Ngôn ngữ và văn hóa

Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt Bênh cạnh đó, rồng là hình ảnh mà các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi của các vua. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng". Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam đối nghịch với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây. Hình tượng rồng đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy. Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên" - Thăng Long - tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngôn ngữ và văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ RỒNG. Khái niệm vật linh Một số khái niệm liên quan. Khái niệm về văn hóa. Hình tượng ( biểu tượng ) văn hóa. Văn hóa nhận thức về rồng. Nguồn gốc của rồng Việt Nam. Con rồng trong văn hóa phương Đông và phương Tây II. CON RỒNG VIỆT NAM TỪ LỊCH SỬ ĐẾN HIỆN ĐẠI. Đặc điểm của rồng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Rồng trong nghệ thuật tạo hình. III. RỒNG TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT. Trong truyền thuyết. Trong các nghi thức lễ hội. PHẦN KẾT LUẬN. TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam và đã từng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết “con rồng cháu tiên” của người Việt… Bênh cạnh đó, rồng là hình ảnh mà các vua Việt Nam phải xăm lên đùi mình để giữ truyền thống của cư dân ven biển. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm rồng trên đùi của các vua. Rồng là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng thiên tử (bệ rồng, mình rồng). Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng". Vì thế, hình tượng con rồng Việt Nam đối nghịch với hình tượng con rồng độc ác, tượng trưng cho cái xấu của các nước phương Tây. Hình tượng rồng đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng thời ấy. Qua thời kỳ Bắc thuộc dài đằng đẵng, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên" - Thăng Long - tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu là hình tượng “con rồng” trong đời sống văn hóa Việt. Hình tượng rồng Việt và hình tượng rồng Trung Hoa có một số nét tương đồng và khác biệt. Điều đó thể hiện sự đặc trưng về văn hóa của từng nước. Đồng thời cũng làm phép so sánh về hình tượng rồng Việt Nam và rồng Trung Hoa để làm rõ hơn những nét đặc trưng về văn hóa Việt. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Tìm hiểu về hình tượng rồng trong văn hóa Việt, nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử, hình tượng rồng trong tâm thức của người Việt. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Dựa trên lí thuyết về phân tích và đối chiếu Tiểu luận này sử dụng phương pháp như phân tích, miêu tả, thống kê, phân loại, so sánh, đối chiếu… trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích và đối chiếu . - Xác lập cơ sở phân tích. Hình tượng rồng trong đời sống văn hóa Việt. Hình tượng rồng trong đời sống văn hóa phương Tây. - Xác định phạm vi đối tượng: Ở cấp độ văn hóa. Bình diện phân tích: hình tượng văn hóa của con rồng. Phương thức phân tích đối chiếu: là phương thức đối chiếu một chiều. Dựa trên việc phân tích hình tượng rồng của văn hóa phương Đông và phương Tây để làm nổi bật lên nét tiêu biếu trong văn hóa của từng nước. Đặc biệt, trong bài tiểu luận này chủ yếu nghiên cứu về hình tượng rồng của Việt Nam và Trung Hoa. Từ đó đưa ra những nhận xét, so sánh về điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa của 2 nước này. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ RỒNG. 1. Khái niệm vật linh. Là hình thức tôn giáo xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giới thực tại. 2. Một số khái niệm liên quan. 2.1 Khái niệm về văn hóa. Hiện nay, trên thế giới có hơn 700 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Nhưng ở đây, tôi chỉ nêu một số khái niệm tiêu biểu về văn hóa mang tính chất tham khảo. Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên . Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.  Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt(culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng.  Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người . Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. + Theo định nghĩa từ điển bách khoa toàn thư: Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. + Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học 1997: văn hóa được hiểu là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh. + Theo Cơ quan văn hóa - khoa học - giáo dục LHQ (UNESCO): văn hóa là tập hợp những đặc điểm tình cảm, tri thức, vật chất và tâm hồn của xã hội hay một nhóm xã hội. Hình tượng ( biểu tượng ) văn hóa. Biểu tượng được diễn tả bằng từ ngữ, nhưng từ ngữ chỉ diễn tả những hình ảnh, không diễn đạt được tất cả ý nghĩa của biểu tượng, như hình ảnh hoa sen : hoa thơm, không gì đẹp bằng sen, lá xanh, bông trắng, nhị vàng v.v. Còn biểu tượng hoa sen : biểu tượng của Phật giáo, tòa sen : bản thể đức Phật, giác ngộ (hoa sen nghìn cánh), thanh khiết như sen trắng, sen xanh ; còn sen vàng thì nghĩa lại đĩ thõa (sen vàng lãng đãng như gần như xa). Như thế, tìm hiểu một biểu tượng là trình bày những kích thích hơn là những kiến thức, đó là phương pháp của Gaston Bachelard. Trước một biểu tượng như lửa, nước, khí v.v., ông ghi lại những cảm nhận cá nhân bắt nguồn từ toàn bộ con người (lửa : nấu bếp, sưởi nóng, đốt nhà, bắn súng …), từ cái di sản thừa kế của cả một dân tộc (như nước : ruộng nước, lúa nước, thủy tinh v.v.) hoặc cả một thời đại (lửa : lửa tình yêu, Thánh Thần). Nếu hiểu như thế thì mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tượng : khi con nít kể chuyện thì một cái gối trở thành biểu tượng một cô tiên, một con cọp hoặc một yêu quái. Nghệ thuật của trò chơi lớn là dùng những cục đất, cành cây v.v. để có giá trị biểu tượng. Phân biệt : biểu tượng với biểu hiệu (như lá quốc kỳ) ; biểu tượng văn hóa với biểu tượng toán học biểu tượng với huyền thoại, thần thoại.  Tôn giáo ưa dùng các biểu tượng vì chúng đưa chúng ta sang một thế giới khác, sống động hơn, cao siêu hơn, vượt ra ngoài thế giới khả giác, trong đó cái phần vô hình được nhìn thấy một cách huyền bí : Phật Quan Âm ngự tòa sen, tay cầm bông sen chứ không phải là hoa huệ. Và khi một nền văn hóa bị các nền văn hóa khác xâm nhập thì biểu tượng trở thành đa chiều và có khả năng thâm nhập lẫn nhau như : Tấm Cám với Cinderella, cái mõ hình con cá nơi các giáo xứ v.v. Nói tóm lại, biểu tượng là một kích thích, là một gợi mở giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để đi tìm ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng và đạt tới cõi siêu thực. 3. Văn hóa nhận thức về rồng. 3.1 Nguồn gốc của con rồng Việt Nam. Là người Việt Nam, ắt hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh “con rồng cháu tiên”, mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con. Rồng là nguồn gốc của tổ tiên từ câu chuyện truyền thuyết cha rồng Lạc Long Quân lấy mẹ Tiên Âu Cơ sinh ra người Việt, nên hình tượng rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người con Việt. Từ đó, hình ảnh “ Rồng và Tiên “ luôn xuất hiện song song cùng với nhau. Nếu như hoa sen là hình ảnh quốc hoa đại diện cho nét đẹp của người Việt Nam thì hình ảnh con rồng là biểu tượng linh thiêng gắn bó với nguồn gốc của người Việt, gợi chúng ta nhớ về tổ tiên, về lịch sử hào hùng. Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là vật linh đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng". Rồng, ra đời ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, nhằm nhận thức và khám phá thế giới. Cả phương Đông và phương Tây đều có biểu tượng rồng, song do đặc điểm của mỗi nền văn hóa mà rồng phương Đông có những nét khác rồng phương Tây. Nguồn gốc và các truyền thuyết về rồng; ý nghĩa tượng trưng của biểu tượng rồng; Việc tìm hiểu những nét khác biệt của biểu tượng này ở phương Đông và phương Tây tuy có được nhắc đến trong một số nghiên cứu, nhưng chưa được làm rõ một cách hệ thống và toàn diện. Chính vì truyền thuyết cũng như hình tượng rồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nên có thể sử dụng nó như một cứ liệu để tìm hiểu về truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây; cũng như sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Phương pháp sử dụng là so sánh type, motip của truyền thuyết; tính chất biểu tượng rồng; hình tượng rồng trong nghệ thuật tạo hình. Rồng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, ở hai nền văn hóa Đông và Tây, sự nhìn nhận về rồng lại được quyết định bởi bản chất và đặc thù của mỗi nền văn hóa. Nếu phương Tây coi rồng là biểu tượng cho sự xấu xa, độc ác, là đối tượng mà con người cần phải chinh phục; thì ngược lại phương Đông lại xem rồng là biểu tượng cho sự tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng. Rồng trong truyền thuyết, huyền thoại phương Đông thường được mô tả khác với rồng của phương Tây cả về dáng dấp và tính khí. 3.2 Con rồng trong văn hóa phương Đông và phương Tây. * Sự nhìn nhận của phương Đông về rồng. Ở phương Đông, rồng là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo, là sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này là do điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định. Môi trường sống của các cộng đồng cư dân ở phương Đông là xứ nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trong các lưu vực các con sông lớn. Yếu tố sông nước quan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã sáng tạo rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước - sự phong đăng, mùa màng bội thu. Cả hai mặt hoạt động có lợi cũng như phá hoại của nước đều được xem là do rồng thúc đẩy. Cũng chẳng có gì là lạ khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng xa xưa của phương Đông là những vị thần có liên quan đến nước. Mùa màng bội thu hay không là phụ thuộc vào yếu tố nước. Do đấy, thần nước cũng chính là thần Rồng. Quan niệm của phương Đông về rồng trong buổi đầu là: Đấng tối cao của không khí/ Hơi thở mầu nhiệm của người toả khắp/ Điều khiển mây/ Chứa đựng khí ẩm ướt/ Làm mưa dịu mát trái đất (1). Theo Ernest Ingersoll: “Khái niệm nằm trong chữ "rồng" có từ lúc bắt đầu những suy nghĩ được ghi lại của con người về những điều bí ẩn của nhà tư tưởng và thế giới của anh ta. Nó gắn liền với những quyền lực và hành động của các vị thần đầu tiên, và giống như những quyền lực cùng hành động đó, nó mơ hồ, dễ thay đổi và mâu thuẫn trong các thuộc tính của nó, chỉ duy trì từ đầu đến cuối một đặc điểm có thể xác định - kết hợp với nước và kiểm soát nước”(2). Sau này, trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc phương Đông, rồng dần được gán thêm các ý nghĩa mới phù hợp với tính chất của thời đại như biểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, cao sang, may mắn, thịnh vượng,... Ở Trung Hoa xưa, người ta xem rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ năm vùng, nghĩa là bốn phương và vùng trung tâm; là kẻ bảo vệ năm hồ bốn biển (có nghĩa là mọi hồ, mọi biển). Về khả năng của rồng, trong dân gian Trung Hoa có rất nhiều truyền thuyết cho rằng rồng có khả năng hô gió gọi mưa, có thể đội sông lật bể, gọi mây che mặt trời. Đối với người Nhật, con rồng là chủ yếu trong những vật lý tưởng ở Nhật Bản. Đối với người Triều Tiên, rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ. Nó là hiện thân của mọi sức di động, thay đổi và năng lực để tiến công. Về mùa xuân, nó bay lên trời, và về mùa thu nó náu mình dưới đáy nước sâu. Ngày xưa người Triều Tiên tin là các sông suối cũng như các đại dương bao quanh Triều Tiên là nơi ở của một con rồng, và người dân thường cứ đúng kỳ lại thờ cúng quyền lực này. Sự quan trọng của việc biểu lộ niềm tôn kính hình thức lớn đến thế với rồng là do rồng kiểm soát mưa và cần được người ta làm cho vui vẻ để cho mùa màng khỏi bị nguy hiểm vì mưa không đủ, hơn nữa nó có khả năng làm phiền nhiễu nhiều cho những người chèo thuyền và những thủy thủ ở biển khơi trừ khi nó được người ta làm cho dịu lòng một cách thích đáng. Do đó, không những các người dân nông thôn và người làm ruộng ở nông trại, mà cả chủ tàu bè muốn có thời tiết thuận lợi để đi xa, đều làm lễ cầu an; không những các chiến thuyền lớn, mà cả các thuyền chở hàng hóa, thuyền đánh cá, đò, phà,... đều mỗi loại làm một thứ lễ riêng để đảm bảo an toàn. Lễ đó được coi như một thứ cống nộp cho thần nước. Đối với người Việt Nam, trong ký ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình hài một con rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai.Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi và giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng/ Rồng trắng lấy nước thì mưa… Được xem là vua của tạo sinh động vật, nên dễ hiểu rồng là biểu tượng của điềm lành, sự may mắn và tốt đẹp đối với phương Đông. Trong truyền thuyết, thần thoại của phương Đông, dù cốt truyện có khác nhau nhưng rồng bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa là một biểu tượng cho sự cao quý tốt đẹp. Đối với một số quốc gia phương Đông, rồng là biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc. Người Việt xưa tự hào mình là "Con Rồng cháu Tiên". Tộc Hạ có tô tem rồng và cũng xưng là "Tộc rồng"(3). Bà mẹ thủy tổ của dân tộc Khơme là con gái vua huyền thoại Naga, một động vật huyền thoại có tính cách như rồng. Nữ thần Pônaga (còn gọi là Pô Nưga) là bà tổ của người dân Chămpa. Các vị thần nói trên vừa mang ý nghĩa biểu tượng của sông nước, vừa mang ý nghĩa phong đăng gắn với các nghi lễ nông nghiệp, vừa mang ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc. Rồng hiện lên là điềm báo đất nước sẽ có vị minh quân hay hiền nhân, hoặc tôn phong những triều đại tốt đẹp. Thế kỷ XI, vua Lý Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và đã đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long để thể hiện khát vọng và tư thế vươn lên của một dân tộc. “Thế kỷ XV, vua Xêthathilat cho dời kinh đô từ Luông Pha băng ra Viêng Chăn và đặt tên thủ đô là Xỉ Xattanahutta, có nghĩa là kinh đô của hàng triệu con rồng nhằm biểu dương sức mạnh của vương quốc (4). Đối với phương Đông, rồng được xem là con vật nằm trong cung hoàng đạo, trong số 12 con vật. Rồng hiện diện trong nhiều loại hình nghệ thuật như trong múa, kịch; trang trí trên điêu khắc, kiến trúc... Múa rồng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của phương Đông, nhất là ở các vùng nông nghiệp trồng lúa nước. Hầu hết các quốc gia phương Đông đều có điệu múa rồng vào các ngày lễ Tết cổ truyền. Rồng mang màu sắc rực rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo không khí hội hè, biểu thị niềm vui sướng, hạnh phúc cho tất cả mọi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu... Ngày đầu năm mới ở Inđônêxia, một đoàn người trẻ tuổi đội lốt rồng bằng giấy nhảy múa trên đường, trong khi những người dân đổ dồn ra ở các cửa sổ dâng lên rồng những mớ rau cải xanh mà nó nhai ngốn trong niềm vui lớn của mọi người. Bộ phận người Inđônêxia ở Hà Lan vẫn duy trì nghi lễ hàng năm này trên các đường phố Amsterdam. Quan niệm rồng là cao quý, tốt đẹp đã dẫn đến ở phương Đông thời kỳ xa xưa có nơi người ta coi những xương hóa thạch từ lâu là bộ xương cũ kỹ của những con rồng và đã sử dụng chúng như một dược liệu để chữa bệnh. Cho đến ngày nay, theo thói quen khi nói về các quốc gia phát triển với ý nghĩa khen ngợi người ta vẫn sử dụng chữ "rồng", chẳng hạn: Nhật Bản, Singapo, Đài Loan... được gọi là những con rồng châu Á, hàm ý chỉ về khả năng tiềm ẩn, sự vượt trội... * Sự nhìn nhận của phương Tây về rồng. Trong khi phương Đông do tính chất văn hóa nông nghiệp mà xem rồng là chủ nguồn nước, canh giữ các suối, sông, biển, hồ; rồi sau này trở thành ý nghĩa nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa vương quyền, ý nghĩa tượng trưng cho những gì cao quý tốt đẹp nhất trong đời sống con người; thì ở phương Tây, nơi mà người ta không quan tâm lắm tới việc có đủ nước mưa hay không cho vườn tược và đồng cỏ của mình, rồng lại mang ý nghĩa ngược lại, đó là sự phá hủy, độc ác và xấu xa. Trong văn hóa phương Tây, rồng được trình bày như thần linh của độc ác và phản Chúa trong đạo cơ đốc giáo. Vết tích cổ xưa nhất về rồng ở phương Tây nằm trong truyền thuyết Hy Lạp nói về Cadmus. Khi di dân đi khai khẩn, Cadmus được một con bò thần dẫn tới một địa điểm ở Boeotia. Khi ông ta phái người của mình đi lấy nước ở một con suối, tất cả mọi người bị một con rồng canh giữ ngọn suối giết chết. Sau đó, Cadmus đã giết chết con rồng, nhổ răng của rồng và gieo xuống mảnh đất. Một toán người có vũ trang mọc ra từ mỗi chiếc răng được gieo. Họ đánh và giết lẫn nhau cho đến khi chỉ còn năm người sống sót. Những người này giúp Cadmus xây dựng một tòa thành. Cuối cùng, tòa thành đó phát triển thành thị trấn Thebes. Năm người kia trở thành tổ tiên của tầng lớp quí tộc thành Thebes. Trong số đó có một người, mệnh danh là "con trai của rắn", tên là Echion, cưới con gái của Cadmus làm vợ. Sau nhiều vụ rối loạn, vua Cadmus rút về Illyria, ở đó ông cùng vợ là Barmonia biến thành rắn, về sau chết đã được các thần đem lên cõi cực lạc. Nhìn chung, huyền thoại về rồng của Hy Lạp là mẫu hình chung cho các câu chuyện về rồng của phương Tây. Thần thoại Hy Lạp mô tả rồng dưới nhiều dạng: có con rồng bảy đầu, có con rồng chín đầu chuyên ăn thịt con gái đẹp, có con trăm đầu mắt trợn trừng... Các chuyện kể về rồng hòa lẫn với những chuyện về người khổng lồ và quái vật. Các tích truyện về rồng phương Tây đều có một mô típ như sau: rồng có nhiều đầu, chuyên gieo giắc tai họa, chỗ ở trong hang, rồng bị chặt đầu, người anh hùng giết rồng để cứu cả một dân tộc hay nàng công chúa. Nhiều dân tộc châu Âu đều có tích truyện tương tự. Cổ nhất là tích tế sinh rồng có nội dung na ná như ở Hy Lạp. Trung tâm của tích truyện là: một tráng sĩ phát hiện có một cô gái đẹp (hay một nàng công chúa) sắp bị tế sinh cho rồng, chàng trai bèn giết con quái vật, chặt đầu nó, cắt lấy lưỡi rồi ra đi sau khi đã nói cho cô gái biết rằng chàng còn phải đi chu du khắp thiên hạ trước khi cưới nàng làm vợ. Qua nhiều năm xa cách, người tráng sĩ này trở về giữa lúc nàng công chúa này sắp bị gả cho một kẻ xấu, bởi lẽ tên này đã nhận rằng chính hắn là người đã giết được rồng. Người anh hùng đã chứng tỏ cho mọi người biết mình là ai bằng cách đưa lưỡi rồng ra và lắp từng lưỡi khớp với đầu rồng rồi kết hôn với công chúa. Từ truyền thuyết này đã tạo nên một tâm lý đối với người đàn ông phương Tây: tất cả các điều khủng khiếp trong cuộc đời được xem là những con rồng cần phải chiến thắng, nàng công chúa đang chờ mong thấy anh ta đẹp đẽ và quả cảm. Trong truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp, rồng còn là kẻ canh giữ Bộ lông Cừu Vàng và Khu vườn của các nàng Hespesride. Mô típ truyện này cũng rất phổ biến ở phương Tây và ngày nay vẫn được nhắc lại trong các bộ phim thần thoại
Tài liệu liên quan