Tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân vô sinh tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế

Vô sinh là một bệnh phức tạp trong các bệnh lý phụ khoa và do nhiều nguyên nhân gây nên. Vô sinh do nam chiếm khoảng 30%, do nữ khoảng 40% và do cả hai vợ chồng 30%. Ngoài các nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của người như tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tiếp xúc môi trường hóa chất độc hại. Cũng vì lý do trên, người ta đã coi vô sinh không chỉ là một bệnh lý đơn thuần mà nó trở thành một vấn đề lớn về mặt tinh thần, xã hội và y học. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế“ với các mục đích: - Tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến vô sinh nữ và nam. - Đề xuất một số biện pháp dự phòng, góp phần điều trị vô sinh một cách tích cực và có hiệu quả.

doc11 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nhân vô sinh tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH NHÂN VÔ SINH TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Cao Ngọc Thành và cộng sự Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế ĐẶT VẤN ĐỀ Sự sinh ra những đứa con xinh xắn, khỏe mạnh là một niềm mong ước vô cùng thiết tha của mỗi một cặp vợ chồng và gia đình. Đứa con không chỉ là nguồn vui, nguồn hạnh phúc mà còn là sự duy trì bảo tồn nòi giống, tồn tại và phát triển nhân loại. Ởí Việt Nam nói riêng và ở một số nước đang phát triển nói chung, người phụ nữ không sinh con được phải chịu nhiều áp lực của xã hội và gia đình, hạnh phúc vì vậy cũng dễ bị lung lay đổ vỡ. Tuy nhiên, vấn đề chậm hoặc không có con được không chỉ là trách nhiệm của người vợ, mà có rất nhiều trường hợp là do người chồng, hoặc do cả hai vợ chồng. Vô sinh là một bệnh phức tạp trong các bệnh lý phụ khoa và do nhiều nguyên nhân gây nên. Vô sinh do nam chiếm khoảng 30%, do nữ khoảng 40% và do cả hai vợ chồng 30%. Ngoài các nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh, còn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên khả năng sinh sản của người như tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tiếp xúc môi trường hóa chất độc hại. Cũng vì lý do trên, người ta đã coi vô sinh không chỉ là một bệnh lý đơn thuần mà nó trở thành một vấn đề lớn về mặt tinh thần, xã hội và y học. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế“ với các mục đích: - Tìm hiểu một số nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến vô sinh nữ và nam. - Đề xuất một số biện pháp dự phòng, góp phần điều trị vô sinh một cách tích cực và có hiệu quả. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Các cặp vợ chồng đến tham vấn vì lý do chậm hoặc không có khả năng sinh đẻ sau thời gian ít nhất là một năm mong muốn có thai mà không được. - Trong độ tuổi sinh đẻ. - Tự nguyện áp dụng các phương pháp thăm dò chẩn đoán và điều trị. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: - Chỉ có một trong hai hoặc vợ hoặc chồng đi thăm khám riêng biệt. - Người vợ ³ 40 tuổi. - Người phụ nữ hiện đang mang những bệnh lý toàn thân và tại chỗ mà thai nghén sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tính mạng như lao phổi, suy tim.v.v... 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Nguyên tắc: Khi tiếp xúc thăm khám cần phải có thái độ dịu dàng niềm nở, vui vẻ chân thành để tạo niềm tin đối với bệnh nhân Luôn tiến hành thăm khám và theo dõi cho cả hai vợ chồng. Vợ và chồng phải được xem trong một tổng thể thống nhất trong việc có thai hay không. 