Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học động mạch ngực trong hai bên và động mạch vị mạc nối phải sử dụng trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát đặc tính mô học và bệnh học của động mạch ngực trong hai bên, động mạch vị mạc nối phải sử dụng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và phân tích các yếu tố nguy cơ, các bệnh lý đi kèm liên quan đến bệnh học của hai loại động mạch này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 90 đoạn động mạch ngực trong hai bên và 33 đoạn động mạch vị mạc nối phải thu thập từ các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được khảo sát đặc tính mô học và bệnh học bằng kính hiển vi quang học. Chúng tôi cũng ghi nhận các yếu tố nguy cơ của ở các bệnh nhân để tìm mối liên quan giữa chúng và đặc tính bệnh học của động mạch ghép. Kết quả: Đặc tính mô học của động mạch ghi nhận ở động mạch ngực trong hai bên có 16,7% loại đàn hồi, 58,9% loại cơ. Phần lớn các đoạn động mạch vị mạc nối phải là loại cơ (87,9%). Số lượng trung bình các khoảng hở ở lớp màng đáy của động mạch vị mạc nối phải (41) cao hơn ở động mạch ngực trong hai bên (30) (p<0,02). Đường kính trung bình của động mạch vị mạc nối phải 2,06 ± 0,62 mm lớn hơn động mạch ngực trong 1,81 ± 0,47 mm (p<0,016). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ dày của lớp nội mạc giữa hai loại động mạch. Động mạch ngực trong mỏng hơn động mạch vị mạc nối phải (p<0,024), nhưng độ dày của lớp trung mạc thì như nhau (p>0,05). Khảo sát đặc tính bệnh học cho thấy ở động mạch ngực trong hai bên tỉ lệ tăng sinh nội mạc là 47,8%, tổn thương xơ vữa là 1,1% không có trường hợp vôi hóa động mạch. Động mạch vị mạc nối phải có tỉ lệ tăng sinh nội mạc là 67,9%, tỉ lệ xơ vữa là 8,2% và 4,01% vôi hóa động mạch. Đánh giá mức độ tăng sinh nội mạc trên từng loại động mạch cho thấy động mạch ngực trong hai bên có độ 0, I, II, III tương ứng là 62,2%; 17,7%; 7,7%; 12,4%. Ở động mạch vị mạc nối phải các giá trị này là 31,2%; 44,2%; 18,1% và 16,5%. So sánh độ hẹp lòng mạch máu cũng ghi nhận ở động mạch vị mạc nối phải nhiều hơn động mạch ngực trong (p<0,01). Phân tích các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý đi kèm liên quan đến bệnh học mạch máu chỉ tìm thấy tình trạng tăng huyết áp trên các bệnh nhân sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối có liên quan đến bệnh học của động mạch này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học động mạch ngực trong hai bên và động mạch vị mạc nối phải sử dụng trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 362 NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MÔ BỆNH HỌC ĐỘNG MẠCH NGỰC TRONG HAI BÊN VÀ ĐỘNG MẠCH VỊ MẠC NỐI PHẢI SỬ DỤNG TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH Đoàn Văn Phụng*, Tohru Asai** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát đặc tính mô học và bệnh học của động mạch ngực trong hai bên, động mạch vị mạc nối phải sử dụng trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành và phân tích các yếu tố nguy cơ, các bệnh lý đi kèm liên quan đến bệnh học của hai loại động mạch này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 90 đoạn động mạch ngực trong hai bên và 33 đoạn động mạch vị mạc nối phải thu thập từ các bệnh nhân phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được khảo sát đặc tính mô học và bệnh học bằng kính hiển vi quang học. Chúng tôi cũng ghi nhận các yếu tố nguy cơ của ở các bệnh nhân để tìm mối liên quan giữa chúng và đặc tính bệnh học của động mạch ghép. Kết quả: Đặc tính mô học của động mạch ghi nhận ở động mạch ngực trong hai bên có 16,7% loại đàn hồi, 58,9% loại cơ. Phần lớn các đoạn động mạch vị mạc nối phải là loại cơ (87,9%). Số lượng trung bình các khoảng hở ở lớp màng đáy của động mạch vị mạc nối phải (41) cao hơn ở động mạch ngực trong hai bên (30) (p<0,02). Đường kính trung bình của động mạch vị mạc nối phải 2,06 ± 0,62 mm lớn hơn động mạch ngực trong 1,81 ± 0,47 mm (p<0,016). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ dày của lớp nội mạc giữa hai loại động mạch. Động mạch ngực trong mỏng hơn động mạch vị mạc nối phải (p<0,024), nhưng độ dày của lớp trung mạc thì như nhau (p>0,05). Khảo sát đặc tính bệnh học cho thấy ở động mạch ngực trong hai bên tỉ lệ tăng sinh nội mạc là 47,8%, tổn thương xơ vữa là 1,1% không có trường hợp vôi hóa động mạch. Động mạch vị mạc nối phải có tỉ lệ tăng sinh nội mạc là 67,9%, tỉ lệ xơ vữa là 8,2% và 4,01% vôi hóa động mạch. Đánh giá mức độ tăng sinh nội mạc trên từng loại động mạch cho thấy động mạch ngực trong hai bên có độ 0, I, II, III tương ứng là 62,2%; 17,7%; 7,7%; 12,4%. Ở động mạch vị mạc nối phải các giá trị này là 31,2%; 44,2%; 18,1% và 16,5%. So sánh độ hẹp lòng mạch máu cũng ghi nhận ở động mạch vị mạc nối phải nhiều hơn động mạch ngực trong (p<0,01). Phân tích các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý đi kèm liên quan đến bệnh học mạch máu chỉ tìm thấy tình trạng tăng huyết áp trên các bệnh nhân sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối có liên quan đến bệnh học của động mạch này. Kết luận: Nghiên cứu tìm thấy một tỉ lệ cao động mạch ngực trong hai bên là loại cơ trong khi nhiều nghiên cứu trước đây ghi nhận chúng hoàn toàn là loại đàn hồi. Số lượng các khoảng hở ở lớp màng đáy mạch máu ở động mạch vị mạc nối phải nhiều hơn động mạch ngực trong. Kích thước của động mạch vị mạc nối phải lớn hơn động mạch ngực trong thuận lợi cho thực hiện miệng nối. Mức độ tăng sinh nội mạc của hai loại động mạch trung bình, tổn thương xơ vữa và vôi hóa ít. Có thể sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối mạch vành thương tự như động mạch ngực trong về gốc độ mô và bệnh học. Ngoài ra, cần lưu ý kiểm soát huyết áp trên các bệnh nhân có sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối mạch vành vì nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng tăng huyết áp và tăng sinh nội mạc trên động mạch này. Từ khóa: động mạch ngực trong, động mạch vị mạc nối, phẫu thuật bắc cầu mạch vành. * . Bệnh viện Chợ Rẫy ** Đại học Y Khoa Shiga -Nhật Bản Tác giả liên lạc: BS. Đoàn Văn Phụng ĐT: 0918475300 Email: doanvanphung@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 363 ABSTRACT STUDY HISTOPATHOLOGICAL PROPERTIES OF INTERNAL THORACIC ARTERY AND RIGHT GASTROEPIPLOIC ARTERY USED AS CORONARY BYPASS GRAFTING Doan Van Phung, Tohru Asai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 361- 368 Background: In this study, we investigated the histologic and pathological properties of internal thoracic arteries (ITAs) and right gastroepiploic arteries (RGEAs), analyzed the risk factors correlated with their pathologies. Methods and results: 90 segments of ITAs obtained from 54 patients and 33 segments of RGEAs from 33 patients who underwent CABG, were evaluated histologic and pathological characteristics by light microscopy. The risk factors of those patients were also recorded. In histologic evaluation, elastic type were found in 15 of 99 ITAs (16.7%) whereas muscular type were 53 of 99 ITAs (58.9%). In RGEAs, the majority of specimens were muscular type ( 29 of 33 RGEAs 87.9%). The mean number of discontinuity in the internal elastic lamina in RGEAs (41) were more greater than