Niên luận Góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người

Kể từ khi con người bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm hiểu thế giới xung quanh, con người cũng đã không ngừng tìm hiểu về chính bản thân mình. Con người là gì, nó sinh ra từ đâu, quan hệ con người với con người cũng như với thế giới ra sao, mục đích cuộc sống con người là gì, thế nào là hạnh phúc, điều gì sẽ đến với con người sau khi chết Biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra và cũng đã có bao nhiêu cách trả lời về những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người vẫn không hề trở nên cũ trong nhận thức của con người. Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên là “triết học của con người”, “triết học về con người”, mọi trào lưu triết học ở thời cổ đại cũng như hiện đại đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của con người. Nhưng xuất phát từ những lập trường thế giới quan và phương pháp luận khác nhau của triết học, những lý giải ấy đã nhiều khi rất khác nhau hoặc đối lập hẳn nhau. Cuộc đấu tranh về lý luận và tư tưởng xung quanh vấn đề con người, bản chất con người cũng là một trong những nét độc đáo nhất của triết học. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời và phát triển một cách hệ thống, thì vấn đề con người mới được đặt ra và giải quyết một cách khoa học và cách mạng. Xem xét tư tưởng của C.Mác về bản chất con người (trong “luận cương về Phoiơbắc”) có liên hệ trực tiếp đến chiến lược phát triển con người của nước ta hiện nay. Nó đáp ứng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và đào tạo con người mới. Thực tiễn ở Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đòi hỏi phải có những con người toàn diện, hài hòa về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển hoàn thiện về nhân cách. Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài niên luận “góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người” với mong muốn là sáng tỏ một số cơ sở lý luận của C.Mác về bản chất con người từ đó đối chiếu với chiến lược xây dựng và đào tạo con người ở nứơc ta hiện nay. Trong thực tế và trên nhiều bình diện của cuộc sống vấn đề bản chất con người vẫn còn là một vấn đề tiếp tục làm sáng rõ hơn.

doc47 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Niên luận Góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kể từ khi con người bước vào lịch sử đến nay, cùng với việc đi sâu tìm hiểu thế giới xung quanh, con người cũng đã không ngừng tìm hiểu về chính bản thân mình. Con người là gì, nó sinh ra từ đâu, quan hệ con người với con người cũng như với thế giới ra sao, mục đích cuộc sống con người là gì, thế nào là hạnh phúc, điều gì sẽ đến với con người sau khi chết…Biết bao nhiêu câu hỏi đã đặt ra và cũng đã có bao nhiêu cách trả lời về những câu hỏi ấy. Qua nhiều thời đại, với những chế độ xã hội kế tiếp nhau trong lịch sử, vấn đề con người vẫn không hề trở nên cũ trong nhận thức của con người. Là một hình thái ý thức xã hội, triết học bao giờ cũng trở lại với con người và coi con người như một đối tượng trung tâm của mình. Dù là duy vật hay duy tâm, dù có tuyên bố hay không tuyên là “triết học của con người”, “triết học về con người”, mọi trào lưu triết học ở thời cổ đại cũng như hiện đại đều đi vào lý giải một cách trực tiếp hay gián tiếp những vấn đề chung nhất của con người. Nhưng xuất phát từ những lập trường thế giới quan và phương pháp luận khác nhau của triết học, những lý giải ấy đã nhiều khi rất khác nhau hoặc đối lập hẳn nhau. Cuộc đấu tranh về lý luận và tư tưởng xung quanh vấn đề con người, bản chất con người cũng là một trong những nét độc đáo nhất của triết học. