Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: Phát triển kinh tế là trọng tâm, công tác xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới mà chúng ta xây dựng. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc chính là xây dựng tư tưởng, đạo đức và lối sống mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, lối sống của nhân dân nước ta đã có những biến đổi đáng kể. Mức sống của nhân dân được cải thiện đã tạo điều kiện để phát triển các nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đã củng cố lòng tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng loạt các giá trị mới được hình thành, góp phần làm đa dạng và phong phú lối sống của các tầng líp nhân dân. Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho các cá nhân, các nhóm xã hội năng động, cởi mở và giàu khả năng thích nghi với biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế. Giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng cũng tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu các giá trị tốt đẹp trong lối sống của các dân téc khác để bổ sung cho mình. Những mặt hạn chế của lối sống nông thôn đang từng bước được khắc phục để phù hợp với xã hội đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

doc169 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Trần Thành và PGS,TS. Phạm Duy Đức. Các cứ liệu nêu ra trong luận án là trung thực dùa trên sự tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được công bố, đảm bảo tính khách quan, khoa học và nghiêm túc. Hà Nội, ngày ......tháng .......năm........ Tác giả luận án VÕ VĂN THẮNG MỤC LỤC  TTrang   Trang phụ bìa    Lời cam đoan  01   Mục lục  02   Danh mục các chữ viết tắt  04   MỞ ĐẦU  05   Chương 1: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG - MÉT QUÁ TRÌNH TẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM  12   1.1. Tính tất yếu của việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân téc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống. Khái niệm lối sống và nội dung lối sống ở Việt Nam hiện nay. Tính tất yếu của việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay.  12 12 35 42   1.3. Các GTVH truyền thống của dân téc cần được kế thừa và phát huy trong xây dựng lối sống hiện nay.  49   Chương 2: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TÉC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  52   2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. 2.1.1. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường. 2.1.2. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa. 2.1.3. Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.4. Ảnh hưởng của lối sống tiểu nông  52 52 57 65 70   2.2. Thực trạng của kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam trong đổi mới.  91   2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống Việt Nam hiện nay. 2.3.1. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống với việc coi thường các GTVH truyền thống của dân téc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ. 2.3.2. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống với xu hướng phương Tây hóa trong xây dựng lối sống. 2.3.3. Mâu thuẫn giữa kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống với xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng lối sống.  120 120 124 126   Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TÉC TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY  116   3.1. Phương hướng. 3.1.1. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.2. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của việc xây dựng nền văn hóa VN đậm đà bản sắc dân téc.  116 117 118   3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc nhằm xây dựng lối sống hiện nay. 3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức các giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa của dân téc để xây dựng lối sống mới. 3.2.2. Tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các GTVH truyền thống làm suy thoái đạo đức, lối sống xã hội. 3.2.3. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú của các dân téc, hướng đến hoàn thiện nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2.4. Kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống gắn với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng lối sống văn minh, hiện đại. 3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện các thể chế về hoạt động văn hóa nhằm kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống. 3.2.6. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, tôn tạo và khai thác hợp lý các di sản văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống.  119 120 124 132 134 142   KẾT LUẬN  148   DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  150   DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  151   BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT - BCH: Ban chấp hành : Ban chÊp hµnh - TW: Trung ương : Trung ­¬ng - NQ: Nghị quyết : NghÞ quyÕt - Nxb: Nhà xuất bản : Nhµ xuÊt b¶n - TNCS: Thanh niên Cộng sản : Thanh niªn Céng s¶n - GTVH: Giá trị văn hóa : Gi¸ trÞ v¨n hãa - XHCN: Xã hội chủ nghĩa : X· héi chñ nghÜa - KTTT: Kinh tế thị trường : Kinh tÕ thÞ tr­êng - TS: Tiến sĩ : TiÕn sÜ - GS: Giáo sư : Gi¸o s­ - PGS: Phó giáo sư : Phã gi¸o s­ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta khẳng định: Phát triển kinh tế là trọng tâm, công tác xây dựng Đảng là then chốt; xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới mà chúng ta xây dựng. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc chính là xây dựng tư tưởng, đạo đức và lối sống mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng quan hệ quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, lối sống của nhân dân nước ta đã có những biến đổi đáng kể. Mức sống của nhân dân được cải thiện đã tạo điều kiện để phát triển các nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới đã củng cố lòng tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hàng loạt các giá trị mới được hình thành, góp phần làm đa dạng và phong phú lối sống của các tầng líp nhân dân. Sự tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho các cá nhân, các nhóm xã hội năng động, cởi mở và giàu khả năng thích nghi với biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế. Giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng cũng tạo điều kiện cho nhân dân tiếp thu các giá trị tốt đẹp trong lối sống của các dân téc khác để bổ sung cho mình. Những mặt hạn chế của lối sống nông thôn đang từng bước được khắc phục để phù hợp với xã hội đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy, vấn đề lối sống và xây dựng lối sống hiện nay cũng đang đặt ra những thách thức mới, đặc biệt là vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để xây dựng lối sống mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống đã và đang diễn ra phức tạp. Những biểu hiện của nó ngày càng rõ nét hơn và đến mức không thể không quan tâm. Lối sống thực dụng, tham nhòng, lãng phí có xu hướng gia tăng, gây nhức nhối đời sống xã hội. Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nhận định: Khuyết điểm nổi bật là tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn, nhiều mặt còn diễn biến phức tạp và trầm trọng hơn, công tác đấu tranh chống tham nhòng, lãng phí, quan liêu chưa đạt yêu cầu, trong khi đó, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng, kỷ cương xã hội không nghiêm đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân, gây bức xúc trong đời sống xã hội [7, tr.14]. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Vấn đề kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và việc xây dựng lối sống là vấn đề đã được nhiều tập thể, nhiều nhà khoa học nước ta và nước ngoài quan tâm, nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. Tiêu biểu cho các thành tựu nghiên cứu về văn hóa và kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa có thể kể đến các công trình sau: - Công trình “Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam” (tập thể tác giả), gồm 02 tập, Nxb Thông Tin Lý luận, Hà Nội, 1983 và “Giá trị tinh thần truyền thống của dân téc Việt Nam” của GS Trần Văn Giàu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (tái bản 1993) đã phân tích một cách sâu sắc về các giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam. Đặc biệt, ở góc độ sử học và đạo đức học, GS Trần Văn Giàu đã phân tích sự vận động của những giá trị tinh thần truyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam. - Các công trình của GS Trần Đình Hượu với “Đến hiện đại từ truyền thống” do Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX-07 xuất bản; GS,TS Đỗ Huy và Trường Lưu với “Sự chuyển đổi các giá trị văn hóa trong văn hóa Việt Nam”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993 và Nguyễn Thu Linh trong luận án “Tính kế thừa trong sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam” (Ở thời kỳ quá độ lên CNXH) là những công trình có tính chất chuyên sâu về kế thừa giá trị truyền thống văn hóa. Tác giả những công trình này đã nghiên cứu vấn đề kế thừa các giá trị truyền thống trên bình diện chung của văn hóa dân téc Việt Nam. Ở phạm vi hẹp hơn, trong luận án tiến sĩ của Cù Huy Chử (1995), tác giả đã đứng trên quan điểm giá trị để nghiên cứu vấn đề “Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân téc trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam”. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự kế thừa các giá trị truyền thống văn hóa dân téc để xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Gần đây đã có nhiều hội thảo chuyên sâu, nhiều công trình cấp nhà nước nghiên cứu về giá trị đặc trưng của văn hóa dân téc Việt Nam và vai trò của nó trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc. - Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) cùng tập thể tác giả đã thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước KHxã hội 04-02: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, những yếu tố cấu thành của nó, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ qua, nhóm tác giả đã khảo sát thực trạng văn hóa, đạo đức lối sống, đặc biệt là của thanh niên, qua đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc. - GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS,TS Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên) quyển: “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” gồm các bài viết đề cập đến vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa để xây dựng nền văn hóa hiện nay ở Việt nam hiện nay. - GS,TS Đỗ Huy trong cuốn: “Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, trên cơ sở nhìn lại văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XX, tác giả đã đề cập đến việc xây dựng những GTVH Việt Nam trong thế kỷ mới. Ngoài những công trình nghiên cứu lĩnh vực này, phải kể đến các công trình nghiên cứu về lối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa và xây dựng lối sống hiện nay: - “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của tập thể tác giả là tiến sĩ triết học, kinh tế học, viện sĩ thông tấn Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô (cũ). Các tác giả đã xem xét những vấn đề cơ bản của lối sống xã hội chủ nghĩa, những đặc trưng cơ bản của nó, các phương hướng chủ yếu tiếp tục hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa. - Ở góc độ đạo đức, tập thể tác giả là nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lý luận nước ta đã tiếp cận khái niệm lối sống như là một phạm trù Đạo đức học trong quyển “Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên hiện nay - Thực trạng và giải pháp” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004). Qua đó, các tác giả phân tích thực trạng vấn đề đạo đức, lối sống và đề ra các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay. - TS Nguyễn Viết Chức (chủ biên) với quyển “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội, 2001, gồm các bài tham luận của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, ở những góc độ khác nhau đã đề cập đến tầm quan trọng và cần thiết của việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội. - Trên bình diện xem xét bản sắc văn hóa dân téc, PGS,TS. Lê Như Hoa đã đề cập đến vấn đề nếp sống, lối sống, lối sống đô thị, lối sống gia đình trong giai đoạn hiện nay. Các vấn đề này được tác giả đề cập trong quyển “Bản sắc văn hóa trong lối sống hiện đại”, do Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản, Hà Nội 2003. - Ở góc độ tâm lý, tập thể tác giả thuộc Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu con người và Viện Khoa học xã hội Việt Nam trong quyển “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục” (GS,VS Phạm Minh Hạc chủ biên), do Nxb. Chính trị quốc gia xuất bản, Hà Nội, 2004, đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu, khẳng định những cái hay cần kế thừa, phát huy, những điều dở cần khắc phục trong lao động, học tập và lối sống của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về chiến lược và chính sách nhằm phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Về mặt lý luận và thực tiễn, các công trình đã nêu, ở những phương diện khác nhau đã có những đóng góp nhất định cho việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Đây là một trong những vấn đề phong phú, phức tạp đòi hỏi phải tiếp tục được nghiên cứu cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Hơn nữa, đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu vấn đề kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay từ bình diện triết học như là một công trình nghiên cứu chuyên biệt có hệ thống và hoàn chỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ vai trò của việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay, luận án đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng của quá trình này, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm kế thừa và phát huy tốt hơn các GTVH truyền thống để xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống như một quá trình tất yếu trong xây dựng lối sống mới ở nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. - Đề ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vấn đề xây dựng lối sống ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề lớn và bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài này, luận án chỉ tập trung vào vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị tích cực của văn hóa truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới. Đây là cách tiếp cận triết học đối với vấn đề truyền thống văn hóa và xây dựng lối sống hiện nay. Vì vậy, vấn đề khảo sát và đánh giá thực trạng chỉ dừng lại ở cấp độ khái quát chung để tìm ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực tế của công việc kế thừa này. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lô gích và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 6. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm sáng rõ tính tất yếu của việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong việc xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. - Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống của dân téc trong xây dựng lối sống ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất phương hướng, các giải pháp chủ yếu để kế thừa và phát huy các GTVH dân téc trong xây dựng lối sống mới. - Kết quả của luận án có thể được dùng làm tư liệu tham khảo cho công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa, cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về Triết học và Văn hóa học ở các trường chính trị, các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TÉC - MỘT QUÁ TRÌNH TẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG LỐI SỐNG Ở VIỆT NAM TruyÒn Thèng Cña D¢N Téc - Mét Qu¸ Tr×nh TÊt YÕu TRONG X¢Y Dùng Lèi Sèng ë ViÖt NAM 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống Khái niệm văn hóa là khái niệm động và mở. Ngày nay, không ai phủ nhận tính đa dạng và phức tạp của khái niệm văn hóa. Bởi lẽ, văn hóa không còn giới hạn trong khuôn khổ của một khoa học mà là sự “hỗn loạn”, sự đa chiều (Pluraliseme) của nhiều khoa học. Điều này đã dẫn đến việc có quá nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa ở cả Phương Đông lẫn Phương Tây. Mặc dù vậy, theo các nhà nghiên cứu văn hóa, phải đến thế kỷ XVII, khái niệm văn hóa mới thực sự được sử dụng như thuật ngữ khoa học (Pufendorf). Từ đó đến nay, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Trong quyển “Cultural anthropology” (Nhân chủng học Văn hóa), giáo sư Richley H.Crapo cho rằng, hai nhà khoa học Mỹ A.L.Krober (Alfred Kroeber) và Kluckhôn (Clyde Kluckhohn) đã khảo sát 158 định nghĩa về văn hóa [92, tr.24]. Năm 1967, Abraham Moles, nhà Văn hóa học Pháp cho rằng, có 250 định nghĩa về văn hóa. Ở Việt Nam, năm 1994, GS Phan Ngọc cho rằng, một nhà dân téc học người Mỹ đã dẫn ra 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Còn Từ Hồng Hưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa cho rằng, có đến hàng nghìn định nghĩa về văn hóa. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, ở phương Đông lẫn Phương Tây, có những quan điểm giống nhau và khác nhau về văn hóa. Ở phương Tây, W.Wundt, nhà ngôn ngữ Đức cho rằng, từ văn hóa xuất hiện rất sớm trong ngôn ngữ (khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, có nguồn gốc từ tiếng La tinh “Cultura” (Có tài liệu viết Cultus). Giáo sư ngôn ngữ người Đức Claire Kramisch tại Đại học California trong quyển “Language and culture” (Ngôn ngữ và Văn hóa) do Series Edition H.G.Widdowsion xuất bản, cho rằng, văn hóa bắt nguồn từ chữ Latin: COLERE (To cultivate) và nó được xem như cái được vun trồng, chăm sóc (Culture refers to what has been grown and groomed) [91, tr.4]. Trong văn tự Latin, từ này có nghĩa là trồng trọt, cày cấy, cư trú, luyện tập, lưu tâm hoặc chú ý kính quỷ thần v.v… Thời Cổ đại, văn hóa được quan niệm như những gì gắn liền với giáo dục, đào tạo con người, làm cho con người hoàn thiện. Thời kỳ Phục hưng ở Phương Tây, F. Bê-cơn (Francis Becon 1561-1626), nhà triết học Anh cho rằng, sự gieo trồng linh hồn là sự nảy nở tri thức, là sự tiến bộ. Tômas-Hốp (Thomas Hobbes 1588 - 1675) còng coi sự giáo dục, truyền đạt kiến thức là sự giao tiếp tinh thần. Bước sang thế kỷ XVIII, khái niệm văn hóa được sử dụng rộng rãi hơn. Pufendorf, nhà nghiên cứu pháp luật người Đức (1774) cho rằng, văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra bởi lao động xã hội, nghĩa là nó đối lập với trạng thái tự nhiên. Vôn-te (Voltaire 1699 -1778), nhà văn kiêm triết gia Pháp và J.G.Hec-đơ (J.G. Herder 1744 - 1803) nhà triết học, sử học người Đức đã cố gắng xác lập nguyên lý cho văn hóa. Ông cho rằng, văn hóa là sự hình thành lần thứ hai của con người: “Người, trên dòng