Tiểu luận Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường của mobifone

Marketing sản phẩm đa dạng nhằm cung ứng đủ loại sp cho cơ sở khách hàng rộng lớn . Xác định thị trường mục tiêu là quyết định phân biệt các nhóm khác nhau tạo nên thị trường và phát triển sản phẩm và marketing- mix tương ứng cho từng thị trường mục tiêu . Ngày này ngưới bán đang dần bỏ marketing đại trà và tạo điểm khác bịêt cho sản phẩm và chuyển sang marketing theo mục tiêu , bởi vì cách này có ích hơn trong công việc phát triển các cơ hội của thị trường phát triển theo sản phẩm và marketing mix đảm bảo thắng lợi. Những bước then chốt trong việc marketing mục tiêu là phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.Phân khúc thị trường là việc phân chia thị trường thành những nhóm khách hàng mua khác nhau có những nhu cầu hay phản ứng khác nhau. Người làm marketing dùng thử các biến khác nhau để xem biến nào bộc lộ những cơ hội tốt nhất của khúc thị trường. Đối với mỗi khúc thị trường phải xác định được những đặc điểm riêng biệt của nhóm khách hàng đó. Hiệu quả của việc phân khúcthị trường phụ thuộc vào chỗ các khúc thị trường thu được có đo lường được , có cơ bản, có thể tiếp cận, có thể phân biệt và có thể hoạt động ở đó hay không. Phải nhắm vào khúc thị trường tốt nhất, trước tiên phải đánh giá khả năng sinh lời của khúc thị trường đó, tiềm năng sinh lời của khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của thị trường những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Sau đó người bán quyết định phục vụ bao nhiêu khúc thị trường ,người bán có thể bỏ những điểm khác bịêt của khúc thị trường ( marketing không phân biệt), hay theo đuổi một khúc thị trường mới ( marketing tập trung). Khi lựa chọn các khúc thị trường và các kế hoạch xâm chiếm những khúc thị trường tiềm năng

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 6053 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường của mobifone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU   Marketing sản phẩm đa dạng nhằm cung ứng đủ loại sp cho cơ sở khách hàng rộng lớn . Xác định thị trường mục tiêu là quyết định phân biệt các nhóm khác nhau tạo nên thị trường và phát triển sản phẩm và marketing- mix tương ứng cho từng thị trường mục tiêu . Ngày này ngưới bán đang dần bỏ marketing đại trà và tạo điểm khác bịêt cho sản phẩm và chuyển sang marketing theo mục tiêu , bởi vì cách này có ích hơn trong công việc phát triển các cơ hội của thị trường phát triển theo sản phẩm và marketing mix đảm bảo thắng lợi. Những bước then chốt trong việc marketing mục tiêu là phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm.Phân khúc thị trường là việc phân chia thị trường thành những nhóm khách hàng mua khác nhau có những nhu cầu hay phản ứng khác nhau. Người làm marketing dùng thử các biến khác nhau để xem biến nào bộc lộ những cơ hội tốt nhất của khúc thị trường. Đối với mỗi khúc thị trường phải xác định được những đặc điểm riêng biệt của nhóm khách hàng đó. Hiệu quả của việc phân khúcthị trường phụ thuộc vào chỗ các khúc thị trường thu được có đo lường được , có cơ bản, có thể tiếp cận, có thể phân biệt và có thể hoạt động ở đó hay không. Phải nhắm vào khúc thị trường tốt nhất, trước tiên phải đánh giá khả năng sinh lời của khúc thị trường đó, tiềm năng sinh lời của khúc thị trường là một hàm của quy mô và mức tăng trưởng của khúc thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu của thị trường những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Sau đó người bán quyết định phục vụ bao nhiêu khúc thị trường ,người bán có thể bỏ những điểm khác bịêt của khúc thị trường ( marketing không phân biệt), hay theo đuổi một khúc thị trường mới ( marketing tập trung). Khi lựa chọn các khúc thị trường và các kế hoạch xâm chiếm những khúc thị trường tiềm năng. Trong phạm vi bài tiểu luận chúng ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường của Mobifone hiện nay. Bài làm trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Duyên (1987) TIỂU LUẬN MARKETING Đề tài: Hoạt động, phân đoạn thị trường mục tiêu, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường. CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG PHÂN ĐOẠN THỊ, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG. Phân đoạn thị trường. Khái niệm Đoạn thị trường. Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi, phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích marketing. 2. Khái niệm phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia lại các nhóm thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi. Cơ sở của phân đoạn thị trường. Phân đoạn thị trường người tiêu dùng. Phân đoạn thị trường theo cơ sở địa lý. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học. Phận đoạn thị trường theo tâm lý học. Phân đoạn thị trường theo hành vi. Phân đoạn thị trường TLSX. Gồm 2 bước cơ bản: bước 1: Phân đoạn vĩ mô: giúp doanh nghiệp xác định ở phạm vi ở cấp độ ngành. Bước 2: Phân đoạn vi mô: Giúp doanh nghiệp xác định một cách cụ thể các loại hình tổ chức – đối tượng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp. Yêu cầu của phân đoạn thị trường. Đo lường được. Có quy mô đủ lớn. Có thể phân biệt được. Có tính khả thi. Lựa chọn thị trường mục tiêu. Khái niệm thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. 2 nhóm công việc mà lựa chọn thị trường cần thực hiện là: - Đánh giá sức hấp dẫn của đoạn thị trường. - Lựa chọn đoạn thị trường (thị trường mục tiêu) doanh nghiệp sẽ phục vụ. 2. Đánh giá đoạn thị trường. Mục đích là nhận dạng được mức độ hấp dẫn của chúng trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Những tiêu chuẩn cơ bản: Quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường. Đây là tiêu chuẩn có tính tương đối. Các doanh nghiệp lớn thường hướng đến các đoạn thị trường có quy mô lớn, ngược lại các doanh nghiệp nhỏ thường tiếp cận đoạn thị trường có quy mô nhỏ, bị đối thủ cạnh tranh bỏ qua và không đòi hỏi qua nhiều tài lực của họ. Cần nhận diện một cách khách quan trên cả hai phương diện: “cơ hội” và “rủi ro”. Đoạn thị trường có quy mô và mức tăng trưởng cao luôn hứa hẹn mức tiêu thụ và tăng trưởng cao trong tương lai. Mức độ hấp dẫn của quy mô, cơ cấu thị trường. Bên cạnh của một doanh nghiệp luôn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Do vậy một đoạn thị trường có quy mô và tốc độ tăng trưởng như mong muốn nhưng vẫn không cạnh tranh nếu cạnh tranh trong đoạn thị trường đó quá gay gắt hoặc quyền thương lượng giữa khách hàng và các nhóm khách hàng là quá cao. Nhà nghiên cứu Michael Porter đã phát hiện ra 5 lực lượng cạnh tranh, có thể mô tả bằng mô hình như sau: Đe dọa từ sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Sức ép từ phía nhà cung cấp Sức ép từ phía khách hàng Đe dọa của hàng thay thế Cạnh tranh giữa các hãng trong nghành Các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp. Một đoạn thị trường đạt được mức độ hấp dẫn cần phải ăn khớp với mục tiêu lâu dài và khả năng của doanh nghiệp. Nguồn lực cần thiết và vô cùng quan trọng để khai thác được các cơ hội thị trường bao gồm: Tài chính, nhân sự công nghệ, năng lực quản lý, khả năng Marketing,... Doanh nghiệp cứ cố gắng theo đuổi sức hấp dẫn của các đoạn thị trường vượt qua khả năng và mục tiêu của mình, nguồn lực của doanh nghiệp sẽ bị phân tán, không tập trung được cho các mục tiêu chiến lược, mục tiêu dài hạn, quyết định sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. 3. Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định. Đó chính là đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để tập trung, nỗ lực hoạt động marketing của mình. 4. Chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu. a. Chiến lược marketing không phân biệt. Đặc trưng của chiến lược này là doanh nghiệp bỏ qua ranh giới của các đoạn thị trường được lựa chọn. Họ tìm cách nắm giữ được một số lượng lớn các khách hàng ở đoạn thị trường đó. Đây còn được gọi là chiến lược “sản xuất và phân phối đại trà”. Ưu thế của chiến lược này là: Tiết kiệm chi phí nhờ khai thác được lợi thế quy mô, sản xuất và phân phối ra một chủng loại sản phẩm hạn hẹp và đồng nhất, tiêu chuẩn hóa cao. Dễ dàng thâm nhập vào thị trường nhạy cảm về giá. Nhược điểm: Không dễ dàng tạo ra một loại sản phẩm có khả năng thu hút mọi đối tượng khách hàng. Khi có nhiều doanh nghiệp