Huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới: Đặc điểm lâm sàng, hình thái và yếu tố nguy cơ

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, hình thái học và yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch nông (HKTMN) chi dưới. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính mức độ III, IV theo Phân loại chức năng của Hiệp Hội Tim New York (NYHA‐FC). Khảo sát bằng siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới, bao gồm hệ tĩnh mạch sâu cùng với tĩnh mạch (TM) hiển lớn, TM hiển bé, và các nhánh phụ. Khảo sát siêu âm cả 2 chân. Kết quả: Tỷ lệ HKTMN chi dưới ở bệnh nhân suy tim mạn tính mức độ NYHA III, IV là 27,2% (37/136BN). Tuổi trung bình 76 (76,1 ± 11,6). Tỷ lệ nữ là 67,6%. Chỉ có 8,1% bệnh nhân có sưng nề chân. 91,9% bệnh nhân có huyết khối ở TM hiển lớn (tất cả đều ở đoạn trên gối (đoạn gần)), 14,7% ở chổ nối hiển‐ đùi). HKTMN tìm thấy ở chân phải là 67,6%, chân trái 45,9%. HKTMN thường xảy ra ở 1 chân (86,5%), trong đó chân phải thường có huyết khối hơn chân trái. HKTMN ở cả 2 chân là 13,5%. 75,7%. HKTMN có kết hợp với huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS). 13,5% bệnh nhân có suy van TM. Kết luận: HKTMN khá thường gặp, nhưng triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, không gây chú ý, nhất là ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Dù HKTMN thường được cho là lành tính, bệnh có thể kết hợp với HKTMS hoặc dẫn đến HKTMS và làm gia tăng thuyên tắc phổi (TTP). Điều quan trọng là phải ngăn chặn sự kết hợp này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới: Đặc điểm lâm sàng, hình thái và yếu tố nguy cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   111 HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI:   ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH THÁI VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ  Huỳnh Văn Ân*, Nguyễn Oanh Oanh**  TÓM TẮT  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, hình thái học và yếu tố nguy cơ của huyết khối  tĩnh mạch nông (HKTMN) chi dưới.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 136 bệnh nhân điều trị nội trú tại  Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn tính  mức độ  III,  IV  theo Phân  loại chức năng của Hiệp Hội Tim New York  (NYHA‐FC). Khảo sát bằng siêu âm  Doppler tĩnh mạch chi dưới, bao gồm hệ tĩnh mạch sâu cùng với tĩnh mạch (TM) hiển lớn, TM hiển bé, và các  nhánh phụ. Khảo sát siêu âm cả 2 chân.  Kết  quả:  Tỷ  lệ HKTMN  chi  dưới  ở  bệnh  nhân  suy  tim mạn  tính mức  độ NYHA  III,  IV  là  27,2%  (37/136BN). Tuổi trung bình 76 (76,1 ± 11,6). Tỷ  lệ nữ  là 67,6%. Chỉ có 8,1% bệnh nhân có sưng nề chân.  91,9% bệnh nhân có huyết khối ở TM hiển lớn (tất cả đều ở đoạn trên gối (đoạn gần)), 14,7% ở chổ nối hiển‐ đùi). HKTMN  tìm  thấy ở chân phải  là 67,6%, chân  trái 45,9%. HKTMN  thường xảy ra ở 1 chân  (86,5%),  trong đó chân phải thường có huyết khối hơn chân trái. HKTMN ở cả 2 chân là 13,5%. 75,7%. HKTMN có kết  hợp với huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS). 