Tiểu luận Hình tượng con người - Chủ thể trong thơ hồ chủ tịch và trong thơ đường dưới cái nhìn của lý học so sánh

Khái niệm văn học so sánh cho đến nay đối với giới nghiên cứu nói riêng và mọi người nói chung không phải là quá xa lạ nhưng không phải tất cả mọi người đều biết đến nó. Thậm chí ngay cả những người biết thì cũng không phải ai cũng hiểu nó một cách đầy đủ và chính xác. Vậy, văn học so sánh là gì? Chúng ta cần biết so sánh chính là mọt trong những phương pháp nhận thức phổ biến nhất, lâu đời nhất trong lịch sử nhằm xác định sự vật về định lượng, định tính, ngôi thứ. Đó là một trong những lý do cơ bản để ra đời của môn văn học so sánh. Điều kiện hình thành bộ môn: Về điệu kiện lịch sử xã hội: Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, giai cấp tư sản đạt đến đỉnh cao, xã hội loài người bắt đầu chuyển từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi về kinh tế dẫn tới sự biến đổi về xã hội. Xã hội đặt ra nhu cầu phải có sự giao lưu trong đó có sự giao lưu về văn hóa. Từ đó hình thành nên khái niệm văn học thế giới, cũng là cơ sở hình thành khái niệm văn học so sánh. Điệu kiện xã hội có tính chất quyết định. Về điệu kiện học thuật, vào thế kỷ XIX các bộ môn văn học sử phát triển mạnh. Phương pháp so sánh cũng đã được nhiều ngành khoa học áp dụng, đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh và Forclor so sánh. Hai bộ môn này kết hợp với nhau tạo thành văn học thế giới so sánh. Như vậy lý do ra đời của văn học so sánh là nhằm xác định tính chất đối tượng. Còn điệu kiện ra đời của văn học so sánh có điệu kiện xã hội và điệu kiện học thuật.

doc22 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hình tượng con người - Chủ thể trong thơ hồ chủ tịch và trong thơ đường dưới cái nhìn của lý học so sánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC --------------- DVAH1031  CHUYÊN ĐỀ: LÝ LUẬN VĂN HỌC SO SÁNH TIỂU LUẬN HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI - CHỦ THỂ TRONG THƠ HỒ CHỦ TỊCH VÀ TRONG THƠ ĐƯỜNG DƯỚI CÁI NHÌN CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC SO SÁNH Giảng viên hướng dấn : PGS.TS Nguyễn Văn Dân Học viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Hưng Lớp : K51-Cao học Văn Hà Nội, tháng 11-2007 Khái niệm văn học so sánh cho đến nay đối với giới nghiên cứu nói riêng và mọi người nói chung không phải là quá xa lạ nhưng không phải tất cả mọi người đều biết đến nó. Thậm chí ngay cả những người biết thì cũng không phải ai cũng hiểu nó một cách đầy đủ và chính xác. Vậy, văn học so sánh là gì? Chúng ta cần biết so sánh chính là mọt trong những phương pháp nhận thức phổ biến nhất, lâu đời nhất trong lịch sử nhằm xác định sự vật về định lượng, định tính, ngôi thứ. Đó là một trong những lý do cơ bản để ra đời của môn văn học so sánh. Điều kiện hình thành bộ môn: Về điệu kiện lịch sử xã hội: Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX ở phương Tây, giai cấp tư sản đạt đến đỉnh cao, xã hội loài người bắt đầu chuyển từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi về kinh tế dẫn tới sự biến đổi về xã hội. Xã hội đặt ra nhu cầu phải có sự giao lưu trong đó có sự giao lưu về văn hóa. Từ đó hình thành nên khái niệm văn học thế giới, cũng là cơ sở hình thành khái niệm văn học so sánh. Điệu kiện xã hội có tính chất quyết định. Về điệu kiện học thuật, vào thế kỷ XIX các bộ môn văn học sử phát triển mạnh. Phương pháp so sánh cũng đã được nhiều ngành khoa học áp dụng, đặc biệt là ngôn ngữ học so sánh và Forclor so sánh. Hai bộ môn này kết hợp với nhau tạo thành văn học thế giới so sánh. Như vậy lý do ra đời của văn học so sánh là nhằm xác định tính chất đối tượng. Còn điệu kiện ra