2.2. Phương tiện nghiên cứu: Trang thiết bị đầy đủ cho thăm khám phụ khoa: Bàn khám, mỏ vịt, găng Kính hiển vi, buồng đếm Newbauer, lam kính, lamelle, pipet. Máy siêu âm đầu đo đường bụng và đầu dò âm đạo. Máy móc, thuốc cản quang phục vụ chụp tử cung vòi trứng. Máy móc trang thiết bị phục vụ cho nội soi ổ bụng, nội soi buồng tử cung. 2.3. Các bước tiến hành: Bước 1: Tiến hành làm bệnh án và lập các phiếu điều tra cho cả hai vợ chồng mục đích là tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng lên khả năng sinh sản 2.3.2. Bước 2: + Khám người vợ: - Khám toàn thân: Khám và phát hiện các bệnh lý toàn thân, các bệnh nội tiết, Kiểm tra các đặc tính sinh dục phụ: Tuyến vú, hệ thống lông mu, lông tay chân. - Khám phụ khoa: Phát hiện các bất thường cơ quan sinh dục. + Khám người chồng: Các bất thường cơ quan sinh dục... Sau khi tiến hành khám lâm sàng cho từng người, cho bệnh nhân làm các xét nghiệm thăm dò tùy theo hướng nghi ngờ chẩn đoán. 2.3.3. Các xét nghiệm thăm dò: + Cho người vợ: Đo thân nhiệt cơ bản, theo dõi chất nhày cổ tử cung Siêu âm phụ khoa. Nghiệm pháp sau giao hợp (Sims-Huehner, Post coital Test) - Chụp phim tử cung vòi trứng (Hysterosalpingographie - HSG): - Nội soi ổ bụng. + Cho người chồng: Xét nghiệm tinh dịch đồ (semen analysis): 2.2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng chương trình Epi info 6.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu: Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu gồm có 110 cặp vợ chồng được chia thành 2 nhóm: Nhóm vợ (nhóm V) và nhóm chồng (nhóm C). Phân bố địa bàn cư trú. Bảng 1: Phân bố địa bàn cư trú Địa bàn cư trú Số trường hợp Tỷ lệ % Thừa Thiên- Huế 66 60,00 Quảng Trị 20 18,18 Quảng Bình 12 10,90 Các tỉnh khác 12 10,90 - Hơn nửa mẫu nghiên cứu sống tại thành phố Huế và các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên. 1.2 Nghề nghiệp : Bảng 2: Phân bố theo nghề nghiệp Nghề nghiệp Nhóm V Tỷ lệ % Nhóm C Tỷ lệ % Làm nông nghiệp 27 24,54 24 21,18 Buôn bán 24 21,83 14 12,72 Cán bộ 22 20,00 32 29,09 Thợ, công nhân 18 16,36 19 17,22 Khác 19 17,27 21 19,09 - Thành phần có nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. 1.3. Trình độ văn hóa: Biểu đồ 1: Trình độ văn hóa - Đa số bệnh nhân có trình độ học vấn thấp, một số người chỉ biết đọc, hoặc chỉ viết được tên của mình, chỉ có 5 phụ nữ có trình độ đại học. Trình độ văn hóa ở nam giới cao hơn nữ giới. 1.4. Phân bố độ tuổi Biểu đồ 2: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu Tuổi thấp nhất của nhóm V: 22 tuổi. Nhóm C: 25 tuổi. Tuổi cao nhất của nhóm V: 40 tuổi. Nhóm C: 54 tuổi. Tuổi trung bình nhóm V: 32 ± 4,9 tuổi. Nhóm C: 34 ± 4,1tuổi. Đa số các cặp vợ chồng đi khám và điều trị ở độ tuổi > 30. 2. Các yếu tố liên quan tới tình trạng vô sinh 2.1. Thời gian mong muốn có con: Bảng 3: Thời gian mong muốn có con Thời gian Số trường hợp Tỷ lệ% 1-2 năm 35 31,81 3-4 năm 24 21,81 5-6 năm 13 11,81 7-8 năm 18 16,36 9-10 năm 7 6,36 > 10 năm 13 11,81 - Chỉ có 31,81 %. trường hợp đi khám và điều trị vô sinh ngay sau 1-2 năm chờ đợi mong muốn có con, thời gian chờ đợi dài nhất là 16 năm. - Thời gian chờ đợi trung bình là 4,5 ± 0, 7 năm 2.2. Tổn thương vòi trứng liên quan đến tiền sử viêm nhiễm (TNVT: Tắc nghẽn vòi trứng) Biểu đồ 3: Mối liên quan giữa viêm nhiễm và TTVT Tỷ lệ TNVT ở phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm phụ khoa 18,42 %. Tỷ lệ TNVT ở nhóm không viêm nhiễm thấp hơn: 4,16 % (p< 0,05). 