13,5% bệnh nhân có suy van TM.  Kết luận: HKTMN khá thường gặp, nhưng triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, không gây chú ý, nhất là ở  bệnh nhân suy tim mạn tính. Dù HKTMN thường được cho là lành tính, bệnh có thể kết hợp với HKTMS hoặc  dẫn đến HKTMS và làm gia tăng thuyên tắc phổi (TTP). Điều quan trọng là phải ngăn chặn sự kết hợp này.  Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch nông.  ABSTRACT  SUPERFICIAL VENOUS THROMBOSIS (SVT)OF THE LOWER LIMBS:   CLINLCAL, MORPHOLOGIC CHARACTERISTICS AND RISK FACTORS  Huynh Van An, Nguyen Oanh Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 110 ‐ 105  Purpose: Determine  the  incidence and clinical, morphologic characteristics and risk  factors of Superficial  Venous Thrombosis (SVT) of the lower limbs.  Materials and method: Descriptive, cross sectional and prospective Study. Since April, 2011 to March,  2013, there were 136 patients treated in Nhan Dan Gia Dinh Hospital, HCMC were diagnosed as chronic heart  failure grade III, IV according to New York Heart Association Functional Classification (NYHA‐FC). Research  by using doppler ultrasound the lower limbs’ veins which include the deep veinous system, the great saphenous  vein, small saphenous veins and their tributaries. Ultrasonography checking in both of legs.  Results: The incidence of SVT in the lower limbs of Chronic Heart Failure grade III, IV by NYHA‐FC was  27.2% (37/136 patients). The average age is 76 (76 ± 11.6). Women is 67.6%. 8.1% patients have swelling in the  lower extremities. 91.9% patients have thrombolus in the great saphenous vein (all are found in above the knee  (proximal)), 14.7% at the saphenofemoral junction. SVT in the right leg is 67.6%, in the left leg is 45.9%. SVT  occurs more commonly in 1 leg (86.5%), with the incidence on the right leg is higher on the left leg. The incidence  Khoa Hồi sức tích cực ‐ Chống độc, BV. Nhân Dân Gia Định.  Viện 103.  Tác giả liên lạc: ThS.BS. Huỳnh Văn Ân.  ĐT: 0918674258 Email: anhuynh124@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  112 of SVT in both 2 legs is 13.5%. 75.7% SVT patients also have deep venous thrombosis (DVT). 13.5% with SVT  have failure of venous valves.  Conclusion:  SVT  is  a  fairly  common disease; however,  the  clinical  symptoms  are not  easily  to  be  seen,  especially in chronic heart failure patients.   Although SVT is considered benign, this disease can combine with  DVT or leads to DVT and may increase pulmonary embolism (PE). It is important to prevent such combination.  Key words: Superficial venous thrombosis.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Hệ thống tĩnh mạch ở chân được gọi là tĩnh  mạch  chi dưới,  được  chia  làm 3 hệ:  tĩnh mạch  sâu, tĩnh mạch nông, và tĩnh mạch xuyên.  Hệ tĩnh mạch nông ở chi dưới có hai nhóm:  tĩnh  mạch  (TM)  hiển  lớn  (tĩnh  mạch  hiển  trong)  và  tĩnh mạch  hiển  bé  (tĩnh mạch  hiển  ngoài), chứa 10% lượng máu của toàn hệ thống  tĩnh mạch.  