Thông tin khoa học và công nghệ địa phương những vấn đề cần bàn luận (nghiên cứu cụ thể tại Quảng Nam)

1. Mở đầu Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Thông tin KH&CN được đánh giá là một tiềm năng đặc biệt quan trọng với đặc điểm là khi được sử dụng, giá trị của chúng càng được nhân lên và hiệu quả mà chúng mang lại càng tăng. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển hoạt động thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng. Đầu tư cho thông tin KH&CN từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển. Nhận thức tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh thông tin KH&CN. Luật KH&CN khẳng định:“Chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống thông tin KH&CN hiện đại” và xem thông tin KH&CN là một nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về KH&CN. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam nhấn mạnh: “Nhà nước tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin KH&CN hiện có, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia liên thông với quốc tế; khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin KH&CN trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng lạc hậu về thông tin hiện nay của nước ta. Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN, trước hết là thông tin liên quan tới các kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí, các thông tin về sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực KH&CN. Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin KH&CN tới người sử dụng, chú trọng thông tin phục vụ doanh nghiệp, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa”. Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN đã cụ thể hoá vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN.

pdf7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin khoa học và công nghệ địa phương những vấn đề cần bàn luận (nghiên cứu cụ thể tại Quảng Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN (Nghiên cứu cụ thể tại Quảng Nam) Phạm Ngọc Sinh* 1. Mở đầu Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Thông tin KH&CN được đánh giá là một tiềm năng đặc biệt quan trọng với đặc điểm là khi được sử dụng, giá trị của chúng càng được nhân lên và hiệu quả mà chúng mang lại càng tăng. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển hoạt động thông tin nói chung và thông tin KH&CN nói riêng. Đầu tư cho thông tin KH&CN từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển. Nhận thức tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh thông tin KH&CN. Luật KH&CN khẳng định:“Chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống thông tin KH&CN hiện đại” và xem thông tin KH&CN là một nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về KH&CN. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam nhấn mạnh: “Nhà nước tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin KH&CN hiện có, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia liên thông với quốc tế; khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin KH&CN trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng lạc hậu về thông tin hiện nay của nước ta. Xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN, trước hết là thông tin liên quan tới các kết quả nghiên cứu được Nhà nước cấp kinh phí, các thông tin về sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực KH&CN. Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin KH&CN tới người sử dụng, chú trọng thông tin phục vụ doanh nghiệp, phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa”. Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin KH&CN đã cụ thể hoá vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN. Đối với Quảng Nam, thực hiện Nghị quyết 58/2006/NQ-HĐND tỉnh ngày 20/7/2006 của HĐND tỉnh về Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2015, tầm nhìn 2020, UBND tỉnh ban hành “Đề án phát triển thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”. Có thể nới đây là bước đổi mới quan trọng của thông tin KH&CN địa phương. 2. Sự phát triển của thông tin KH&CN Quảng Nam 2.1 Sơ lượt về đội ngũ cán bộ KH&CN Quảng Nam Tính đến cuối năm 2008, cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên có 17.600 người, tăng 258% so với năm 1997; trong đó, đội ngũ cán bộ sau đại học của Quảng Nam là 418 người, được phân theo lĩnh vực công tác như sau: - Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 93 người, chiếm 22,2% - Sự nghiệp Y tế: 250 người, chiếm 59,8% - Khối hành chính và sự nghiệp khác: 66 người, chiếm 15,8% - Khối huyện và thành phố: 03 người, chiếm 0,7% * Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam. Chủ tịch Hội Thông tin Tư liệu tỉnh Quảng Nam. - Khối Đảng: 06 người, chiếm 1,4% Qua số liệu trên, nổi lên một thực trạng là: Riêng ngành giáo dục và y tế đã chiếm đến 82% số cán bộ sau đại học toàn tỉnh. Nếu tính theo chuyên môn đào tạo, thì các chuyên môn ngành y chiếm đến hơn 62% tổng số cán bộ sau đại học. Đội ngũ cán bộ sau đại học các ngành khác và hiện đang công tác tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp rất ít; nhất là các đơn vị R&D. 2.2 Tình hình tổ chức và công tác phổ biến kiến thức KH&CN Quảng Nam 2.2.1 Các cơ quan thông tin KH&CN (thường xuyên) - Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Nam (Sở KH&CN) - Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Quảng Nam; - Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khoẻ Quảng Nam (Sở Y tế Quảng Nam); - Trung tâm Thông tin Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường); - Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp (Sở Công thương) - Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 2.2.2 Về kênh thông tin Theo khảo sát chung của chúng tôi, hiện nay, tại Quảng Nam (cũng như nhiều tỉnh khác) hiện có và đang phát triển các kênh thông tin KH&CN sau: - Kênh thông tin do Nhà nước bảo trợ và thực thi, gồm: phổ biến kiến thức KH&CN, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công; tuyên truyền về dân số-chăm sóc sức khỏe nhân dân; về kiến thức pháp luật, về bảo vệ môi trường... - Kênh thông tin cho các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp tổ chức và thực thi, gồm: phong trào giúp nhau sản xuất, phong trào hỗ trợ kiến thức, phong trào sinh viên tình nguyện... do các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các hội chuyên ngành thuộc Liên hiệp các hội KHKT (như Hội Làm vườn, Hội Châm cứu, Hội Thông tin KH&CN...) - Kênh thông tin do các doanh nghiệp tổ chức thực hiện, như: đào tạo kiến thức về nghề, về kỹ thuật phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển dự án liên quan đến kinh tế-xã hội - Kênh thông tin do các tổ chức phi Chính phủ bảo trợ, như đào tạo nghề, phát triển nghề nghiệp... 2.2.3 Về hình thức thông tin - Hình thức thông tin báo chí, gồm Tạp chí Khoa học & Sáng tạo, Văn hóa Quảng Nam và 21 bản tin, đặc san chuyên ngành; trong đó đáng chú ý là các Bản tin Nông nghiệp, Bản tin Sức khoẻ Quảng Nam, Bản tin Y dược Quảng Nam; Bản tin Hội Nông dân tỉnh, Bản tin Công nghiệp... Có một phần tham gia hình thức thông tin điện tử. - Hình thức thông tin qua Hội thảo, tập huấn do các tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp; các tổ chức phi Chính phủ và do sự đầu tư của các doanh nghiệp, các đề tài khoa học - Hình thức thông tin qua tài liệu, như tờ rơi, các tài