đời của văn học so sánh có điệu kiện xã hội và điệu kiện học thuật. Sự hình thành quan niệm về văn học thế giới ở trên đã kéo theo nhu cầu nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc nhằm mục đích xây dựng một bức tranh văn học của toàn nhân loại trên cơ sở những nét chung và nét riêng của các nền văn học dân tộc. Và bộ môn văn học so sánh đã ra đời. Vậy, văn học so sánh chính là bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, ra đời do sự phân công lao động. Nó căn cứ cầu nối giữa văn học dân tộc và văn học thế giới. Nó khoa học kỹ thuật mối tiếp xúc giữa cái chung và cái riêng của các nền văn học dân tộc để đưa đến cái chung của văn học nhân loại. Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy văn học so sánh khác với so sánh văn học. Nếu như so sánh văn học chỉ là một phương pháp nghiên cứu các hiện tượng văn học của một quốc gia thì văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu những hiện tượng văn học có ý nghĩa thế giới. Văn học so sánh là một bộ môn độc lập, không phải là một phương pháp thông thường. Văn học so sánh là một bộ môn bởi nó có đối tượng riêng, mục đích riêng và phương pháp riêng. Đối tượng của văn học so sánh gồm: Thứ nhất,văn học so sánh nghiên cứu những mối quan hệ trực tiếp, sự tác động trực tiếp giữa các nền văn học. Thứ hai,văn học so sánh nghiên cứu những mối quan hệ tương đồng giữa các nền văn học. Từ đó tìm ra những quy luật phát triển chung và đặc thù của mỗi hiện tượng văn học dân tộc. Những mối quan hệ tương đồng có: tương đồng lịch sử (các hiện tượng có cùng thời gian) và tương đồng phi lịch sử (các hiện tượng xa cách về thời gian). Thứ ba,văn học so sánh nghiên cứu những điểm khác biệt độc lập biểu hiện bản sắc của các hiện tượng văn học dân tộc được xác định qua phương pháp so sánh. Mục đích của văn học so sánh vừa tìm ra cái khái quát, cái quy định chung cho tất cả các nền văn học dân tộc vừa xác minh đặc thù của các nền văn học thế giới. Tóm lại văn học so sánh nhằm tìm ra cái riêng và cái chung của các nền văn học quốc tế. Cái chung là cái có mặt trong mỗi cái riêng. Cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù. Quan hệ giữa cái chung và cái riêng là quan hệ luôn luôn vận động. Cái riêng có thể biến thành cái chung trong qúa trình tương tác nhằm duy trì sự ổn định của cộng đồng. Phạm trù cái riêng và cái chung thuộc về định tính chứ không phải định lượng. Việc phân biệt cái riêng và cái chung tạo ra sự tiến bộ cho văn học nhân loại. Phát triển cái riêng phải dựa trên cái chung nhưng chúng ta không tuyệt đối hóa cái riêng, không thể lấy cái riêng làm tiêu chuẩn, áp đặt cho cái chung, lấy cái riêng của một nền văn học làm tiêu chuẩn đánh giá các nền văn học khác. Về phương pháp luận thì phương pháp luận văn so sánh nằm trong khung quy chiếu của phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn học nói viên. Như trên cũng đã nói, văn học so sánh không phải là một phương pháp mà là một bộ môn nên nó có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương pháp chủ yếu được vận dụng trong văn học so sánh là: Phương pháp thực chứng, phương pháp loại hình, phương pháp cấu trúc, phương pháp ký hiệu học, phương pháp hệ thống, phương pháp xã hội học và phương pháp tâm lý học. Tùy vào đối tượng và mục đích nghiên cứu để sử dụng các phương pháp một cách phù hợp và linh hoạt để tiếp cận, nghiên cứu đối tượng đạt hiệu quả. Với tư cách là một bộ môn độc lập, văn học so sánh ngày càng khẳng định là một bộ môn khoa học cần thiết nhằm phục vụ trước hết cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới. Nó phủ định nhiều ý kiến ban đầu cho rằng văn học so sánh là một phương pháp của lịch sử