Luận văn Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp

Hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra rất sôi động và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nhu cầu giao lưu, trao đổi, buôn bán các mặt hàng của Việt Nam với nước ngoài ngày càng lớn. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại và phát triển được. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu nếu được thực hiện tốt bởi đây là bước bảo đảm cho người xuất thu được tiền hàng và người nhập khẩu nhận được hàng, là mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp phát triển. Giái quyết tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần quan trọng, thiết thực và tạo tiền đề thuận lợi trong việc thương thảo và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, mở rộng quan hệ làm ăn và có những bạn hàng tốt. Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương nên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I, em lựa chọn đề tài sau: “Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp”

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần XNK tổng hợp I 17 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong công ty 18 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007 20 Biều đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 - 2007 20 Bảng 2.5: Cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2003 – 2007 21 Bảng 2.6:Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của công ty giai đoạn 2004 – 2007 23 Biều đồ 2.7: Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần XNK tổng hợp I 26 Bảng 2.8: Cơ cấu sử dụng phương thức thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần XNK tổng hợp I 27 Bảng 2.9: Thời gian lập chứng từ tại mỗi phòng ban 31 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XNK Xuất nhập khẩu CNXH chủ nghĩa xã hội XK Xuất khẩu TNTX Tạm nhập tái xuất B/L Bill of exchange M/T Mail Transfer T/T Telegraphic Transfer L/C Letter of Credit D/A Documents against Acceptance D/P Documents against Payment CIF Cost, Insuarance and Freight CIP Carriage and Insuarance Paid to UCP The Uniform Custorm and Practice for documentary ISBP Interational Standard Banking Practice WTO World Trade Organization. KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu CN – TP Công nghệ - Thực phẩm CNXH Chủ nghĩa xã hội LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động thương mại quốc tế đang diễn ra rất sôi động và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Nhu cầu giao lưu, trao đổi, buôn bán các mặt hàng của Việt Nam với nước ngoài ngày càng lớn. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại và phát triển được. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng góp phần tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu nếu được thực hiện tốt bởi đây là bước bảo đảm cho người xuất thu được tiền hàng và người nhập khẩu nhận được hàng, là mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp phát triển. Giái quyết tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần quan trọng, thiết thực và tạo tiền đề thuận lợi trong việc thương thảo và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, tạo ra uy tín cho doanh nghiệp, mở rộng quan hệ làm ăn và có những bạn hàng tốt. Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế trong hoạt động ngoại thương nên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I, em lựa chọn đề tài sau: “Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I - Thực trạng và giải pháp” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I để từ đó có những giái pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I, trong giai đoạn từ năm 2003 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, logic, lịch sử, thống kê, phân tích so sánh và tổng hợp. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của đề tài được chia làm 3 phần sau: Chương I: Lý luận chung về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I. Chương III: Các biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất khẩu tổng hợp I. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế Khái niệm thanh toán quốc tế Theo lý thuyết về thương mại quốc tế, các nước đều đạt được lợi ích từ việc tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Thật vậy, nó không chỉ thoả mãn nhu cầu của nước tham gia mà bản thân không thể tự đáp ứng được mà còn giúp các nước đó ngày càng phát triển hơn thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán giữa các quốc gia. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế. “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa của ngân hàng của các nước liên quan.” Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), nhà xuất bản thống kê. Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế: Ngân hàng trung ương: là ngân hàng tham gia, vào thanh toán quốc tế với cương vị là người thay mặt chính phủ ký kết và thực hiện các Hiệp định về tiền tệ và tín dụng quốc tế và là Ngân hàng của các ngân hàng trong hoạt động tiền tệ và thanh toán quốc tế. Ngân hàng thương mại: là chủ thể chủ yếu của trung gian tài chính tham gia thanh toán quốc tế. Các chủ thể khác: bao gồm các pháp nhân, thể nhân hoạt động trong các lĩnh vực phi ngân hàng như kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập khẩu lao động và chuyên gia, du lịch vận tái, giao nhận, bảo hiểm, đầu tư và các hoạt động ngoại giao. Các điều kiện thanh toán quốc tế Trong thương mại quốc tế, khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký hợp đồng ngoại thương thì một bộ phận rất quan trọng cần phái thoả thuận là các điều kiện thanh toán. Thanh toán tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ của cơ bản của hai bên mua và bán. Thanh toán tiền hàng còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc quay vòng vốn của hai bên, các loại rủi ro trong lưu thông tiền tệ và chi phí. Vì vậy, khi đàm phám giao dịch hai bên mua và bán đều cố gắng thoả thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Các điều kiện đó là: Điều kiện về tiền tệ: trong hợp đồng ngoại thương các bên phái thoả thuận rõ sử dụng đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán, đồng tiền nào là, đồng tiền tính toán tránh rủi ro nhầm lẫn khi thực hiện hợp đồng. Đồng tiền được sử dụng có thể là tiền tệ quốc tế, tiền tệ quốc gia, hoặc cũng có thể là tiền mặt hay tiền tín dụng... tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên. Điều kiện về địa điểm thanh toán: Cả bên mua và bán đều muốn lấy nước mình làm địa điểm thanh toán vì bên mua có thể đến ngày trả tiền mới phái chi tiền trả, đỡ bị đọng vốn, còn bên mua có thể thu tiền về nhanh chóng nên luân chuyển vốn nhanh và còn thuận tiện hơn. Nhìn chung, địa điểm thanh toán trong thương mại quốc tế có thể ở nước người mua, hoặc nước người bán hoặc ở nước thứ ba. Tuy nhiên, việc xác định địa điểm thanh toán phụ thuộc vào vị thế và lực lượng của các bên, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán là của nước nào. Điều kiện về thời gian thanh toán: Thời hạn thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được rủi ro do biến động về tiền tệ thanh toán, nên nó là vấn đề quan trọng và thường là sự thoả thuận khó khăn trong khi ký kết hợp đồng. Về thời hạn thanh toán thường có ba cách quy định như sau: trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền ngay. Điều kiện về phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán là nội dung trọng yếu của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nó chỉ việc người bán dùng cách nào để thu tiền về và người mua dùng cách nào để trả tiền. Việc sử dụng phương thức nào tuỳ thuộc vào thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng ngoại thương. Trong thương mại quốc tế, người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán chủ yếu sau: phương thức trả tiền mặt, phương thức ghi sổ, phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức ghi sổ. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Các nhân tố khách quan Nhân tố thuộc về môi trường trong nước: Trình độ phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Với nền kinh tế có trình độ thấp hoạt động thanh toán ít phát triển, đối với nền kinh tế có trình độ cao hoạt động thanh toán phát triển hơn. Các chính sách nhà nước, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế., như chính sách về tỷ giá, chính sách ngoại thương, chính sách ngoại hối. Cơ sở hạ tầng công nghệ. Sự phát triển mạng lưới công nghệ thông tin của quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Hệ thống các ngân hàng thương mại: sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như những dịch vụ của nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế, như trình độ nghiệp vụ của nhân viên, cơ sở trang thiết bị, quy trình nghiệp vụ... Ngoài ra, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán. Số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng dẫn đến nhu cầu về thanh toán lớn từ đó thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu phát triển. Ngược lại, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ít thì nhu cầu về thanh toán hàng xuất nhập khẩu thấp. Nhân tố thuộc về môi trường quốc tế: Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế, nhưng hiện nay nhân tố được coi là ảnh hưởng nhiều nhất đó là: quá trình toàn cầu hoá và sự phát triển của công nghệ thông tin. Quá trình toàn cầu hoá và xu hướng hội nhập luôn tạo ra thách thức và cơ hội