dạng trung bình, độ lệch chuẩn ( ± SD), tỷ lệ %. So sánh các tỷ lệ % và giá trị biến định tính bằng test χ2. So sánh giá trị trung bình biến định lượng bằng test T-student. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3. Đạo đức nghiên cứu Các thuốc sử dụng trong nghiên cứu đã được sử dụng rộng rãi. Nghiên cứu chỉ nhằm mục tiêu tìm ra lợi ích của việc sử dụng giãn cơ sâu trong phẫu thuật nội soi ổ bụng. Đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin và ký chấp thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu. Mọi thông tin liên quan đến đối tượng đều được mã hóa và đảm bảo bí mật. III. KẾT QUẢ Nghiên cứu được thực hiện trên 60 bệnh nhân phẫu thuật nội soi ổ bụng có chương trình, chúng tôi thu được một số kết quả sau: 1. Một số đặc điểm liên quan đến bệnh nhân và phân loại phẫu thuật Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân và phân loại phẫu thuật (n = 60) (trình bày dưới dạng ± SD, Min - Max) Chỉ số Nhóm Nhóm 1 (n = 30) Nhóm 2 (n = 30) Chung (n = 60) p Tuổi (năm) 48,8 ± 17,9 (20 - 73) 47,17 ± 12,67 (27 - 69) 47,98 ± 15,39 (20 - 73) 0,685 TCNCYH 115 (6) - 2018 137 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC X Chỉ số Nhóm Nhóm 1 (n = 30) Nhóm 2 (n = 30) Chung (n = 60) p Chiều cao (m) 1,58 ± 0,09 (1,45 - 1,78) 1,61 ± 0,08 (1,41 - 1,76) 1,59 ± 0,09 (1,41 - 1,78) 0,191 Cân nặng (kg) 56,73 ± 10,9 (38 - 80) 58,73 ± 9,14 (47 - 80) 57,73 ± 10,02 (38 - 80) 0,445 BMI (kg/m2) 22,46 ± 2,87 (15,6 - 28,3) 22,43 ± 1,95 (18,3 - 25,8) 22,44 ± 2,44 (15,6 - 28,3) 0,958 Giới Nam (n, %) Nữ (n, %) 11 (36,7) 19 (63,3) 16 (53,3) 14 (46,7) 27 (45) 33 (55) 0,194 ASA I (n, %) II (n, %) 17 (56,6) 13 (43,4) 24 (80) 6 (20) 41 (70) 19 (30) 0,052 Các loại phẫu thuật Cắt túi mật (n, %) PHTB* (n, %) Cắt UNBT** (n, %) Khác (n, %) 18 (60) 4 (13,3) 3 (10) 5 (16,7) 21 (70) 2 (6,7) 2 (6,7) 5 (16,6) 39 (65) 6 (10) 5 (8,3) 10 (16,7) *phục hồi thành bụng, ** u nang buồng trứng 2. Đặc điểm gây mê và phẫu thuật Bảng 2. Đặc điểm của gây mê và phẫu thuật (n = 60) (trình bày dưới dạng ± SD, Min - Max) Chỉ số Nhóm 1 (n = 30) Nhóm 2 (n = 30) p Thời gian bơm hơi (phút) 51,63 ± 28,02 (30 - 140) 46,57 ± 25,6 (30 - 140) 0,468 Thời gian phẫu thuật (phút) 67,17 ± 28,89 (45 - 160) 61,7 ± 25,4 (45 - 150) 0,440 Thời gian gây mê (phút) 84,93 ± 32,02 (50 - 172) 78,90 ± 27,14 (55 - 160) 0,434 Fentanyl (mg) 0,27 ± 0,04 (0,15 - 0,42) 0,27 ± 0,03 (0,2 - 0,35) 0,975 Propofol (mg) 611,73 ± 221,98 (325 - 1257) 666,47 ± 297,32 (238 - 1500) 0,485 Esmeron (mg) 56,28 ± 18,62 (28 - 99) 39,0 ± 11,19 (25 - 65) 0,000 Nhóm 138 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Ảnh hưởng trên áp lực ổ bụng B ệ n h n h â n Nhóm 2 Nhóm 1 mmHg Biểu đồ 1. Biểu đồ phân bố áp lực ổ bụng của 2 nhóm (n = 60) Áp lực ổ bụng trung bình của nhóm 1 là 9,5 ± 1,5 mmHg, nhóm 2 là 11,1 ± 1,26 mmHg (p = 0,000). Nhóm 1 có 24 bệnh nhân có áp lực ổ bụng ≤ 10 mmHg, nhóm 2 có 56,7% (17 bệnh nhân) có áp lực bơm hơi 12 