văn học thế giới là một phương thức viết sử văn học thế giới, thậm chí là một phân nhánh của lịch sử văn học thế giới. Thực tiễn đã chứng minh những lý luận của văn học so sánh đã mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn khi được vận dụng vào việc khảo cứu mối quan hệ của các nền văn học thế giới. Để hiểu rõ hơn, tiếp sau đây chúng tôi xin đơn cử một hiện tượng của văn học Việt Nam và một hiện tượng văn học Trung Quốc để làm ví dụ. Cụ thể, chúng ta sẽ đi tìm hiểu hình tượng nhân vật chủ thể trong thơ Hồ Chí Minh và hình tượng nhân vật chủ thể trong thơ Đường. Nói đến thơ ca Hồ Chí Minh là nói tới hai mảng thơ là thơ ca nghệ thuật và thơ ca tuyên truyền. Và phần thơ đã làm nên tên tuổi của thi sĩ Hồ Chí Minh lại chính là phần thơ ca nghệ thuật. Phần lớn những bài thơ thuộc thơ ca nghệ thuật được Bác viết trong thời gian ở tù in trong “Nhật ký trong tù” và viết ở chiến khu Việt Bắc. Còn nói tới thơ Đường - thành tựu rực rỡ của văn học Trung Quốc và di sản văn hóa của thế giới chúng ta không thể không kể tới các sáng tác của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và rất nhiều các tên tuổi khác đã tạo nên cả một nền thơ ca đã trở thành tinh hoa của văn học nhân loại. Ta biết rằng đa phần các bài thơ trong phần thơ ca nghệ thuật của Hồ Chí Minh đều viết theo phong cách Đường thi, tức là chịu ảnh hưởng từ thể thơ đến vần, luật, niêm, đối… được quy định rất chặt chẽ. Đó là cơ sở, là lý do để chúng ta so sánh. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta bàn tới không phải là tìm hiểu về nghệ thuật thơ Bác và thơ Đường mà chúng ta tìm hiểu một khía cạnh khác, đó là so sánh hình tượng chủ thể giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Đường qua những sáng tác của Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Tìm hiểu hình tượng chủ thể trong thơ như chúng ta biết là không thể tìm hiểu trong bản thân hình tượng đó mà chủ yếu tìm hiểu thông qua mối quan hệ của hình tượng với các yếu tố khác. Ở đây chúng tôi tìm hiểu hình tượng qua hai mối quan hệ cơ bản: Quan hệ với thiên nhiên và quan hệ với con người - cuộc đời. Một điều dễ nhận thấy ngay rằng thơ Hồ Chí Minh và thơ Đường đều có điểm giống nhau là thiên nhiên và con người hài hòa. Về hình thức, mối quan hệ giữa hai yếu tố này là đúng nhưng sẽ không đúng khi ta nghiên cứu con người. Trong thơ Đường, thiên nhiên là chủ thể, con người chỉ là một phần bé nhỏ của thiên nhiên. Nhà thơ Lý Bạch đã từng thể hiện những cách thiên nhiên hùng vĩ: “Nắng rọi Hương lô khói tía bay. Xa trông dòng thác trước sông này Nước bay trẳng xuống ba nghìn thước Tưởng dài Ngân hà tuột khói mây” (Vọng Lư Sơn bộc bố) Ta thấy những bài thơ này đều chủ yếu miêu tả cảnh thiên nhiên. Chủ thể xuất hiện ở đây có chăng chỉ là tâm trạng choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên hay chỉ là một cảm xúc nhớ quê thoáng hiện về trong một đêm trăng sáng. Cũng như Bạch Cư Dị từng xúc động trước cảnh đẹp của một dòng sông lúc chiều về tối: “Nắng làm sợi tỏa bên sông Nửa hắt hiu may nửa ánh hồng Tháng chín mồng ba đêm đẹp nhỉ Sương lung linh ngọc, nguyệt vòng cung” (Nợ giang ngâm). Trong thơ Bác, thiên nhiên cũng giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Thiên nhiên như là một người bạn tri âm tri kỷ: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trang soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng) Ánh trăng và Bác như một người bạn tâm giao. Ta thấy mặc dù miêu tả ánh trăng nhưng bài thơ lại làm nổi bật hình tượng chủ thể - người tù Hồ Chí Minh, trong hoàn cảnh bị giam cầm, thiếu thốn về vật chất nhưng vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, dạt dào thi hứng. Một