2.3. Tần suất giao hợp của các cặp vợ chồng vô sinh. Bảng 4: Tần suất giao hợp Tần suất giao hợp/ tháng Số trường hợp Tỷ lệ % < 1 lần 9 8,18 1-2 lần 35 31,81 3-4 lần 61 55,45 >4 lần 5 4,54 Tần suất trung bình: 3 -4 lần / tháng. Nhìn chung tần suất giao hợp của các bệnh nhân vô sinh thấp. 3. Phân loại vô sinh, các nguyên nhân gây vô sinh. 3.1. Phân loại vô sinh: Biểu đồ 4: Phân loại vô sinh - Vô sinh nguyên phát chiếm 70%. Vô sinh thứ phát chiếm 30 %. 3.2. Phân loại vô sinh theo nhóm nguyên nhân Biểu đồ 5. Phân loại vô sinh theo nhóm nguyên nhân Nguyên nhân vô sinh do vợ chiếm tỷ lệ cao nhất: 51,81%, trong khi đó nhóm nguyên nhân do chồng có tỷ lệ thấp hơn: 30%, nguyên nhân do cả hai vợ chồng 16,36 %. Các nguyên nhân gây vô sinh nữ. Nguyên nhân Số trường hợp Tỷ lệ % Tắc nghẽn vòi trứng 33 50,00 Không phóng noãn 15 22,72 Dính buồng TC 8 13,63 Khác 10 15,15 Bảng 5: Nguyên nhân gây vô sinh nữ - Nguyên nhân hay gặp nhất trong vô sinh nữ là các tổn thương vòi trứng bao gồm các viêm dính gây bán tắc, tắc, ứ nước vòi trứng, chiếm 50,00 %. - Các rối loạn phóng noãn có tỷ lệ thấp hơn 22,72 % 26.19 7.14 26.19 2.38 16.66 2.38 9.52 0 9.52 0 0 5 10 15 20 25 30 35 TT ít Không TT yếu TT dị Kết hợp VSTP VSNP 33,33 28,57 19,04 3.4. Phân tích nguyên nhân vô sinh nam theo tinh dịch đồ. dạng có TT Biểu đồ 6: Nguyên nhân vô sinh nam theo tinh dịch đồ Số lượng tinh trùng ít dưới mức bình thường chiếm tỷ lệ 33,33 %, không có tinh trùng chiếm tỷ lệ 28,57 %. Cả hai trường hợp này đều có sự khác biệt lớn giữa vô sinh nguyên phát và thứ phát (p <0,05). 3.5. Nguyên nhân vô sinh nguyên phát. Bảng 6: Nguyên nhân vô sinh nguyên phát Nguyên nhân Số người Tỷ lệ % Do nam 37 48,05 Do vòi trứng 15 19,48 Không PN 14 18,18 Khác 9 11,68 Không rõ NN 2 2,51 - Trong các nguyên nhân gây nên VSNP các bất thường ở nam giới chiếm tỷ lệ cao nhất, 48,05 %. Tổn thương vòi trứng 19,48 %. - Các rối loạn phóng noãn chiếm tỷ lệ 18,18%. Các rối loạn này bao gồm không phóng noãn và phóng noãn không đều. 3.6. Biểu hiện kinh nguyệt trong vòng kinh không phóng noãn Bảng 7: Biểu hiện kinh nguyệt trong vòng kinh không phóng noãn Phân loại Số trường hợp Tỷ lệ % Kinh thưa 9 60,00 Vô kinh 1 3 20,00 Kinh ít 2 13,33 Vô kinh 2 1 6,67 Tổng cộng 15 100,00 - Trong rối loạn phóng noãn biểu hiện thường gặp nhất trên lâm sàng là kinh thưa, chiếm tới 60%. Đa số có chu kỳ kinh thường 3-4 tháng 1 lần và không đều, 3.7. Nguyên nhân vô sinh thứ phát Bảng 8: Nguyên nhân vô sinh thứ phát Nguyên nhân Số trường hợp Tỷ lệ % Do vòi trứng 18 54,54 Dính lòng TC 8 24,24 Do tinh trùng 5 15,15 Không rụng trứng 1 6,06 LNMTC 1 6,06 Tổng số 33 100,00 - Trong vô sinh thứ phát hai nhóm nguyên nhân chính là các tổn thương ở vòi trứng và tổn thương thực thể tại buồng tử cung. 3.8. Các nguyên nhân chính của vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát: Biểu đồ 7: Các nguyên nhân chính của vô sinh nguyên phát và thứ phát - Rối loạn phóng noãn và bất thường tinh trùng trong vô sinh nguyên phát cao hơn một cách có ý nghĩa so với vô sinh thứ phát (p< 0,01). - Ngược lại, sự tắc nghẽn vòi trứng và dính lòng tử cung trong vô sinh thứ phát chiếm tỷ lệ rất cao. Sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê (p <0,05). 