cho mọi nền kinh tế, vì thế mà các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra rất sôi nổi, việc trao đổi mua bán giữa các quốc gia diễn ra nhiều hơn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế. Nó đặt ra yêu cầu thanh toán quốc tế cần phái đổi mới toàn diện cả về hình thức và nội dung nghiệp vụ, cần chuyển hướng đa dạng hoá các hoạt động với sự đổi mới công nghệ để thích ứng ngày càng cao với những yêu cầu của nền kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của công nghệ thông tin đã có tác động tích cực đem lại những chuyển biến mới trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế với sự trợ giúp của công nghệ thông tin đã diễn ra ngày càng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn. Ngoài ra, hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự chi phối của các quy chuẩn, thông lệ quốc tế. Các quy tắc thông lệ này rất phức tạp và thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế nhằm giảm thiểu các rắc rối và rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch quốc tế. Sự biến động về tiền tệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh toán quốc tế Các nhân tố chủ quan Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu thì hoạt động thanh toán phát triển hơn có bộ phận chuyên trách về mảng thanh toán, trình độ nghiệp vụ thanh toán vững, quy trình chặt chẽ. Đối với doanh nghiệp chuyên sản xuất thì bộ phận tham gia hoạt động thanh toán không được chú trọng phát triển còn trong các doanh nghiệp chuyên về kinh doanh xuất khẩu thì hoạt động thanh toán được tổ chức chặt chẽ và có đầu tư đúng mức. Uy tín của doanh nghiệp: đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán của công ty. Nếu một doanh nghiệp có uy tín tốt sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng và ngân hàng. Từ đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán. Ví dụ: người mua và bán có quan hệ làm ăn thân thiết với nhau, tin tưởng nhau do dó có thể dùng phương thức thanh toán chuyển tiền - tiết kiệm chi phí, thủ tục đơn giản, nhanh. Hoặc ngân hàng sẽ dễ dàng châp nhận chiết khâu bộ chứng từ cho những doanh nghiệp có uy tín. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác trong hoạt động thanh toán. Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp. Do đó, cán bộ làm thanh toán quốc tế đòi hỏi phái có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu các thông lệ quốc tế, các quy trình thanh toán quốc tế để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng: trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng là người trung gian nhưng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp. Nếu có quan hệ tốt với ngân hàng, nhà xuất khẩu có thể được ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán bằng cách: nhận được tiền hàng nhanh hơn trên cơ sở chiết khâu bộ chứng từ, thúc dục người nhập khẩu trả tiền. Hoặc người nhập khẩu sẽ được ký quỹ với giá trị thâp khi mở L/C. Mặt khác, ngân hàng còn có vai trò thực hiện các hoạt động dịch vụ khác trong thanh toán như tư vân cho doanh nghiệp, kiểm tra bộ chứng từ... Các phương thanh toán hàng xuất nhập khẩu chủ yếu. Phương thức đổi chứng từ trả tiền Khái niệm “Phương thức đổi chứng từ trả tiền là phương thức thanh toán mà trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác (trust account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán” Võ Thanh Thu (2005), Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, Nxb thống kê Ưu nhược điểm của phương thức đổi chứng từ trả tiền Ưu điểm Thanh toán bằng phương thức này rât có lợi cho nhà xuất khẩu: giao hàng xong là lây được tiền ngay vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng. Bộ chứng từ xuất trình đơn giản vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu chủ yếu căn cứ vào loại chứng từ phái xuất trình chứ không kiểm tra từng nội dung của chứng từ như trong phương thức L/C. Nhược điểm Nhà nhập khẩu phái trả tiền trước khi nhận hàng do đó sẽ có thể gặp trường hợp hàng không đúng chât lượng, mẫu mã...theo thoả thuận trong hợp đồng. Phương thức chuyển tiền Khái niệm và đặc điểm “Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhât định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhât định và trong một thời gian nhât định” Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê Có hai hình thức chuyển tiền là: chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T) và chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) Căn cứ vào thời gian trả tiền có: chuyển tiền ứng trước, chuyển tiền trả ngay và chuyển tiền trả sau. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền Ưu điểm Đây là phương thức có lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp trả tiền trước vì nhà nhập khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng và có lợi cho nhà nhập khẩu trong trường hợp trả tiền sau bởi nhà nhập khẩu sau khi nhận được hàng hoặc bộ chứng từ mới chuyển tiền. Thanh toán bằng phương thức này còn có ưu điểm nữa là thời gian thanh toán nhanh chóng, chi phí thanh toán thâp hơn so với các phương thức khác và thủ tục thanh toán không rườm rà, đơn giản. Nhược điểm Phương thức này mang lại nhiều rủi ro cho nhà xuất khẩu trong trường hợp trả tiền sau bởi sau khi giao hàng, việc trả tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Và mang lại rủi ro cho nhà nhập khẩu trong trường hợp trả tiền trước. Như vậy, sử dụng phương thức chuyển tiền độ an toàn không cao. Tuy nhiên, phương thức này vẫn có thể áp dụng nếu hai bên thoả thuận được những biện pháp để hạn chế rủi ro. Khi áp dụng phương thức chuyển tiền với hợp đồng mua bán thông thường phái có các điều kiện đảm bảo. Điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng Lựa chọn bạn hàng tốt: thu thập thông tin về khách hàng, lựa chọn khách hàng làm ăn có uy tín. Để giảm rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ký quỹ, đặt cọc: Yêu cầu khách hàng, ký quỹ, đặt cọc một khoản tiền nào đó. Nếu khách hàng không thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đó không được trả lại, nếu thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đó sẽ được trừ vào giá trị hợp đồng. Thế châp, cầm cố: Yêu cầu khách hàng đưa ra một tài sản có giá trị cho mình. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng thì nhà xuất khẩu có quyền định đoạt, còn nếu khách hàng thực hiện đúng hợp đồng thì nhà xuất khẩu sẽ trả khoản thế châp cầm cố đó cho khách hàng. Bảo lãnh trong các trường hợp: Ứng trước tiền hàng và trả tiền sau. Nhà xuất khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nhờ ngân hàng bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu không thực hiện hợp đồng thì ngân hàng sẽ đứng ra bồi thường tổn thât cho nhà xuất khẩu. Phương thức nhờ thu 1.2.3.1. Khái niệm “Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, châp nhận hối phiếu hay châp nhận các điều kiện và điều khoản khác” Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống kê . Các loại nhờ thu: Dựa vào tính chât chứng từ mà người mua yêu cầu làm căn cứ trả tiền, nhờ thu phân thành hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. 1.2.3.2. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu Ưu điểm Phương thức nhờ thu là phương thức đơn giản, chi phí rẻ hơn so với phương thức đổi chứng từ trả tiền và phương thức tín dụng chứng từ, thời gian thanh toán cũng ngắn hơn. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ người nhập khẩu còn khống chế hàng hoá đến tận nơi giao hàng tại nước người mua. Tuy nhiên, phương thức nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu nên nó ít được sử dụng. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ được sử dụng nhiều hơn trong thương mại quốc tế. Vì nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay châp nhận thanh toán, nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không trả tiền hối phiếu đã châp nhận khi đến hạn. Còn nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay châp nhận thanh toán, đối với trường hợp trao chứng từ khi được châp nhận (D/A) nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hoá mà chưa phái thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Như vậy, trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhà xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phái trả tiền hay châp nhận trả tiền - đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu phiếu trơn. Nhược điểm Khi áp dụng phương thức nhờ thu nhà xuất khẩu cũng gặp nhiều rủi ro, phương thức nhờ thu phiếu trơn thì mức độ rủi ro cao hơn phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Những rủi ro nhà xuất khẩu có thể gặp là: ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay châp nhận thanh toán, điều này có thể xảy ra nếu ngân hàng thu hộ đặt mối quan hệ trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài; Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền, không có trách nhiệm gì nếu người nhập khẩu không trả tiền, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về bât cứ sự chậm trễ hay thât lạc chứng từ nào. Đối với nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà nhập khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại. Phương thức tín dụng chứng từ . Khái niệm “Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc châp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C” Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình thanh toán quốc tế (cập nhật UCP 600), Nxb thống