Tài liệu ôn tập triết học

Khi nhìn nhận thế giới, chúng ta thấy các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ. Chính vì vậy, trong tiến trình lịch sử Triết học, quá trình nghiên cứu về thế giới, các nhà tư tưởng luôn cố gắng tìm hiểu và giải quyết câu hỏi: Các sự vật, hiện tượng, quá trình có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại một cách biệt lập, tách rời? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Xoay quanh vấn đề này, đã có rất nhiều quan điểm được đưa ra, mỗi một quan điểm có cách nhìn nhận và lý giải về thế giới khác nhau.

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Câu 1: Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận. Câu 2. Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận? Câu 3: Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Liên hệ với cuộc đấu tranh chống tiêu cực và vai trò của người thi hành pháp luật. Caâu 4: Quy luaät chuyeån hoùa töø nhöõng söï thay ñoåi veà löôïng thaønh nhöõng söï thay ñoåi veà chaát vaø ngöôïc laïi. YÙ nghóa phöông phaùp luaän cuûa quy luaät naøy? Caâu 5: Quy luaät phuû ñònh cuûa phuû ñònh.YÙù nghóa phöông phaùp luaän? Câu 6: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (câu dài) Câu 7: Trình bày quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Ý nghĩa phương pháp luận. (câu dài) Câu 8: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Thực trạng CSHT và KTTT ở nước ta hiện nay và sự vận dụng của Đảng trong qua trình đổi mới. Trách nhiệm của cán bộ Công an. Câu 9. Vì sao nói sự phát triển của các hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên? Vận dụng để giải thích con đường phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam? Caâu 10: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Nguyên nhân và phương hướng khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay? Caâu 11: Moái quan heä giöõa vaät chaát vaø yù thöùc. Câu 12: Quan niệm về con người trong triết học Mác phương pháp luận đối với quá trình xây dựng con người mới nói chung và xây dựng con người trong ngành công an nói riêng? Caâu 12A: Ñònh nghóa vaät chaát cuûa Leâ nin. Câu 12B. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của YT? Câu 1: Phân tích nguyên lý mối liên hệ phổ biến? Ý nghĩa phương pháp luận. Đặt vấn đề: Khi nhìn nhận thế giới, chúng ta thấy các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách đa dạng, phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ. Chính vì vậy, trong tiến trình lịch sử Triết học, quá trình nghiên cứu về thế giới, các nhà tư tưởng luôn cố gắng tìm hiểu và giải quyết câu hỏi: Các sự vật, hiện tượng, quá trình có mối liên hệ qua lại, tác động ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại một cách biệt lập, tách rời? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Xoay quanh vấn đề này, đã có rất nhiều quan điểm được đưa ra, mỗi một quan điểm có cách nhìn nhận và lý giải về thế giới khác nhau. * Trả lời cho câu hỏi thứ nhất: các sự vật, hiện tượng, quá trình có mối liên hệ với nhau hay không, tập trung vào hai quan điểm: Những người theo quan điểm siêu hình cho rằng: các sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ bản chất. Chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc, quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự liên hệ với nhau thì cũng chỉ là những mối liên hệ bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Chẳng hạn, hữu cơ và vô cơ không có liên hệ gì với nhau; tồn tại độc lập, không thâm nhập lẫn nhau; tổng số đơn giản của những con người riêng lẻ tạo thành xã hội, đứng yên không vận động… Ngược lại với quan điểm siêu hình, những người có quan điểm biện chứng lại xem xét thế giới vật chất là một chỉnh thể thống nhất. Họ cho rằng: các sự vật, hiện tượng, quá trình vừa tồn tại độc lập nhưng cũng vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn, bão từ diễn ra trên mặt trời sẽ tác động đến từ trường trái đất và do đó tác động đến mọi sự vật, trong đó có con người; sự gia tăng về dân số sẽ tá động đến kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế… không chỉ trên một nước mà còn ảnh hưởng trên toàn thế giới. * Để giải quyết câu hỏi thứ hai: cái gì quy định mối liên hệ thì giữa hai quan điểm trái ngược nhau: Chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Trái lại, chủ nghĩa duy vật đã dựa trên sự khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên để khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình. Các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của thế giới duy nhất, thống nhất là thế giới vật chất. =>Vượt