liệu được tập huấn - Hình thức thông tin qua việc học tập, trao đổi kinh nghiệm của bản thân người dân, do nhu cầu tự thân của họ để hình thành sự lan tỏa thông tin KH&CN thiết thực. Trong đó, yếu tố tri thức bản địa luôn được truyền đạt và phát huy. 2.2.4 Kết quả phổ thông tin KH&CN chủ yếu (hay một số lĩnh vực trọng tâm) tỉnh Quảng Nam (được tính trung bình trong 3 năm, từ 2007-2009): 2.2.4.1 Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - Trung bình, mỗi năm tỉnh đầu tư 2,5 tỷ đồng cho công tác khuyến công và được phân bổ cho 18 huyện, thành phố. Riêng Sở Công thương (qua Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp tỉnh) được đầu tư 5 tỷ đồng (gồm cả nguồn kinh phí khuyến công Trung ương). Trong đó, khoảng 20% kinh phí dành cho hỗ trợ đào tạo, tập huấn và phổ biến kiến thức khoa học liên quan đến các nghề mây tre đan, mỹ nghệ trầm hương, mộc, đồng, dệt chiếu, cói, cơ khí, chế biến thuỷ hải sản... cho khoảng 4.000 lao động nông thôn; và khoảng 40% kinh phí trợ trang thiết bị phục vụ phát triển làng nghề, trình diễn mô hình làng nghề. - Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam đã đầu tư trung bình 10 lớp/năm (trong hai năm 2008- 2009) chuyên đề tập huấn, phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật liên quan đến xử lý môi trường, phát triển làng nghề và chăm sóc phát triển rừng,..cho gần 250 lượt người. 2.2.4.2 Trong lĩnh vực nông nghiệp - Hội Làm vườn tổ chức đào tạo nghề 01 tháng được 10 lớp cho 400 người tham dự; tổ chức hơn 250 lớp tập huấn cho 1.200 người; đối tượng chủ yếu là nông dân, nội dung chủ yếu liên quan đến phổ biến tiến bộ kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi. - Sở KH&CN đã đầu tư bộ cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN liên quan đến nông nghiệp, nông thôn với gần 13.000 thông tin (phim, tài liệu kỹ thuật), một bộ máy tính và một ti vi/huyện; phát triển Tạp chí Khoa học & Sáng tạo (12 số/năm), chuyên mục KH&CN hàng tuần và hàng tháng trên Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh-Truyền hình 2.2.4.3 Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân - Ngành Y tế đã đầu tư và chủ động tham gia các dự án về Phòng chống mù loà, phát triển y tế dựa vào cộng đồng, phát triển hệ y tế vùng,..để phát triển đa dạng các hình thức thông tin, tuyên truyền và phỏ biến về chăm sóc sức khoẻ nhân dân: xây dựng chuyên mục hàng tuần trên sóng Đài Phát thanh-Truyền hình, xuất bản 80.000 bản tờ rơi, sổ tay, băng hình, băng tiếng,.. 350.000 Bản tin Sức khoẻ Quảng Nam, 150.000 Bản tin y dược; nói chuyện về chăm sóc sức khoẻ cho gần 3.000 lượt người và toàn bộ học sinh 51 trường học các cấp ở Thăng Bình; tư vấn về sức khoẻ qua điện thoại 108 cho 1.500 lượt, qua thư cho 500 lượt người hỏi; tổ chức tập huấn kỹ năng, phổ biến thông tin khoa học về y tế gần 250 lớp cho toàn bộ đội ngũ y tế cấp huyện và xã. Kịp thời phổ biến và thông tin về các bệnh dịch đang phát triển (cúm A-H1/N1) cho toàn bộ cán bộ lãnh đạo tỉnh và ở các Trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh. - Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về phòng chống sốt rét, bướu cổ tập trung vùng núi: Lực lượng y tế cơ sở, bộ đội biên phòng và qua chuyên mục Đài Phát thanh-Truyền hình toàn tỉnh đã tổ chức khoảng 12,5 ngàn lần cho gần 450.000 người tham dự. Trung tâm Phòng chống sốt rét và bướu cổ tỉnh tổ chức 280 lần về truyền thông cơ động, chiếu phim...cho 130.000 người; tổ chức in ấn và phát hành các hình thức sổ tay, tờ rơi.. với tổng khoảng 15.000 bản. 2.2.4.4 Các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề nghiệp tham gia công tác phổ biến tiến bộ kỹ thuật cho hội viên, đoàn viên - Liên hiệp các hội