4. Kết quả của phẫu thuật nội soi: Chẩn đoán Số trường hợp Tỷ lệ % Viêm dính do Chlamydia 4 40,00 Ứï nước VT 3 30,00 Lạc nội mạc tử cung 1 10,00 Do dị dạng không có loa vòi 1 10,00 Vòi trứng thông bình thường 1 10,00 Tổng số 10 100,00 Bảng 9: Kết quả của phẫu thuật nội soi Viêm dính do Chlamydia được phát hiện qua nội soi chiếm tỷ lệ cao nhất 40%, ứ nước vòi trứng 30%. Các trường hợp sau gỡ dính, mở thông, tái tạo loa vòi được kiểm tra bằng cách bơm dung dịch có chỉ thị màu. Phần lớn đã cho thấy sự tái lưu thông của vòi trứng. BÀN LUẬN 1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu: Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế là nơi tiếp nhận điều trị vô sinh cho gần như cả khu vực miền Trung, trong số 110 cặp bệnh nhân vô sinh thuộc diện nghiên cứu, 60% hiện sống tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, số còn lại là các cặp vợ chồng đến từ các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam. Đa số bệnh nhân sống ở vùng nông thôn, nghề nghiệp làm ruộng, nhìn chung có trình độ học vấn thấp, kém hiểu biết về các vấn đề liên quan sức khỏe nói chung và sinh sản nói riêng. Do các đặc điểm trong khám và điều trị vô sinh, hầu hết bệnh nhân không có đủ điều kiện để đi lại thăm khám thường xuyên, đúng hẹn, cũng như không đủ khả năng để tiến hành làm các xét nghiệm chuyên sâu. Vấn đề làm chúng tôi quan tâm nhất là độ tuổi của bệnh nhân, đặc biệt là tuổi của người vợ. Theo nghiên cứu cho thấy có khá nhiều bệnh nhân (33,63%) đi khám ở độ tuổi mà khả năng sinh sản đã bắt đầu có sự hạn chế, đặc biệt có đến 35% bệnh nhân có lứa tuổi >35, hơn nữa thời gian chờ đợi, mong muốn có con của các cặp vợ chồng quá dài. Đa số các cặp đã trải qua thời gian mong muốn 5 đến 10 năm, thậm chí trên 10 năm 2. Các yếu tố liên quan đến vô sinh: Xét về tiền sử viêm nhiễm tiểu khung nói chung và phụ khoa nói riêng chúng tôi thấy có một sự liên quan khá mật thiết với nguyên nhân vô sinh do vòi trứng. Đối với các trường hợp có tiền sử nạo vét lòng tử cung do các nguyên nhân khác nhau như nạo sau đẻ, sau sẩy, điều hòa kinh nguyệt, v.v... 28,7 % nhiễm trùng sau nạo. Hậu quả của nhiễm trùng sau nạo không những gây nên nguy cơ cho dính tắc vòi trứng mà còn có nguy cơ dính lòng tử cung gây vô kinh, vô sinh thứ phát. Các số liệu về tần suất giao hợp chưa phản ảnh được một cách đầy đủ và chính xác nhưng nhìn chung tần suất giao hợp của các cặp vợ chồng vô sinh thấp hơn bình thường. 3. Phân loại và các nguyên nhân gây vô sinh Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 110 cặp vô sinh, vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 70%, vô sinh thứ phát 30%, nguyên nhân do vợ chiếm 51,81 %, do chồng 30,00 %, do cả hai vợ chồng 16,36 %, tỷ lệ chưa rõ nguyên nhân 1,81%. 3.1. Các nguyên nhân gây vô sinh nữ Cũng như các nghiên cứu khác, sự tắc nghẽn vòi trứng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân vô sinh nữ, tiếp đến là nguyên nhân rối loạn phóng noãn, các bất thường tại tử cung. Tổn thương vòi trứng được nhắc tới một cách thường xuyên nhất và luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất trong mọi đề tài ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, Ngoài ra vấn đề vô cùng quan trọng luôn được nhắc đến trong nhóm nguyên nhân này, đó là các viêm nhiễm của cơ quan sinh dục, đặc biệt là