Tĩnh mạch hiển  lớn, bắt nguồn  từ  các  tĩnh  mạch ở mu bàn chân, đi qua phía trước mắt cá  trong rồi chạy dọc mặt  trong của cẳng chân và  đùi, cuối cùng đổ vào tĩnh mạch đùi.  Tĩnh mạch hiển bé,  cũng bắt nguồn  từ  các  tĩnh mạch  nhỏ  ở mu  bàn  chân  nhưng  đi  qua  phía  sau  của mắt  cá ngoài,  chạy dọc  theo mặt  ngoài của cẳng chân  lên đến hõm khoeo và đổ  vào tĩnh mạch khoeo.  Các  tĩnh  mạch  nông  đều  có  các  van  tĩnh  mạch  để  ngăn  không  cho máu  chảy  ngược  ra  ngoại vi. Ở những chỗ các tĩnh mạch này đổ vào  tĩnh mạch sâu đều có các van tĩnh mạch rất chắc  nhằm ngăn không cho dòng máu  từ  tĩnh mạch  sâu chảy ngược ra tĩnh mạch nông.  Tên  gọi  huyết  khối  tĩnh  mạch  nông  (Superficial vein  thrombosis)  được dùng  thay  thế  tên  gọi  trước  đây  là  viêm  tắc  tĩnh mạch  (Thrombophlebitis),  trong  quá  khứ  dùng  để  chỉ bệnh lý của các tĩnh mạch nông, chủ yếu là  của chi dưới, và đặc trưng bởi các dấu hiệu và  triệu chứng  liên quan đến  tình  trạng viêm và  huyết khối(1,10).  Huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới  từ  lâu  được xem  là bệnh  lành  tính,  tự giới hạn,  được  trông  đợi  tiêu  đi  tự nhiên và nhanh  chóng, và  chỉ cần điều trị triệu chứng(3,9).  Trên  thực  tế,  trong vài năm gần  đây, dựa  trên mức  độ  nghiêm  trọng  của  sinh  lý  bệnh  học  đã  đưa  ra  phân  loại mới  theo  vị  trí  tắc  nghẽn, đưa đến việc định danh 2 nhóm huyết  khối  khác  nhau:  huyết  khối  tĩnh mạch  nông  (HKTMN)  và  huyết  khối  tĩnh  mạch  sâu  (HKTMS)(1,10). HKTMN có  thể đơn  thuần hoặc  kết hợp với HKTMS.  Trước  đây,  HKTMN  dù  có  tác  động  đến  khoảng 3‐11% dân số, thường được xem là bệnh  vô hại, ít có hậu quả nghiêm trọng(6). HKTMN là  bệnh  thường gặp, nhưng bệnh suất chưa  được  đánh  giá  đúng  mức.  Nghiên  cứu  các  yếu  tố  nguy cơ dẫn đến HKTMN và sự kết hợp đồng  thời HKTMS với HKTMN cũng đã được nghiên  cứu trên thế giới(2,6).  Tại Việt Nam, HKTMN  thường  chỉ  được  phát  hiện  tình  cờ  khi  truy  tìm  HKTMS,  và  cũng  chưa  có dữ  liệu nghiên  cứu nào về  loại  bệnh lý này.  Do  đó, mục  tiêu  nghiên  cứu  là  nhằm  tìm  hiểu mức độ phổ biến, đặc điểm lâm sàng, hình  thái  và  yếu  tố  nguy  cơ  của  HKTMN  ở  bệnh  nhân suy tim mạn tính.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu tiến cứu, đoàn hệ, mô tả.  136 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện  Nhân Dân Gia  Định, TPHCM  từ  tháng  4/2011  đến tháng 3/2013 được xác định có suy tim mạn  tính mức độ III, IV theo Phân loại chức năng của  Hiệp Hội Tim New York (NYHA‐FC: New York  Heart Association Functional Classification).  Những bệnh nhân này được khảo sát bằng  siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới, bao gồm  hệ  tĩnh mạch  sâu  cùng với TM hiển  lớn, TM  hiển bé, và các nhánh phụ. Khảo sát siêu âm cả  2 chân.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   113 TM hiển  lớn được khảo sát  toàn bộ  từ nơi  nối hiển‐đùi đến cổ chân, trong khi TM hiển bé  được khảo  sát  toàn bộ  từ nơi nối hiển‐khoeo  đến cổ chân.  