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời và phát triển một cách hệ thống, thì vấn đề con người mới được đặt ra và giải quyết một cách khoa học và cách mạng. Xem xét tư tưởng của C.Mác về bản chất con người (trong “luận cương về Phoiơbắc”) có liên hệ trực tiếp đến chiến lược phát triển con người của nước ta hiện nay. Nó đáp ứng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và đào tạo con người mới. Thực tiễn ở Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nay đòi hỏi phải có những con người toàn diện, hài hòa về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển hoàn thiện về nhân cách. Chính vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài niên luận “góp phần tìm hiểu tư tưởng của C.Mác về bản chất con người” với mong muốn là sáng tỏ một số cơ sở lý luận của C.Mác về bản chất con người từ đó đối chiếu với chiến lược xây dựng và đào tạo con người ở nứơc ta hiện nay. Trong thực tế và trên nhiều bình diện của cuộc sống vấn đề bản chất con người vẫn còn là một vấn đề tiếp tục làm sáng rõ hơn. 2. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích: Niên luận này nhằm nêu bật tư tưởng của C.Mác về bản chất của con người, từ đó thấy được cái mới, có tính khoa học và cách mạng trong tư tưởng của C.Mác so với các nhà triết học trước đó. Nhiệm vụ: Niên luận sẽ lý giải hai vấn đề cơ bản sau: 1.Hệ thống các tư tưởng về bản chất con người trong lịch sử triết học trước C.Mác. 2. Phân tích tư tưởng của C.Mác về bản chất con người từ đó liên hệ với chiến lược xây dựng và đào tạo con người ở nước ta hiện nay. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài là nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng- chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin. Đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, phương pháp logíc lịch sử. 4.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của niên luận là quan niệm cơ bản của C.Mác về bản chất con người. Trong phần vận dụng thực tiễn chúng tôi di tập trung đối chiếu với chiến lược xây dựng và đào tạo con người của nước ta hiện nay. 5. ý nghĩa niên luận Niên luận góp phần nhận thức khái quát, làm sáng tỏ hệ thống lý luận trong việc xác định bản chất con người. Từ đó niên luận tham gia vào việc xác lập một số mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển con người ở nước ta hiện nay. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung niên luận gồm 2 chương và 5 tiết. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG VỀ CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông Triết học phương Đông đã ra đời từ rất sớm cùng với sự xuất hiện của rất nhiều học thuyết và trường phái. Nội dung xuyên suốt và nổi bật trong các học thuyết, tư tưởng đó chính là vấn đề con người. Triết lý nhân sinh của người phương Đông hết sức phong phú, đa dạng, và vô cùng độc đáo, thâm thúy. Con người là một nội dung chủ yếu của triết học học này. Việc luận bàn về con người trong lịch sử tư tưởng phương Đông xuất hiện từ khá sớm. Không phải đợi đến tư duy trừu tượng với năng lực khái quát thành tư tưởng học thuyết mà ngay từ các truyền thuyết, thần thoại, sử thi được lưu truyền lại từ thời cổ đại, trong kho tàng các truyện cổ tích…Chúng ta đã có thể tìm thấy không ít sự lý giải về nguồn gốc của con người. Đó là những quan niệm có tính chất triết lý nhân sinh đầu tiên về cuộc sống của con người. Con người- cá nhân được gắn chặt vào những cấu trúc siêu cá nhân, các cấu trúc mang nguồn gốc xã hội thuần túy, cũng như là các cấu trúc thiên nhiên hay cấu trúc “thế giới khác”, những cấu trúc siêu nghiệm. Những tư tưởng này tập trung trong quan niệm triết học của Trung Quốc, của ấn Độ- hai trong số những nôi xuất hiện và phát triển xã hội loài người. 1.1.1.Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại Các nhà tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại hầu như đều tập trung bàn đến con người. Họ không muốn tách con người ra khỏi thế giới; xem con người là một phần của tự nhiên, chú ý nhấn mạnh đến mặt xã hội nhân sinh của con người. Khi bàn đến nội dung này họ đều mong muốn lập một trật tự xã hội mới. Trong toàn bộ khổng giáo cổ đại, từ Khổng Tử, Tuân Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử…đều thể hiện sự thống nhất tính cộng đồng của con người, trong sự ràng buộc của rất nhiều mối quan hệ xã hội. Trong không ít học thuyết, bản chất con người bắt đầu từ chở thiện và thể hiện ra đạo đức của con người quân tử. Chữ “nhân” là hạt nhân trong học thuyết chính trị của Khổng Tử- con người đạo đức phong kiến phương Đông trong Nho giáo: “quân tử nhi bất nhân giả hữu hỉ, vị hữu tiểu nhân nhi nhân giả dã”. Nghĩa là đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị, còn nhân dân lao động kẻ tiểu nhân không có được đức nhân. Mặt khác khi bàn đến con người, Khổng Tử cho: “người là cái đức của trời đất, trước hết là sự giao hợp của âm dương, là sự hội tụ của quỷ thần, là khí tinh tú của ngũ hành”, có nghĩa là ông thừa nhận con người là sản phẩm của tự nhiên nhưng con người ở đây lại xuất hiện một cách thần bí. Theo ông, con người có số mệnh, số mệnh do trời quy định “sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”, con người chỉ biết hoàn toàn tuân theo số mệnh. Sống-chết, phú quý- giàu nghèo của mỗi cá nhân đều là do “thiên mệnh” quy định. Khổng Tử nhấn mạnh đến bản tính thiện của con người; con người ngay từ khi mới lọt lòng đã có sẵn tính thiện, đó là “thiên tính”. Điều đáng chú ý ở đây là khi bàn đến mối quan hệ giữa con người và xã hội, Khổng Tử nhấn mạnh đến lý luận, đạo đức, quan hệ tinh thần mà không chú ý đến quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế. Nhưng ông cũng thấy được vai trò của học tập, giao tiếp trong việc quyết định bản tính con người. Cùng thời Khổng Tử, Lão Tử với quan niệm “đạo là vạn vật chi tông” và người phải tuân theo quy luật của thế giới. Ông cho rằng mọi sự hình thành, biến hóa của vạn vật đều từ “đạo” mà ra. “Đạo” cũng là cái có trước vạn vật, có trước hiện tượng đầu tiên: Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba và ba sinh ra vạn vật. Như vậy Đạo của Lão Tử là một thứ rất huyền bí, trần thoát, cái có tên là “mẹ đẻ của thiên hạ”. Như vậy Lão Tử không thấy nguồn gốc đích thực sinh ra loài người là sản phẩm của sự vận động cao nhất của tự nhiên mà lại cho rằng con người và vật chất là do “Đạo” sinh ra. Trong mối quan hệ con người và xã hội thì Lão Tử lại xây dựng học thuyết con người vô vi, bát tranh thụ động trước mọi thế lực thù địch. Lão Tử chủ trương conn người cần phải trở lại với trạng thái chất phác của trẻ con “cần phải có trái tim ngu”, ông chủ trương “học những người không học” và cho rằng “viết bỏ Thánh trí nhân, nhân dân sẽ có lợi gấp trăm lần; vứt bỏ nhân nghĩa nhân dân sẽ trở lại hiếu từ”. Tức Lão Tử phủ định mọi quan hệ luân lý, quan niệm tốt xấu và mọi thứ văn hóa tinh thần của xã hội hiện thực mà trở lại với cái chất phác “vô danh”, trở lại với cái ý thức trẻ con không phân biệt tốt xáu, phải trái. Từ đó ông cho rằng mọi sự sản xuất tinh thàn, mọi văn hóa tinh thần đều là ý muốn thừa và hành vi vô dụng” ông đã phủ nhận tri thức một cách cực đoan, từ đó xem nhẹ vai trò của lý tính con người trong việc nhận thức thế giới, đề cao trạng thái tự nhiên của con người. Nhìn chung cả Khổng Tử và Lão Tử chỉ đề cập đến mặt tinh thần của con người mà không nói gì đến mặt vật chất cái để đáp ứng nhu cầu sinh học, điều kiện để con người tồn tại. Đặt trong bối cảnh lịch sử thời đại ông thì mục đích xây dựng mẫu người như vậy là cần tiết, song phương pháp thực hiện mục đích đó lại là thiên lệch. Bên cạnh Khổng Tử, Lão Tử, ở thời Xuân Thu