Mục tiêu: Kinh nghiệm ban đầu trong việc chẩn đoán và điều trị tắc ruột non do bã thức ăn.
Phương pháp: hồi cứu tất cả các trường hợp tắc ruột non do bã thức ăn được điều trị tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định trong 6 năm, từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2010.
Kết quả: Trong 30 trường hợp, có 12 nữ và 18 nam (tỉ lệ nam/nữ = 1,5/1), tuổi trung bình 60,5 tuổi. Các
yếu tố thuận lợi thường gặp là: tiền căn phẫu thuật dạ dày (40%), tiền căn phẫu thuật khác liên quan đến vùng
bụng (33,3%). Chẩn đoán trước mổ tắc ruột do bã thức ăn hay có nghi ngờ tới bã thức ăn là 14 trường hợp
(46,7%), trong đó có 8 trường hợp dựa vào kết quả CT scan bụng. Tất cả các trường hợp đều được phẫu thuật
cấp cứu, trong đó có 4 trường hợp mổ nội soi. Tỉ lệ tai biến trong mổ là 10%, biến chứng sau mổ là 10% và tỉ lệ
tử vong là 3,3%. Không có trường hợp nào có biến chứng cần phải mổ lại.
Kết luận: Tắc ruột do bã thức ăn là bệnh hiếm gặp, khả năng chẩn đoán được trước mổ còn hạn chế. Dựa
vào các yếu tố thuận lợi và giá trị của CT scan bụng, ta có thể cải thiện khả năng chẩn đoán. Phẫu thuật là cách
điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, phẫu thuật nội soi có thể được lựa chọn.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 09 đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả điều trị tắc ruột do bã thức ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 53
09 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT DO BÃ THỨC ĂN
Nguyễn Hồng Sơn*, Lý Hữu Tuấn*, Nguyễn Văn Hải*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Kinh nghiệm ban đầu trong việc chẩn đoán và điều trị tắc ruột non do bã thức ăn.
Phương pháp: hồi cứu tất cả các trường hợp tắc ruột non do bã thức ăn được điều trị tại bệnh viện Nhân
Dân Gia Định trong 6 năm, từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2010.
Kết quả: Trong 30 trường hợp, có 12 nữ và 18 nam (tỉ lệ nam/nữ = 1,5/1), tuổi trung bình 60,5 tuổi. Các
yếu tố thuận lợi thường gặp là: tiền căn phẫu thuật dạ dày (40%), tiền căn phẫu thuật khác liên quan đến vùng
bụng (33,3%). Chẩn đoán trước mổ tắc ruột do bã thức ăn hay có nghi ngờ tới bã thức ăn là 14 trường hợp
(46,7%), trong đó có 8 trường hợp dựa vào kết quả CT scan bụng. Tất cả các trường hợp đều được phẫu thuật
cấp cứu, trong đó có 4 trường hợp mổ nội soi. Tỉ lệ tai biến trong mổ là 10%, biến chứng sau mổ là 10% và tỉ lệ
tử vong là 3,3%. Không có trường hợp nào có biến chứng cần phải mổ lại.
Kết luận: Tắc ruột do bã thức ăn là bệnh hiếm gặp, khả năng chẩn đoán được trước mổ còn hạn chế. Dựa
vào các yếu tố thuận lợi và giá trị của CT scan bụng, ta có thể cải thiện khả năng chẩn đoán. Phẫu thuật là cách
điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, phẫu thuật nội soi có thể được lựa chọn.
Từ khóa: tắc ruột, điều trị tắc ruột.
ABSTRACT
SMALL BOWEL OBSTRUCTION DUE TO PHYTOBEZOAR: CLINICAL CHARACTERISTICS,
IMAGING AND SURGICAL TREAMENT RESULT.
Nguyen Hong Son, Ly Huu Tuan, Nguyen Van Hai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 53 - 58
Purpose: To present our experience in diagnosis and treatment of small bowel obstruction (SBO) due to
phytobezoar (PBZ).
Method: This was a retrospective study including all cases of small bowel obstruction due to phytobezoar
treated in Gia Dinh hospital from January 2005 to December 2010. The diagnosis were established by the
operative results.
