Siết chặt quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Từ ngày 1/7/2012, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương sẽ chuyển thành Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ nguồn vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Cùng với quá trình đẩy mạnh sắp xếp và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong giai đoạn 2001 - 2010, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và CPH DN (gọi tắt là Quỹ) được hình thành và thực hiện quản lý tập trung nguồn thu từ CPH từ năm 2000. Trong quá trình hoạt động, cơ chế về quản lý và sử dụng Quỹ đã từng bước được thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Siết chặt quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Siết chặt quản lý, sử dụng nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp TCTC Online - Từ ngày 1/7/2012, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương sẽ chuyển thành Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ nguồn vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Cùng với quá trình đẩy mạnh sắp xếp và cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong giai đoạn 2001 - 2010, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và CPH DN (gọi tắt là Quỹ) được hình thành và thực hiện quản lý tập trung nguồn thu từ CPH từ năm 2000. Trong quá trình hoạt động, cơ chế về quản lý và sử dụng Quỹ đã từng bước được thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Việc hình thành Quỹ đã góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp và CPH DNNN trong thời gian qua, thực hiện việc tập trung nguồn thu từ CPH để hỗ trợ giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư của các DN; hỗ trợ các DN thực hiện giao, bán, giải thể có khó khăn thanh toán chi phí chuyển đổi và nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; bổ sung vốn điều lệ cho các tập đoàn, tổng công ty và đầu tư vào các dự án quan trọng theo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc hình thành Quỹ tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn thu từ việc sắp xếp các đơn vị thành viên chi hỗ trợ cho người lao động dôi dư, hỗ trợ tài chính cho các DN sắp xếp kịp thời, đồng thời sử dụng nguồn thu này bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu. Tính đến hết tháng 8 năm 2011, Nhà nước đã thu được trên 55 nghìn tỷ đồng vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN Trung ương, trong đó chủ yếu từ thu do bán phần vốn nhà nước khi CPH (chiếm 65% tổng số thu) và thu từ cổ tức (chiếm 22% tổng số thu). Các Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đã thu được trên 50 nghìn tỷ đồng, trong đó, thu từ cổ phần hoá chiếm tới 90% tổng số thu. Số tiền thu được đã được sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc, đầu tư cho các dự án và bổ sung vốn điều lệ cho các DNNN. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ đã cho thấy có một số nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện như: Một là, về mặt pháp lý để ban hành, Quy chế quản lý và sử dụng các Quỹ được dựa trên cơ sở Luật DNNN và các Nghị định của Chính phủ đã ban hành trong giai đoạn này. Đến nay, Luật DNNN đã hết hiệu lực thi hành, các Nghị định hướng dẫn liên quan cũng đã được thay thế. Hai là, một số quy định liên quan đến nguồn thu-chi của Quỹ được hướng dẫn tại các văn bản pháp luật mới ban hành hoặc trong thực tiễn điều hành đã được cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung nguồn thu hoặc chi nhưng chưa được quy định bổ sung tại Quy chế như: nguồn thu của Quỹ liên quan đến khoản lợi nhuận, cổ tức của phần vốn nhà nước góp tại các DN đã thực hiện chuyển đổi do các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn theo phân công của Thủ tướng Chính phủ; nguồn thu từ khoản lãi tiền gửi của Quỹ tại các ngân hàng thương mại chưa được huớng dẫn cụ thể để bổ sung nguồn Quỹ nên các DN thường hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính; nội dung chi cấp vốn điều lệ cho DN 100% vốn nhà nước, chi đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang tham gia tại các DN khác. Ba là, việc quy định các chế tài xử lý, xử phạt chậm nộp còn hạn chế. Việc chiếm dụng, không nghiêm túc nộp tiền về Quỹ theo quy định vẫn còn diễn ra, việc thu lãi chậm nộp theo quy định rất khó khăn. Các nội dung liên quan đến việc chi Quỹ đều do cơ quan quản lý nhà nước thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo phân cấp, có trường hợp DN quyết định sử dụng nguồn Quỹ chưa phù hợp, qua giám sát Bộ Tài chính đã phải có văn bản yêu cầu hoàn trả lại Quỹ số tiền sử dụng chưa phù hợp này. Bốn là, việc lập và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng quỹ chưa được các tập đoàn, tổng công ty quan tâm, nghiêm túc thực hiện nên đã không có được đầy đủ thông tin tổng hợp giúp cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách kịp thời cũng như khó khăn cho quá trình kiểm tra, giám sát. Để quản lý tập trung, thống nhất, có hiệu quả các nguồn thu từ phần vốn nhà nước đang góp tại các DN, bao gồm cả các nguồn thu từ quá trình sắp xếp DN 100% vốn nhà nước phục vụ quá trình tái cơ cấu DNNN trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2012/QĐ- TTg về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN với các nội dung đổi mới cơ bản như sau: Một là, đổi tên Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN Trung ương thành Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN để thống nhất quản lý nguồn thu từ vốn nhà nước đang đầu tư tại DN và giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức giữ Quỹ. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN. Hai là, mở rộng nguồn thu của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN theo hướng tập trung toàn bộ các khoản thu từ vốn nhà nước đang đầu tư tại các DN, bao gồm: (i) các khoản thu từ sắp xếp, CPH DNNN; (ii) các khoản thu sau CPH như: thu từ tiền bán phần vốn nhà nước tại DN khác do các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo sự phân công, phân cấp của Thủ tướng Chính phủ; các khoản tiền thu hồi giá trị cổ phần Nhà nước cấp cho người lao động để hưởng cổ tức; cổ phần bán trả chậm cho người lao động nghèo trong DN độc lập thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện CPH theo các chính sách về CPH trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP; khoản tiền người lao động dôi dư đã nhận trợ cấp từ Quỹ hoàn trả lại khi được tái tuyển dụng theo quy định của pháp luật; (iii) khoản lợi nhuận được chia, cổ tức của phần vốn nhà nước góp tại các DN đã thực hiện chuyển đổi do các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ; (iv) thu từ lợi nhuận sau thuế và khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ của các DN 100% vốn sở hữu nhà nước đã được chủ sở hữu phê duyệt; điều hoà Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (v) khoản lãi tiền gửi của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN tại các ngân hàng thương mại và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Ba là, mở rộng đối tượng chi hỗ trợ đầu tư vốn vào các DNNN giữ 100% vốn và các DN có vốn nhà nước đang đầu tư để duy trì hoặc tăng tỷ lệ nắm giữ tại các DN này. Cụ thể, Quỹ sẽ được chi cho các nội dung chính sau: (i) hỗ trợ các nông, lâm trường quốc doanh, DN 100% vốn sở hữu nhà nước thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật; (ii) hỗ trợ kinh phí cho các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con không đủ nguồn để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật; (iii) bổ sung vốn điều lệ cho các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, DN 100% vốn sở hữu nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật; (iv) đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang tham gia tại các DN khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính và cơ quan được giao thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; (v) đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; (vi) các khoản chi khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Quỹ sẽ chi hỗ trợ DN 100% vốn nhà nước thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư cho 03 đối tượng gồm: (i) người lao động bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc theo quy định của Luật Lao động tại các DN 100% vốn nhà nước thuộc các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện các hình thức sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật; (ii) người lao động dôi dư phát sinh từ năm thứ 02 đến năm thứ 05 tại các công ty cổ phần được chuyển đổi theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày 1/8/2007; (iii) các chức danh thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên ở công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện sắp xếp, chuyển đổi theo quy định của pháp luật về chính sách đối với lao động dôi dư. Phần kinh phí còn thiếu sau khi DN đã dùng toàn bộ tiền thu từ CPH, bán DN và Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm trích đủ theo quy định để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư theo phương án sắp xếp lao động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN hỗ trợ theo quy định. Đối với công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các DN thuộc diện Nhà nước tiếp tục sở hữu 100% vốn điều lệ nhưng chưa được nhà nước đầu tư đủ vốn điều lệ thì sẽ được Quỹ bổ sung một phần vốn điều lệ còn thiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào nhu cầu và quy mô phát triển kinh doanh, các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, 2012tổng công ty nhà nước, DN 100% vốn nhà nước xây dựng phương án bổ sung vốn điều lệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và gửi về Bộ Tài chính để thẩm định báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bốn là, bổ sung chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân chiếm dụng nguồn thu của Quỹ theo hướng tính lãi phạt chậm nộp và nếu quá thời hạn quy định sẽ bị cưỡng chế nộp tiền về Quỹ. Theo đó, đối với các khoản thu từ sắp xếp, CPH DNNN, DN có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời về Quỹ đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu; đối với các khoản thu còn lại, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền; hoặc 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện phân chia cổ tức, lợi nhuận theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên hoặc 05 ngày kể làm việc từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền DN có trách nhiệm nộp tiền thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN. Trường hợp chậm nộp trong vòng 03 tháng, DN phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất cơ bản. Sau thời hạn 03 tháng, DN phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền vay quá hạn cho số tiền chậm nộp của thời gian quá hạn sau 03 tháng. Trường hợp sau thời hạn nộp tiền 04 tháng mà DN vẫn chưa nộp tiền về Quỹ thì ngoài việc phải chịu nộp lãi phạt chậm nộp DN sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi nộp chuyển về Quỹ. Các khoản phạt chậm nộp này DN không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN. Hàng tháng, SCIC có trách nhiệm tổng hợp báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ Tài chính, đồng thời gửi cho cơ quan quyết định chuyển đổi sở hữu, người đại diện sở hữu phần vốn nhà nước hoặc cơ quan đại diện và DN, danh sách DN chậm nộp, số tiền chậm nộp, lãi phạt chậm nộp và ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi DN mở tài khoản giao dịch. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn thu, chi Quỹ theo quy định và xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý Quỹ. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc quản lý, sử dụng Quỹ; tiếp nhận, thẩm định và ra quyết định xuất quỹ để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư; thẩm định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và ban hành quyết định xuất quỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện việc điều hoà, bổ sung vốn điều lệ cho các DN 100% vốn nhà nước, đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang góp tại các DN khác, đầu tư vào các dự án, các công trình quan trọng; tiếp nhận, yêu cầu xác minh, ra quyết định và tổ chức thực hiện cưỡng chế đối với các tổ chức vi phạm việc báo cáo và nộp tiền về Quỹ. Đối với các DN thực hiện CPH, đa dạng hoá sở hữu phải thực hiện quyết toán các khoản thu, chi để xác định số phải nộp về Quỹ để nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản thu (kể cả lãi chậm nộp nếu có) về Quỹ trong thời gian quy định; chấp hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi nộp về Quỹ của cấp có thẩm quyền theo quy định (nếu có). Đối với các DN được hỗ trợ kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư do sắp xếp lại DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của số liệu khi xác định chế độ chi trả cho người lao động; trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định, quyết toán đầy đủ nguồn thu từ cổ phần hoá, bán DN để chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư; thực hiện chi trả kinh phí cho người lao động dôi dư, lập báo cáo quyết toán sử dụng kinh phí; lưu trữ sổ sách chứng từ đầy đủ theo quy định để Bộ Tài chính và SCIC kiểm tra giám sát. Các DN được cấp kinh phí bổ sung vốn điều lệ, đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang góp tại các DN khác, đầu tư vào các dự án, các công trình quan trọng chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Đối với người lao động dôi dư được tái tuyển dụng và đơn vị tái tuyển dụng có trách nhiệm thu hồi số tiền trợ cấp mà người lao động hoàn trả và nộp về tài khoản của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN ngay sau khi ký hợp đồng lao động. Các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con, DN 100% vốn nhà nước phải mở tài khoản theo dõi riêng về các khoản thu, chi của Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại DN. Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN tại DN theo nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính; Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi DN mở tài khoản có trách nhiệm: phong toả tài khoản và cung cấp các thông tin cần thiết về số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi của DN bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế; tiến hành chuyển số tiền của DN bị cưỡng chế vào tài khoản của Quỹ ghi trong quyết định cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế và DN bị cưỡng chế biết; trong thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế, nếu trong tài khoản của DN bị cưỡng chế còn số dư mà không thực hiện trích nộp vào Quỹ theo quyết định cưỡng chế thì Ban lãnh đạo của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. SCIC có trách nhiệm: tổ chức bộ máy để quản lý và sử dụng nguồn Quỹ; kiểm tra, đôn đốc các DN thực hiện sắp xếp nộp tiền về Quỹ; thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ các DN, tổ chức kinh tế theo quyết định của Bộ Tài chính; theo dõi, đôn đốc việc quyết toán kinh phí giải quyết chế độ lao động dôi dư tại các đơn vị được Quỹ hỗ trợ kinh phí; định kỳ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN để Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính danh sách DN chậm nộp, số tiền chậm nộp, lãi phạt chậm nộp và ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi DN mở tài khoản giao dịch để làm cơ sở ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi nộp về Quỹ, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế của cấp có thẩm quyền theo quy định; trong thời hạn lập kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, tổng hợp, xây dựng kế hoạch thu, chi Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ các nội dung quy định trên, cần tiếp tục xây dựng và hướng dẫn cơ chế quản lý Quỹ tại các tập đoàn, tổng công ty cho phù hợp. Đồng thời, về lâu dài, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ theo hướng: Tập trung quản lý, sử dụng Quỹ tại một đầu mối là cơ quan quản lý nhà nước (nên thuộc Bộ Tài chính); Quy định rõ các nguồn tiền thu về Quỹ theo hướng tập trung toàn bộ các khoản thu từ vốn nhà nước đang đầu tư tại các DN; Quy định rõ các khoản chi và trình tự thủ tục chi từ Quỹ để tạo điều kiện cho việc giám sát, kiểm tra và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn Quỹ; Quy định bổ sung chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân chiếm dụng nguồn thu của Quỹ theo hướng tính lãi phạt chậm nộp và nếu quá thời hạn quy định sẽ bị cưỡng chế nộp tiền về Quỹ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn thu, chi Quỹ theo quy định. ThS. Nguyễn Duy Long (Bài đăng Tạp chí Tài chính số 6/2012)
Tài liệu liên quan