mmHg. 4. Ảnh hưởng lên huyết động C h u k ỳ/ p h u t Nhóm 1 Mean Thời gian Nhóm 1 + SD Nhóm 2 + SD Nhóm 1 - SD Nhóm 2 - SD Nhóm 2 Mean Biểu đồ 2. Biểu đồ sự thay đổi nhịp tim của 2 nhóm (n = 60) Biểu đồ 3. Biểu đồ sự thay đổi huyết áp trung bình của 2 nhóm (n = 60) TCNCYH 115 (6) - 2018 139 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nhịp tim, huyết áp trung bình tăng ngay sau khi bơm hơi, mức độ tăng kéo dài đến khi xả hơi. Sự thay đổi của nhịp tim, huyết áp giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05). 5. Ảnh hưởng lên một số chỉ số hô hấp Biểu đồ 4. Biểu đồ sự thay đổi áp lực đường thở đỉnh, áp lực đường thở cao nguyên của 2 nhóm (n = 60) Áp lực đường thở tăng ngay sau khi bơm hơi và duy trì đến khi xả hơi, sự thay đổi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm giãn cơ sâu và giãn cơ trung bình (p > 0,05). 6. Sự hồi phục giãn cơ Bảng 3. Thuốc giải giãn cơ và thời gian hồi phục giãn cơ của 2 nhóm (n = 60) Chỉ số Nhóm 1 (n = 30) Nhóm 2 (n = 30) p Sugammadex (mg) 119,6 ± 27,16 (76 - 198) 117,4 ± 18,21 (94 - 160) 0,714 TOF 70% (giây) 116,63 ± 63,3 (14 - 330) 71,53 ± 61,87 (0 - 240) 0,007 TOF 90% (giây) 159,9 ± 85,8 (30 - 390) 108,83 ± 65,38 (30 - 255) 0,012 TOF 100% (giây) 237,63 ± 138,74 (45 - 748) 159,67 ± 81,39 (49 - 360) 0,010 Thời gian rút nội khí quản (phút) 8,63 ± 3,95 (3 - 15) 8,53 ± 3,71 (4 - 20) 0,92 Nhóm Nhóm 1 có 2 bệnh nhân giải giãn cơ với liều sugammadex 4 mg/kg, nhóm 2 100% bệnh nhân giải giãn cơ với liều 2 mg/kg. Không có trường hợp nào tái giãn cơ trong 1 giờ sau mổ. 140 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 7. Mức độ đau sau mổ Biểu đồ 5. Biểu đồ mức độ đau sau mổ ở các thời điểm (n = 60) Nhóm 1 có 3 /30 bệnh nhân đau vai (10%), nhóm 2 có 5/30 bệnh nhân đau vai (16,7%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,706). IV. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này giãn cơ sâu giúp thực hiện phẫu thuật ở mức áp lực bơm hơi ổ bụng thấp mà vẫn tối ưu hóa được phẫu trường (p < 0,05). Giãn cơ sâu với áp lực bơm hơi thấp không làm kéo dài thêm thời gian phẫu thuật. Sau khi tiêm thuốc giải giãn cơ thời gian đạt hết tác dụng thuốc giãn cơ hoàn toàn (TOF ≥ 90%) kéo dài hơn nhóm giãn cơ trung bình có ý nghĩa, tuy nhiên số lượng thuốc sugammadex cần sử dụng và thời gian rút được ống nội khí quản không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân. Không quan sát thấy sự tái giãn cơ sau khi giải giãn cơ trong thời gian 1 giờ sau mổ, không có bệnh nhân nào nôn hay buồn nôn. Thay đổi nhịp tim, huyết áp, áp lực đường thở trong quá trình bơm hơi cũng như mức độ đau sau mổ và tỷ lệ đau vai được ghi nhận không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Có thể thấy giãn cơ sâu giúp phẫu thuật viên hài lòng hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự với nhiều tác giả khác trên thế giới: Kim và cộng sự (2016) nghiên cứu trên 72 bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng: giãn cơ sâu giảm được áp lực bơm hơi xuống thấp hơn nhóm giãn cơ trung bình (9,3 và 12 mmHg), điểm đau sau mổ và tỷ lệ đau vai sau mổ cũng thấp hơn. Hơn nữa, thời gian phục hồi đường tiêu hóa bao gồm thời gian đánh hơi trung bình là 40 giờ so với 64 giờ tương ứng [7; 8]. Brunschot (2017) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân phẫu thuật nội soi lấy thận ghép với áp lực ổ bụng thấp cho kết quả: điều kiện phẫu thuật tốt hơn có ý nghĩa ở nhóm giãn cơ sâu (4,5 so với 4,0), 4 bệnh nhân nhóm giãn cơ trung bình xảy ra tai biến và 2 trong số đó phải chuyển mổ mở. Số lượng thuốc giảm đau cần dùng trong 48 giờ đầu sau mổ ở nhóm giãn cơ sâu ít hơn [9]. Tác giả Bon-Wook Koo và cộng sự (2016) nghiên cứu 64 bệnh nhân phẫu thuật cắt túi mật nội soi bằng áp lực ổ bụng thấp TCNCYH 115 (6) - 2018 141 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC cho kết quả: nhóm giãn cơ trung bình có 34,4% bệnh nhân cần nâng áp lực để đạt được phẫu trường tối ưu so với 12,5% ở nhóm giãn cơ sâu. Hơn nữa điều kiện phẫu thuật cũng tốt hơn ở nhóm giãn cơ sâu (68,8% đạt điều kiện tốt và tối ưu so với chỉ 34,4%) [10]. Giãn cơ sâu giúp phẫu thuật thực hiện được ở áp lực thấp và điều kiện phẫu thuật tối ưu hơn được quan sát rõ rệt ở nhiều nghiên cứu. Ngoài ra những ưu điểm trên các chỉ số khác chưa thật sự rõ ràng. Điều này được quan sát thấy trong nghiên cứu của tác giả Sam Baete và cộng sự (2017) trên 60 bệnh nhân phẫu thuật giảm béo. Kết quả từ nghiên cứu này không có sự khác biệt về điều kiện phẫu thuật cũng như sự ảnh hưởng đến chức năng hô hấp giữa 2 nhóm bênh nhân [11]. Năm 2016, Matias V. Madsen và cộng sự nghiên cứu trên 99 bệnh nhân thấy rằng: tỷ lệ đau vai ở nhóm giãn cơ sâu thấp hơn nhóm giãn cơ trung bình (28,6% và 60% tương ứng), tuy nhiên lại không có sự khác nhau về mức độ đau vai, đau vết rạch, đau bụng dưới hay đau nói chung giữa 2 nhóm [6]. Như vậy để sử dụng thường quy giãn cơ sâu và mang lại hiệu quả cho từng loại phẫu thuật nội soi vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nữa. V. KẾT LUẬN Giãn cơ sâu giúp giảm áp lực ổ bụng xuống đáng kể nhưng vẫn đảm bảo điều kiện phẫu trường được tối ưu. Một số chỉ số hô hấp, huyết động, điểm đau sau mổ thay đổi không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05). Lời cám ơn Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các bệnh nhân cùng toàn thể nhân viên khoa Gây mê hồi sức và Chống đau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Colon Cancer Laparoscopic or Open Resection Study Group (2005). Laparo- scopic surgery versus open surgery for colon cancer: short-term outcomes of a randomised trial. The lancet oncology, 6(7), 477 - 484. 2. Umar A., Mehta S.K., Mehta N (2013). Evaluation of hemodynamic changes using different intra-abdominal pressures for laparo- scopic cholecystectomy. Indian Journal of Sur- gery, 75(4), 284 - 289. 