KHKT tỉnh: Các hội thành viên của Liên hiệp hội đã tổ chức gần 170 lớp tập huấn phổ biến kiến thức về KHKT cho gần 5.000 đối tượng là các hội viên, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, bà con nhân dân toàn tỉnh - Tổ chức Đoàn TNCS Hổ Chí MInh toàn tỉnh: Trong 03 năm lại đây đã tổ chức 515 lớp tập huấn tiến bộ kỹ thuật cho 98.000 lượt đoàn viên, thanh niên; 322 điểm trình diễn mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho 33.000 lượt đoàn viên, thanh niên trong lĩnh vực nông thôn; Dự án làng Thanh niên lập nghiệp A Sờ do Trung ương Đoàn và Tỉnh Đoàn Quảng Nam thực hiện từ năm 2002-2006 đã góp gần to lớn trong việc ổn định sản xuất và đời sống đồng bào C’Tu trong vùng, cụ thể: Đầu tư 03 tỷ/17 tỷ tổng đầu tư dành cho việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, con, về kỹ thuật điện dân dụng, về kỹ thuật thêu, dệt, đan mây tre...phục vụ sản xuất & đời sống. Ngoài ra, qua kênh Chương trình Thanh niên tình nguyện, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã đuợc hướng dẫn cho bà con nhân dân; nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn. - Hội Nông dân Việt Nam toàn tỉnh, trung bình hàng năm tổ chức 55 lớp cho khoảng 35.000 lượt nông dân về cây trồng, vật nuôi, phòng bệnh, sản xuất sạch hơn,... - Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn tỉnh tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội thảo, hướng dẫn kỹ thuật cho 98.383 hội viên; chỉ riêng năm 2008 đã tổ chức 138.000 lượt hội viên. - Lực lượng biên phòng đã tổ chức khám chữa bệnh, hướng dẫn đồng bào C’Tu chăm sóc sức khỏe ban đầu; hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất; hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện dân dụng, truyền hình...với hàng ngàn lượt người. - Các tổ chức phi Chính phủ tài trợ độc lập, như Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế Nhật Bản (FIDR) đầu tư 10.000 USD cho việc khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào C’Tu tại 17 thôn ở 2 xã Cà Dy, Tà Bhing, thôn Zara (xã Tà Bhing). Huyện Đông Giang, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục mạnh mẽ tại thôn Đhờroòng (xã Tà Lu), thôn PaZĩnh, Chơ Net (xã A Tiêng). Các công đoạn dệt thổ cẩm hoàn toàn được thực hiện bằng phương pháp thủ công, từ khâu trồng nguyên liệu (đay, gai, bông) đến khâu khéo sợi, nhuộm màu, thêu dệt và bố trí hoa văn. Riêng với công đoạn dệt thổ cẩm, để thực hiện hoàn chỉnh một sản phẩm, người phụ nữ C’Tu phi làm việc cật lực trong nhiều ngày liền, thậm chí phi mất hơn một tháng. Ngoài ra, nhiều tổ chức khác như Chương trình Tầm nhìn Thế giới, Chương trình tài trợ của Đức (DED), Dự án TÍn dụng Việt- Bỉ, Dự án tín dụng nông thôn Việt- Pháp...đã quan tâm đến phổ biến tiến bộ kỹ thuật cho các đối tượng là nông dân hưởng thụ dự án. 2.2.5 Đánh giá khái quát về thông tin KH&CN tỉnh Quảng Nam 2.2.5.1 Những thành công - Công tác truyền bá, phổ biến thông tin KH&CN đã góp phần to lớn, quan trọng vào quá trình phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống của người dân. Qua đó, có ý nghĩa quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương. Đồng thời, đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội cho nhân dân, là cơ sở hình thành nên phong trào “làm theo khoa học” lan toả trong dân. - Công tác truyền bá, phổ biến thông tin KH&CN đã được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức phi Chính phủ; trong đó vai trò của các tổ chức R&D, của đội ngũ cán bộ KH&CN rất quan trọng và đạt nhiều thành công. - Hệ thống các kênh thông tin đã “vào cuộc” khá đồng bộ và hiệu quả. Các ấn phẩm thông tin KH&CN, liên quan đến KH&CN như các bản tin chuyên ngành, các chuyên mục KH&CN...