Luận văn Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái

Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giới vừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngày càng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khí trong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới. Vì thế, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trường nào khác. Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học ) không thể lường hết được. Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời

doc95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi nhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giới vừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngày càng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khí trong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới. Vì thế, du lịch là một ngành kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trường nào khác. Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ môi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học…) không thể lường hết được. Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chất lượng cuộc sống được cải thiện và không ngừng nâng cao thì con người càng có nhu cầu giải trí nhiều hơn; nhất là xu hướng nghỉ ngơi đi tham quan du lịch; mặc dù ở mỗi người khi chọn loại hình thư giãn này với nhiều mục đích khác nhau nhưng nhìn chung đều là để khám phá về thế giới xung quanh, chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp hay viếng thăm các bảo tàng di tích lịch sử, thậm chí chỉ là muốn tận hưởng cảm giác được gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên…. Chính vì thế, ngành du lịch đặc biệt là du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh đang rất phát triển và thu hút một lượng du khách khá đông.... Do đó, đề tài “Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái” sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường khi tham gia loại hình du lịch này đúng nghĩa hơn. Giới hạn của đề tài Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng trên phạm vi cả nước nhưng sẽ đi sâu vào khảo sát thực trạng DLST ở thành phố Hồ Chí Minh. Do hạn chế về thời gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa của đề tài chỉ được tiến hành ở một số nơi tiêu biểu của thành phố mang tên Bác này (như khu DLST ở Cần Giờ, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thảo cầm viên…). Mục tiêu của đề tài Khảo sát tình hình hoạt động du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những biện pháp khả thi nhằm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng khi tham gia hoạt động này. Nội dung nghiên cứu Nắm vững các kiến thức về du lịch sinh thái; Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam; Khảo sát hiện trạng du lịch sinh thái tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá tình hình nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ở một số điểm du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh Đưa ra các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái Đề xuất giải pháp để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài; thu thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh, đối chiếu để chọn lọc, xử lý. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung cần nghiên cứu. Xử lý các số liệu và đánh giá hiệu quả nhận thức bảo vệ môi trường của xã hội thông qua hoạt động DLST. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý môi trường nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác nâng cao nhận thức cho những người tham gia vào DLST. Phương pháp khảo sát thực địa Điều tra nhận thức của cộng đồng mà tiêu biểu là du khách ở một số điểm DLST ở Thành phố Hồ Chí Minh về môi trường và ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để nhìn nhận, có cách đánh giá xác thực nhằm xây dựng chương trình, đưa ra ý kiến đóng góp mang lại hiệu quả, phù hợp với thực tế hơn. Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra Bảng tổng kết số phiếu điều tra thăm dò nhận thức của du khách tại một số điểm du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Bảng 1. Bảng tổng kết số phiếu điều tra tại các điểm du lịch Tên khu du lịch Số phiếu điều tra (Phiếu) Khảo sát tình hình DLST Khảo sát ý thức BVMT Thảo Cầm Viên 120 120 Vàm Sát – Cần Giờ 25 25 Địa đạo Củ Chi 70 70 Bình Quới – Thanh Đa 95 95 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 2.1. Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái 2.