Result: There were 30 cases during the study period. The mean patient age was 60.5 years. Eighteen were
males and twelve were females (gender ratio: 1.5, favoring males). The predisposing factors were: gastric surgery
in 40% cases, other abdominal surgery in 33.3% cases. The preoperation diagnosis were SBO due to PBZ in 14
cases (46.7%), including 8 cases confirmed by CT scan result. All cases were indicated to emergency surgery
(four laparoscopy). The intraoperative and postoperative morbidity rate were the same, 10%, and no patient need
to be reoperated. The mortality rate was 3.3%.
Conclusion: PBZ is the rare cause of SBO, and the preoperative diagnosis is still very difficult. Based on
predisposing factors and CT scan value, we can improve our diagnosis. Surgery is the best choice for the patient.
Khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện Nhân Dân Gia Định, bộ môn Ngoại ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Hồng Sơn. ĐT: 0989282939. E-mail: hongson_n@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 54
In some cases, laparoscopic surgery can be chosen.
Key words: Small bowel obstruction, treatment of small bowel obstruction.
MỞ ĐẦU
Bã thức ăn là nguyên nhân hiếm gặp gây tắc
ruột non và thường không thể chẩn đoán được
trước mổ nếu chỉ dựa vào khám lâm sàng và
phim Xquang bụng đứng không sửa soạn.
Nhiều yếu tố thuận lợi đã được đề cập như tiền
căn mổ cắt dạ dày hoặc cắt TK X (kèm mở rộng
môn vị hoặc nối vị tràng), tiền căn mổ vùng
bụng gây dính ruột, viêm hẹp lòng ruột, chế độ
ăn thức ăn nhiều chất xơ, sức nhai kém hoặc
rụng răng Các yếu tố này đều trực tiếp hay
gián tiếp ảnh hưởng đến sự tiêu hóa cellulose,
thành phần chính của bã thức ăn. Gần đây, CT
scan bụng ngày càng có vai trò quan trọng trong
việc chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột. CT scan
có thể giúp nhận định được vị trí,hình dạng
cũng như số lượng bã thức ăn. Trong thời đại
mà các phẫu thuật điều trị loét dạ dày tá tràng
ngày càng hạn chế, các yếu tố thuận lợi có gì
thay đổi ? Dựa vào các yếu tố thuận lợi và ứng
dụng CT scan trong chẩn đoán, liệu có cải thiện
được khả năng chẩn đoán trước mổ? Qua
nghiên cứu này, chúng tôi muốn khảo sát các
yếu tố thuận lợi thường gặp hiện nay, cũng như
trình bày kinh nghiệm ban đầu của chúng tôi
trong việc chẩn đoán và điều trị tắc ruột do bã
thức ăn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, hồi
cứu hồ sơ tất cả các trường hợp tắc ruột non cấp
tính do bã thức ăn tại Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2010.
Chẩn đoán tắc ruột dựa trên các triệu chứng
lâm sàng (đau bụng quặn cơn, nôn ói, trướng
bụng,bí trung đại tiện), phim X quang bụng
đứng không sửa soạn (mực nước hơi ruột non).
Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định tắc ruột do
bã thức ăn dựa vào tổn thương tìm thấy trong
mổ. Những trường hợp phẫu thuật viên mô tả
không rõ ràng nguyên nhân tắc ruột hoặc bã
thức ăn chỉ là hậu quả của tắc ruột do dính sẽ
không được chọn vào nghiên cứu.
Số liệu sẽ được thu thập theo biểu mẫu
chung, tập trung vào các yếu tố sau: tiền sử mổ
cũ đặc biệt là phẫu thuật dạ dày, số lần đau
bụng hoặc bán tắc ruột phải vào viện, các dấu
hiệu lâm sàng, các kết quả hình ảnh học, thương
tổn trong mổ, cách xử trí, tai biến và biến chứng,
số ngày nằm viện sau mổ
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu có 30 trường
hợp thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh, trong đó có
2 trường hợp tái phát. Mẫu nghiên cứu gồm có
12 nữ và 18 nam (tỉ lệ nam/ nữ= 1,5/1). Tuổi
trung bình là 60,5 tuổi (25-84 tuổi). Số ca
bệnh/năm thay đổi từ 3 đến 6 ca và không có xu
hướng giảm dần hay tăng dần.