chiến Quốc còn có Mặc Tử với thuyết “làm ái” ông là người đầu tiên đã lấy lao động làm cái để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật, đồng thời ông cũng là người đầu tiên chủ trương xây dựng một hình tượng con người với đầy đủ với các mối quan hệ kinh tế lẫn tinh thần trong đời sống xã hội. Dù còn nhiều ảo tưởng và duy tâm, song học thuyết về con người của Mặc Tử có nhiều tiến bộ. Cuối thời chiến Quốc, xã hội Trung Hoa bước vào giai đoạn suy tàn đến cực độ. Các vương quốc nhỏ tiến hành chiến tranh một cách tàn bạo. Trong bối cảnh đó Trung Hoa xuất hiện một trào lưu tranh biện về bản tính người, tiêu biểu cho trào lưu ấy là Mạnh Tử và Tuân Tử. Theo Mạnh Tử, ông cho rằng : “nhân tri sơ tính bản thiện”. Tức con người sinh ra vốn đã tốt. Ông nói : Tính người (nhân tính) vốn thiện. Bản chất con người là thuộc “tính thiện của người ta cũng ví như nước chảy đến chỗ thấp. Người ta không ai là không có tính lành, không nước nào là không chảy xuống chỗ thấp”. Cái thiện đó được biểu hiện qua các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, thông qua hành vi xử thế của con người. Nhưng nếu không biết nuôi dưỡng, lại chịu ảnh hưởng của tập quán xấu thì sẽ xa dần cái tốt. Với ông tu dưỡng và giáo hóa sẽ giúp con người hiểu được lẽ phải và giữ được mình không xa vào cái xấu. Tuy có nhiều tiến bộ, nhưng Mạnh Tử không hiểu được đạo đức của con người chỉ là sản phẩm sinh hoạt xã hội của họ và mỗi giai cấp đều có đạo đức riêng. Do đó con người trong triết học Mạnh Tử cuối cùng vẫn không thoát khỏi duy tâm. Ngược với Mạnh Tử, Tuân Tử lại cho rằng “nhân tôi sơ tính bản ác” con người sinh ra vốn ác. Bản năng con người vốn là đi tìm sự thỏa mãn dục vọng sinh lý, nên hoạt động tự nhiên theo bản tính ấy thì trong xã hội sẽ có trộm cướp, vô luân. Do vậy Tuân Tử đã chủ trương xây dựng con người, lễ nghĩa…điểm tích cực trong học thuyết của Tuân Tử là ông rất chú ý đến vai trò của giáo dục, thông qua giáo dục có thể cải tiến cái xấu, cái ác để trở thành người thiện. Thế nhưng, con người của ông lại là con người đẳng cấp và ông cho “thánh nhân là người tích nhiều đức hạnh”. Như vậy cả Mạnh Tử và Tuân Tử đều thấy được vai trò của hoàn cảnh sống, của giáo dục, giáo hóa đến việc hình thành nhân cách con người. Có thể nói triết học Trung Hoa cổ đại chú ý đến con người xã hội hơn con người tự nhiên, con người đạo đức hơn con người trí tuệ. Vấn đề con người được bàn đến ở đây chủ yếu đều thiên về mặt đời sống tinh thần. Tuy có nhiều mặt tiến bộ, song nó không thoát khỏi đường lối triết học duy tâm, do đó không đem lại cách giải thoát cho con người. 1.1.2.Vấn đề con người trong triết học ấn Độ cổ đại Trong triết học ấn Độ cổ đại, vấn đề con người cũng đóng vai trò trung tâm, được thể hiện rõ ràng ở hệ thống không chính thống, trong đó Phật giáo là một khuynh hướng nổi tiếng của ấn Độ. Người sáng lập ra phật giáo Budda (sinh năm 623 trước công nguyên) Phật giáo ra đời là sự phản kháng chống lại tình trạng phân biệt đẳng cấp một cách nghiệt ngã của Đạo Balamon, nhằm tạo ra sự bình đẳng giữa người và người. Theo Budda: không có đẳng cấp trong dòng nước mắt cùng chảy như nhau và cũng không có sự khác biệt trong dòng máu đỏ như nhau. Con người trong quan niệm phật giáo được sinh ra do cấu tạo của hai yếu tố ! vật chất gồm hai yếu tố tạo thành là sắc (vật chất) và thụ (cảm giác); tinh thần (danh) gồm tưởng (ấn tượng), hành (tư duy), Thức (ý thức). Điểm hạn chế khi lý giải nguồn gốc cá nhân của con người trong triết học Phật giáo là chưa nhận thấy nguồn gốc của con người thoát thai từ động vật. Phật giáo không thừa nhận con người là một thực tại khách quan vì nó là “vô thường”, “vô ngã” là “giả tượng”. Lý giải nguồn gốc con người nguồn gốc con người Phật giáo cho con người đầu tiên