Thời  điểm  thực  hiện  khảo  sát  siêu  âm  Doppler  tĩnh mạch  chi  dưới  là N5‐N7,  hoặc  theo gợi ý trên khám lâm sàng bệnh nhân.  Ghi  nhận  37/136  bệnh  nhân  (27,2%)  có  HKTMN chi dưới.  Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình thái học,  yếu  tố  nguy  cơ  các  trường  hợp HKTMN  chi  dưới.  Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0  KẾT QUẢ  Sau 24 tháng thực hiện nghiên cứu (4/2011 ‐  3/2013),  chúng  tôi  ghi  nhận  37/136  bệnh  nhân  (27,2%) có HKTMN chi dưới. Có 12 nam và 25  nữ. Tỷ lệ Nam/Nữ là 1:2. Nữ 67,6%.  Tuổi  37 bệnh nhân có HKTMN có tuổi từ 41 đến  94 tuổi, với tuổi trung bình 76 (76,1 ± 11,6).  Bảng 1: Phân nhóm theo tuổi  Nhóm tuổi n = 37 % 41-50 1 2,7 51-60 3 8,1 61-70 5 13,5 71-80 12 32,4 81-90 13 35,1 91-100 3 8,1 Loại ‐ Mức độ Suy tim  Bảng 2: Loại ‐ Mức độ Suy tim  Loại - Độ Độ III Độ IV Tổng Suy tim trái 18 15 33 (89,2%) Suy tim phải 1 3 4 (10,8%) Tổng 19 (51,4%) 18 (48,6%) n=37 INR trung bình là 1,32 ± 0,50. Trị số lớn nhất  ghi nhận được là 3,86.  D‐dimer trung bình là 5484,67 ng/mL. Có 1  trường  hợp  kết  quả  D‐dimer  âm  tính  (<500  ng/mL).  Số ngày nằm viện đến thời điểm siêu âm xác  định có HKTMN: trung bình là 8 (7,6 ± 4,1).  Triệu chứng lâm sàng: chỉ có 3/37 bệnh nhân  (8,1%) có sưng nề chân.  Đặc điểm về hình thái của HKTMN:  Bảng 3: Đặc điểm về hình thái của HKTMN  HKTMN Số bệnh nhân (n=37) TM hiển lớn 34 (91,9%) Trên gối 34/34 (100%) Dưới gối 0/34 (0%) Chổ nối hiển-đùi 5/34 (14,7%) TM hiển bé 4 (10,8%) Kết hợp HKTMS 28 (75,7%) Suy van TM 5 (13,5%) Chân phải 25 (67,6%) Chân trái 17 (45,9%) Bảng 4: Đặc điểm của huyết khối ở TM hiển lớn.  Huyết khối ở TM hiển lớn Số bệnh nhân (n=34) bên phải 20 (58,8%) bên trái 9 (26,5%) cả 2 bên 5 (14,7%) Tổng 34 (100%) Bảng 5: Đặc điểm của huyết khối ở TM hiển bé  Huyết khối ở TM hiển bé Số bệnh nhân(n=4) bên phải 0 (0%) bên trái 4 (100%) Tổng 4 (100%) Bảng 6: HKTM N đơn thuần và kết hợp HKTMS.  HKTMN Chân phải Chân trái Cả 2 chân Tổng Đơn thuần 8 0 1 9 (24,3%) Kết hợp HKTMS 12 12 4 28 (75,7%) Tổng 20 (54,1%) 12 (32,4%) 5 (13,5%) n=37 Cả  9  trường  hợp HKTMN  đơn  thuần  đều  ghi nhận huyết khối ở TM hiển lớn.  BÀN LUẬN  Chúng tôi ghi nhận Tỷ lệ HKTMN chi dưới  ở bệnh nhân suy  tim mạn  tính mức độ NYHA  III, IV là 27,2% (37/136 bệnh nhân).  Đặc điểm dân số học  Khoảng 2/3 (67,6%) bệnh nhân nằm trong độ  tuổi 71‐90, với  tuổi  trung bình 76  (76,1 ± 11,6).  Trong khi, các nghiên cứu khác có độ tuổi trung  bình thấp hơn, từ 52‐62,5(6,8,11). Bệnh nhân trên 60  tuổi có nguy cơ HKTMN cao gấp 3,5  lần bệnh  nhân  trẻ hơn  (OR 3,56, p < 0,001, 95% CI: 1,90‐ 6,68)(8). Sự khác biệt về độ  tuổi  trung bình  là 1  trong  những  lý  do  khiến  tỷ  lệ  HKTMN  của  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  114 chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác.  Tỷ  lệ nữ  là 67,6%. Phù hợp với  các nghiên  cứu khác, có  tỷ  lệ Nữ  từ 61,7  ‐ 73,5%(3,4,6,8,11).Đối  với bệnh HKTMN, bệnh nhân nữ luôn chiếm ưu  thế so với nam, với tỷ lệ Nam/Nữ là 1:2.  