Tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ và kết quả điều trị tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận năm 2011

Đặt vấn đề: Đánh giá tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông (TNGT) là cần thiết vì là vấn đề sức khỏe cộng đồng và bệnh nhân do TNGT chiếm một tỷ lệ cao trong những bệnh nhân nằm viện dài ngày. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại chấn thương do TNGT và kết quả điều trị tại BV Tỉnh Ninh Thuận năm 2011. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu n=385, thu thập từ các bệnh nhân nhập viện khoa cấp cứu BV Tỉnh Ninh Thuận vì tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2011 được chọn vào nghiên cứu. Kết quả: 28% trường hợp TNGT có sử dụng rượu/ bia, 15% không đội nón bảo hiểm. Thời gian xảy ra tai nạn chủ yếu là 18‐24h (49%). Các trường hợp tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 1A chiếm 36%, phương tiện gây tai nạn chủ yếu là xe máy với 70%. Chấn thương đầu mặt và chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất (42% và 15%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa uống rượu bia và các trường hợp tử vong, giữa uống rượu bia và chấn thương sọ não. Kết luận: Đa số bệnh nhân nhập viện tuổi 15‐35 tuổi, nam giới. Xe máy gây ra tai nạn là chủ yếu. Tai nạn thường xảy ra vào ban đêm từ 18 ‐ <24. Chấn thương đầu mặt và chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất (42% và 15%). Những người bị tai nạn mà có uống rượu bia có tỷ lệ tử vong cao gần gấp 3 lần so với những người không uống rượu bia.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông đường bộ và kết quả điều trị tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 126 TỶ LỆ CHẤN THƯƠNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ   VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2011  Đàng Tấn An*, Đặng Văn Chính**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Đánh giá tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông (TNGT) là cần thiết vì là vấn đề sức khỏe  cộng đồng và bệnh nhân do TNGT chiếm một tỷ lệ cao trong những bệnh nhân nằm viện dài ngày.  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại chấn thương do TNGT và kết quả điều trị tại BV Tỉnh Ninh Thuận năm 2011.  Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, cỡ mẫu n=385, thu thập từ các bệnh nhân nhập viện khoa cấp cứu BV  Tỉnh Ninh Thuận vì tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2011 được chọn vào nghiên cứu.  Kết quả: 28% trường hợp TNGT có sử dụng rượu/ bia, 15% không đội nón bảo hiểm. Thời gian xảy ra tai  nạn chủ yếu là 18‐24h (49%). Các trường hợp tai nạn xảy ra trên Quốc lộ 1A chiếm 36%, phương tiện gây tai  nạn chủ yếu là xe máy với 70%. Chấn thương đầu mặt và chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất (42% và  15%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa uống rượu bia và các trường hợp tử vong, giữa uống rượu bia  và chấn thương sọ não.  