lên trên quan điểm siêu hình, duy tâm, khắc phục những hạn chế của những nhà tư tưởng đi trước, chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: nhờ có tính thống nhất của thế giới vật chất mà sự vật, hiện tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ nhất định. Đó là sự liên hệ khách quan, là cái vốn có của bản thân thế giới vật chất. Trên cơ sở đó, Mac đã xây dựng phép biện chứng duy vật, bao gồm: hai nguyên lý, ba quy luật, cùng sáu cặp phạm trù. Trong đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong những nội dung cơ bản nhất của phép biện chứng duy vật. a. Khái niệm mối liên hệ: - “Mối liên hệ” là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới. Đây là sự liên hệ đặc biệt, trong đó, các sự vật, hiện tượng là đối tượng biến đổi của nhau một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp, nhờ đó mà sự vận động, biến hóa của thế giới được thực hiện thường xuyên và liên tục. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. - Như vậy, các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại mối liên hệ với nhau. Và mối liên hệ ấy biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể theo điều kiện nhất định. Dù vậy, dù dưới hình thức nào, những mối liên hệ chỉ là biểu hiện của mối liên hệ chung nhất, phổ biến nhất. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu những mối liên hệ này và gọi nó là mối liên hệ phổ biến. b. Các tính chất của mối liên hệ: Khi nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến, Mac cũng đã chỉ rõ ba tính chất rất cơ bản và khái quát của mối liên hệ, đó là: khách quan, phổ biến và đa dạng, phức tạp. - Tính khách quan. Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới, cho nên mối liên hệ là bản chất, là tất yếu của thế giới vật chất. Mối liên hệ tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người. MLH tồn tại ngoài ý thức con người: Đó là những mối quan hệ hiện thực, vốn có của sự vật hiện tượng. Ý thức của con người chỉ có thể phản ánh những mối liên hệ đó, chứ không thể tuỳ tiện sáng tạo ra nó được. Không thể lấy những mối liên hệ của tinh thần, của tư tưởng để giải thích những mối liên hệ hiện thực. Ngược lại phải từ những mối quan hệ khách quan để cắt nghĩa những mối liên hệ tinh thần, tư tưởng. Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… đôi khi là sự tác động của con người). Con người, một sinh vật phát triển cao nhất trong tự nhiên, dù muốn hay không muốn cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân con người. Ngoài sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động của xã hội và của người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và của bản thân con người. - Tính phổ biến: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào; bất kỳ không gian nào và ở bất kỳ ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kỳ một thành phần nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố khác. Cụ thể: Tính phổ biến, được thể hiện trên những mặt căn bản sau đây: + Xét về mặt không gian: mỗi sự vật hiện tượng là một chỉnh thể riêng biệt, song chúng tồn tại không phải trong trạng thái biệt lập, tách rời tuyệt đối với các sự vật khác. Trong hiện thực khách quan không có sự vật hiện tượng nào cô lập, không tác động và không nhận tác động từ sự vật, hiện tượng khác, vừa tách biệt nhau, vừa phụ thuộc vào nhau – đó là hai mặt của quá trình tồn tại, vận động, phát triển của mỗi sự vật hiện tượng. Mối liên hệ tồn tại trong cả ba lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy. Ănghen viết: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khích với nhau…. Việc các vật thể ấy đều có mối liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động...” Trong thế giới vật chất, không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy hiện nay trên thế giới đã và đang xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn cầu như: đói nghèo, bệnh hiểm nghèo, môi trường sinh thái, dân số và kế hoạch hóa gia đình, chiến tranh và hòa bình… + Xét về mặt cấu tạo, cấu trúc của mỗi sự vật hiện tượng: các yếu tố, bộ phận cấu thành nên sự vật không tồn tại trong trạng thái biệt lập hay hổn độn mà chúng được kết cấu theo một trật tự logic nhất định, một kiểu tổ chức nhất định tạo thành một chỉnh thể. Giữa các bộ phận, yếu tố trong chỉnh thế đó vừa đảm trách phần việc của mình, vừa tạo điều kiện cho những bộ phận khác, tức là giữa chúng có liên hệ, cấu kết ảnh hưởng lẫn nhau. Sự biến đổi của bộ phận nào đó trong cấu trúc của sự vật sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác và với cả chính thể sự vật đó. + Xét