Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư

Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở vùng biên giới phía Bắc với 11 huyện, thị xã, trong đó Bắc Sơn là một huyện vùng cao của tỉnh gắn liền với lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn những năm đầu cách mạng tháng Tám. Hơn 60 năm đã trôi qua, việc tìm hiểu về vùng đất giàu truyền thống cách mạng này vẫn luôn là hoạt động có ý nghĩa. Cuối tháng 12 năm 2007, đoàn sinh viên thực tập khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dưới sự hướng dẫn của các thầy cô thuộc chuyên ngành Dân tộc học đã có dịp trở về vùng đất Bắc Sơn (thuộc huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn). Dừng chân ở vùng đất này, ngoài mục đích tìm hiểu truyền thống cách mạng của vùng thì một trong những nhiệm vụ mà đoàn quan tâm là tiến hành điều tra dân tộc học trên mọi lĩnh vực. Đề tài mà nhóm chúng tôi nhận nhiệm vụ nghiên cứu là “Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư” của toàn xã. Qua những tài liệu thu thập được cùng với khảo sát thực tế, chúng tôi đi đến báo cáo về tình hình dân cư của xã. Để có được bản báo cáo này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân; sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong đoàn và đặc biệt là sự hoạt động tích cực của các thành viên trong nhóm.

doc12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở vùng biên giới phía Bắc với 11 huyện, thị xã, trong đó Bắc Sơn là một huyện vùng cao của tỉnh gắn liền với lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn những năm đầu cách mạng tháng Tám. Hơn 60 năm đã trôi qua, việc tìm hiểu về vùng đất giàu truyền thống cách mạng này vẫn luôn là hoạt động có ý nghĩa. Cuối tháng 12 năm 2007, đoàn sinh viên thực tập khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dưới sự hướng dẫn của các thầy cô thuộc chuyên ngành Dân tộc học đã có dịp trở về vùng đất Bắc Sơn (thuộc huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn). Dừng chân ở vùng đất này, ngoài mục đích tìm hiểu truyền thống cách mạng của vùng thì một trong những nhiệm vụ mà đoàn quan tâm là tiến hành điều tra dân tộc học trên mọi lĩnh vực. Đề tài mà nhóm chúng tôi nhận nhiệm vụ nghiên cứu là “Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư” của toàn xã. Qua những tài liệu thu thập được cùng với khảo sát thực tế, chúng tôi đi đến báo cáo về tình hình dân cư của xã. Để có được bản báo cáo này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân; sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong đoàn và đặc biệt là sự hoạt động tích cực của các thành viên trong nhóm. NỘI DUNG 1. Khái quát chung. Bắc Sơn là một xã vùng cao, cách trung tâm huyện 6km về phía Đông Nam. Tổng diện tích đất đai tự nhiên là 1786 ha. Diện tích đất nông nghiệp là 669,58ha. Địa hình đồi núi cao trung bình so với mặt nước biển với các thung lũng và đồng bằng xen kẽ nhau; khi hậu mang đặc điểm của khí hậu miền Bắc; nhiệt độ trung bình từ 10 - 200C, có một mùa đông lạnh, nhiệt đô thấp nhất có thể xuống tới 10C. Theo “báo cáo tổng kết dân số, gia đình và trẻ em” của xã năm 2007, dân số trung bình của xã là 2044 người có 5 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống là Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mường, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số. Nguồn sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, trình độ văn hóa dân trí tương đối đồng đều. 2. Thực trạng dân số. Bắc Sơn bao gồm có 8 thôn (Bắc Sơn I, Bắc Sơn II, Đông Đằng I, Đông Đằng II, Mỏ Hao, Nội Hòa, Trí Yên, Lân Hát). Tính đến tháng 12 năm 2007 số dân của xã là 2044 người với tổng số hộ là 490 phân bố theo các thôn