Kết luận: Đa số bệnh nhân nhập viện tuổi 15‐35 tuổi, nam giới. Xe máy gây ra tai nạn là chủ yếu. Tai nạn  thường xảy ra vào ban đêm từ 18 ‐ <24. Chấn thương đầu mặt và chấn thương sọ não chiếm tỷ lệ cao nhất (42%  và 15%). Những người bị tai nạn mà có uống rượu bia có tỷ lệ tử vong cao gần gấp 3 lần so với những người  không uống rượu bia.  Từ khóa: Tai nạn giao thông, chấn thương, rượu bia.  ABSTRACT  THE INCIDENCE OF TRAFFIC ROAD ACCIDENT INJURIES AND RESULTS OF TREATMENT AT  NINH THUAN PROVINCE HOSPITAL, 2011  Dang Tan An, Dang Van Chinh  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 126 – 133  Background: The incidence of traffic road accident injuries (TRAI) is a public health problem. TRAI were  accounted for a high proportion of those being hospitalized and having a long treatment and being transferred.  Objectives: To determine the proportion of kinds of traffic road accident injuries and its treatment results in  Ninh Thuan Province General Hospital 2011.  Methods: A cross‐sectional study of 385 hospitalized patients due to traffic road accidenst was carried out  int Ninh Thuan Province General Hospital from 01/2011 to 12/2011.  Result: The highest proportion of injuries was caused by motobikes (70%) in which head and face injuries  were the most common (42% and 15%, respectively). The mortality and brain trauma of TRAI was signicicantly  associated with alcohol use.  Conclusion: Most of the patients with TRAI were 15‐35 years old, being male, caused by motobikes often at  night of 6‐12 PM. Head and  face  trauma accounted  for more  than one half. People who drank alcohol died of  TRAI were nearly three times than those without drinking alcohol.  Keywords: Traffic road accident, injuries, alcohol.  ** Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận  ** Viện Y tế công cộng TP. HCM  Tác giả liên lạc: BS. CKI. Đàng Tấn An  ĐT: 0919318017   Email: danngtanan1964@yahoo.com.vn   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  127 ĐẶT VẤN ĐỀ  Tai nạn thương tích là một vấn đề sức khỏe  cộng  đồng  tại Việt Nam  với  tỷ  lệ  tử  vong  và  thương  tích  cao  so  với  các  bệnh  lây  nhiễm  và  không  lây.  Mỗi  năm  ở  Việt  Nam  có  tới  hơn  35.000  người  chết  do  tai  nạn  (trung  bình  100  người mỗi ngày)  với nhiều  nguyên  nhân  khác  nhau. Một nghiên cứu  tai nạn  thương  tích năm  2010  (VNIS)  thực  hiện  trên  quy mô  toàn  quốc  cho  thấy  trong  số  nguyên  nhân  tai  nạn  giao  thông (TNGT) gây tử vong, tai nạn giao thông là  nguyên  nhân  hàng  đầu  với  tỷ  suất  là  16,6/100.000(1).  Hậu  quả  của  chấn  thương  do  tai  nạn  giao  thông đường bộ rất  lớn. Theo kết quả khảo sát  về  tai nạn  thương  tích  tại Việt Nam năm  2010  (VNIS 2010), Chỉ  tính riêng vấn đề  tai nạn giao  thông, với tỷ lệ tàn tật vĩnh viễn là 5% trong số  các  nạn  nhân  nhập  viện  thì  mỗi  năm  sẽ  có  khoảng  trên  15.000 nạn nhân TNGT  tàn  tật và  con số này gia tăng tích lũy từng năm(6).   