về mặt thời gian: mỗi sự vật, hiện tượng nói riêng cả thế giới khách quan nói chung đều trải qua các giai đoạn, các quá trình vận động, phát triển khác nhau. Các giai đoạn, quá trình đó không tách rời nhau mà có liên hệ làm tiền đề, tạo điều kiện cho nhau. Sự kết thúc của giai đoạn này là sự mở đầu cho giai đoạn khác. Điều này thể hiện rõ trong mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. - Tính đa dạng, phong phú và phức tạp: Xuất phát từ tính chất vốn dĩ là đa dạng, phong phú và phức tạp của thế giới vật chất, điều kiện khác nhau, sự vật hiện tượng khác nhau dẫn đến mối liên hệ cũng khác nhau. Khi nghiên cứu hiện thực khách quan có thể phân chia sự vật, hiện tượng ra thành từng loại khác nhau tùy theo tính chất phức tạp hay đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông hay sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, vai trò chủ yếu hay thứ yếu…. Trên cơ sở đó, khái quát lại có những mối liên hệ chính sau đây: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ chung và mối liên hệ riêng, mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất nhiên và mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản... Trong đó những mối liên hệ bên trong, trực tiếp, bản chất, tất nhiên, cơ bản bao giờ cũng có vai trò quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại phát triển của sự vật, hiện tượng. Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có thể bao gồm rất nhiều mối liên hệ khác nhau. Chẳng hạn, mỗi cá nhân trong một tập thể nhất định vừa có mối liên hệ bên trong, vừa có mối liên hệ bên ngoài, vừa có mối liên hệ bản chất vừa có mối liên hệ không bản chất, vừa có mối liên hệ trực tiếp vừa có mối liên hệ gián tiếp… Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt trong một sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này giữa vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Còn mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, không giữ vai tò quyết định đối voqí sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới có thể tác động đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Hay chẳng hạn, sự lĩnh hội tri thức của người học trước hết và chủ yếu được quyết định bởi chính người đó (trình độ, năng lực, tâm lý…); sự tác động bên ngoài (nghệ thuật truyền thụ tri thức, cơ sở vật chất…) dù có tốt, có đầy đủ bao nhiêu chăng nữa mà người học “nghe tai này, ra tai kia” thì người đó không bao giờ lĩnh hội được tri thức. Song nếu không có sự tác động từ bên ngoài bằng cách này hay cách khác thì người đó cũng không có tri thức hoặc không lĩnh hội được tri thức một cách đầy đủ, đặc biệt là những tri thứuc khoa học được tiếp cận lần đầu tiên. Triết học Mác Xít thừa nhận rằng các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa lẩn nhau, thay đổi vị trí cho nhau, sự chuyển hóa đó diễn ra có thể do sự thay đổi phạm vi bao quát khi nghiên cứu xem xét hoặc có thể do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng. Chẳng hạn nếu xem xét lĩnh vực đức dục, trí dục, mỹ dục và thể dục như những lĩnh vực khác biệt thì mối liên hệ giữa chúng là mối liên hệ bên ngoài. Nhưng nếu chúng ta coi chúng là bốn lĩnh vực cơ bản của công tác giáo dục trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách, xây dựng con người mới thì mối liên hệ giữa chúng trở thành mối liên hệ bên trong. c. Ý nghĩa phương pháp luận Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng cũng như trong hoạt động thực tiễn. * Quan điểm toàn diện: Các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và nhiều vẻ. Nếu không có quan điểm toàn diện sẽ không có kết quả một cách đầy đủ và đúng đắn. - Về mặt nhận thức: + Để có nhận thức đúng về sự vật cần phải nghiên cứu, xem xét nó trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác. + Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các thuộc tính, các mắt, khâu, các quá trình trong chính sự vật, hiện tượng đó. Lê Nin khẳng định: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”. Đồng thời, để nhận thức đúng sự vật còn đòi hỏi phải xem xét nó trong mối liên hệ với mục đích, lợi ích, nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Vì vậy, tri thức đạt được về sự vật chỉ là tương đối, không đầy đủ và cần được bổ sung thêm. Do vậy, tránh tuyệt đối hóa tri thức đã đạt được về sự vật, xem đó là chân lý bất biến không thể bổ sung. + Tuy nhiên, không phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, không phải xem xét một cách tràn lan, dàn trải. Nhận thức toàn diện về sự vật đòi hỏi chúng ta phải phát hiện ra những liên hệ của nó, đồng thời biết