như sau: Thôn  Số hộ  Dân số   Bắc Sơn I  50  241   Bắc Sơn II  65  171   Đông Đằng I  63  313   Đông Đằng II  57  264   Mỏ Hao  68  360   Trí Yên  92  387   Lân hát  34  90   Nôi Hòa  60  235   3. Sự phân bố. Bắc Sơn có tổng số dân là 2044 người (tháng 6-2007) phân bố trên một địa bàn tương đối rộng với diện tích đát tự nhiên là 1786 ha. Mật đố dân số trung bình của xã tính đến thời điểm hiện tại là 114 người/km2. So với một số xã vùng cao khác trong huyện có cao hơn song nhìn chung vẫn ở mức thấp (thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước: 219 người/km2-1994). Là một xã miền núi rất giàu tiềm năng tự nhiên nhưng do mật độ dân số thấp nên nhiều tài nguyên chưa được khai thác hết như: các dãy núi đá vôi, nhiều đất trống, quỹ thời gian sử dụng đất nông nghiệp chưa nhiều… Bắc Sơn có 8 thôn nhưng số dân tập trung ở mỗi thôn cũng không đều. Một số có mật độ tập trung cao hơn mức trung bình của toàn xã như thôn: Đông Đằng I, Mỏ Hao, Trí Yên… mật đô trung bình trên 130 người/km2. Bên cạnh đó, số thôn khác như thôn Lân Hát dân cư tập trung ít, mật độ trung bình là 50 người/km2. Tuy nhiên, gần đây do thực hiện tốt chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới thôn Lân Hát đã có thêm nhiều hộ mới nhập cư đến. (từ năm 2002-2007 số dân của thôn tăng từ 34 người lên 110người). Đặc điểm đất rộng, người thưa còn được thể hiện qua khoảng cách về không gian sống giữa các gia đình, khoảng cách khá xa giữa gia đình này với gia đình khác. Do sự phân bố như trên, không gian rộng, nhiều loại tài nguyên chưa được khai thác hoặc có khai thác thì chưa thật hợp lí. Vì vậy trong những năm tới cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác di dời dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Chúng ta tin tưởng rằng trong tương lai, số dân của xã sẽ được điều chỉnh ở mức hợp lí hơn, tạo điều kiện phát huy tốt tiềm năng vốn có của xã. 4. Thành phần dân tộc. Khu vực xã Bắc Sơn bao gồm một số dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm đại đa số. Đến năm 2007 cơ cấu thành phần dân tộc của xã, cụ thể là người Tày chiếm 98,92% (2022 người Kinh: 0,93% (19 người) người Nùng 0,1% (2 người), các dân tộc khác chiếm 0,05% (1 người). Với số lượng dân không đông lại phân bố trên một địa bàn tương đối rộng nên Bắc Sơn chưa có điều kiện khai thác hết tiềm năng của vùng. Tuy nhiên, với 5 dân tộc cùng chung sống đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. 5. Biến động dân số. Tiêu chí  2002  2007  Biến động   Số dân  2001  2044  +43   Số người sinh ra  17  17  0   Số người chết đi  19  12  -7   Số người chuyển đến  34  39  +5   Số người chuyển đi  30  44  +14   Qua bảng số liệu trên, ta thấy sự biến đổi dân số của xã Bắc Sơn năm 2007 so với trước đó vài năm (2002) là không lớn. Số nhân khẩu có tăng lên song không đáng kể. Trong vòng 5 năm, dân số tăng 43 người. Chỉ riêng trường hợp của thôn Lân Hát, dân số có tăng nhanh hơn. Năm 2001 là 37 người, đến năm 2007 là 90 người. Nguyên nhân chính là do chính sách “xây dựng vùng kinh tế mới” của nhà nước, nên số dân tăng lên khá đông. Theo báo cáo tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em năm 2007 của ủy ban nhân dân xã Bắc Sơn ngày 10/12/2007. Tỉ suất sinh thô của xã là 8,31%o giảm so với cùng kì năm trước là 1,83%o. Tỉ suất chết thô là 5,87%o. Tỉ suất cư là 21,95%o. Tỉ suất tăng dân số cơ học là - 2,87%o. Tỉ suất tăng dân số giảm 0,43%o. Những kết quả về công tác dân số của xã là do thực hiện tốt chương trình chính sách kế hoạch hóa gia đình, tiếp tục được đẩy mạnh tăng cường thông tin lồng ghép ở thôn bản, tiếp tục nhận các biện pháp tránh thai hiện đại, vận động các cặp vợ chống trong độ tuổi thực hiện sinh để có kế hoạch. Trong năm 2007, tổng số cặp vợ chồng mới thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại là 116/113 đạt 102,6% kế hoạch = 90% so với cùng kỳ. 6. Cơ cấu dân số. - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Nói riêng xã Bắc Sơn đến năm 2007 có hơn 2000 người, trong đó số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ 19,2% (khoảng 391 người ). Trong đó thôn Mỏ Hao: 55 người; Nội Hà: 50 người; Đông Đằng I: 54; Đông Đằng II: 45; Lân Hát: 9 người, Trí Yên: 81 người; Bắc Sơn I: 49 người; Bắc Sơn II: 49 người. Số người cao tuổi là 310 người chiếm 15,2%. Về cơ cấu giới tính, nam giới của xã là 1006 người chiếm 49,2% dân số, tỉ lệ nữ giới là 51,8% (Khoảng 1038 người). Qua đó có thề thấy rằng sự chênh lệch giữa tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ là không đáng kể. Tỉ lệ nữ cao hơn mam khoảng 2,6%. Bảng số liệu nam và nữ phân theo các thôn 2007. Thôn  Số nam  Số nữ  Sự chênh lệch   Bắc Sơn I  126  115  11   Bắc Sơn II  85  86  1   Trí Yên  179  208  29   Đông Đằng I  164  149  15   Đông Đằng II  108  139  31   Nội Hòa  121  114  7   Mỏ Hao  176  184  8   Lân Hát  47  43  4   7. Lao động và việc làm. Theo số liệu điều tra, 6 tháng đầu năm 2005, số người lao động trong độ tuổi từ 18 - 45 tuổi của xã là 913 người chiếm 44,86% trong tổng số 2035 người. Phân theo các thôn như sau: Lân Hát: 44 người Đông Đằng I: 130 người Mỏ Hao: 114 người Đông Đằng II: 90 người Nội Hòa: 108 người Bắc Sơn I: 89 người Trí Yên: 188 người Bắc Sơn II: 120 người. Theo thông tin thu thập được từ thực tế điều tra, thì hầu hết số lao động này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ kém phát triển do những kki về điều kiện tự nhiên. Hầu như không có lao động đi làm thêm ở ngoài địa phương, trừ một số trường hợp đi xuất khẩu lao động, chủ yếu là tại Malaysia, năm 2004 có 34 người. Nhìn chung, vấn đề lao động và việc làm của xã Bắc Sơn còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải và cần phải có hướng khắc phục. Lực lượng lao động chiếm hơn 40% dân số nhưng lại hoạt động chủ yếu trong nông nghiệp mang đậm tính chất tự cấp tự túc. Trước tình hình đó, để giải quyết việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, thì chính quyền Bắc Sơn cần phải có những biện pháp thiết thực như đa dạng hóa các ngành nghề trong địa phương để thu hút lao động, đào tạo tay nghề, khả năng tổ chức quản lý cho cán bộ, tập trung triển khai phát triển các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, dịch vụ sửa chữa, dịch vụ xay xát lương thực. Thực hiện tốt việc ưu đãi đầu tư với những cơ sở tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên có nhu cầu đi lao động ở các xí nghiệp, các doanh nghiệp đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 8. Chất lượng cuộc sống. Với những chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước nền kinh tế xã Bắc Sơn đã từng bước phát triển, theo đó chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thể hiện ở mặt đời sống vật chất và tinh thần như là mức thu nhập bình quân, trình độ dân trí… Trước hết, về mức thu nhập bình quân của xã ngày càng được tăng lên. Năm 2007 những hộ khá của xã có thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm. Riêng thôn Nội Hòa số thu nhập của người dân: hộ khá thu nhập đạt 400.000 đồng/tháng/người, hộ nghèo là 150.000 - 170.000 đồng/tháng/người. Về mức sống của người dân cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực, số hộ nghèo năm 2007 là 36 hộ chiếm 7,34% (giảm 20 hộ so với năm 2006). Số hộ trung bình và hộ khá cũng tăng lên đáng kể. Năm 2004 số hộ khá và trung bình là 487 hộ chiếm 94,01%. Năm 2005 tỉ lệ hộ khá và