Đánh  giá  từ Ngân  hàng phát  triển  châu Á  (ADB) cho biết: Tai nạn giao thông mỗi năm làm  thiệt hại cho nền kinh  tế Việt Nam khoảng 900  triệu  USD,  chiếm  khoảng  hơn  1,6%  tổng  sản  phẩm quốc nội. Ở Việt Nam, theo báo cáo giám  sát  tai nạn  thương  tích  tại bệnh viện năm 2006,  trung bình viện phí cho một tai nạn thương tích  bao gồm cả TNGT tại bệnh viện là gần 1,1 triệu  đồng/người,  có  trường hợp viện phí  lên  tới  25  đến 30 triệu đồng.   Theo  báo  cáo  tổng  kết  của  BV  Tỉnh Ninh  Thuận về tai nạn thương tích năm 2011, tổng số  tai nạn thương tích 8.100 ca trong đó tai nạn giao  thông 2.944 ca chiếm tỷ lệ 36,2%, điều trị nội trú  1.599  ca. Tổng  số  bệnh nhân  nhập  viện  chung  trong một năm là 31.895 ca, theo thứ tự cao nhất  là bệnh tim mạch 3.136 ca, bệnh về hô hấp 2.817  ca,  bệnh  tiêu  hóa  2.569  ca,  tai  nạn  giao  thông  1.599 ca xếp thứ tư. Số lượng lớn nạn nhân này  bệnh viện  tỉnh  tiếp nhận cấp cứu, chăm sóc và  điều trị trong khi tình hình thiếu nhân  lực y tế,  đặc biệt bác sĩ chuyên khoa ngoại chấn  thương  và  trang  thiết  bị  phục  vụ  cho  chăm  sóc  bệnh  nhân hạn chế.  Thương  tích do TNGT  chiếm một  tỷ  lệ  cao  trong  những  bệnh  nhân  nằm  viện  dài  ngày,  cùng với tình trạng quá tải thường xuyên ở bệnh  viện tỉnh. Để nâng cao công tác lập kế hoạch đào  tạo bác sĩ chuyên khoa, đánh giá tiên lượng bênh  nhân bị tai nạn giao thông, việc nghiên cứu các  loại  tần  suất  chấn  thương do TNGT  đường bộ  kết quả điều  trị, các yếu  tố  tiên  lượng nặng  tai  BV Tỉnh Ninh Thuận là cần thiết.   Mục tiêu tổng quát  Xác định tỷ lệ các loại chấn thương và kết quả  điều trị tại bệnh viện Tỉnh Ninh Thuận năm 2011.  Mục tiêu cụ thể   1.  Xác định tỷ lệ các loại chấn thương nhập  viện tại BV Tỉnh Ninh Thuận năm 2011.  2.  Xác định tỷ lệ các loại chấn thương phân  bố theo một số đặc điểm dân số xã hội.  3.  Xác  định  tỷ  lệ  tử  vong  do  tai  nạn  giao  thông  tại BV Tỉnh Ninh Thuận năm 2011 phân  bố theo loại chấn thương  4.  Xác  định một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  chấn  thương  sọ  não  tại  BV  Tỉnh Ninh  Thuận  năm 2011.  5.  Xác  định  yếu  tố  liên  quan  đến  tử  vong,  chuyển viện do  tai nạn giao  thông  tại BV Tỉnh  Ninh Thuận năm 2011.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện ở các  bệnh nhân nhập viện đến khoa cấp cứu BV Tỉnh  Ninh Thuận vì  tai nạn giao  thông đường bộ  từ  ngày 01/01/2011  đến 31/12/2011  được  chọn vào  nghiên cứu  Cỡ mẫu  Công thức:   Với α = 0,05, p = 0,5, d = 0,05, Z 1‐α/2 = 1,96.   Từ công thức trên tính được cỡ mẫu n = 385.  Kỹ thuật chọn mẫu  Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ  thống:  Đầu  tiên,  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 128 lập danh sách  toàn bộ nạn nhân được đưa đến  khoa cấp cứu BV Tỉnh từ 0 giờ ngày 1/1/2011 đến  31/12/2011 do tai nạn giao thông đường bộ 1.599  ca và  đánh  số  thứ  tự  theo danh  sách  từ 1  đến  1.599. Tiếp theo tính khoảng cách mẫu bằng cách  chia: k = 1599/385, và k = 4. Cuối cùng chọn ngẫu  nhiên  đối  tượng  từ  1  đến  4,  trong  trường hợp  này  là  k  =  2.  Các  đối  tượng  được  chọn mẫu  nghiên cứu lần lượt là 2, 2+1k, 2+2k,) đến khi đủ  385 mẫu thì dừng lại.  