lần khác, thiên nhiên cũng tìm đến Bác để trút bầu tâm sự: “Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng Hoa tàn hoa nở cũng vô tình Hương hoa bây thấu vào trong ngục Kể với thù nhân nỗi bất bình” (Cảnh chiều hôm) Rõ ràng bài thơ không chỉ miêu tả thiên nhiên là cảnh hoa rụng, hoa tàn vô tình mà đã cho thấy khả năng quan sát tinh tế, hiểu rõ quy luật vận động của tự nhiên trong cái nhìn của Bác. Trong thơ Bác dù miêu tả thiên nhiên đẹp đến cỡ nào thì điểm nhấn cuối cùng cũng là hình tượng chủ thể: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” (Cảnh khuya) Đọc xong hai câu đầu người đọc tưởng rằng bài thơ được Bác viết nhằm miêu tả một bức tranh phong cảnh núi rừng trong một đêm trăng đẹp nhưng ở hai câu sau ý thơ lại đột ngột chuyển mạch, nổi bật lên trên nền bức tranh là hình ảnh lãnh tụ đang trăn trở lo toan cho vận mệnh nước nhà. Rõ ràng rằng nếu như trong thơ Đường thiên nhiên là chủ thể, thì trong thơ Bác thiên nhiên chỉ là cái nền còn con người là chủ thể. Cái khác biệt này cũng chính là một trong những lý do làm nên giá trị to lớn cho sự nghiệp văn chương của Bác. Mảng đề tài về cuộc sống con người cũng là một đề tài cơ bản của thơ Bác và thơ Đường. Nó là cơ sở để tạo ra mối quan hệ giữa chủ thể và cuộc sống. Trong thơ Lý Bạch ta thấy hiện rõ một tư tưởng suốt đời căm ghét hiện thực đen tối; ngạo mạn, khinh thường quyền quý. Tư tưởng này xuất phát từ mong muốn ban đầu của nhà thơ muốn xây dựng cho mình một sự nghiệp chính trị, mong được phò vua giúp nước. Nhưng vì bị đả kích mà không thành. Từ đó nhà thơ bắt đắc trí đã tìm vào thú vui chơi cùng non nước. Ông đã viết lên những câu thơ phơi bày hiện thực đen tối của giai cấp thống trị. “Vào cửa, nhà la liệt Đỉnh mĩ vị, cao lương! Gió thơm vờn điệu múa Sáo trong hòa giọng ca. Uyên ương bay chục cặp Xoắn xuýt mải vui đùa Đêm ngày đua hành lạc Bảo: nghìn năm mới vừa!…” (Cổ phong - bài 18) Tuy nhiên sự phản kháng trong thơ Lý Bạch chỉ là sự phản kháng mang tính chất cá nhân vì ông không liên hệ với quần chúng nhân dân. Và đương nhiên sự phản kháng đó gặp thất bại. Lý Bạch rơi vào trạng thái cô độc. Để tiêu trầm ông tìm đến rượu, đến thú ngao du sơn thủy: “Khi lên đời thực sướng sao Rượu ngon cứ uống, lầu cao cứ trèo Con hầu cầm quạt đi theo Tháng năm vẫn mát như chiều thu sang”. Đỗ Phủ cũng giống Lý Bạch ở sự bất mãn với thực tại. Tuy nhiên, những vần thơ của ông không hướng nhiều vào việc miêu tả cuộc sống phè phỡn, trụy lạc của giai cấp thống trị mà tập trung phơi bày hiện thực cuộc sống khổ cực của người dân: “Dọc đường chỉ nghe khóc Thành thị vắng tiếng ca (Chinh phu) “Thây chết tanh cây cỏ Máu trôi đỏ lạnh đồng”. (Thùy lão biệt) Mặc dù rất cảm thông, xót xa trước cảnh ngộ của quần chúng nhân dân nhưng vì chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho gia nên những luân lý đạo đức phong kiến, đặc biệt là vua chúa vẫn là chủ tể cao nhất trong tinh thần của Đỗ Phủ. Trước những khó khăn, bất hạnh của người dân ông chỉ biết trông chờ vào nhà vua. Như ông đã nói: “Hoa quỳ cứ hướng dương Tính trời ai cải được”. Đỗ Phủ đã bị mâu thuẫn trong thời gian quan khi ông nhầm tưởng trung quân với ái quốc là một. Đó là tư tưởng yêu nước mang hạn chế của lịch sử và giai cấp. Hạn chế này của Đỗ Phủ lại xuất hiện trong thơ Bạch Cư Dị khi Bạch Cư Dị phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân nhưng lại nhằm mục đích “mong nhà vua biết đến”. Trong thơ Bác, con người cũng gắn chặt trong mối quan hệ với chủ thể. Bác cũng dành rất nhiều bài thơ nhằm tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và nỗi thống khổ của người dân. Bác thương một cháu bé khi phải vào tù: “Oa! Oa! Oa! Bởi cha trốn lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ đến ở nhà pha” (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương) Bác thương một người phu làm đường: “Giãi nắng dầm mưa không nghỉ ngơi Phu đường vất vả lắm ai ơi! Ngựa xe hành khách thường qua lại. Biết cảm ơn anh được mấy người” (Phu làm đường) Bác xúc động trước cảnh ngộ, vợ một người bạn tù đến thăm chồng: “Anh ở trong song sắt Em ở ngoài song sắt; Gần nhau trong tấc gang, Mà cách nhau trời vực; Miệng nói chẳng nên lời, Chỉ còn nhờ khóe mắt, Chưa nói, lệ tuôn tràn Cảnh tình đáng thương thật!” (Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng) Rõ ràng, cùng là một cái nhìn về hiện thực nhưng cách nhìn của các thi sĩ đời Đường là cái nhìn của giai cấp tầng lớp trên nhìn xuống còn cái nhìn của Bác xuất phát từ sự chân thành của người cùng cảnh ngộ, cùng hội cùng thuyền, cái nhìn của tình cảm quốc tế vô sản cao cả. Bác đã từng viết : “Quan san muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em” Nếu như tư tưởng trong thơ Đường là những tư tưởng mang đầy sự bế tắc thì tư tưởng trong thơ Bắc và một lý tưởng xuyên suốt: lý tưởng giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc - lý tưởng độc lập tự do. Nhiều người nói, Bác có cốt cách của một triết nhân, của một bậc hiền triết phương Đông. Thơ Bác hiện là hình tượng một con người luôn ung dung, tự tại, thích thảng, khoan hòa. Đúng vậy ! Ta đã từng thấy phong cách đó của Bác: “Núi ấp ôm mây, mây ấp núi Lòng sông gương sáng bụi không mờ Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh. Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.” (Mới ra tù tập leo núi) Người mang phong cách của một triết nhân vì người hiểu rõ quy luật vần xoay của trời đất và của lịch sử. Người đã được chủ nghĩa Mác-Lênin soi đường chỉ lối, cho thấy sự chiến thắng tất yếu của cách mạng vô sản và sự diệt vong không thể khác của chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy người mới có được cốt cách của bậc hiền triết phương Đông kia. Và chính cốt cách đó, phong thái đó đã làm nên nét đẹp của hình tượng của chủ thể - con người trong thơ Bác. Nếu đối với “I liat” chúng ta như được sống lại với tuổi thơ thường ham thích những câu chuyện đánh nhau hoang đường kì diệu. Chúng ta như được sống lại với cái không khí chiến trận hư, thực của trí tuệ con người cổ xưa. Đây là những dũng sĩ có sức mạnh siêu phàm, kia là những cuộc giao tranh rung trời chuyển đất, thế giới thần thánh và thế giới con người giao hóa với nhau, thần cũng như người hăng say chiến đấu, hăng say lập chiến công và giúp con người lập nên những chiến công rực rỡ hào hùng. “I li át” một bản anh hùng ca chiến trận - một bản anh hùng ca ngợi sức mạnh và lòng dũng cảm của người anh hùng tr chiến trận: thỉ ở “Ô đi xê” có một cái gì đó nhẹ nhàng, yên bình ở đây không có tiếng gươm khua, ngựa hí không có cảnh đoàn quân giáp trận sôi sục hận thù. Thế giới thần thánh cũng không còn náo động tất cả, bận tâm đến số mệnh và thắng bại của cuộc chiến tranh của thế giới loài người để rồi xảy ra bất hòa, tranh chấp. Ở đây chỉ có An toànên quan tâm đến số phận của Uy-li-xơ và gia đình của chàng mà thôi. Mỗi bản trường ca đều hiện lên một nét đẹp riêng của những người anh hùng, không chờ có sự hăng say, sức mạnh và lòng dũng cảm như A - kin tr “Ili át” mà tính chất anh hùng còn thể hiện ở sự thông minh lanh lợi, khéo léo của Uy - li - xơ tr “Ôdi se” . Bởi vậy theo tôi nhận định của nhà phê bình Sinclau b wis khi ông cố gắng đối lập “Ôdissey” và “I li át”. “Hành động của những thiên anh hùng ca nói chung và cụ thể là của những nhân vật anh hùng coi thì có ý nghĩa quyết định trong việc tạo nên sự biến đổi thế