trung bình chiếm 79,8% (391/490 hộ). Cụ thể như thôn Nội Hòa, số hộ khá là 2%, hộ trung bình là 73%, còn lại là hộ nghèo: 7% chất lượng cuộc sống của người dân còn thể hiện ở sự sở hữu các loại máy móc, thiết bị và phương tiện, cụ thể qua bảng sau:  2000  2001  2002  2003  2004  2005  2007   Máy xay xát  12  13  13  13  13  14  17   Máy vô tuyến  243  323  355  381  406  414  417   Xe máy  102  156  195  217  284  287    Máy cày tay  28  38  43  49  66  67  148   Guống máy tuốt  135  162  165  205  214  214  268   Máy bơm nước  30  35  23  38  36  36  46   Điện thoại bàn       29  142   Tổng sản lượng  971  1076  1162,2  1245,1      Chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện nên có điều kiện quan tâm tới giáo dục. Đến năm 2007, xã hội thực hiện phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. 100% số trẻ em đến tuổi đi học được đến trường, tỉ lệ tốt nghiệp cấp II là 100%. Năm học 2006-2007 số lượng học sinh tiểu học là 105 với 5 lớp học. Bậc trung học có 7 lớp với 173 học sinh. Những người từ 18 - 25 tuổi có 109 người tốt nghiệp PTTH trong tổng số 132 người đang theo học cấp III. Số người đi học đại học dần tăng lên qua các năm. Tính đến ngày 25/5/2005 số người đi học là 13 người, cao đẳng là 9 người, trung cấp là 35 người. Hiện nay con số này tiếp tục tăng lên. Chỉ tính riêng thôn Bắc Sơn II đã có 5 người đi học đại học, hơn 20 người học cao đẳng và khoảng 18 người theo học trung cấp. Thôn Đồng Đằng II có khoảng 7 - 8 người đi học đại học cao đẳng trong đó có một người theo học ở tỉnh Thái Nguyên. Thôn Trí Yên, có một người đi học đại học, một người học cao đẳng, 3 người học trung cấp thôn Mỏ Hao có 2 người đi học đại học. Nhìn chung, so với các xã khác trong huyện thì trình độ dân trí của xã Bắc Sơn cũng tương đối đồng đều, các cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ cho giáo dục như trường lớp, các thiết bị giảng dạy và học tập cũng được nâng cấp sửa chữa, học sinh ở đây được tạo mọi điều kiện thuận lợi để học tập từ phía gia đình, nhà trường, xã hội, không có hiện tượng bỏ học khi đnag theo học. Tuy nhiên, so với mặt bằng giáo dục chung của cả nước thì nền giáo dục của xã cần được tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa. Tăng cường công tác quản lý giáo dục, duy trì trật tự kỷ cương nền nếp dạy và học trong nhà trường, chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục. Tăng cường hoạt động của hội đồng giáo dục và hội cha mẹ học sinh. Phối hợp quản lý dạy và học giữa xã hội, nhà trường với gia đình. Năm 2007, xã Bắc Sơn đã xây dựng được một nhà văn hóa làm trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa của xã, các hoạt động thể dục, thể thao khá phát triển với sự tham gia đông đảo của toàn dân. Đời sống của nhân dân tương đối ổn định nên công tác y tế cũng được quan tâm thu hút đông đảo sự nhiệt tình hưởng ứng của bà con trong xã như các hoạt động nha khoa, học đường, tiêm phòng cho trẻ em trong xã luôn đạt 100%. Năm 2007 tổng số lần khám bệnh là 3490 lượt đạt 157% so với kế hoạch. Tuy nhiên, do mức sống của người dân mới đạt ở mức được gọi là ổn định chứ chưa phải cao nên tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao là 25,7%. Ngoài những khía cạnh vật chất thì chất lượng cuộc sống của người dân còn thể hiện trong những hoạt động tinh thần hết sức phong phú. Như là qua các lễ hội (hội lồng tồng, hội hát then…). Các hoạt động này thường là dịp thu hút đông đảo bà còn tới xem. Như vậy, xã Bắc Sơn đang trên đà phát triển, xây dựng đời sống mới hòa nhập với nhân dân cả nước. Trên cơ sở đó, thông qua đánh giá tình hình năm cũ, Đảng bộ chính quyền xã Bắc Sơn tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ mới, đặc biệt là trong công tác dân số, gia đình và trẻ em năm 2008. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Duy trì công tác tuyên truyền bằng tất cả các hình thức tạo sự thay đổi nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác dân số. Triển khai và thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao. Triển khai và thực hiện chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình năm 2008 nếu có. Cố gắng tuyên truyền vận động 01 ca đình sản nữ trong năm. Phấn đấu trong năm không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn xã. Duy trì tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại từ 87% trở lên sử dụng các biện pháp tránh thai để tư vấn vận động. Luôn kiểm tra thường xuyên về ghi chép sổ sách hộ gia đình của cộng tác viên. Công tác gia đình: xây dựng gia đình ít con, nhiều thế hệ cùng chung sống đoàn kết. Tuyên truyền vận động, xây dựng gia đình điển hỉnh và nhân rộng các gia đình theo tiêu chí (gia đình, bình đẳng tiến bộ, ấm no, hạnh phúc). Phấn đấu gia đình đạt gia đình văn hóa cao hơn năm 2007. Công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Luôn kịp thời động viên các gia đình mới sinh con đi đăng ký khai sinh đúng theo quy định của pháp luật. Luôn kịp thời làm thủ tục cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ mới sinh. Vận động toàn dân tham gia đóng góp quỹ bảo trợ trẻ em năm 2008. Duy trì thăm tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp ngày lễ, tết. Trong năm phối hợp với cán bộ tư pháp kết hợp 2 nhà trường cho học sinh học luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong năm phối hợp với thanh niên, kết hợp với trường THCS, đồng tổ chức hội thi tìm hiểu về sức khỏe vị thành niên. (Bản dự thảo báo cáo tổng kết công tác dân số - gia đình và trẻ em năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ công tác dân số - gia đình và trẻ em năm 2008 của ban dân số gia đình và trẻ em xã Bắc Sơn). III. KẾT LUẬN CHUNG Là một xã vùng cao của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) nên Bắc Sơn cũng mang những đặc điểm chung về dân cư của của vùng Đông Bắc. Số dân không đồng, thành phần dân tộc đa dạng, phân bố thưa thớt. Bên cạnh đó, dân cư ở đây còn mang những đặc điểm riêng: xã có tới 98% người dân tộc Tày, kinh tế khá phát triển, điện - đường - trường - trạm có đầy đủ. Tuy đa số là dân tộc Tày nhưng cùng với xu thế hiện nay hòa đồng giữa các dân tộc, người dân ở đây đã sinh hoạt và sản xuất theo cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Trong thời gian thực tế dân tộc học tại địa bàn xã bên cạnh những thuận lợi là không ít khó khăn (thời tiết lạnh giá, mưa nhiêu… khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu). Nhưng nhóm chúng tôi vẫn tích cực làm việc để đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời với việc tìm hiểu về “Đặc điểm dân cư và sự phân bố dân cư” của xã Bắc Sơn đã giúp chúng tôi được tiếp cận một cách trực tiếp với phương pháp điền dã dân tộc học, củng cố những kiến thức chuyên ngành đã được học và bổ sung phần nhận thức chưa đầy đủ hoặc còn thiếu sót. Ngoài ra, mỗi thành viên trong nhóm còn rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm sống: do đó tình đoàn kết cao trong tập thể, cùng giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau, là sự thân thiện nhiệt tình giúp đỡ của người dân nơi đây tạo mọi điều kiện về nơi ăn, chỗ ở cho chúng tôi, thiếu điều đó chắc chắn chúng tôi sẽ khó có thể hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG 1. Khái quát chung . 2. Thực trạng dân số 3. Sự phân bố 4. Thành phố dân tộc 5. Biến động dân số 6. Cơ dấu dân số 7. Lao động và việc làm III. KẾT LUẬN