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương. Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức, hiểu biết về thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành; qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực ( Ceballos - Lascurain, 1996) Và theo định nghĩa của Việt Nam: Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường; có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Khách du lịch sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST phải hội tụ đủ các yếu tố cần: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng; là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và hệ sinh thái môi trường học. Sinh thái môi trường học Khoa học, du lịch Văn hóa, kinh tế, xã hội học DLST Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với DLST Để phát triển một ngành “kinh tế xanh” có tính giáo dục môi trường cao, có sức cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương thì Du lịch sinh thái là một lĩnh vực nên được chú ý nhiều hơn bởi vì nó mang những mục tiêu nổi bật như sau: Ÿ Mục tiêu sinh thái – môi trường Nhà quản lý khu du lịch sẽ phải xem xét đến khả năng gánh chịu (sức chứa) của vùng sinh thái về lượng du khách; tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh thái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rác thải, nước thải và các quá trình làm gián đoạn sinh thái do du khách gây ra. Vì thế, phát triển DLST sẽ phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái bền vững, từ đó đề ra cơ chế quản lý phù hợp, liên tục đặt ra các kế hoạch, chương trình để truyền tải cho du khách. Ÿ Mục tiêu văn hóa – xã hội Bảo tồn và phát huy nền văn hóa bản địa, lưu giữ những truyền thống, sinh hoạt tốt đẹp của dân tộc. Do đó, trong quy hoạch DLST cần phải gắn kết việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời có những chính sách, biện pháp để khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch. Ÿ Mục tiêu hỗ trợ phát triển Nghiên cứu về DLST không chỉ để tìm hiểu về thị hiếu du khách nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cung cấp các thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch, thiết lập mối quan hệ giữa các ban ngành, tạo lực đẩy cho sự phát triển của ngành “ công nghiệp xanh” này. 2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại. 2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) • Rừng đặc dụng: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù nơi có đa dạng sinh học cao (khu bảo tồn cảnh quan lịch sử, văn hóa, môi trường; vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài, nơi cư trú). • Các nhóm hệ sinh thái: nông nghiệp (miệt vườn, trang trại, công viên, làng hoa...), hệ sinh thái điển hình. • Các tài nguyên sinh thái đặc thù... 2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Đó là sự đa dạng văn hóa mà tiêu biểu là văn hóa bản địa ó Văn hóa bản địa bao gồm: • Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật, địa hình… phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng. • Các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống. • Kiến trúc, công trình, di sản. • Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. • Các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, tín ngưỡng. • Ẩm thực. 2.1.2.3. Các sản phẩm du lịch sinh thái • Cơ sở lưu trú: Các dạng nhà trọ, khu nghỉ dưỡng, các lều trại, các khu cắm trại caravan, khách sạn… • Chương trình du lịch (tours, packages) • Khu, điểm du lịch (attractions): Là tất cả những phương tiện thiết bị kết hợp giữa vùng tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các di tích văn hoá lịch sử, các trung tâm trình diễn nghệ thuật. 2.1.3. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái (HST) đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu về HST, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Vì vậy, nguyên tắc du lịch sinh thái có thể tóm tắt như sau: • Giảm thiểu các tác động tiêu cực lên thiên nhiên và văn hóa có thể phá hủy một điểm du lịch. • Giáo dục du khách về tầm quan trọng của bảo tồn. • Nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc hợp tác với chính quyền và dân cư địa phương để đáp ứng các nhu cầu của địa phương đồng thời mang lại lợi ích cho bảo tồn. • Mang lại thu nhập trực tiếp cho công tác bảo tồn, quản lý các khu vực tự nhiên và các khu vực được bảo vệ. • Nhấn mạnh sự cần thiết phải phân vùng du lịch địa phương và có kế họach quản lý du khách tại những vùng hoặc khu vực có định hướng trở thành điểm du lịch sinh thái. • Nhấn