So với nhóm bệnh nhân có BMI (Chỉ số khối  cơ  thể)  bình  thường,  bệnh  nhân  thừa  cân  có  nguy cơ HKTMN cao hơn 1,8  lần (OR 1,86, p =  0,038,  95% CI:  1,03‐3,32)  trong  khi  béo phì  với  BMI > 30kg/m2 nguy cơ HKTMN cao gấp 3,3 lần  (OR 3,33, p = 0,002, 95% CI: 1,53‐7,22)(8).  HKTMN liên quan rõ rệt theo mùa, gia tăng  có ý nghĩa trong suốt mùa hè. HKTMN thường  xảy ra trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 10  so với  thời gian  còn  lại  của năm. HKTMN  đạt  đỉnh vào  tháng  6 và  7  với  33,3%  các HKTMN  xảy ra trong 2 tháng này.  Đặc điểm về lâm sàng  Chỉ  có  3/37  (8,1%)  bệnh  nhân  có  sưng  nề  chân. Triệu chứng lâm sàng thì mờ nhạt, không  gây chú ý vì bệnh nhân suy tim mạn thường có  phù chân nên  đã  làm  lu mờ  triệu  chứng gợi ý  HKTMN.  Hơn  nữa,  đây  là  nhóm  bệnh  nhân  nằm viện vì các nguyên nhân cấp cứu khác nhau  nên các triệu chứng lại càng ít bị phát hiện, cho  đến khi chẩn đoán HKTMN được tìm thấy trên  siêu âm Doppler tĩnh mạch.  Biểu  hiện  lâm  sàng  chỉ  có  ở  4‐8%  bệnh  nhân  HKTMN  đơn  thuần  (không  kết  hợp  HKTMS hoặc  thuyên  tắc phổi  (TTP)(3). Ngược  lại,  trên  bệnh  nhân  ngoại  trú,  triệu  chứng  thường  gặp  nhất  của  HKTMN  là  đau  98%,  sưng 70%, đỏ 57%(6).  Đặc điểm về hình thái  TM hiển lớn  91,9% (34/37) bệnh nhân có huyết khối ở TM  hiển  lớn,  trong  đó  tất  cả  đều  ở  đoạn  trên  gối  (đoạn  gần),  không  có  trường  hợp  nào  ở  đoạn  dưới gối (đoạn xa).  60‐80% HKTMN xảy ra ở tĩnh mạch hiển lớn  (3,4,9), cao nhất là 85,9%(11). 40% ở đoạn gần, 60% ở  đoạn xa(4,5).  HKTMN  trên‐gối  thường  gặp  ở  nam  hơn  nữ (33% so với 13%, OR 3,25, p = 0,009). Tình  trạng  lan  rộng  huyết  khối  đến  hệ  tĩnh mạch  sâu  đoạn gần  thường xảy  ra  ở HKTMN  trên‐ gối hơn  là HKTMN dưới‐gối  (14% so với 1%,  OR 14,9, p = 0,011) và yếu  tố nguy cơ đối với  HKTMN thường có ở HKTMN trên‐gối hơn là  dưới‐gối  (17%  so  với  3%, OR  6,3,  p  =  0,018).  Lan  rộng  huyết  khối  đến  hệ  tĩnh mạch  sâu  đoạn gần  thường  ở nam hơn nữ  (6,3%  so với  1,7%) nhưng không có ý nghĩa thống kê (OR 4,  p  =  0,37).  Lan  rộng  huyết  khối  đến  hệ  tĩnh  mạch sâu đoạn gần không  liên quan đến  tuổi  và các yếu tố nguy cơ khác(7).  HKTMN có biến chứng lan rộng huyết khối  đến hệ  tĩnh mạch  sâu  đoạn gần  là 4,1%(7). TTP  không gặp trong HKTMN đơn thuần(7).  Chổ nối hiển‐đùi là nơi TM hiển lớn nối với  TM  đùi  chung,  HKTMN  ở  cách  chổ  nối  này  trong vòng 3cm  có  thể xem  là nguy hiểm như  HKTMS đoạn gần(2,3).  Chổ  nối  hiển‐đùi  là  vị  trí  rất  được  chú  ý  trong Siêu âm tĩnh mạch vì là nơi đổ vào hệ tĩnh  mạch  sâu. Huyết khối  ở vị  trí này  rất dễ phát  triển  tới HKTMS  đoạn gần với nguy  cơ  cao bị  TTP.  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  huyết  khối  ở nơi nối hiển‐đùi  của TM hiển  lớn  có  ở  5/34 bệnh nhân  (14,7%). Huyết khối ở TM hiển  lớn 82%  (trong đó đoạn  trên gối 53%, dưới gối  47%, chổ nối hiển‐đùi 29%)(6).  