đã góp phần to lớn vào việc quảng bá, tuyên truyền và giới thiệu các tiến bộ KHKT. 2.2.5.2 Những yếu kém - Việc biên soạn tài liệu KH&CN vẫn còn mang tính hàn lâm, ít thông dụng và chưa có khảo sát nhất định, chưa sát lắm với yêu cầu và trình độ dân trí của nhân dân. Còn xảy ra tình trạng khi cán bộ đến thì kiến thức KH&CN đến, cán bộ đi thì kiến thức đi theo; không bền vững, ít chú trọng đến vấn đề ổn định và phát triển. - Các cơ quan, các tổ chức (chính phủ và phi chính phủ), do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên chưa thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển tải nhiều tài liệu KH&CN, xây dựng các chuyên mục liên quan trên các cơ quan thông tin đại chúng Theo số liệu thống kê sơ bộ, hàng năm (được tính từ 2007-2009), toàn tỉnh có khoảng 350.000 lượt người được tham gia các lớp tập huấn, phổ biến tiến bộ KHKT các lĩnh vực, chiếm 25% dân số toàn tỉnh, và chiếm khoảng 35% người trong độ tuổi lao động. Trong các đối tượng tham gia tập huấn, lao động nông thôn chiếm cơ bản. Hình thức thông tin chưa thật sự hấp dẫn, thu hút; trong đó, đáng chú ý là việc tổ chức hướng dẫn ứng dụng KH&CN bằng phim khoa học chưa chú trọng, thậm chí chưa thực hiện. Cơ sở dữ liệu về thông tin KH&CN hiện có chưa được khai thác thường xuyên và hiệu quả. Các tờ báo, bản tin liên quan đến chuyên môn sâu chưa nhiều. - Một số địa bàn ở xa, đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế so với yêu cầu của người dân. - Đội ngũ cán bộ KH&CN, nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ sau đại học ít tham gia phổ biến, trưyền bá kiến thức KH&CN phục vụ sản xuất của nhân dân; ít cho công trình, tác phẩm báo chí liên quan đến KH&CN được công bố. Hiện nay, khoảng 90% cán bộ sau Đại học làm việc trong ngành Y tế (chủ yếu là bệnh viện), giáo dục, khối hành chính, Đảng... nghĩa là cơ bản làm quản lý, không trực tiếp làm trong lĩnh vực liên quan đến công tác thường xuyên phổ biến kiến thức KH&CN. 3. Giải pháp phát triển thông tin KH&CN tỉnh Quảng Nam nói riêng (các tỉnh bạn nói chung) 3.1 Thống nhất quan điểm 3.1.1 Phát triển thông tin KH&CN nói riêng là phát triển nguồn tài nguyên mới, là phát triển tài sản Quốc gia. Đây trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. 3.1.2. Thông tin KH&CN là thông tin công ích, nhằm mục đích phát triển, nâng cao dân trí, phục vụ kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới. (Toàn bộ các quan điểm này đã được thể hiện rõ trong các văn bản của Đảng, Nhà nước; mà mới nhất là Nghị quyết Trung ương 7 về đội ngũ trí thức, Quyết định của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới...) 3.2 Giải pháp xây dựng và phát triển thông tin KH&CN địa phương 3.2.1 Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật Phải nói rằng, từ khi có Nghị định 159 của Chính phủ về thông tin KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến nay; chúng ta chưa làm được gì để phát triển mảng này. Cần hoàn thiện văn bản này theo hướng: - Cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính để thực hiện công tác thông tin KH&CN (các Thông tư liên quan đến lĩnh vực này sớm ban hành) - Các tổ chức thông tin KH&CN địa phương cần đầu tư mạnh (và phải xác định trong văn bản chỉ đạo liên Bộ Kế hoạch- Đầu tư và KH&CN một cách cụ thể về nguồn kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN hàng năm) - Nghiên cứu thành lập Trung tâm Ứng dụng và Thông tin KH&CN cấp huyện. Đây là đơn vị sự nghiệp KH&CN, có thu, chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Công Thương. Trung tâm này là đầu mối trong việc liên kết nghiên cứu khoa học và phổ biến, tuyên truyền về thông tin KH&CN của địa phương. 