xuất hiện ở cõi thứ sáu, sau đó con người ăn phải loại thức ăn thực vật thiên nhiên, từ đó con người trở nên nặng nề, không bay được nữa nên ở lại trái đất. Chính cách lý giải này đã không hiểu được con người là sản phẩm cao nhất của quá trình vận động và phát triển của giới tự nhiên. Bên cạnh đó, Phật giáo nhìn cuộc đời con người với một chuỗi khổ đau vô hạn “đời là bể khổ” được tóm lại trong “bát khổ”: sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly khổ (yêu thương nhau mà phải xa nhau), cán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải tụ hội với nhau), sở cầu bất khổ (muốn mà không được). Ngũ thụ uẩn khổ (khổ vì có sự tồn tại của thân xác). Để giải thoát cuộc đời, con người phải đi theo con đường “bát chính đạo”. Chỉ có như vậy con người mới giải thoát nỗi khổ và nhập vào cõi “niết bàn” chấm dứt sinh tử luân hồi, hoàn toàn yên tĩnh sáng suốt đạt được đại đạo - tư tưởng này mang tính chất duy tâm thần bí. Nói chung, quan niệm của Phật giáo có nhiều điểm tích cực. Song quan niệm của Phật giáo về con người và cuộc đời con người mang màu sắc duy tâm thần bí. Vậy cái gì tạo ra “vật chất”, “tinh thần” với tư cách là khởi nguyên? Phật giáo không giải thích được cuộc đời con người là do chính con người tạo ra, vì vậy Phật giáo khuyên con người chấp nhận số phận một cách thụ động. Phật giáo nêu lên tư tưởng giải phóng con người nhưng thực sự lại không giải phóng được số phận của con người trong đời sống hiện thực của nó. Đạo Phật cũng đã không giải quyết triệt để vấn đề mà triết học lâu nay thường đặt ra: bản chất con người là gì? Trả lời bản chất con người là gì, triết học không phải chỉ xem xét con người với tư cách là những cá nhân được sinh ra, là những con người cụ thể hiện có, mà phải xam xét con người trong sự xuất hiện về giống, loài của nó và cả sự tồn tại coi như là phức hợp của những yếu tố vật chất, tinh thần. 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học Phương Tây 1.2.1 Vấn đề con người trong triêt học Hy lạp – Cổ đại Các nhà triết học La Mã cổ đại dã có sự nhìn nhận “ duy vật” về con người duù là còn ở mức độ mộc mạc, chất phác, thô sơ. Họ quy bản nguyên của mọi vật trong thế giới về những dạng vật chất cụ thể, họ quan niệm con người cũng là một dạng biểu hiện cụ thể của dạng vật chất cảm tính. Chẳng hạn Xôcrát đã khẳng định “ con người hãy nhận thức chính bản thân mình” và cho rằng “ con người là thước đo của tất thảy mọi vật. Cụ thể hơn, Talét coi bản chất của con người là “ nước” , Hêracrit cho rằng bản chất con người là “lửa”,hoặc có quan điểm cho rằng đó là không khí, thậm chê rất chung chung về một dạng vật chất, không cụ thể vô định hình gọi là “Aperon”, hoặc chỉ là các con số theo quan niệm của Pitago. Ở mức độ cụ thể và phức tạp hơn, Đêmôcrit cho rằng bản chất của con người la nguyên tử. Đây là một quan đIểm rất tiến bộ vì so với trình độ khoa học vào thời kỳ đó thì cấp độ nguyên tử là cấp độ vật chất nhỏ nhất mà con người phát hiện ra . Theo Đêmôcrit con người khác với động vật ở chổ có linh hồn. Linh hồn theo ông không phảI là hiện tượng tinh thần mà là hiện tượng vật chất, linh hồn có cấu tạo từ nguyên tử dạng hinh cầu, linh động như ngọn lửa, chuyển động với vận tốc nhanh, sinh ra nhiệt, làm cho cơ thể vận động. Linh lồn không bất tử sẽ chết cùng với cáI chết của thể xác. Hạn chế của Đêmôcrit ở chỗ ông cho rằng linh hồn cũng là các nguyên tử tạo thành Bên cạnh đó còn có quan niệm nhị nguyên tiêu biểu la Aritốt. Quan niệm này cho rằng thể xác và linh hồn là hai mặt của một thực thể duy nhất. Linh hồn gắn với cáI sinh vật, là cáI bản nguyên, cái phụ thuộc. Tuy nhiên Arixtốt cũng xem xét con gnười là một “ động vật chinh trị” hay “ động vật xã hội” - đây là mquan niệm chứa đựng đIểm tiến bộ , đúng dắn ,duy vật .