Huyết khối  ở TM hiển bé  là 10,8%. Theo y  văn, TM hiển bé có huyết khối trong khoảng 12‐ 14,2% tùy nghiên cứu(3,6,11).  HKTMN  ở 1 bên chân hoặc cả 2 chân  Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ HKTMN tìm thấy ở  chân  phải  là  67,6%  (25/37BN),  chân  trái  45,9%  (17/37BN).  HKTMN  thường  xảy  ra  ở  1  chân  (86,5%)  trong  đó  chân  phải  thường  có  huyết  khối hơn chân trái.  HKTMN  đơn  thuần  là  24,3%  (9/37BN).  Trong HKTMN  đơn  thuần,  chân  phải  luôn  có  huyết  khối  (9/9BN),  trong  khi  chân  trái  chỉ  có  1/9BN có huyết khối, mà  trường hợp này  là có  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013   115 HKTMN ở cả 2 chân. Cả 9 trường hợp HKTMN  đơn thuần đều ghi nhận huyết khối ở TM hiển  lớn.  Nhưng  trong  28  trường  hợp  (75,7%)  HKTMN  có  kết  hợp  với HKTMS  thì  ghi  nhận  HKTMN xảy ra đồng đều ở 2 chân.  Chúng  tôi ghi nhận  tỷ  lệ HKTMN  ở  cả  2  chân  là 13,5%  (5/37BN). Theo y văn,  tỷ  lệ này  là 5‐10%(3,4,11).  Kết hợp với  HKTMS  Sự xuất hiện đồng thời HKTMN và HKTMS  có lẽ chủ yếu là do sự di trú của HKTMN hướng  về hệ  tĩnh mạch sâu qua chổ nối hiển‐đùi, chổ  nối hiển‐khoeo hoặc tĩnh mạch xuyên(3,12).  HKTMN  có  thể  kết  hợp  với HKTMS  hoặc  dẫn đến HKTMS và  làm gia  tăng TTP. 13% có  kết  hợp  với  HKTMS(6).  Kết  hợp  với  HKTMS  trong 6‐53%, dẫn  đến HKTMS  trong 2,6‐15%(9).  Tỷ lệ HKTMN kết hợp với HKTMS trong nghiên  cứu của chúng tôi là 75,7% (28/37BN). HKTMN  kết  hợp  với HKTMS  ở  bệnh  nhân  có  dãn TM  (8,3%)  thì  thấp  có  ý  nghĩa  so  với  bệnh  nhân  không có dãn TM (33,3%) (p < 0,04)(6).  Tần  suất  của  sự  tiến  triển  huyết  khối  còn  tranh cãi. Các dữ liệu về tần suất này thì không  thống nhất. Sự  lan đến các  tĩnh mạch sâu nằm  trong khoảng 2,6‐15% và sự khác biệt có thể do  khác  phương  pháp  thăm  dò  (chụp  tĩnh mạch  hoặc siêu âm)(2,10).  HKTMN  trong 1  thời gian dài được xem  là  bệnh  lâm  sàng  ít  ảnh hưởng và  ít quan  trọng,  nhưng  cách  nhìn  nhận  này  đã  thay  đổi  trong  những năm gần  đây, khi  có nhiều nghiên  cứu  chứng minh  rằng  huyết  khối  lan  đến  các  tĩnh  mạch sâu từ 7,3‐44%(10).  HKTMS hoặc TTP được chẩn đoán trong 20‐ 30% bệnh nhân HKTMN(3). Tỷ  lệ tử vong sau 3  tháng  đối với HKTMN  là < 1%,  so với khoảng  5% ở bệnh nhân HKTMS hoặc TTP. Sự khác biệt  này rất có thể liên quan đến sự khác biệt về tần  số các bệnh kết hợp(3,4,9).  Nghiên  cứu  POST  với  844  bệnh  nhân  HKTMN  (dãn TM 86,3%, suy hô hấp hoặc suy  tim mạn 5,3%), 24,9% có HKTMS  trên siêu âm,  TM  hiển  lớn  63,4%,  Huyết  khối  cách  nơi  nối  hiển‐đùi ≤ 3 cm chiếm 13,7%, ít nhất 2 TM nông  13,3%, HKTMN 2 bên 7,6%, HKTMN trên bệnh  nhân dãn TM 81,5%(3,4).  Các yếu  tố nguy  cơ như  tuổi  lớn, béo phì,  ung thư, tiền căn có thuyên tắc huyết khối, thai  kỳ,  uống  thuốc  ngừa  thai,  liệu  pháp  hormone  thay  thế, mới phẫu  thuật  và  bệnh  tự miễn  thì  chung  cho  cả  HKTMN  và  HKTMS(3,4,9).  Tuy  nhiên, khác với HKTMS, bệnh  cảnh  đặc  trưng  của HKTMN có yếu  tố nổi bật  là dãn TM có ở  80‐90% trường hợp(3).  