that in ITAs (30),p< 0.02. Morphometric analysis showed that the diameter of the vessel was found to be more in RGEAs (range 1.19 – 3.73 mean 2.06 ± 0.62 mm) in comparision with the ITAs (range 0.98 – 3.53, mean 1.81± 0.47 mm) p<0.016. There was a statistically significant difference between two kinds of grafts in intimal thickening ( ITAs:mean 65.59 ± 180.9 µm, RGEAs: mean 167.89± 303.58 µm), p<0.024. There was not statistically significant difference in medial thickening between (ITAs: mean 161.18± 59.29 µm, RGEAs mean 177.69± 62.73 µm)p> 0.05. Pathological examination of RGEAs and ITAs were also recorded that intimal hyperplasia were seen in 22 of 33 specimens (67.9%), 43 of 90 specimens (47.8%), respectively. Atherosclerosis were seen in 8.2% of RGEAs and 1.1% of ITAs. Medial calcification was found only in 3 of 33 RGEAs (4.01%). The mean degree of pathology (scale from 0 to 3) showed that in ITAs had 62.2% grade 0, 17.7% grade 1, 7.7% grade 2 and 12.4% grade 3. in RGEAs had 31.2% grade 0, 44.2% grade 1, 18.1% grade 2 and 16.5% grade 3. Comparision of the severity of intimal hyperplasia between RGEAs and ITAs by using the percentage of luminal narrowing showed that the intimal hyperplasia in RGEAs group ( mean 0.85± 0.13 range 0.25- 0.98) was significantly greater than in ITAs group (mean 0.92± 0.11 range 0.19- 0.99), p<0,01. Analyzing the risk factors for the pathology of two grafts were found that only the presence of arterial hypertension had correlated with the development of intimal hyperplasia in RGEAs. Conclusions: Study of the ITA and RGEA segments remaining after coronary artery bypass grafting demonstrated that more than half of ITA grafts were muscular type whereas the previous investigations recorded to be elastic type in the majority of them. There was a significant difference in the histologic and pathological properties of two kinds of grafts studied. The RGEA grafts showed larger morphometric characteristics, more defects in continuity of internal elastic lamina and more having muscular types in the media than ITAs. They were also recorded more likely to have a development of intimal hyperplasia, atherosclerosis and medial calcification than the ITAs. In addition, in this study, the presence of arterial hypertension had correlated with the developments of intimal hyperplasia in RGEA grafts. We should consider tightly control the arterial hypertension in patients using the RGEAs for CABG Key words: internal thoracic artery, right gastroepiploic artery, coronary bypass grafting ĐẶT VẤN ĐỀ Cầu nối bằng động mạch ngực trong thường được sử dụng rất phổ biến trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành vì độ bền cao và sự thay đổi về đặc tính mô bệnh học ít. Việc sử dụng hiệu quả động mạch ngực trong một bên và hai bên thúc đẩy các phẫu thuật viên tim mạch tìm kiếm các loại động mạch khác làm cầu nối tái tưới máu toàn bộ mạch vành(7,9,12). Động mạch vị mạc nối phải là một trong các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 364 động mạch được nghiên cứu và sử dụng phối hợp với động mạch ngực trong một bên và hai bên để tưới máu toàn diện cơ tim(7,13).Với vị trí, kích thước và độ dài thích hợp cho việc thực hiện các miệng nối vào nhánh động mạch vành phải, nhánh mũ động mạch vành trái, nó ngày càng trở nên được sửa dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Bên cạnh việc sử dụng chẩn đoán hình ảnh như siêu âm mạch máu, chụp dựng hình mạch máu, chụp cản quang mạch máu đề đánh giá độ bền của cầu nối, khảo sát đặc tính mô học và bệnh lý học cũng góp phần tiên lượng được tuổi thọ của cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 90 đoạn động mạch ngực trong hai bên thu thập từ 54 bệnh nhân và 33 đoạn động mạch vị mạc nối phải từ 33 bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành tại Bệnh viện đại học Y khoa Shiga, Nhật Bản trong thời gian từ tháng 11/2010 đến 8/2011. Tất cả các đoạn động mạch này được lấy từ những đoạn động mạch còn lại sau khi sử dụng làm cầu nối mạch vành. Các bệnh nhân được thông báo và đồng ý sử dụng đoạn động mạch làm nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân sử dụng động mạch ngực trong hai bên là 67 tuổi; nhóm động mạch vị mạc nối phải là 68 tuổi. Các yếu tố nguy cơ và bệnh lý đi kèm được ghi nhận bao gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mãn tính, tăng lipid máu, bệnh lý mạch máu ngoại vi, bệnh lý mạch máu não, hút thuốc lá, béo phì. Tất cả các mẫu động mạch thu được sẽ cố định trong dung dịch formol 5,25% từ 5 đến 7 ngày. Sau đó, chúng được khử nước, định hình trong paraffin và được cắt vi phẫu với độ dày là 5 micromet. Chúng sẽ được nhuộm hematoxylin eosin và Van- Gieson. Các tiêu bản được khảo sát dưới kính hiển vi quang học. Phân tích mô học: Đếm số lượng các sợi đàn hồi trong lớp trung mạc của động mạch để phân loại động mạch. Tiêu chuẩn phân loại như sau: Loại đàn hồi khi số lượng sợi đàn hồi lớn hơn 8. Loại hỗn hợp: số lượng sợi đàn hồi lớn hơn 5 và loại cơ khi giá trị này nhỏ hơn 5. Đếm số lượng các khoảng hở của lớp màng đáy động mạch. Khảo sát bệnh lý học của động mạch tập trung vào ba tổn thương: tăng sinh nội mạch, xơ vữa động mạch và vôi hóa động mạch. Tăng sinh nội mạc được xác định khi độ dày của lớp nội mạc lớn hơn 20 micromet và chiếm hơn ¼ chu vi của động mạch. Tổn thương xơ vữa động mạch được xác định khi có sự hiện diện của các tinh thể cholesterol, các tế bào bọt, sự tích tụ các đại thực bào. Tổn thương được phân loại theo Hiệp hội Tim mạch và xơ vữa động mạch Hoa Kỳ. Vôi hóa động mạch cũng được xác định khi có sự hiện diện của các tinh thể canxi trong lớp trung mạc. Phân tích hình thể học Đo lường các giá trị kích thước động mạch bằng phần mềm (Image- Pro Plus version 6.2- Medial- Cybernetics Inc). Các giá trị bao gồm: chu vi trung mạc C (EEL), chu vi nội mạc C (EL), chu vi màng đáy C (IEL), độ dày nội mạc, độ dày trung mạc. Đường kính mạch máu, diện tích trung mạc, diện tích nội mạc, diện tích màng đáy được tính theo công thức: Đường kính động mạch= C (EEL)/ л; diện tích IEL= C2 (IEL)/ 4л;diện tích EL= C2 (EL)/4 л Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 365 Hình 1 : Minh họa cách xác định các giá trị hình thể học động mạch Media: lớp trung mạc; Intima: lớp nội mạc; Lumen: Lòng mạch. Internal elastic lamina: lớp máng đáy- External elastic lamina: giới hạn ngoại trung mạc- Adventitia: ngoại mạc- maximum width of intima: độ dày nhất nội mạc. Width of media at maximal intimal thickness: độ dày của trung mạc tại vị trí nội mạc dày nhất. Diameter of lumen + intima : đường kính lòng mạch + nội mạc Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tỉ lệ độ dày của lớp nội mạc và độ dày của lớp trung mạc tại vị trí nội mạc dày nhất để phân loại mức độ tăng sinh nội mạc trong cùng một loại động mạch. Theo tác giả Kobayashi và cộng sự chia thành 4 mức tăng sinh nội mạc: Độ 0: tỉ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 0,25; độ I: tỉ lệ từ 0,25 đến 0,5; độ II: tỉ lệ là 0,5 đến 0,75; độ III khi tỉ lệ lớn hơn 0,74 và độ IV khi tắc gần hoàn toàn hay toàn bộ lòng động mạch do tăng sinh nội mạc, xơ vữa động mạch, huyết khối. Ngoài ra, giá trị phần trăm hẹp lòng mạch máu (tỉ lệ phần trăm giữa diện tích nội mạc và diện tích màng đáy cũng được sử dụng để so sánh mức độ tăng sinh nội mạc giữa hai nhóm động mạch khác nhau). Các số liệu thu được sẽ được trình bày dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Các biến phân loại được so sánh bằng x2 test; biến liên tục sử dụng student T test. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0. p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Có tổng số 90 mẫu động mạch ngực trong hai bên thu thập từ 54 bệnh nhân và 33 mẫu động mạch vị mạc nối phải từ 33 bệnh nhân trải qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tuổi trung bình trong nhóm động mạch ngực trong là 67 tuổi (dao động từ 41 tuổi đến 86 tuổi) và ở động mạch vị mạc nối phải trung bình là 68 tuổi (44 tuổi – 83 tuổi). Tần suất các yếu tố nguy cơ và bệnh lý đi kèm được thể hiện trong bảng sau Yếu tố nguy cơ- bệnh lý Động mạch ngực trong(%) Động mạch VMN( %) Tăng huyết áp 66,7 69,7 Suy thận mãn 26,7 36,4 Đái tháo đường 64,4 63,6 Bệnh mm ngoại vi 28,9 27,3 Tăng lipid máu 51,1 57,6 Bệnh mm não 15,6 15,2 Hút thuốc lá 54,4 63,6 Béo phì 4,4 6,1 Đánh giá mô học Ở nhóm động mạch ngực trong hai bên, loại đàn hồi được tìm thấy ở 15 mẫu (16,7%); 24,4% loại hỗn hợp và 58,9% loại cơ. Có 3% trong tổng số các mẫu động mạch vị mạc nối phải thuộc loại đàn hồi và 9,1% thuộc loại hỗn hợp, phần lớn các mẫu thuộc loại cơ chiếm tỉ lệ 87,9%. Số lượng trung bình các khoảng hở ở lớp màng đáy trong động mạch ngực trong là 31±17 (6-120) ít hơn ở động mạch vị mạc nối phải 41 ± 23 (12- 125) (p<0,02). Phân tích hình thể các mẫu động mạch ghi nhận như sau Phân tích hình thể Động mạch ngực trong (trung bình) Động mạch VMNP (trung bình) p Độ dày trung mạc (µm) 161,18 ± 59,29 177,69±62,73 >0,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 366 Độ dày nội mạc (µm) 65,59 ± 180,9 167,89± 303,58 <0,024 Chu vi trung mạc (µm) 5.671,92± 1.466,69 6.472,21± 1.961,77 <0,034 Chu vi màng đáy (µm) 4.679,42± 1248,59 5.406,7± 1.711,43 <0,041 Chu vi nội mạc (µm) 4.445,39± 1.116,83 4.897,45± 1.433,98 <0,042 Đường kính mạch máu (mm) 1,81± 0,47 2,06±0,62 <0,016 Diện tích giới hạn màng đáy mm2 1,87± 1,07 2,55± 1,66 <0,05 Diện tích nội mạc mm2 1,67± 0,86 2,07± 1,29 <0,05 Tỉ số diện tích nội mạc và trung mạc 0,92±0,11 0,85± 0,13 <0,01 Phân tích bệnh học của hai loại động mạch ghi nhận như sau Tăng sinh nội mạc được tìm thấy ở 47,8% các mẫu động mạch ngực trong hai bên và 67,9% các mẫu động mạch vị mạc nối phải (p<0,001). Tỉ số độ dày nội mạc và độ dày lớp trung mạc giúp xác định mức độ tăng sinh nội mạc trong cùng một loại động mạch. Kết quả nghiên cứu ghi nhận độ 0, I, II, III tương ứng với các tỉ lệ: 62,2%; 17,7%; 7,7% và 12,4% ở nhóm động mạch ngực trong hai bên. Nhóm động mạch vị mạc nối phải, các giá trị này lần lượt là : 31,2%; 44,2%; 18,1% và 16,5%. Tổn thương xơ vữa động mạch được tìm thấy ở 1,1% các động mạch ngực trong hai bên và 8,2% ở các động mạch vị mạc nối phải. Vôi hóa động mạch chỉ tìm thấy ở 4,01% các động mạch vị mạc nối phải. So sánh mức độ ít tăng sinh nội mạc giữa hai nhóm động mạch bằng cách sử dụng tỉ số diện tích nội mạc và diện tích giới hạn bởi lớp màng đáy nội mạc ghi nhận giá trị này ở nhóm động mạch ngực trong hai bên là 0,92± 0,11 cao hơn nhóm động mạch vị mạc nối phải là 0,85± 0,13 (p<0,01). Phân tích các yếu tố nguy cơ và bệnh lý đi kèm bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mãn, bệnh lý mạch máu ngoại vi, bệnh lý mạch máu não, tăng lipid máu, hút thuốc lá và béo phì lên bệnh học của hai loại động mạch ghép này cho thấy chỉ có tăng huyết áp ở các bệnh nhân có sử dụng động mạch vị mạc nối phải là có liên quan đến