3.2.2 Xây dựng chương trình thông tin KH&CN trọng điểm cấp Quốc gia (Đây là Chương trình mục tiêu, giống như Chương trình mục tiêu về nông thôn, miền núi) Mục tiêu: Xác lập một hệ thống kiến thức KH&CN phù hợp với dân trí, đáp ứng yêu cầu bức thiết của sản xuất và đời sống. Đa dạng hóa hình thức thông tin với sự tham gia của hệ thống chính trị, chú trọng cấp huyện và cơ sở. Thời gian: Theo khung thời gian của Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam) Đồng thời, giao Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam xây dựng Đề án đưa đội ngũ trí thức về với nông thôn nhằm thực hiện Nghị quyết của Đảng về trí thức và “tam nông” phù hợp với địa phương. Mục tiêu: Phát huy vai trò truyền bá kiến thức để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Thời gian: Theo khung thời gian của Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam. - Giao Liên hiệp các hội KHKT xây dựng Đề án phổ biến KH&CN bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số để phục vụ phát triển miền núi 3.2.3 Phát triển các hình thức thông tin KH&CN theo hướng đa dạng và sát cơ sở - Các Tạp chí Khoa học & Sáng tạo, Bản tin chuyên ngành về “tam nông” cần được tăng cường số lượng phát hành, tăng số chuyên đề về KH&CN phục vụ “tam nông” và được bao cấp phát hành đến tận thôn/bản văn hoá để phục vụ trực tiếp cho dân. - Nâng cấp các chuyên mục KH&CN, Y tế, Nông nghiệp...thành Tạp chí truyền hình, theo định kỳ hàng tháng 3.2.4 Xác lập trách nhiệm của hệ thống chính trị trong việc đưa kiến thức KH&CN về với nhân dân thông qua các chương trình hoạt động của tổ chức mình Hệ thống chính trị là tổ chức gần dân nhất, nơi nắm bắt tâm tư nguyện vọng và “bày vẽ” cho dân thiết thực nhất. Có thể lồng ghép “sinh hoạt khoa học” như bày cách trồng cây, chăm con, phòng bệnh...vào sinh hoạt Đảng chuyên đề. Tương tư như vậy, Đoàn Thanh niên với phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Làm theo khoa học”; Hội Phụ nữ với phong trào “giúp nhau làm kinh tế”, “chăm sóc gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; Hội Nông dân với phong trào “Sản xuất giỏi”; Hội Cựu Chiến binh với phong trào gương mẫu trong sản xuất và đời sống... 3.2.5 Xác lập vai trò và “sứ mệnh” của các nhà khoa học trong việc truyền bá kiến thức của mình để phục vụ nhân dân - Trước hết, nhà khoa học phải nhận thức về vai trò truyền bá kiến thức của mình. Và trên cơ sở đó, thực hiện lời Bác dạy: “Phải ra sức đem hiểu biết khoa học-kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy, nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống của nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt... Những điều đem phổ biến phải thiết thực, phải chính xác, phải làm sao cho quần chúng có thể hiểu được và làm được”. - Quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ sau đại học trong hệ thống R&D của tỉnh, đây là lực lượng hùng hậu, gắn nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng với công tác truyền bá kiến thức KH&CN. (Thực tế, việc này chúng ta làm chưa tốt) 4. Kết luận Việc phổ biến thông tin KH&CN có ý nghĩa quan trọng trong quá trình ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Qua đó, khi tiến bộ KH&CN xâm nhập vào đời sống của nhân dân sẽ góp phần nâng cao dân trí, nâng cao năng lực cộng đồng và góp phần phát triển bền vững. Quy hoạch và phát triển hệ thống cơ quan nghiên cứu triển khai (R&D) của tỉnh theo hướng đa ngành, đa cấp; trong đó, chú trọng hình thành nên cơ quan nghiên cứu chuyên sâu. Đây là hệ thống đảm bảo phát triển việc truyền bá kiến thức KH&CN của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Khoa học & Công nghệ; 2. Các Nghị quyết Trung ương 2- Khóa VIII, Kết luậ
Tài liệu liên quan