3. Neudecker J., Sauerland S., Neuge- bauer E et al (2002). The European Associa- tion for Endoscopic Surgery clinical practice guideline on the pneumoperitoneum for laparoscopic surgery. Surgical endoscopy, 16 (7), 1121 - 1143. 4. Bruintjes M.H., Van Helden E.V., Braat A.E et al (2017). Deep neuromuscular block to optimize surgical space conditions during laparoscopic surgery: a systematic review and meta-analysis. BJA: British Journal of Anaes- thesia, 118(6), 834 - 842. 5. Staehr-Rye K.A., Rasmussen S.L., Rosenberg J et al (2013). Optimized surgical space during low-pressure laparoscopy with deep neuromuscular blockade. Dan Med J, 60(2), A4579. 6. Madsen V.M., Istre O., Staehr-Rye K.A et al (2016). Postoperative shoulder pain after laparoscopic hysterectomy with deep neuro- muscular blockade and low-pressure pneu- moperitoneum: a randomised controlled trial. European Journal of Anaesthesiology (EJA), 33(5), 341 - 347. 142 TCNCYH 115 (6) - 2018 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 7. Kim H.M., Lee Y.K., Lee Y.K et al (2016). Maintaining optimal surgical conditions with low insufflation pressures is possible with deep neuromuscular blockade during laparo- scopic colorectal surgery: a prospective, ran- domized, double-blind, parallel-group clinical trial. Medicine, 95(9). 8. Martini H.C., Boon M., Bevers F.R et al (2013). Evaluation of surgical conditions dur- ing laparoscopic surgery in patients with mod- erate vs deep neuromuscular block. British Journal of Anaesthesia, 112(3), 498 - 505. 9. Brunschot O.D., Braat E.A., Jagt F.P.M et al (2018). Deep neuromuscular blockade improves surgical conditions during low-pressure pneumoperitoneum laparoscopic donor nephrectomy. Surgical endoscopy, 32 (1), 245 - 251. 10. Koo W.K., Oh Y.A., Seo S.K et al (2016). Randomized clinical trial of moderate versus deep neuromuscular block for low- pressure pneumoperitoneum during laparo- scopic cholecystectomy. World journal of sur- gery, 40(12), 2898 - 2903. 11. Baete S., Vercruysse G., Laenen V.M et al (2017). The effect of deep versus moder- ate neuromuscular block on surgical condi- tions and postoperative respiratory function in bariatric laparoscopic surgery: a randomized, double blind clinical trial. Anesthesia & Anal- gesia, 124(5), 1469 - 1475. Summary EFFECT OF DEEP NEUROMUSCULAR BLOCKADE ON ABDOMINAL LAPAROSCOPIC SURGERY Neuromuscular block is frequently used in abdominal surgery to improve surgical conditions. The evidence supporting routine use of deep neuromuscular block is still under debate. We aimed to compare the effects of deep and moderate neuromuscular block in abdominal laparoscopic surgery. A prospective, single-blind, randomized, controlled trial, was carried out between 3/2018 and 10/2018. 60 patients undergoing selective abdominal laparoscopic surgery were randomly selected to achieve either deep neuromuscular block group (Train Of Four (TOF) 0 and 1 - 2 post- tetanic count, n = 30) or
Tài liệu liên quan