viêm phần phụ do các tác nhân khác nhau. 3.2. Nguyên nhân vô sinh nam: Trong tổng số các trường hợp vô sinh nam 33,33% tinh trùng ít dưới 20.000.000/ml không có tinh trùng chiếm tỷ lệ 28,57%: Đây là hai nhóm chính gây nên vô sinh nam. Một nhóm khác có số lượng tinh trùng cao, song về chất lượng quá kém: tinh trùng di động kém, không di động, hình thể bất thường hoặc kết hợp cả ba loại trên. Điều hạn chế trong đề tài của chúng tôi là chỉ phân tích nguyên nhân nam qua tinh dịch đồ mà chưa thăm khám một cách đầy đủ để phát hiện được các nguyên nhân, chưa phát hiện được các dị dạng bẩm sinh, các yếu tố thần kinh, nội tiết, yếu tố tâm sinh lý gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh .v.v... 3.3. So sánh nguyên nhân vô sinh thứ phát và nguyên phát: Qua các số liệu đã thu thập được, tuy chưa được hoàn thiện và đầy đủ nhưng một phần nào chúng tôi đã mô tả các nguyên nhân của vô sinh. Tuy nhiên mỗi loại vô sinh nguyên phát và thứ phát đều có các nguyên nhân đặc trưng trong đó các rối loạn phóng noãn ở nữ và bất thường tinh trùng ở nam là hai nguyên nhân chính và thường xuyên trong vô sinh nguyên phát còn đối với vô sinh thứ phát thì nguyên nhân lớn nhất lại là các tổn thương tắc nghẽn vòi trứng và dính lòng tử cung. Cả hai sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê p<0,05 và p<0,01. Điều này giúp chúng tôi nhận ra được rằng xét về một khía cạnh nào đó những người làm công tác chuyên môn một phần nào cũng chịu trách nhiệm trong những nguyên nhân gây nên vô sinh, đặc biệt là vô sinh thứ phát. 3.4. Kết quả phẫu thuật nội soi Tuy phẫu thuật nội soi mới được triển khai ở Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Huế, nhưng đội ngũ cán bộ chuyên môn đã được tập huấn và tham gia phẫu thuật nội soi ở nước ngoài cũng như trong nước do đó đã tiến hành phẫu thuật nội soi cho nhiều trường hợp như bóc, cắt u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung thể chưa có biến chứng, góp phần quan trọng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh. Với con số quá hạn hẹp chỉ 10 trường hợp phẫu thuật nội soi chúng tôi chưa có thể bàn luận gì nhiều. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đề ra một số biện pháp sau: Cần có sự đầu tư hơn nữa trong việc hoàn thiện, phát triển trung tâm hiếm muộn vô sinh. Cán bộ Y tế tuyến cơ sở cần được trang bị kiến thức về lĩnh vực vô sinh, quan tâm hơn nữa trong việc phát hiện và điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm sinh dục, góp phần ngăn ngừa các biến chứng có thể đưa đến vô sinh. Cần trang bị cho ngưòi dân một số hiểu biết tối thiểu về khoa học sinh sản nói chung và về vô sinh nói riêng. Các bệnh nhân vô sinh cần được tư vấn, khám và điều trị sớm. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau: Vô sinh nguyên phát chiếm tỷ lệ 70 %, trong đó hai nhóm nguyên nhân chính là các bất thường về tinh trùng ở nam (48,05%) và rối loạn phóng noãn ở nữ (18,18%) Vô sinh thứ phát chiếm 30 %: Nguyên nhân tắc nghẽn vòi trứng và dính lòng tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân vô sinh do vợ chiếm tỷ lệ 51,81% , nguyên nhân do chồng có tỷ lệ thấp hơn 30%, do cả hai vợ chồng 16,36 %. Trong vô sinh nữ, tổn thương tắc nghẽn vòi trứng chiếm tỷ lệ cao nhất 50 %, rối loạn phóng noãn 22,72 %, nguyên nhân tại tử cung có tỷ lệ thấp hơn 13,60 %. Nguyên nhân vô sinh nam bất thường hay gặp nhất