KẾT QUẢ  Phân bố tỷ lệ tai nạn thương tích theo tuổi, giới, nghề nghiệp  Bảng 1: Phân bố tỷ lệ tai nạn thương tích theo tuổi, giới, nghề nghiệp (n=386)  Các đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi 0 – 14 44 11,4 15 – 24 125 32,4 25 –34 88 22,8 35 – 44 53 13,7 ≥ 45 76 16,7 Giới Nam 288 74,6 Nữ 98 25,4 Nghề nghiệp Nông dân 164 42,5 Lao động tự do 112 29 Học sinh, sinh viên 44 11,4 Buôn bán 25 6,5 CBCN-VC 20 5,2 Công nhân 21 5,4 Theo tuổi, tỷ lệ chấn thương chiếm hơn 50% là  từ 15‐34 tuổi. Theo giới, tỷ lệ chấn thương ở nam  chiếm đa số với 75%. Theo nghề nghiệp, nông dân  và lao động tự do chiếm đa số (43% và 29%).  Các đặc điểm khi xảy ra tai nạn và tỷ lệ các loại chấn thương  Bảng 2: Những đặc điểm trước khi xảy ra tai nạn (n=386)  Đặc tính Tần số (n) Tỷ lệ (%) Uống rượu Có 107 27,7 Không 279 72,3 Phương tiện gây chấn thuơng Xe gắn máy 270 70 Ô tô 19 4,9 Tự gây tai nạn 97 25,1 Thời gian xảy ra chấn thuơng Từ 0 giờ đến 6 giờ sáng 29 7,53 Từ 6 giờ sáng đến 12 giờ 62 16,1 Từ 12 giờ đến 18 giờ 138 35,9 Từ 18 giờ đến 24 giờ 156 48,5 Nơi xảy ra chấn thuơng Quốc lộ 1A 139 36 Đường khác 247 64 Đội nón bảo hiểm Có 327 84,7 Không 59 15,3 Ghi nhận từ các trường hợp tai nạn cho thấy  có 28% có sử dụng rượu, bia, 15% không đội nón  bảo hiểm. Thời gian xảy ra tai nạn chủ yếu là 12‐ 18h và 18‐24h (36% và 49%). Các trường hợp tai  nạn xảy ra trên Quốc lộ 1 A chiếm 36%, phương  tiện gây tai nạn chủ yếu là xe máy với 70%.   Bảng 3: Tỷ lệ các loại chấn thương  Các loại chấn thương Tần số (n) Tỷ lệ (%) Chấn thương đầu mặt 163 42,2 Chấn thương sọ não 57 14,8 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  129 Các loại chấn thương Tần số (n) Tỷ lệ (%) Gẫy xương chi trên 21 5,4 Gẫy xương chi dưới 56 14,5 Tổn thương cơ quan nội tạng 11 3,4 Đa chấn thương 22 5,7 Vết thương phần mềm 33 8,6 Chấn  thương  đầu mặt  và  chấn  thương  sọ  não  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  (42%  và  15%),  gãy  xương chi chiếm 20% các  trường hợp  trong đó  chủ yếu là gãy chi dưới (15%).  Tỷ lệ các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông phân bố theo một số đặc điểm  Bảng 4: Tỷ lệ các trường hợp tử vong phân bố theo một số đặc điểm (n=5)  Đặc tính Tử vong (n) Tỷ lệ (%) Địa điểm xảy ra tai nạn Quốc lộ 1A 3 60 Đường khác 2 40 Thời gian xảy ra tai nạn 12 – <18h 1 20 18 – <24h 4 80 Phương tiện gây tai nạn Xe gắn máy 3 60 Ô tô 1 20 Tự gây tai nạn 1 20 Đội mũ bảo hiểm Có 3 60 Không 2 40 Uống rượu, bia Có 4 80 Không 1 20 Phân bố theo chấn thương Chấn thương sọ não 4 80 Gẫy xương chi 1 20 Gẫy xương khác 1 20 Đa chấn thương 1 20 Vết thương phần mềm 1 20 Ghi nhận các trường hợp tai nạn dẫn đến tử  vong cho thấy địa điểm xảy ra tai nạn chủ yếu ở  các đường quốc  lộ khác 60%. Thời điểm xảy ra  tai nạn là từ 12 giờ đến 24 giờ.   