cùng áp dụng chiến lược này sẽ làm cho cạnh tranh gay gắt hơn.. Doanh nghiệp khó có thể đáp ứng với những rủi ro khi hoàn cảnh kinh doanh thay đổi Chỉ thích hợp với những doanh nghiệp lớn, thị trường mục tiêu họ lựa chọn là toàn bộ thị trường. b. Marketing phân biệt. So với chiến lược marketing không phân biệt chiến lược này có nhiều ưu thế hơn trong việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường người tiêu dùng. Bằng việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và các nỗ lực marketing, doanh nghiệp có khả năng gia tăng doanh số và xâm nhập sâu hơn và nhiều đoạn thị trường. Nhược điểm: Tốn kém nhiều chi phí cho các loại sản phẩm. Khó kết luận về khả năng sinh lời. Việc chọn số lượng quá lớn dẫn đến phải cung ứng quá nhiều mặt hàng cho quy mô của từng đoạn thị trường quá nhỏ, thường không có hiệu quả. c. Marketing tập trung. Với chiến lược này, doanh nghiệp dồn sức tập trung vào một đoạn thị trường hay một phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp cho là quan trọng nhất và dành cho được vị trí vững chắc trên thị trường đó. Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể dễ dàng dành được vị thế trên thị trường đã chọn. Tạo được thế độc quyền nhờ hiểu biết nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Cung ứng và thiết kế những sản phẩm có uy tín đặc biệt. Tỷ suất lợi nhuận cao. Nhược điểm: Quy mô đoạn thị trường có thể giảm sút lớn. Các doanh nghiệp có thế lực có thể dễ dàng gia nhập và cạnh tranh mạnh. Định vị thị trường. Khái niệm. Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm khách hàng mục tiêu. Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải khuếch trương bao nhiêu điểm khác biệt và điểm khác biệt nào dành cho thị trường mục tiêu. Lý do phải định vị thị trường. Quá trình nhận thức của khách hàng. Đó lầ yêu cầu tất yếu để cạnh tranh. Hiệu quả của hoạt động truyền thông. Hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị. Tạo được một hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Lựa chọn vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu. Tạo sự khác biệt cho thương hiệu, sản phẩm. Lựa chọn và khuếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa của sản phẩm Các bước tiến hành. Bước 1: Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Bước 2: Vẽ biểu đồ định vị, đánh giá thực trạng của những thực trạng hiện có trên thị trường mục tiêu và xác định vị thế của sản phẩm của sản phẩm, của doanh nghiệp trên biểu đồ đó. Bước 3: Xây dựng phương án định vị. Bước 4: Soạn thảo chương trình marketing mix để thực hiện định vị. Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại được trên thương trường cần thiết phải có được chiến lược marketing rõ ràng và đặt cho mình một mục tiêu cụ thể thông qua việc phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường đó. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG CỦA MOBIFONE. Tổng quan về mạng thông tin di động Mobifone. 1. Lịch sử phát triển Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động. 1993: Thành lập Công ty Thông tin di động. Giám đốc công ty Ông Đinh Văn Phước 1994: Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực I & II 1995: Công ty Thông tin di động ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik (Thụy Điển) .Thành lập Trung tâm Thông tin di động Khu vực III 2005: Công ty Thông tin di động ký thanh lý Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với Tập đoàn Kinnevik/Comvik. Nhà nước và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) có quyết định chính thức về việc cổ phần hoá Công ty Thông tin di động. Ông Lê Ngọc Minh lên làm Giám đốc Công ty Thông tin di động thay Ông Đinh Văn Phước (về nghỉ hưu) 2006: Thành lập Trung tâm thông tin di động Khu vực IV 2008: Kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty thông tin di động 2010 : Chuyển trụ sở Công ty sang tòa nhà Mobifone – Nguyễn Phong Sắc kéo dài 31.000.000 Kế hoạch/Plan 34.000.000 Kế hoạch/Plan 21.000.000 Kế hoạch/Plan 11.000.000 H1.1: Tăng trưởng thuê bao qua các năm 1993-2010 H 1.2: Biểu đồ phân chia thị phần ( Theo công bố của Bộ Thông tin và truyền thông ngày quý II/2009) MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam 03 năm liền (2005-2007) được khách hàng yêu mến, bình chọn cho giải thưởng mạng thông tin di động tốt nhất trong năm tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức. Đặc biệt trong năm 2007, MobiFone vinh dự được tổ chức UNDP xếp hạng Top 20 trong Danh sách 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. 2. Sơ đồ tổ chức. Hiện nay, Công ty Thông tin di động có 5 Trung tâm Thông tin di động trực thuộc, một Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng (VAS) và một Xí nghiệp thiết kế. Trụ sở chính của Văn phòng Công ty đặt tại Hà Nội. Địa chỉ: Tòa nhà MobiFone – Kim Đồng - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội. Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức VMS - Trung tâm Thông tin di động khu vực I có trụ sở chính tại Hà Nội, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Bắc (các tỉnh phía Bắc đến Hà Tĩnh): Địa chỉ: Số 811A đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. - Trung tâm Thông tin di động khu vực II có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Nam (từ tỉnh Ninh Thuận đến các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh): Địa chỉ: MM18 đường Trường Sơn, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. - Trung tâm Thông tin di động khu vực III có trụ sở chính tại Ðà Nẵng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực miền Trung và Cao Nguyên (từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Ðắc Lắc: Địa chỉ: Số 263 đường Nguyễn Văn Linh, Thành phố Đà Nẵng. - Trung tâm Thông tin di động khu vực IV có trụ sở chính tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ: Địa chỉ: Số 06, đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. - Trung tâm Thông tin di động khu vực V có trụ sở chính tại Hải Phòng, chịu trách nhiệm kinh doanh và khai thác mạng thông tin di động khu vực tại 14 tỉnh, thành phố phía Bắc: Địa chỉ: Số 8 lô 28 đường Lê Hồng Phong, Thành phố Hải Phòng. - Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng được thành lập ngày 06/10/2008 có trụ sở chính tại Thành phố Hà nội, có chức năng phát triển, quản lý, khai thác và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng thông tin di động (bao gồm dịch vụ SMS, dịch vụ trên nền SMS, trên nền GPRS, 3G và dịch vụ chuyển vùng quốc gia, quốc tế). - Xí nghiệp thiết kế thành lập ngày 21 tháng 1 năm 1997 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế xây dựng các công trình thông tin di động. Dưới đây là chức năng của một số các phòng ban trong cơ cấu trên : 1.2.1. Ban giám đốc Thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước, trước Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT về tất cả các hoạt động của đơn vị mình. Ban giám đốc gồm có: a) Giám đốc: Là người ra quyết định quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng giúp Giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các khối chức năng, nghiệp vụ trong Công ty. b) Các phó giám đốc: Giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công việc được giao. Thay mặt Giám đốc điều hành công việc của Công ty khi được Giám đốc ủy quyền. 1.2.2. Phòng tổ chức hành chính. Là đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện công tác hành chính trong văn phòng công ty. Các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý các loại con dấu hành chính của công ty một cách an toàn; Lưu trữ các sổ sách, công văn, giấy tờ đi và đến theo đúng quy định của Nhà nước và Công ty. Nhận gửi công văn theo yêu cầu của Lãnh đạo và các đơn vị thuộc văn phòng Công ty. Thực hiện việc tổ chức nhân sự, công tác đào tạo, lao động tiền lương, các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên các phòng ban Tổ chức thực hiện công tác hành chính (tiếp khách đến làm việc tại Công ty, sắp xếp bố trí phòng họp,…) và công tác đời sống của cán bộ công nhân viên các phòng ban. Quản lý và tổ chức bảo vệ tài sản, mặt bằng khu vực làm việc, trang thiết bị phục vụ nơi làm việc của khối văn phòng công ty. Đảm bảo vệ sinh môi trường cơ quan xanh sạch đẹp. Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, y tế của văn phòng Công ty. Công tác kỷ luật, thi đua, khen thưởng. Tổ chức và thực hiện công tác quản trị trong cơ quan. Nghiên cứu, đề xuất việc sắp xếp, bố trí nơi làm việc cho các phòng của Công ty. 1.2.3. Phòng chăm sóc khách hàng. Là đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện công tác chăm sóc khách hàng trong văn phòng công ty. Các nhiệm vụ chủ yếu của các thành viên: Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về các hoạt động chung của Phòng CSKH. Quản lý nhân lực, tài sản, điều hành mọi hoạt động của Phòng CSKH trong phạm vi quyền hạn nghĩa vụ do Giám đốc Trung tâm quy định. Trực tiếp điều hành và kiểm tra việc thực hiện các công tác chăm sóc khách hàng Tổ chăm sóc - duy trì khách hàng. Nhóm chăm sóc khách hàng triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng định kỳ và không định kỳ... Nhóm duy trì khách hàng Nhóm lập Báo cáo Báo cáo định kỳ, không định kỳ kết quả thực hiện các chương trình CSKH, DTKH theo quy định Tổ quản lý số liệu. - Chủ trì công tác quản lý và khai báo Sim - Số và phân bổ kho số thuê bao đến các điểm giao dịch trên toàn Trung tâm. - Cung cấp số liệu khách hàng theo yêu cầu của nhóm duy trì khách hàng và các tổ thuộc Phòng. - Thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Trưởng phòng. Tổ tổng hợp - Thực hiện tổng hợp công tác SXKD của phòng, cụ thể: Lập kế hoạch và báo cáo các hoạt động SXKD theo tuần/tháng/qúi/năm. Tổ giải quyết khiếu nại: Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng theo “Qui trình cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại khách hàng” QT 7.2-04. Phối hợp với các phòng ban thuộc các đơn vị trong Trung tâm và Công ty, các đơn vị cùng ngành (Công ty VTN, VTN, GPC, Sfone, Viettel, bưu điện các Tỉnh, vv...) để trao đổi và cung cấp các thông tin nhằm giải quyết các khiếu nại liên quan. Đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ, các chế độ chính sách thông qua khiếu nại phản ánh của khách hàng. Định kỳ, đột xuất báo cáo tổng hợp tình hình khiếu nại tuần/ tháng/ quí/ năm. Tổ đấu nối hồ sơ: Quản lý hồ sơ thuê bao trả trước, trả sau theo đúng qui trình ISO 4.2 - 03. Cung cấp hồ sơ thuê bao cho các đơn vị liên quan: đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và đúng qui định. Thực hiện đấu nối thuê bao đúng qui định, chính xác, đầy đủ, giải quyết dứt điểm các công việc phát sinh trong ngày. Hỗ trợ các điểm đấu nối khác trên mạng giao dịch toàn TTI. Thực hiện công tác báo cáo công tác quản lý hồ sơ, đấu nối đầy đủ đúng thời gian qui định. 1.2.4. Phòng kỹ thuật - Khai thác Phòng kỹ thuật - khai thác có chức năng nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ trong công tác điều hành kỹ thuật như sau: Chức năng: Phòng kỹ thuật - khai tác có chức năng: Giúp Giám đốc trung tâm chỉ đạo và thực hiện các mặt công tác được giao. Nhiệm vụ: Quản lý lao động,vật tư và toàn bộ các thiết bị thiết bị thuộc đơn vị mình quản lý và sử dụng đúng mục đích và nhiệm vụ theo quy định của nhà nước, của nghành và của công ty. Chỉ đạo điều hành việc vận hành khai thác bảo dưỡng các mạng lưới Thông tin di động. Quản lý nghiệp vu khai thác mạng lưới Thông tin di động Công tác phát triển mạng lưới. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Lãnh đạo Trung tâm và Điều hành Công ty về mọi hoạt động,về kết quả thực hiện thuộc trách nhiệm ,quyền hạn của Phòng và chịu trách nhiệm về tính chính xác,trung thực của các báo cáo đó. Quyền hạn: Được quyền quan hệ với các đơn vị trong và ngoài nghành nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Được quyền kiểm tra định kỳ,đột xuất về công tác KT-KT đối với các đơn vị cơ sở trong toàn trung tâm. Được thừa lệnh giám đốc Trung tâm trực tiếp chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao. Được quyền đề nghị khen thưởng,kỷ luật với các tập thể ,cá nhân trong công tác phòng quản lý. Cơ cấu tổ chức gồm có: Trưởng phòng. Tổ Tối ưu hoá mạng lưới. Các chuyên viên phụ trách các mặt kỹ thuật. Mối quan hệ trong công tác điều hành kỹ thuật: Điều hành kỹ thuật theo nguyên tắc Điều hành các cấp và không nhất thiết phải tuần tự mà có thể Điều hành trực tiếp trong trường hợp cần thiết. Chế độ báo cáo: Điều hành công ty:Thường xuyên báo cáo tình hình mạng TTDĐ
Tài liệu liên quan