Suy van TM  5/37 (13,5%)  bệnh nhân có suy van TM.  Nghiên  cứu  STENOX  thực  hiện  trên  427  bệnh  nhân  nằm  viện  có  HKTMN  đơn  thuần,  chân phải 48,9%, chân  trái 51,1%, suy TM mạn  tính  nặng  (xếp  loại  Porter)  6,6%.  Theo  dõi  3  tháng, biến chứng thuyên tắc huyết khối xảy ra  ở  78  bệnh  nhân. Biến  chứng  thuyên  tắc  huyết  khối được định nghĩa là HKTMS hoặc TTP, hoặc  HKTMN  tái phát  hoặc  lan  đến  đoạn  gần. Các  yếu  tố  tiên  đoán  độc  lập  đối  với  biến  chứng  thuyên tắc huyết khối là HKTMN mới (OR, 3,01;  95% CI, 1,44‐6,27), suy van tĩnh mạch nặng (OR,  2,75; 95% CI, 1,10‐6,89), giới nam (OR, 2,17; 95%  CI, 1,28‐3,68), tiền căn thuyên tắc huyết khối tĩnh  mạch  (OR,  2,07;  95% CI,  1,06‐4,04). Chỉ  có  suy  van tĩnh mạch nặng là yếu tố tiên đoán độc lập  đối  với HKTMS  hoặc  TTP  (OR,  4,50;  95%  CI,  1,30‐15,61)(11).  KẾT LUẬN  HKTMN  khá  thường  gặp,  nhưng  triệu  chứng  lâm sàng thì mờ nhạt, không gây chú ý,  nhất  là  ở  bệnh  nhân  suy  tim  mạn  tính.  Dù  HKTMN thường được cho là lành tính, bệnh có  thể kết hợp với HKTMS hoặc dẫn đến HKTMS  và  làm gia  tăng TTP.  Điều  quan  trọng  là phải  ngăn chặn sự kết hợp này.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Andreozzi  GM,  Verlato  F  (2000).  Superficial  veins  thrombophlebitis. Minerva Cardioangiol 2000;48(12 s 1):9–14.  2. Chengelis DL, Bendick PJ, Glover JL, Brown OW, and Ranval TJ  (1996). Progression   of superficial venous    thrombosis  to deep  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013  116 vein thrombosis. J Vasc Surg  1996;24:745‐9.  3. Decousus H, Frappé P, Accassat S, Bertoletti L, Buchmuller A,  Seffert  B, Merah A,  Becker  F, Queré  I,  Leizorovicz A  (2012).  Epidemiology,  diagnosis,  treatment  and  management  of  superficial‐vein  thrombosis of  the  legs. Best Practice & Research  Clinical Haematology 2012;25:275‐84.  4. Decousus  H,  Quere  I,  Presles  E,  et  al,  POST  (Prospective  Observational  Superficial  Thrombophlebitis)  Study  Group  (2010).  Superficial  vein  thrombosis  and  venous  thromboembolism: a  large prospective  epidemiological  study.  Ann Intern Med 2010;152:218–24.  5. Ellis MH, Fajer S (2012). A current approach to superficial vein  thrombosis. European Journal of Haematology 2012;90:85–8.  6. Gorty  S,  Patton‐Adkins  J,  DaLanno M,  Starr  J,  Dean  S  and  Satiani  B  (2004).  Superficial  venous  thrombosis  of  the  lower  extremities: analysis of risk factors, and recurrence and role of  anticoagulation. Vascular Medicine 2004; 9:1‐6.  7. Kakkos  SK,  Lampropoulos  G,  Papadoulas  S,  Ntouvas  I,  Tsolakis  I  (2010).  Seasonal  variation  in  the  incidence  of  superficial  venous  thrombophlebitis.  Thrombosis  Research  2010;126:98‐102.  8. Karathanos C, Sfyroeras G, Drakou A, Roussas N, Exarchou M,  Kyriakou  D,  Giannoukas  AD  (2012).  Superficial  Vein  Thrombosis  in  Patients  with  Varicose  Veins:  Role  of  Thrombophilia Factors, Age and Body Mass. Europea
Tài liệu liên quan