Mối liên quan giữa các trường hợp tử vong với một số đặc điểm  Bảng 5: Mối liên quan giữa trường hợp tử vong và một số đặc điểm (n=5)  Đặc tính Tử vong (n=5) PR 95% CI P Có (n,%) Không (n,%) Thời gian xảy ra tai nạn 0,55 0 – 6h 0 (0,0) 29 (100,0) 6 – 12h 0 (0,0) 62 (100,0) 12 – 18h 1 (0,7) 137 (99,3) 18 – 24h 4 (2,6) 152 (97,4) Địa điểm xảy ra tai nạn 0,356 Quốc lộ 1A 3 (2,2) 136 (97,8) Khác 2 (0,8) 245 (99,2) Phương tiện gây tai nạn 0,315 Ô tô 1 (5,3) 18 (94,7) Xe gắn máy 3 (1,1) 267 (98,9) Tự gây tai nạn 1 (1,0) 96 (99,0) Uống rượu bia 2,96 (1,9 - 4,7) 0,022 Có 4 (3,7) 103 (96,3) Không 1 (0,4) 278 (99,6) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 130 Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa  uống  rượu  bia  và  các  trường  hợp  tử  vong,  PR=2,96,  95%  CI  (1,9  –  4,7),  p=0,022.  Những  người bị tai nạn mà có uống rượu bia có tỷ lệ tử  vong cao gấp 2,96 lần so với những người không  uống rượu bia.  Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê  giữathời gian xảy ra tai nạn, địa điểm xảy ra tai  nạn, phương tiện gây tai nạn và tỷ lệ tử vong.  Bảng 6: Mối liên quan giữa chấn thương sọ não và chuyển viện, tử vong  Đặc tính Chấn thương sọ não (n=57) PR 95% CI p Có (%) Không (%) Chuyển viện 4,3 (2,9 – 6,3) <0,001 Có 28 (42,4) 38 (57,6) Không 29 (9,1) 291 (90,9) Tử vong 23,1 (2,6 – 202,8) <0,001 Có 4 (80) 1 (20) Không 53 (13,9) 328 (86,1) Có mối  liên quan  có ý nghĩa  thống kê giữa  chấn thương sọ não và chuyển viện, PR=4,3, 95%  CI  (2,9  –  6,3),  p<0,001. Tỷ  lệ  chuyển  viện  ở  các  trường hợp bị chấn thương sọ não cao gấp 4,3 lần  những trường hợp không chấn thương sọ não.  Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa  chấn thương sọ não và tử vong, PR=23,1, 95% CI  (2,6 – 202,8), p<0,001. Những trường hợp bị chấn  thương sọ não có  tỷ  lệ  tử vong cao hơn những  trường hợp không bị chấn thương sọ não.  Bảng 7: Mối liên quan giữa chấn thương sọ não và một số đặc điểm  Đặc tính n Chấn thương sọ não PR 95% CI p Có (%) Không (%) Phương tiện gây tai nạn Ô tô 19 6 (31,6) 13 (68,4) 0,05 Xe gắn máy 270 45 (16,7) 225 (83,3) Tự gây tai nạn 97 6 (6,2) 91 (93,8) Tổng 386 57 329 Thời gian xảy ra tai nạn 0,265 0 – 6h 29 2 (6,9) 27 (93,1) 6 – 12h 62 6 (9,7) 56 (90,3) 12 – 18h 138 21(15,2) 117 (84,8) 18 – 24h 156 28 (18) 128 (82) Tổng 386 57 329 Uống rượu bia 1,95 (1,4 – 2,7) <0,001 Có 107 27 (25,2) 80 (74,8) Không 279 30 (10,8) 249 (89,3) Tổng 386 57 329 Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa  uống rượu bia và chấn thương sọ não, PR=1,95,  95% CI  (1,4 – 2,7), p<0,001. Những người uống  rượu bia mà bị tai nạn có tỷ lệ bị chấn thương sọ  não cao gấp 1,95 lần so với những người không  uống rượu bia.   Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê  giữa phương tiện gây tai nạn và chấn thương sọ  não,  p=0,05.  Không  có  liên  quan  có  ý  nghĩa  thống kê giữa  thời gian xảy  ra  tai nạn và chấn  thương sọ não, p=0,265.  BÀN LUẬN  Những yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao  thông đường bộ   Theo kết quả nghiên cứu cho thấy nạn nhân  bị  tai nạn giao  thông đường bộ ở độ  tuổi 15‐34  chiếm tỷ lệ cao 55,2% và chấn thương có khuynh  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  131 hướng tăng dần theo nhóm tuổi 15‐24 và 25‐34.  