tình trạng tăng sinh nội mạc của động mạch. Những yếu tố khác không có liên quan đến bệnh học của động mạch này. Nghiên cứu cũng không tìm thấy có mối liên quan nào giữa các yếu tố nguy cơ, bệnh lý đi kèm với bệnh học của động mạch ngực trong hai bên. BÀN LUẬN Việc lựa chọn cầu nối và chiến thuật sử dụng chúng đóng vai trò rất quan trọng quyết định kết quả lâu dài của phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Từ trước đến nay, các phẫu thuật viên tim mạch thường sử dụng động mạch ngực trong bên trái và tĩnh mạch hiển lớn để làm cầu nối tái tưới máu hẹp mạch vành. Tuy nhiên những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu báo cáo rằng cầu nối bằng tĩnh mạch hiễn lớn bị hẹp rất sớm sau phẫu thuật bởi sự tiến triển của tình trạng tăng sinh nội mạc. Quá trình này dẫn đến xơ vữa động mạch xảy ra từ năm thứ 5 sau mỗ và hẹp thêm 5% mỗi năm tiếp theo sau đó. Sau 10 năm sử dụng, có 41% đến 56% các cầu nối bằng tĩnh mạch hiễn lớn sẽ bị tắc hẹp đáng kể trong khi đối với động mạch ngực trong là 20%(12). Chính hiệu quả của việc sử dụng động mạch ngực trong làm cầu nối và bất lợi của tĩnh mạch hiễn, thúc đẩy các nhà ngoại khoa tim mạch tìm kiếm những động mạch mới. Động mạch vị mạc nối phải được nghiên cứu và sử dụng với kết quả bước đầu rất tốt được xem là một loại cầu nối động mạch giúp tái tưới máu vành(7). Trong nghiên cứu này, đánh giá mô học tập trung vào các đặc tính: loại mô học động mạch, tính toàn vẹn của lớp màng đáy, đường kính trung bình của động mạch, độ dày của lớp nội mạc và lớp trung mạc ở cả hai nhóm động mạch. Nghiên cứu ghi nhận hơn 50% các động mạch ngực trong hai bên và hầu như tất cả các Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 367 động mạch vị mạc nối phải là loại mạch cơ. Theo tác giả Van Son và cộng sự ghi nhận rằng có rất nhiều tế bào cơ trong lớp trung mạc ở động mạch vị mạc nối phải, nhưng rất ít trong động mạch ngực trong(12,15). Barry và cộng sự cũng tìm thấy động mạch ngực trong, giống như động mạch chủ là loại mạch đàn hồi với lớp trung mạc chứa rất ít tế bào sợi cơ, phần lớn là sự hiện diện dày đặc các sợi đàn hồi(3). Marx và các đồng nghiệp nghiên cứu trên 100 mẫu động mạch ngực trong ghi nhận 52% loại đàn hồi, 22 % loại hỗn hợp và 26% loại cơ(8). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy có sự khác biệt về loại động mạch so với các nghiên cứu bên trên có thể do đoạn động mạch chúng tôi khảo sát là các đoạn xa của động mạch ngực trong trong khi các nghiên cứu trên khảo sát toàn bộ chiều dài động mạch. Điểm quan trọng trong kết quả này là với số lượng động mạch cơ chiếm ưu thế trong các động mạch ngực trong. Do đó chúng ta cần lưu ý phải cắt lọc cho tốt ngay tại vị trí mặt cắt trên động mạch này để nối vào mạch vành hay dùng các thuốc dãn mạch vì tính co thắt mạnh của loại động mạch cơ này. Nhiều nghiên cứu ghi nhận tính toàn vẹn của lớp màng đáy động mạch ngực trong tốt hơn động mạch vị mạc nối phải. Kết luận này được tìm thấy trong nghiên cứu của Malhotra và cộng sự với sự liên quan giữa tính bền vững của lớp màng đáy sẽ là yếu tố bảo vệ chống lại quá trình xơ vữa động mạch(7). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm thấy số lượng các khoảng hở trong lớp màng đáy của động mạch vị mạc nối phải nhiều hơn động mạch ngực trong tương tự như trong nghiên cứu của Tavilla và cộng sự(4,15) . Tác giả Sim và đồng nghiệp báo cáo sự mất liên tục ở lớp màng đáy động mạch sẽ làm tăng sự xâm nhập của các tế bào cơ từ lớp trung mạc vào lớp nội mạc, sau đó các tế bào này biến đổi chức năng thúc đẩy tăng sinh nội mạc và tiến trình xơ vữa động mạch(11
Tài liệu liên quan