Ngoại trừ 2 trường hợp nhập viện vì nôn ói,
còn lại đều nhập viện vì lý do chính là đau
bụng. Thời gian từ lúc có triệu chứng đau bụng
đến khi được chẩn đoán tắc ruột trung bình
khoảng 1,7 ngày. Các triệu chứng cơ năng và
thực thể được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 1. Triệu chứng cơ năng và thực thể.
Triệu chứng Tỉ lệ %
Đau bụng quặn cơn 93,3
Nôn ói 83,3
Bí trung tiện 36,7
Bí đại tiện 50
Chướng bụng 90
Tăng nhu động ruột 85,7
Dấu quai ruột nổi hoặc dấu rắn bò 20
Đề kháng thành bụng 13,3
Sờ được khối bã 3,3
Chúng tôi có 20/30 trường hợp (66,7%) có
tiền căn mổ cũ. Trong đó có 12 trường hợp
(40%) có tiền căn mổ liên quan đến dạ dày: 11
trường hợp có tiền căn mổ cắt dạ dày, 1 trường
hợp cắt TK X kèm nối vị tràng. Ngoài ra, có
10/30 trường hợp (33,3%) có tiền căn phẫu thuật
khác liên quan đến vùng bụng. Tiền căn đau
bụng do dính, bán tắc ruột do dính được ghi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 55
nhận trong 6/30 trường hợp (20%). Chúng tôi
không khảo sát được yếu tố tiền căn ăn uống và
tình trạng răng miệng của bệnh nhân (chỉ có 2
trường hợp có khám răng bệnh nhân và ghi
nhận bệnh nhân mất khá nhiều răng).
Tất cả các trường hợp đều được chụp
Xquang bụng không sửa soạn, một số được chỉ
định thêm siêu âm bụng và CT scan bụng. Kết
quả chẩn đoán hình ảnh được tóm tắt trong
bảng dưới đây:
Bảng 2. Kết quả chẩn đoán hình ảnh.
Phương tiện
Chẩn đoán xác
định tắc ruột
Chẩn đoán nguyên
nhân bã thức ăn gây
tắc ruột
XQ bụng đứng
không sửa soạn
(n=30)
29 (96,7%) 0 (0%)
Siêu âm bụng
(n=21)
11 (52,4%) 0 (0%)
CT scan bụng
(n=14)
13 (92,9%) 8 (57,1%)
Có 14/30 trường hợp (46,7%) chẩn đoán
trước mổ nghĩ đến tắc ruột do bã thức ăn (chẩn
đoán chính hay chẩn đoán phân biệt). Trong đó
có 8 trường hợp dựa vào kết quả CT scan,
những trường hợp còn lại dựa vào tiền căn nghi
ngờ.
Tất cả các trường hợp đều được chỉ định
phẫu thuật cấp cứu, chia làm 2 nhóm: mổ mở và
mổ nội soi. Không có trường hợp nào có biến
chứng viêm phúc mạc do hoại tử ruột. Kết quả
phẫu thuật được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Bảng 3. Kết quả phẫu thuật.
Kết quả Mổ mở (n=26) Mổ nội soi (n=4)
Phương pháp
mổ
-Đẩy bã qua manh
tràng: 14ca (53,8%)
-Mở ruột lấy khối bã:
10 ca (38,5%)
-Cắt đoạn ruột: 2 ca
(7,7%)
-Mổ nội soi thành
công: 3 ca (75%)
-Chuyển mổ mở, xẻ
ruột lấy bã: 1 ca
(25%)
Thời gian mổ
(phút)
72,5 ± 36,2
(35-205)
61,3 ± 8,5
(50-70)
Tai biến trong
mổ
2 (7,7%) 1 (25%)
Tỉ lệ tai biến trong mổ chung cho 2 nhóm là
10%. Ba trường hợp tai biến trong mổ đều là tai
biến thủng ruột khi gỡ dính. Các trường hợp
này đều được xử trí bằng cách khâu lại (mổ mở
hay nội soi) và có diễn tiến tốt sau mổ. Trong
mổ, toàn bộ khoang bụng được đánh giá một
cách cẩn thận, ghi nhận ban đầu vị trí thương
tổn gây tắc ruột và các vị trí dính ruột lên thành
bụng, đồng thời kiểm tra toàn bộ dạ dày, ruột
non để tìm những bã thức ăn khác (nếu có). Có
25 trường hợp (83,3%) chỉ có 1 bã thức ăn, 2
trường hợp có 2 bã, và 3 trường hợp có trên 2 bã.