trên tinh dịch đồ là tinh trùng ít, chiếm tỷ lệ 33,33 %. Tỷ lệ vô sinh do không có tinh trùng chiếm 28,57 %. Các yếu tố thuận lợi cho hiếm muộn, vô sinh: + Các cặp vợ chồng lớn tuổi + Tiền sử viêm nhiễm cơ quan sinh dục. + Tiền sử nạo phá thai lTÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn thị Minh Dung. Viêm vòi trứng, Tập san Phụ sản khoa và kế hoạch hóa gia đình, Sở Y tế Quảng Nam Đà Nẵng, 34-37 (1986). Vương thị Ngọc Lan. Sự phát triển nang noãn, sự trưởng thành của noãn và sự rụng trứng”, Hiếm muộn - vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, 151-160 (1999). Nguyễn khắc Liêu. Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân vô sinh điều trị tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, Tạp chí nghiên cứu Y Học (3), (1998). Nguyễn thị Ngọc Phượng. Tổng quan về hiếm muộn vô sinh, Hiếm muộn - vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, 1-24, (1999) . Hồ Mạnh Tường. Chuẩn bị tinh trùng trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản, Chăm sóc một cặp vợ chồng hiếm muộn, 1997. Aribarg A. Environmental factor and infertility, Diagnosis and treatment of infertility, World Health Organization, 301, 69-80 (1988). Frederickson H.L, Bachus K. The Infertile couple, Obs / Gyn secrets, An Aspen,, 91-93, (1995). Hull Kelly M G R , Glazener C M A, Kelly N J. Population Study of causes, Treatment, and outcome of infertility, British Medical Journal, 1693-1697, (1985). Hédon B. Epidemiologie de la fertilité, Fertilité Humaine, Faculté de Médecine de Montpellier -Nimes, 1-7, (1997). Marés P. Fertilité, infécondité, stérilité: Définitions, aspects épidémiologique, Gynécologie, 391-399, (1997). TÓM TẮT Vô sinh không chỉ là một bệnh lý phụ khoa đơn thuần mà là một vấn đề lớn về mặt xã hội và y học. Là một bệnh lý phụ khoa phức tạp và do nhiều nguyên nhân gây nên. Khảo sát 110 cặp vợ chồng vô sinh tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế. Tuổi trung bình 32 ±4,9 tuổi. Thời gian mong muốn có thai trung bình 4,5 ± 0,7 năm. Nguyên nhân vô sinh do vợ: 51,81%, do chồng 30%, do cả hai vợ chồng 16,36 %. Các tổn thướng dính tắc vòi trứng chiếm 50% nguyên nhân vô sinh nữ, rối loạn phóng noãn 22,72 %. Thiểu năng tinh trùng:33,33%, không có tinh trùng 28,57%. Ngoài các nguyên nhân chính trên, còn có các yếu tố ảnh hưởng khác như tần suất giao hợp, tiền sử viêm nhiễm, nạo vét buồng tử cung v.v... A STUDY ON CAUSES AND INFLUENCING FACTORS OF INTERTILITY IN PATIENTS TREATED IN HUE CENTRAL HOSPITAL Cao Ngoc Thanh et al. College of Medicine, Hue University SUMMARY Infertility is considered not only as a simple disease but also a big social and medical problem. Infertility is one of the complicated disease resulted from many causes. After examining 110 infertile couples at the Department of OB/GYN of Hue Central Hospital, whose average age is about 32 ± 4,9 years old, the expected pregnant time is averagely about 4,5 ±0,7 years, we found that the female's causes are 51.8% while the males ones are 30% and the causes from both husband and wife are 16,3% . The oviduct (fallopiant tube) adhesion wounds occupy 50% of the female infertility. The Asthenozoospermia is 33,33 %. The azoospermia is 28.57%. Besides the mains causes above, there are also other factors, such as intercourse frequency, inflammatory history, uterine curettage.
Tài liệu liên quan