phân loại, đánh giá chính xác tính chất, vai trò của mối liên hệ đó đối với sự tồn tại phát triển của sự vật. + Cần chống cả hai khuynh hướng sai lầm, phiến diện, một chiều, tuỳ tiện và đánh giá ngang bằng vị trí vai trò của các loại liên hệ, không thấy mối liên hệ nào quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật, thậm chí quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu, cái không cơ bản thành cái cơ bản. - Về mặt hoạt động thực tiễn: + Quan điểm toàn diện đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải biết sử dụng sức mạnh tổng hợp, cả ngoại lực và nội lực, tác động vào nhiều mối liên hệ khác nhau theo nhu cầu, mục đích, lợi ích của việc nhận thức; bằng hoạt động thực tiễn của mình làm biến đổi những mối liên hệ bên trong của sự vật cũng như những liên hệ qua lại với các sự vật khác. -> Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. + Mặt khác, quan điểm toàn diện đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chặt chẽ “chính sách dàn đều” với “chính sách có trọng điểm”, vừa chú ý giải quyết tổng thể các vấn đề, vừa biết lựa chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung giải quyết dứt điểm, tạo đà giải quyết những vấn đề khác. Vận dụng vào công cuộc đổi mới của phần này Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản VN xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục…), mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH. Cụ thể: Về xã hội: giải quyết tốt mối liên hệ giữa công nhân, nông dân và trí thức tạo thành mối liên hệ công nông trí thức. Về chính trị: đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới hệ thống, chức năng, tránh chồng chéo, tạo sự đồng bộ giữa đảng và nhà nước. Về tư tưởng: với ba bộ phận chủ yếu: văn hóa, giáo dục đào tọa và khoa học công nghệ. Nó phải có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Tuy nhiên không phải đổi mới tất cả các lĩnh vực ngay cùng một lúc (như thế sẽ không đủ lực để thực hiện) mà phải xác định đổi mới có trọng tâm, trọng điểm. Trong đổi mới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục…. Đảng xác định đổi mới kinh tế là trước hết; đổi mới giáo đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trên cơ sở phát huy sức mạnh nội lực và tranh thủ ngoại lực. + Một điều cần lưu ý nữa là trong cả nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phê phán quan điểm phiến diện, một chiều. Đặc biệt, cần tích cực chống lại chủ nghĩa chiết trung (mục đích là kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, hoặc ý định của bọn xét lại là muốn kết hợp chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán). Chủ nghĩa chiết trung không biết rút ra từ tổng số những mối liên hệ và quan hệ của thế giới khách quan thành những mối liên hệ chủ yếu, cơ bản của sự vật, hiện tượng trong tính lịch sử - cụ thể của nó và thuật nguỵ biện (lập luận chủ quan, đánh tráo mối liên hệ không cơ bản, không quan trọng với mối liên hệ cơ bản, quan trọng ). * Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian – thời gian đó, Do vậy chúng ta cần có quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Đối với quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Mỗi một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau. Muốn đánh gía đúng bản chất của sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong một thời điểm, một không gian, một thời gian lịch sử cụ thể, một mối liên hệ xác định trong quá trình phát sinh, phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Chẳng hạn, khi xem xét tư tưởng Nho giáo, đặt trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhận thấy hầu như không còn phù hợp; nhưng khi đặt trong thời kỳ Xuân Thu chiến quốc lại còn nguyên giá trị. Vì vậy để xác định đúng đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế diễn ra trong từng giai đoạn, thời kỳ và trong khi thực hiện đường lối, chủ trương, Đảng ta cũng bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của hoàn cảnh cụ thể. Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “ Xét trên tổng thể, Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác”. Câu 2. Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận? 1. nội dung nguyên lý: Xem xeùt veà söï phaùt trieån cuõng coù nhöõng quan ñieåm khaùc nhau, ñoái laäp nhau: có quan ñieåm duy tâm vaø quan ñieåm duy vật, có quan ñieåm sieâu hình vaø quan ñieåm bieän chöùng. - Quan điểm siêu hình: Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển coi con người được sinh ra 1 lần và mãi mãi như thế. Nếu có sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi thuần tuý về