giới. Chẳng hạn hành động tham chiến của A chi lees có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của Hilạp và troy, theo một nghĩa nào đấy đối với nhân loại, trong khi ấy sự trở về nhà hoặc không trở về nhà của Uy-li-xơ thì chẳng tạo nên sự biến đổi lớn lao như vậy. Từ đó ông cho rằng tác phẩm Ôdisscy, không có tính chất anh hùng ca”. Điều đó là không đúng. Trước hết, đề tài của “I liat” và “Ôđi xê” đều rút ra từ “truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ eoa”, một cuộc chiến tranh có thật xảy ra vào thế kỉ XII trước công nghuyên. Truyền thuyết về cuộc chiến tranh này được hình thành vào thời kì nền văn hóa Mixen suy tàn, và thông qua vai trò của các aet, nó được kết hợp hòa đồng với những chuyện thần thoại làm tăng thêm vẻ đẹp hào hùng của sự kiện lịch sử. Trước Hô me có nhiều bản trường ca nói về cuộc chiến tranh Tơ roa được lưu truyền trong dân gian thành một hệ bài ca, một hệ sử thi mà ngày nay không còn lưu lại. Trường ca của Hô me ra đời trên cơ sở truyền thuyết về cuộc chiến tranh này, đã phản ánh một giai đoạn lịch sử đã qua, oanh liệt và rực rỡ của nền văn hóa Mixen, nền văn hóa đã in dấu bước đường viễn chinh đầy khí phách anh hùng của các bộ lạc Hi Lạp đối với vùng Tiểu Á. Bởi thế tính chất anh hùng ca từ nó đã có ở trong hai bản trường ca “I li át” và “Ô đi xê” rồi. Vậy “Ô đi xê” phải là bản anh hùng ca. Khác với “I li át” - bản anh hùng ca chiến trận của thời kì chiến tranh bộ tộc, thời kì chiến tranh là “một phương tiện kiếm lợi thông thường” thì “Ô đi xê” lại là bản anh hùng ca của cuộc sống hòa bình phản ánh thời kì người Hi lạp đã ổn định và đem hết tâm sức của mình ra để xây dựng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Với cùng chung nguồn gốc đề tài, nhà thơ có dụng ý để cho “Ô đi xê” như là một sự tiếp nối của “I li át”. Bởi chủ đề của tác phẩm là “sự trở về” quê hương của Uy-li-xơ sau 10 năm tham gia chiến tranh thành Tơ roa. Chủ đề ấy được tác giả giới thiệu qua những câu mở đầu của bản trường ca. “Hỡi các nữ thi thần, hãy ca lên về người anh hùng mưu trí, sau khi dung mưu kế triệt hạ thành Tơ Roa thiêng liêng, đã đi phiêu bạt nhiều nơi đặt chân lên nhiều đô thị của nhiều giống người và am hiểu trí tuệ của họ, về người anh hùng đã trải qua với bao lo âu trên bao biển cả để chiến đấu cho sự sống còn của mình và đưa những người bạn đồng hành trở về… Hỡi các nữ thần con gái của Rơt, xin hãy kể cho chúng tôi nghe một trong những chiến công của chàng”. Ngay mở đầu bản trường tra ta đã nhận thấy rằng Uy-li-xơ là mọt người anh hùng thực thụ. Chàng không những chiến thắng trên chiến tường Tơ roa mà chàng còn chiến thắng, chinh phục tất cả những mảnh đất mà chàng đặt chân tới. Điều đó chẳng phải là sự thay đổi lịch sử ư? Phải chăng chính sự thông minh mưu trí của Uy-li-xơ mà các vùng đất có thể chưa từng biết đến của người Hi Lạp cổ đại dần được khám phá. Hành động đó có thể coi là hành động của một người anh hùng?! Con đường hồi hương của Uy-li-xơ đầy gian khổ hiểm nguy. Tuy nhiên với trí tuệ sánh ngang thần Dớt của Uy-li-xơ và sức mạnh lý tưởng, đó là lòng yêu quê hương, yêu gia đình tha thiết. Đó là mối tình chung thủy sắt son với quê hương, với gia đình vợ con Uy-li-xơ đã tự hào kể cho An - ki - nô- ốt; “Nhà tôi ở I-ta-cô như một tổ chim nằm dưới chân núi Nê ri tơ rừng cây xào xạc, có hình thế đẹp đẽ. Chung quanh là những hòn đảo Đu - lu - ki ông và Xa mê và đảo Dăng-tơ rừng cây rậm rạp quây quần… Dẫu có được lầu son gác tía nhưng sống chung với những người không quen biết, xa quê hương, xa họ hàng thân thiết thì cũng chẳng sung sướng nỗi gì… (IX, 20 - 35). - “Ô đi xê”. Tình yêu quê hương, gia đình, lòng thủy chung của người a