Đặc  điểm này  có  thể  lý  giải  được  rằng  đây  là  nhóm dân số trẻ, bất cẩn nên là đối tượng nguy  cơ  cao xảy  ra  tai nạn khi  tham gia giao  thông.  Nhóm dân  số này  cũng  là  lực  lượng  lao  động  chính của gia đình và xã hội, với tần suất tham  gia giao thông cao hơn các nhóm tuổi khác, cho  nên khả năng bị TNGT nhiều hơn và gây ra hậu  quả nặng nề hơn về mặt tinh thần cũng như về  mặt kinh tế cho gia đình và đất nước.  Trong  nghiên  cứu  này,  tỷ  lệ  nam  bị  chấn  thương  (74,6%)  cao  hơn  nữ  (25,4%). Nam  giới  tham  gia  giao  thông  uống  rượu  bia  thường  không làm chủ tốc độ và phản xạ chậm; chạy xe  với  tốc  độ  cao,  không  làm  chủ  được  bản  thân  nên nguy cơ tai nạn nhiều hơn. Nữ giới đi xe cẩn  thận hơn, tốc độ chậm hơn ít uống rượu bia, nên  ít tai nạn hơn và thường chấn thương nhẹ hơn.  Nghiên  cứu  của  Nilambar  Jha  và  Chandra  Shekhar Agrawal  tại  hai  bệnh  viện  phía  đông  Nepal từ tháng 5‐1997 đến tháng 4‐1998 cho thấy  tỷ số  tai nạn theo giới số nam/nữ  là 3,2/1) vì so  với nam phụ nữ ít hoạt động và ít tham gia giao  thông hơn.  Tỷ lệ bị TNGT ở người có sử dụng rượu bia  chiếm  tỷ  lệ  27,7%.  Kết  quả  này  phù  hợp  với  nghiên cứu của Nguyễn Phú Định năm 2005  là  30,8%. Theo  nghiên  cứu  của Trần Tân Dân  và  cộng  sự,  tỷ  lệ  uống  rượu  là  12,9%  thấp  hơn  chúng  tôi. Rượu  là nguyên nhân  trực  tiếp  làm  giảm  tốc  độ phản  ứng  của ngưới  lái  xe  từ  10‐ 30%, rượu làm giảm khả năng điều khiển tự chủ,  phản xạ và  thị  lực. Lái xe  trong  tình  trạng  say  rượu, bia không chỉ  là nguy cơ cao dẫn đến  tai  nạn  giao  thông mà  còn  làm  trầm  trọng  thêm  chấn  thương  khi  xảy  ra  tai  nạn,  gây  phức  tạp  thêm cho việc gây mê và phẫu thuật do sự tương  tác  giữa  thuốc  và  chất  cồn  dẫn  đến.  Theo  Tổ  chức Y tế Thế giới, người đã uống rượu, bia thì  không nên lái xe vì nghiên cứu y tế cho thấy khi  có nồng độ cồn trong máu là 40mg/ 100ml máu  thì nguy cơ dẫn tới tai nạn cũng đã rất cao, với  nồng độ quá 50 mg/ml máu thì nguy cơ xảy ra  tai nạn gấp 40 lần.   Rượu bia hiện nay là nguyên nhân thứ 5 gây  tử vong trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao  nhất trên toàn cầu. Tại Việt Nam, theo thống kê  của Viện Chiến lược và Chính sách y tế và Bộ Y  tế,  1/3  số  người  sử dụng  rượu  bia  đã  bắt  đầu  uống trước tuổi 20. Hậu quả của sử dụng rượu  bia là, trên 10% dẫn đến tai nạn giao thông làm  hơn 12.000 người tử vong mỗi năm. Ước tính phí  tổn do rượu bia chiếm từ 2 ‐ 8% GDP của nhiều  quốc gia.  Phương  tiện  gây  tai  nạn  nhiều  nhất  là  xe  máy  chiếm  tỷ  lệ  70%,  có  thể  do  xe  máy  là  phương tiện chính sử dụng nhiều nhất khi tham  gia  giao  thông. Ngoài  ra  tình  trạng  chưa  chấp  hành tốt các luật giao thông, các lỗi vi phạm như  phóng  nhanh  vượt  ẩu,  lấn  tuyến,  lái  xe  trong  tình  trạng  say  rượu  góp  phần  gia  tăng  tỷ  lệ  TNGT. Ở đây  tình  trạng  tự ngã khá  cao 25,1%  điều này như gián  tiếp nói  lên  thực  trạng  tình  trạng uống  rượu  bia  vẫn  còn phổ  biến. Nhóm  nghiên cứu của Bệnh viện Nhân Dân Gia Định  chấn  thương do xe máy  là 64%,  tự ngã 20%  (4),  tương tự như nghiên cứu của Takashi Nagata và  cộng sự do xe máy là 63%(5).  