ở đây Aritotmuốn khẳng định dặc tính con người ở bình diện chính trị của nó. Tư tưởng biện chứng về con người là sự kết tinh của tính tự nhiên và xã hội - động vật chính trị - đã đưỡcem là quan niệm tiến bộ và cách mạng của thời kỳ cổ đại, quan niệm đó sau này được các nhà triết học Phục Hưng , Khai Sáng và cận đại kế thừa và phát triển, nhất là các nhà triết học Mác sau này. 1.2.1 Vấn đề con người trong triết học thời Trung Cổ Tây Âu . Xã hội Tây Âu thời Trung Cổ diễn ra sự biến đổi sâu sắc trên mọi mặt linh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá… . Đặc biệt về về mặt tinh thần, thời Trung Cổ là sự thông trị của tôn giáo, thần học và chủ nghĩa kinh viện nhà thờ con người bị ràng buộc trong quan niệm mang đậm tính chất duy tâm tôn giáo. Người bị áp đặt trong một cuốc sống đã được Thượng Đế an bài sẵn . Giáo lý Kitô quan niệm con người về bản chất là kẻ có tội – tội tông đồ – những diều con người vi phạm cào cac điều cấm của chúa đều bị trừng phạt. Con người không chỉ có thể xác mà còn có linh hồn. Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì còn lại. Con người phải cứu lấy của mình. Linh hồn hay tinh thần là phần cao quý của con người. Cho nên ta phải chăm lo phần linh hồn chính vì sự thống trị của tôn giáo và nhà thờ, nhất là về mặt tinh thần nên khoa học và triêt học đã không tìm được cho mình một con đường độc lập. Bởi chính các nhà bác học và thần học khi đó kho co thể vượt qua sự bình luận và giải thích kinh thánh “ những tín đIều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy” Tư tưởng về con người thời kỳ này còn được biểu hiện thông qua học thuyết của các tác giả tiểu biểu như :Tô mát đa canh; Ôguýt xtanh Ôguýtxtanh đề cao vai trò con người đến mức cho rằng con người sống suy đến cùng chỉ là linh hồn. Ông cho rằng cuộc sống trần thế là tội và tạm thời , còn cuộc sống ở thiên đường mới là hạnh phúc vĩnh viễn. Khác với Ôguýt xtanh, Tô mát đa canh lại xem con người là sự thống nhất giữa thể xác và linh hồn. Ông nhấn mạnh con người là thực thể trung gian giữa động vật và thiên thần .con người là hình ảnh của chúa và linh hồn bất tử là con người .bản thân con người tất cả đều được chúa sắp xếp trong một trật tự thế giới .mặc dù sự sắp xếp ấy ngoài ý muốn của con người . Sống và nghiên cứu khoa học ,triết học trong hoàn cảnh như thế cho nên chúng ta không thể đưa ra những lý lgiảI đúng đắn về con người và vai trò của con người .Chính vì sự thống trị của quan niệm ấy mà xã hội Tây Âu và con người đã bị nhấn chìm trong bóng tối của “ đêm trường trung cổ”. Chỉ đến các nhà triết học thời kỳ Phục Hưng –Khai Sáng mới đủ sức vượt qua tường rào của tôn giáo, thần học - để có được những tư tưởng mới, đúng đắn về thế giới và về bản chất con người. 1.2.3 Vấn đề con người trong triết học thời kỳ Phục Hưng – Khai Sáng. Thời kỳ Phục Hưng – Khai Sáng bắt đầu từ thế kỷ XV ở Tây Âu. Đây là thời kỳ có sự chuyển mình to lớn của xã hội Phương Tây, với rất nhiều phát minh , phát kiến lớn thuộc các lĩnh vực linh tế , khoa học kĩ thuật , văn hoá xã hội… .Chế độ phong kiến với các đạo luật hà khắc , Trung cổ bắt đầu tan rã và đã được thay thế bằng nền dân chủ chủ nghĩa. Rất nhiều các cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở Anh, Hà Lan, Pháp… các cuộc cách mạng ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan của các nhà triét học lúc bấy gìờ như Bêcơn; Hôpxơ; Lôckơ đặc biệt là tư tương của các nhà khai sáng Pháp thế kỉ XVIII, như Môngtexkiơ; Rutxô; Vônte; Điđơrô… Tiền đề nhận thức của triết học Tây Âu thời kì này chính là những thành tựu về mặt tư tưởng , Văn hoá Hi lạp- La mã cổ đại. Về điều này Ănghel nói: “ không có các cơ sở cuả nền văn minh Hi Lạp và đế chế La mã thì không có Châu Âu hiện đại” . Sự thống trị của tô
Tài liệu liên quan