mạnh việc sử dụng các nghiên cứu về môi trường và cơ sở xã hội cũng như các chương trình kiểm tra dài hạn để đánh giá và giảm thiểu các tác động. • Cố gắng tối đa hóa lợi nhuận kinh tế cho dân cư, doanh nghiệp và các cộng đồng địa phương, đặc biệt là dân cư sống trong và xung quanh khu vực tự nhiên được bảo vệ. • Bảo đảm rằng phát triển du lịch không vượt quá các giới hạn môi trường và xã hội do các nhà nghiên cứu cùng với dân cư địa phương xác định. • Dựa trên cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng phù hợp với môi trường tự nhiên và văn hóa đồng thời giảm tối thiểu việc sử dụng các nguồn nhiên liệu, bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã. • Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch: phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Các bên tham gia vào du lịch sinh thái . Tổ chức phi chính phủ • Cung cấp các tiêu chuẩn trong ngành du lịch sinh thái; • Tạo ra thị trường phi lợi nhuận và các chương trình du lịch ra nước ngoài; • Là các chuyên gia về du lịch bền vững; • Xây dựng các dự án về du lịch sinh thái ở các nước trong khu vực lân cận hoặc những quốc gia trên thế giới có tuyến tham quan này và ít có xu hướng kinh doanh mà thường hướng vào công tác bảo tồn. Cộng đồng địa phương • Là một “sản phẩm” của hoạt động du lịch. • Tham gia vào quy hoạch phát triển du lịch, vào hoạt động và quản lý du lịch ở những vị trí, ngành nghề thích hợp; • Có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển của DLST; • Đóng góp vai trò trong công tác bảo tồn tài nguyên và di sản của địa phương và quốc gia. Các hãng lữ hành Có trách nhiệm : • Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa thông qua thông tin và giáo dục cho khách hàng • Giảm thiểu tác động lên môi trường và mang lại lợi ích về tài chính trực tiếp cho công tác bảo tồn. • Tôn trọng văn hóa địa phương và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc những nhà cung cấp dịch vụ địa phương. • Quản lý một cách có trách nhiệm các hoạt động và dùng những quy tắc chỉ đạo của địa phương để hướng dẫn thói quen của du khách. Hướng dẫn viên du lịch Ngoài những yêu cầu chung của một hướng dẫn viên du lịch thì hướng dẫn viên DLST còn có những yêu cầu như sau: • Phải có hiểu biết nhất định về lý thuyết DLST. • Nhận biết các dạng hình hệ sinh thái với những thành phần và cấu trúc của chúng cũng như nhận dạng, phân biệt một số loài động thực vật điển hình trong hệ sinh thái đó. • Phải có tính cách nhã nhặn, kiên trì để trình bày, giải thích nhưng cũng tỏ rõ thái độ kiên quyết với những du khách có hành vi gây tệ hại cho sinh thái môi trường (chọc phá thú, ngắt hoa, bẻ cành, dẫm lên cỏ…). Các bộ, ngành liên quan • Giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển DLST và hoạch định chính sách, quản lý lãnh thổ. • Tập trung chủ yếu vào quản lý sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan tới giáo dục và môi trường. Các nhà quản lý tài nguyên, điểm du lịch • Tôn trọng cảnh quan môi trường ban sơ trong quy hoạch của điểm du lịch để giảm thiểu tác động của việc xây dựng lên môi trường. • Bảo vệ yếu tố tự nhiên như hệ động thực vật. • Thiết kế các khu lưu trú phải hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được. • Có chiến lược giảm sử dụng năng lượng và nước cũng như có kế hoạch quản lý rác thải thông qua việc tái sử dụng và tái chế. • Khuyến khích và hợp tác với cộng đồng địa phương tham gia vào DLST. Khách du lịch • Yếu tố quan trọng của chuyến du lịch: Khung cảnh thiên nhiên hoang dã, văn hóa bản địa độc đáo và đa dạng. • Những lợi ích của chuyến du lịch mà các khách DLST tìm kiếm đó là sự hiểu biết/ có thêm kinh nghiệm về tự nhiên; về văn hóa, thư giãn, góp phần thay đổi nhận thức bản thân và xã hội khi môi trường đang ngày càng xuống cấp. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Khái quát chung về tình hình du lịch Du lịch tại Việt Nam là một trong những ngành khá hấp dẫn, thu hút một lượng khách khá đông đảo nhất là hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến được khá nhiều nước chọn lựa. • Tốc độ tăng trưởng trung bình là 10.5 % và dự báo từ năm 2008 đến 2017 trung bình là 7.8 %. Xếp hạng thứ 6/176 quốc gia trên thế giới. • Mỗi năm ngành du lịch đóng góp cho nhà nước 3.1 % GDP, còn kinh tế du lịch đóng góp 11.2 %. Những mặt thuận lợi Với thế mạnh về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch. Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo, trải dài ở thềm lục địa Việt Nam là các rạn san hô quần tụ nhiều loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sắc sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao. Tính đến năm 2006, cả nước đã có 128 khu rừng đặc dụng: Theo quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 10 năm 2005 về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng Số lượng Ÿ Vườn quốc gia: 30 Ÿ Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: 62 ° Khu dự trữ thiên nhiên: 49 ° Khu bảo tồn loài – sinh cảnh: 13 Ÿ Khu bảo vệ cảnh quan: 38 (Gồm khu rừng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: 15 (khu bảo tồn biển) (Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2006) Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú thể hiện trên nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước thông qua: Các di tích lịch sử ghi dấu ấn những chiến tích năm xưa; Các lễ hội gắn liền với sinh hoạt văn hóa; Các làng nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo; Nghệ thuật ẩm thực… Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 400 nguồn nước nóng từ 40 – 1500C; 117 bảo tàng; có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam và 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Chính vì thế, đất nước ta có đủ các yếu tố để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch đặc biệt là DLST – một loại hình du lịch chứa yếu tố giáo dục cộng đồng. Do vậy, DLST nên được quan tâm nhiều hơn để không chỉ có hướng đi đúng giúp bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn trở thành một trong những lĩnh vực chiếm ưu thế của tiến trình phát triển ngành công nghiệp du lịch ở đất nước ta bền vững cả hiện tại và tương lai. Tình hình du lịch Trong những năm qua, ngành du lịch ở nước ta có những bước chuyển biến mạnh mẽ cùng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh thể hiện qua Biểu đồ 1 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh hơn trong những năm gần đây (Năm 2009 có giảm sút do tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu) Doanh thu từ các dịch vụ du lịch cũng tăng khá nhanh ¦ Lợi nhuận của ngành du lịch mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của quốc gia; Chính sách hỗ trợ và mở cửa của nhà nước hướng ra toàn cầu ¦ Là điều kiện tốt để nhà nước ta tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước trên thế giới và trong khu vực; Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn cho ngành du lịch vì ngoài tăng thêm lượng ngoại tệ từ các đoàn du khách quốc tế thì du lịch nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai; Có sự đa dạng trong cơ cấu tổ chức về sản phẩm và loại hình du lịch. F Trong thời gian tới Việt Nam có những bước tiến dài trong hoạt động kinh doanh du lịch. Bảng 2. Thống kê khách quốc tế đến nước ta trong bốn tháng đầu năm 2011 Khách nước ngoài (ngìn lượt người) Tỉ lệ (so với cùng kỳ 2010) Tổng số 1971,5 110,5% Mục đích của chuyến đi Du lịch, nghỉ dưỡng 1163,7 103% Công việc 338,2 96,3% Thăm thân nhân 341,5 162,8% Phương tiện vận chuyển Đường hàng không 1656,8 114,6% Đường biển 15,7 98,1% Đường bộ 299 92,8 Anh 54 105% Nguồn: Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng thống kê và những con số mà ngành du lịch đã đạt được trong thời gian qua sẽ là nền tảng để ngành du lịch tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho: Đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái; Tạo cơ hội cho du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn; Góp phần tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức sống cho người dân ở những vùng có hoạt động du lịch ; Huy động nguồn kinh phí để bảo tồn và phục hồi các tài nguyên du lịch đang bị xuống cấp. Giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên trong tương lai; Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động du lịch. Thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam Vài thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu lịch sử thiên nhiên và văn hóa... Bảng 3. Một vài điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất Việt Nam Địa điểm du lịch Đặc điểm hấp dẫn thu hút Du Lịch Hạ Long Là vùng vịnh được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh đẹp trù phú. Du Lịch Huế Đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử - văn hoá như Kinh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • doc1. Phieu giao de tai.doc
  • doc3. LCON.DOC
  • doc5-VIETTAT.doc
  • doc6-DMBang.doc
  • doc7-DMBieudo.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan