Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1

1. Sự cần thiết của công việc kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có thể được hiểu một cách đơn giản qua ví dụ sau đây. Một người bán hàng rong với gánh chè đậu trên lưng rảo khắp đường phố suốt cả ngày. Giá bán 2.000 đồng/ chén chè của người bán hàng ấy hẳn nhien không phải tự nhiên người ấy muốn thích bán giá đó, mà nó bị ảnh hưởng của giá mua đường, đậu, than củi, Với chất lượng chè như vậy với giá bán 2.000 đồng/ chén liệu người tiêu dùng có chấp nhận hay không. Chỉ với những ghi chép đơn giản cho giá mua và các thứ cần thiết để nấu, người bán đã có thể biết được giá bỏ ra và tính giá bán, rồi ước lượng xem mình sẽ thu được bao nhiêu tiền, số tiền ấy sao khi bù đắp khoản chi phí đã bỏ ra thì có phần lãi để có thể tiếp tục mưu sinh. Có thể nói đây là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đơn giản nhất nhưng không kém phần quan trọng và không thể thiếu được, cho dù đây chỉ là buôn bán dạo. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước hiện nay, sự cạnh canh giữa các doanh nghiệp ngày càng gây gắt hơn nên vấn đề giá bán ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. trong suốt thời gian học tập, được tiếp thu nhiều kiến thức về kế toán như: quản trị, chi phí , giá thành, trong đó lĩnh vực em thấy rất hay và hấp dẫn là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM ˜&™ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ CÔNG ÍCH QUẬN 1 Ngành: Kế TOÁN TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG Chuyên ngành: KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN GVHD: NGUYỄN QUỲNH TỨ LY SVTH: LÊ THỊ NGỌC GIÀU MSSV: 0734030006 LỚP: 07VKT2 Thành Phố Hồ Chí Minh, 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp chuyên đề kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận 1 là bài viết riêng của tôi. Các số liệu trong báo cáo được sử dụng trung thực. Các số liệu có trong nguồn trích dẫn kết quả trong báo cáo là trung thực, không sao chép. LỜI CẢM ƠN Khi em rời khỏi ghế nhà trường phổ thông, lại bước vào cánh cửa trường “ ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ”, một môi trường hoàn toàn mới, khác lạ, nhiều bỡ ngỡ, rụt rè.Thế mà thoáng giờ này đã là 4 năm.Trải qua 4 năm thời gian không quá dài nhưng cũng không ngắn để em tiếp xúc với ngôi trường thầy cô, bạn bè, nghành học của mình. Được sự giảng dạy nhiệt tình, thân thiện của các thầy cô trong khoa kế toán đã trang bị cho em một nền tảng kiến thức vững chắc và những kinh nghiệp thực tế mà các thầy, cô đã giảng dạy, truyền đạt trong suốt thời gian học tại trường giúp em có thêm lòng cả về mặt tinh thần lẫn kiến thức để em có thể bước vào công việc thực tế một cách tốt hơn. Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn: Trong thời gian làm báo cáo chuyên đề “kế toán tập hợp và tính giá thành sản phẩm”, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Cô “Nguyễn Quỳnh Tứ Ly”, và sự hỗ trợ chỉ bảo tận tình của các anh, chị trong Đội duy tu xây Dựng thuộc công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ - Công ÍCh Quận 1 đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hiểu thực tế tình hình hoạt động trong thời gian em thực tập tại công ty. Điều này đã giúp cho em có cơ hội học hỏi thêm những kiến thức bổ ích trong thực tế và hoàn thành khóa luận này. MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục các sơ đồ vii Lời mở đầu 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1.Chi phí sản xuất 4 1.1.1Khái niệm chi phí sản xuất 4 1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất 4 1.1.1.2.1 Phân loại chi phí theo nội dung và tính chất kinh tế 4 1.1.1.2.2 Phân loại chi phí theo công dụng 5 1.1.1.2.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 5 1.2 Giá thành 6 1.2.1 Khái niệm giá thành 6 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 6 1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định 6 1.2.2.2 Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành 6 1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành 7 1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8 1.3.2 Đối tượng tính giá thành 8 1.3.3 . Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.3.4. Kỳ tính giá thành sản phẩm 8 1.4 Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 9 1.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 9 1.4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9 1.4.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp 12 1.4.1.3 Chi phí sử dụng máy thi công 14 1.4.1.4 Chi phí sản xuất chung 17 1.4.2 Kế toán toång hợp chi phí sản xuất 20 1.4.2.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên 20 1.4.2.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 21 1.4.3. Đánh giá sản sẩm dở dang cuối kỳ 23 1.4.3.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 23 1.4.3.1.1 Theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp 23 1.4.3.1.2 Phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương 23 1.4.3.1.3 Theo giá thành theo định mức 25 1.4.4. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 26 1.4.4.1 Phương pháp giản đơn 26 1.4.4.2 Phương pháp hệ số 26 1.4.4.3 Phương pháp tỷ lệ 28 1.4.4.4 Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 29 1.4.4.5. Phương pháp tính giá thành phân bước 29 1.4.4.6. Phương pháp theo đơn đặt hàng 30 1.4.5. Đánh giá và điều chỉnh các khoản giảm giá thành 31 1.4.5.1. Kế toán các khoản thiệt hại trong xây dựng 31 1.4.5.1 Thiệt hại về sụ cố công trình xây dựng 31 1.4.5.2 Thiệt hại do ngừng xây dựng 32 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ CÔNG ÍCH QUẬN 1 2.1.Giới thiệu chung về công ty 33 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 33 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 34 2.1.2.1. Chức năng chính 34 2.1.2.2. Nhiệm vụ 34 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 35 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức 35 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 35 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 37 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức 37 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ 37 2.1.5. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 39 2.1.5.1 Hệ thống tài khoản áp dụng 39 2.1.5.2. Hình thức ghi sổ kế toán 41 2.1.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 43 2.1.6.1. Thuận lợi 43 2.1.6.2. Khó Khăn 43 2.1.6.3 Phương hướng phát triển 44 2.2. Thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình xây lắp tại công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 1 45 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 45 2.2.2. Đối tượng tính giá thành 45 2.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty 45 2.2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46 2.2.3.1.1. Nội dung, đặc điểm 46 2.2.3.1.2. Chứng từ, tài khoản sử dụng, sổ kế toán 46 2.2.3.1.3. Trình tự luân chuyển chứng từ 47 2.2.3.1.4. Sơ đồ luân chuyển chứng từ 48 2.2.3.1.4. Hạch toán chi phí cho công trình Dinh Thống Nhất 48 2.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 54 2.2.3.2.1. Nội dung, đặc điểm 54 2.2.3.2.2. Tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng, sổ kế toán 54 2.2.3.2.3. Trình tự luân chuyển chứng từ 58 2.2.2.2.4. Hạch toán chi phí nhân công vào công trình Dinh Thống Nhất 59 2.2.3.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 63 2.2.3.3.1. Nội dung và đặc điểm 63 2.2.3.3.2. Tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng, sổ kế toán 64 2.2.3.3.3. Trình tự luân chuyển chứng từ 64 2.2.3.3.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công vào công trình Dinh Thống Nhất 64 2.2.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung 67 2.2.3.4.1. Nội dung và đặc điểm 68 2.2.3.4.2. Tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng, sổ kế toán 69 2.2.3.4.3. Chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho máy móc thiết bị 69 2.2.3.4.4. Chí phí dụng cụ sản xuất 70 2.2.3.4.5. Chi phí khấu hao tài sản cố định 71 2.2.3.4.6. Chi phí bằng tiền khác 72 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành 77 2.2.4.1. Tài khoản sử dụng, chứng từ sử dụng 77 2.2.4.2. Trình tự hạch toán 78 Chương 3: NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ 82 3.1. Nhận xét 82 3.1.1. Ưu điểm 82 3.1.2. Nhược điểm 84 3.2. Kiến nghị 85 3.3. Kết luận 89 3.3. Tài liệu tham khảo 90 3.4. Phụ lục 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp CNSX: Công nhân sản xuất CP: Chi phí DTN: Dinh Thống Nhất GĐ: Giai đoạn GTGT : Giá trị gia tăng HĐ: Hóa đơn KPCĐ: Kinh phí công đoàn MTV: Một thành viên NCTT: Nhân công trực tiếp NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp PB: Phân bổ PC: Phiếu chi PX: Phiếu xuất SP: Sản phẩm SXC: Sản xuất chung SXDD: Sản xuất dở dang SXKD: Sản xuất kinh doanh TK: Tài Khoản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định XL: Xây lắp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Sơ đồ 1.3.2: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Sơ đồ 1.3.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Sơ đồ 1.2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 1 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi số LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của công việc kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có thể được hiểu một cách đơn giản qua ví dụ sau đây. Một người bán hàng rong với gánh chè đậu trên lưng rảo khắp đường phố suốt cả ngày. Giá bán 2.000 đồng/ chén chè của người bán hàng ấy hẳn nhien không phải tự nhiên người ấy muốn thích bán giá đó, mà nó bị ảnh hưởng của giá mua đường, đậu, than củi,… Với chất lượng chè như vậy với giá bán 2.000 đồng/ chén liệu người tiêu dùng có chấp nhận hay không. Chỉ với những ghi chép đơn giản cho giá mua và các thứ cần thiết để nấu, người bán đã có thể biết được giá bỏ ra và tính giá bán, rồi ước lượng xem mình sẽ thu được bao nhiêu tiền, số tiền ấy sao khi bù đắp khoản chi phí đã bỏ ra thì có phần lãi để có thể tiếp tục mưu sinh. Có thể nói đây là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đơn giản nhất nhưng không kém phần quan trọng và không thể thiếu được, cho dù đây chỉ là buôn bán dạo. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước hiện nay, sự cạnh canh giữa các doanh nghiệp ngày càng gây gắt hơn nên vấn đề giá bán ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. trong suốt thời gian học tập, được tiếp thu nhiều kiến thức về kế toán như: quản trị, chi phí , giá thành,… trong đó lĩnh vực em thấy rất hay và hấp dẫn là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Và em rất muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để thấy được sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế cho nên em chọn đề tài “ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Công Ích Quận 1”. 2. Giá thành là chỉ tiêu quan trọng và có nhiều ý nghĩa trong công tác quản lí doanh ngiệp đối với cả hệ thống kế toán quản trị và hệ thống kế toán tài chính. đối với hệ thống kế toán tài chính thì kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ xác định giá trị hàng tồn kho, xác định giá vốn bán ra để tính lãi lỗ, định giá bán của sản phẩm, dịch vụ. Còn với kế toán quản trị thì hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phẩn ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sự dụng các loại tài sản cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà đơn vị đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Mỗi hệ thống kế toán có cách quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành khác nhau có các mục đích khác nhau trong lĩnh vực chi phí. Tuy nhiên quản lý hạch toán kế toán nào cũng cần phải đạt đến mục tiêu cao nhất là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Vì vậy việc hạch toán giá thành một cách chính xác kịp thời và đày đủ sẽ có giá trị vô cùng to lớn đối với nhà quản lí trong doanh nghiệp để có thể đưa ra những biện pháp tổ chức quản lí phù hợp. Với những suy nghĩ như vậy, em đã cố gắng thực hiện và hoàn thành đề tài này với mục đích trước tiên là cũng cố kiến thức đã học và thông qua quá trình nghiên cứu thực tiễn để hoàn thiện kiến thức của mình và học hỏi thêm những kinh nghiệm kế toán tại doanh nghiệp. 3. Đề tài nghiên cứu là tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Vì vậy em tìm hiểu phương pháp hạch toán chi phí, phương pháp phân bổ chi phí, trích khấu hao và phân bổ khấu hao, phương pháp tính giá thành, tìm hiểu những điểm khác nhau giữa thực thế và lý thuyết mà em đã học, đưa ra những ưu nhược điểm và biện pháp khắc phục của ưu và nhược điểm đó để công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. 4. Qua số liệu thực tế tại công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1 và qua tìm hiểu sách vở cùng kiến thức đã học và được sự chỉ dạy nhiệt tình của cô Ly và các cô chú trong công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1, em đã hiểu sâu hơn về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, hiểu được những mặt hạn chế và ưu điểm của từng phương pháp khác nhau. Nhận được những kinh nghiệm mà các cô chú trong công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1 đã nhiệt tình chỉ dẫn. 5. Đề án gồm có 3 chương - Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm - Chương 2: Giới thiệu tổng quát vê công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích quận 1 và thực tiễn về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. - Chương 3: Nhận xét và kiến nghị. CHƯƠNG I: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm: Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp (với khối lượng xây dựng đã hoàn thành), bao gồm chi phí xây dựng và ngoài xây dựng: - Chi phí xây dựng: là những chi phí phát sinh trong lĩnh vực sản xuất xây dựng và lắp đặt thiết bị, nó chiếm một bộ phận chủ yếu và cấu tạo nên sản phẩm xây dựng. - Chi phí ngoài xây dựng: là những chi phí sản xuất phát sinh trong lĩnh vực ngoài sản xuất xây dựng như kinh doanh dịch vụ, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp trong doanh nghiệp xây dựng. 1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Trong doanh nghiệp xây dựng có rất nhiều chi phí khác nhau, tùy theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin mà chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau: 1.1.2.1 Theo nội dung và tính chất kinh tế: Theo tiêu chí này, cách phân loại căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế để phân loại, không phân biệt chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào, được chia thành các yếu tố sau: -Chi phí nguyên vật liệu: toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ -Chi phí nhân công: tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả cho nhân viên. - Chi phí khấu hao tài sản cố định : là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại… - Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí khác không được phản ánh trên. 1.1.2.2. Theo công dụng: Theo cách phân loại này thì các chi phí sản xuất, chế tạo nên sản phẩm sẽ là những chi phí cấu thành trong quá trình tạo nên sản phẩm. Đối với doanh nghiệp xây lắp: chi phí sản xuất được chia thành 4 loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho thi công xây lắp như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu … Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình, tiền thưởng và các khoản phụ cấp,…. Chi phí sử dụng máy thi công: chi phí nhân công trực tiếp điều khiển, phục vụ máy thi công, chi phí nguyên vật liệu, công cụ phục vụ máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí tổ chức và phục vụ xây lắp phát sinh trong phạm vi phân xưởng. 1.1.2.3.Theo cách ứng xử của chi phí: Theo cách phân loại này thì toàn bộ chi phí của doanh nghiệp được phân thành: Biến phí ( chi phí khả biến ): là những chi phí thay đổi tỷ lệ với mức hoạt động của doanh nghiệp. Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí hổn hợp: là chi phí mà bản thân nó bao gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí sử dụng máy thi công : là toàn bộ chi phí cho sử dụng máy thi công như: chi phí nhiên liệu cho máy, chi phí nhân công sử dụng máy, chi phí khấu hao máy … 1.2. Giá thành 1.2.1 Khái niệm: Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất ( bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung ) tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao và được chấp nhận thanh toán. 1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: - Giá thành dự toán: Toàn bộ các chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sản phẩm xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình xây dựng cơ bản. Căn cứ vào giá trị dự toán của công trình, hạng mục công trình ta có thể xác định được giá thành dự toán của chúng: Giá thành dự toán = giá trị dự toán – Lãi định mức – Thuế GTGT - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho công trình kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán – lãi hạ giá thành – chênh lệch vượt định mức - Giá thành định mức: Là tổng số các chi phí theo định mức để hoàn thành một đối tượng xây lắp cụ thể dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi hoàn thành công trình trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và kết quả kinh doanh thực tế đạt được. 1.2.2.2. Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành: - Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến toàn bộ khối lượng công việc hoàn thành. Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung… Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất - Giá thành toàn bộ: toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng công trình từ khi sản xuất đến khi bàn giao công trình. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau: 1.3. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí người ta thường căn cứ vào: địa bàn sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là phân xưởng sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, công trường thi công … 1.3.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Đối tượng tính giá thành sản phẩm là hạng mục công trình đã hoàn thành nhất định, các khối lượng xây lắp có tính giá dự toán riêng mà Công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành thường gắn liền với giải quyết hai vấn đề cơ bản: về mặt kỹ thuật khi nào một sản phẩm được công nhận là hoàn thành, về mặt thông tin khi nào cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tổng hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tài liệu hạch toán chi phí sản xuất là cơ sơ để tính giá thành sản phẩm. Nếu như xác định công việc tính giá thành sản phẩm là công tác chủ yếu trong công tác hạch toán thì hạch toán chi phí sản xuất có tác dụng quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. Từ trong tổng hợp chi phí tập hợp được người ta sử dụng một phương pháp cụ thể để tính giá thành sản phẩm xây lắp, để xem xét tình hình chi phí sản xuất trong kỳ tiết kiệm hay lãng phí. 1.3.4. Kỳ tính giá thành sản phẩm: Kỳ hạn tính giá thành là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành của sản phẩm xây lắp không xác định hàng tháng như trong các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, mà được xác định tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên: giao thầu và nhận thầu. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau: tháng, quý, năm. 1.4. Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.4.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.4.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Là những chi phí nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…) sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hoặc liên quan trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ. chi phí NVLTT trong kỳ = Chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai chuan.doc
  • pdfbai chuan.pdf
Tài liệu liên quan