Tỷ  lệ  tai  nạn  giao  thông  đường  bộ  xảy  ra  nhiều  từ  18  giờ  đến  24  giờ  là  48,5%.  Kết  quả  nghiên cứu chấn  thương  tai nạn giao  thông  tại  Hà Nội năm 2006  là 40%(2). Có  thể do  trước 18  giờ mật  độ  lưu  thông  ít hơn  sau 18h, hơn nữa  sau 18 giờ, tầm quan sát bị giảm do trời tối và sử  dụng  rượu bia  trong khoảng  thời gian này gia  tăng, dẫn đến làm tăng khả năng xảy ra tai nạn  giao  thông  đường  bộ  tăng. Ban  đêm  hệ  thống  chiếu sáng công cộng không đủ ở nhiều đường,  khả  năng  quan  sát  kém  của  người  điều  khiển  phương  tiện  giao  thông,  thường  lái với  tốc  độ  cao  hơn  ban  ngày  vì  đường  thoáng  hơn  góp  phần gia tăng tai nạn.  Trong nghiên cứu này tỷ lê người không đội  nón là 15,3%. Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện  Nhân Dân Gia Định năm 2007  tỷ  lệ không  đội  nón  bảo  hiểm  là  23,2%(4).  Điều  này  có  thể  giải  thích  thời  điểm  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  vào  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 132 năm  2011 này, người dân  đã  có ý  thức về  đội  nón bảo hiểm cao hơn. Một nghiên cứu gần đây  về  các  trường  hợp  tai  nạn  xe  gắn máy  từ Los  Angeles và Thái Lan cho thấy rằng lái xe không  đội mũ bảo hiểm có khả năng bị thiệt mạng gấp  2‐3 lần. Theo nghiên cứu của Pervin và cộng sự  người lớn tần suất đội nón bảo hiểm 90% ‐ 99%  nhưng  trẻ em  từ 7  tuổi  trở xuống  là 15‐33% và  trẻ  em  từ  17  ‐  14  tuổi  là  38  ‐  53%. Một  trong  những nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ không  cho con cái đội mũ bảo hiểm vì lo lắng trẻ sẽ bị  thương  ở  vùng  cổ. Kết  quả  nghiên  cứu  khẳng  định sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ  em khi tham gia giao thông, mũ bảo hiểm giúp  giảm nguy  cơ  chấn  thương  đầu  tới  69%,  giảm  42% nguy cơ tử vong. Theo thống kê của Bộ Y tế,  mỗi năm có khoảng 4.000 ca tử vong thương tâm  và hàng nghìn  trường hợp  thương  tích nghiêm  trọng ở trẻ em, phần lớn trong số này liên quan  tới việc đi lại bằng xe máy, các thương tích giao  thông đường bộ  là nguyên nhân hàng đầu gây  ra tử vong và thương tật ở trẻ em Việt Nam.  Hậu quả chấn  thương sọ não của  tai nạn  giao thông  Trong nghiên cứu này chấn thương sọ não tỷ  lệ 14,8%. So với BV Nhân Dân Gia Định tỷ lệ có  tổn  thương  trên  phim  CT  sọ  (18,2%)  cao  hơn  chúng tôi, có thể BV Nhân Dân Gia Định là bệnh  viện  tuyến  cao hơn do  đó  có nhiều bệnh nhân  nặng hay chuyển tuyến hơn.   Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ  lệ có tổn thương trên phim CT sọ ở nhóm có đội  nón  bảo  hiểm  và  nhóm  không  đội  nón  bảo  hiểm.Nhóm không đội nón bảo hiểm có nguy cơ  chấn  thương  sọ gần gấp 2  so với nhóm  có  đội  nón bảo hiểm. Có sự liên quan giữa chấn thương  sọ não và không 
Tài liệu liên quan