Tất cả những bã thức ăn đều được tìm thấy ở
ruột non, trong đó bã thức ăn ở hồi tràng chiếm
đa số với 69% các trường hợp. Kích thước bã
thức ăn nhỏ nhất là 2x4cm, lớn nhất có thể đạt
đến 20cm chiều dài. Trong mổ ghi nhận có 5/30
trường hợp (16,7%) có kèm dính ruột phải gỡ
dính.
Sau mổ, bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng
đường tĩnh mạch đến khi trung tiện được thì
cho tập ăn đường miệng. Có 3 trường hợp có
biến chứng sau mổ, chiếm tỉ lệ 10%. Đó là 1
trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ và 2 trường
hợp viêm phổi (trong đó có 1 trường hợp diễn
tiến nặng, dẫn đến suy hô hấp, tử vong). Tỉ lệ tử
vong sau mổ là 3,3%. Thời gian nằm viện trung
bình của nhóm mổ mở và nhóm mổ nội soi lần
lượt là 7,2 và 6 ngày.
BÀN LUẬN
Tắc ruột do bã thức ăn là một bệnh hiếm
gặp. Ghosheh(5) hồi cứu 1061 trường hợp tắc
ruột thì chỉ có 0,8% nguyên nhân là do bã thức
ăn. Còn theo tác giả Lo(8) tỉ lệ này thay đổi từ
0,3% đến 6%. Tại Việt Nam, Nguyễn Đức Ninh
tổng kết 480 trường hợp tắc ruột, trong đó có 3
trường hợp do bã thức ăn (0,5%). Trong các
nghiên cứu, nam giới thường chiếm ưu thế (dù
không thể lý giải được nguyên nhân)(1,11,13).
Nhóm tuổi trung bình thường trên 50 tuổi(1,13).
Điều này có lẽ do nhóm bệnh nhân lớn tuổi
thường có tiền căn mổ cũ, kèm với yếu tố thuận
lợi là rụng răng, sức nhai kém.
Bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình
thủy phân cellulose trực tiếp hay gián tiếp đều
là yếu tố thuận lợi của tắc ruột do bã thức ăn.
Những yếu tố thuận lợi từng được đề cập là: cắt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 56
dạ dày hoặc cắt TK X (kèm mở rộng môn vị
hoặc nối vị tràng), tiền căn mổ cũ gây dính ruột,
viêm hẹp lòng ruột, ăn thức ăn có nhiều chất xơ,
sức nhai kém Tác giả Hà Văn Quyết(6) tổng kết
31 trường hợp tắc ruột do bã thức ăn nhận thấy
có 14 trường hợp (45%) có tiền sử cắt dạ dày hay
thần kinh X. Còn theo tác giả Nguyễn Đình
Hối(9), tỉ lệ này là 64,3%. Các tác giả nước ngoài
cũng cho kết quả tương tự, với tỉ lệ bệnh nhân
có tiền căn phẫu thuật dạ dày từ 60% đến
87,5%(1,2,13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật dạ dày chỉ có
40%, ít hơn hẳn so với các báo cáo trên. Điều
này có lẽ do trong thời đại ngày nay, điều trị nội
khoa viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng hiệu
quả, dẫn đến việc chỉ định phẫu thuật cắt dạ
dày do loét hoặc cắt thần kinh X ngày càng hạn
chế. Do đó, yếu tố này ngày càng ít đi, chỉ gặp ở
những bệnh nhân lớn tuổi có tiền sử mổ dạ dày
lâu năm. Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận được
33,3% trường hợp có tiền căn phẫu thuật khác ở
vùng bụng, 20% trường hợp có tiền căn bán tắc
ruột do dính được điều trị nội khoa, và trong
mổ ghi nhận 16,7% trường hợp có dính ruột
nhiều phải gỡ dính. Tiền căn phẫu thuật khác ở
vùng bụng là yếu tố thuận lợi thứ 2 được đề cập
sau phẫu thuật dạ dày, khoảng 14,3-18,5%(10,13).
Tỉ lệ dính ruột kèm bã thức ăn từ 13,2% đến
26,7%(10,1).
Trong 30 trường hợp của chúng tôi, chỉ có 2
trường hợp bệnh nhân được khám răng và đều
ghi nhận bệnh nhân mất khá nhiều răng, không
có trường hợp nào khai thác tiền căn ăn uống
trước nhập viện. Khả năng nhai kém, rụng răng
và tiền căn ăn thức ăn nhiều chất xơ được các tác
giả khác xem là yếu tố thuận lợi chủ yếu ở các
bệnh nhân không có tiền căn phẫu thuật và
được khai thác rất đầy đủ khi bệnh nhân nhập
viện. Theo một số tác giả, tỉ lệ bệnh nhân có sức
nhai kém hoặc mất răng là 14,3-27,3%(1,11,13). Tiền
căn ăn thức ăn nhiều chất xơ thậm chí còn có tỉ
lệ cao hơn, 39,4-53,3%(1,4,11).
Về mặt triệu chứng lâm sàng, tắc ruột do bã
thức ăn không khác biệt so với các trường hợp
tắc ruột non do bít. Hai triệu chứng cơ năng phổ
biến nhất là đau bụng quặn cơn (93,3%) và nôn
ói (83,3%). Kết quả này khá tương đồng với các
tác giả trong và ngoài nước, với tỉ lệ bệnh nhân
có triệu chứng đau bụng chiếm 97,4-100%, còn
nôn ói chiếm 81,6-100%(10,13). Hầu hết bệnh nhân
có triệu chứng đau bụng diễn tiến từ từ, trung
bình 1,7 ngày từ lúc khởi phát đến khi được
chẩn đoán. Hai triệu chứng thực thể phổ biến
nhất là chướng bụng (90%) và tăng nhu động
ruột (85,7%). Vì kích thước bã thức ăn không
lớn, kèm với tình trạng chướng bụng nhiều, nên
triệu chứng sờ thấy khối bã rất thấp, chỉ khoảng
3,3%. Tỉ lệ này theo Nguyễn Văn Hải(10) là 2,6%,
còn theo Hà Văn Quyết(6) là 17%.
Về phương diện hình ảnh học, XQ bụng
đứng không sửa soạn chỉ có vai trò chẩn đoán
xác định tắc ruột cơ học. Đối với siêu âm, tỉ lệ
thấy được bã thức ăn gây tắc ruột thay đổi từ
2,6-88% trong nhiều nghiên cứu(10,2,3,7). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, không có trường
hợp nào chẩn đoán được nguyên nhân bã
thức ăn gây tắc ruột dựa vào 2 phương tiện
hình ảnh này. Theo các tác giả trước đây, tỉ lệ
chẩn đoán được tắc ruột do bã thức ăn rất
thấp, chỉ khoảng 3-18%(10,9,6,8). Cũng như tác
giả Nguyễn Văn Hải(10), chúng tôi nghĩ muốn
chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn, trước tiên
phải nghĩ đến nó trước, từ đó khai thác thật
kỹ các yếu tố thuận lợi trên bệnh nhân. Bên
cạnh đó, chúng tôi dựa vào giá trị của CT scan
trong chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột. Tỉ lệ
chẩn đoán được tắc ruột do bã thức ăn trước
mổ của chúng tôi khá cao, đến 46,7%, trong
đó có 8/14 trường hợp (57,1%) là dựa vào kết
quả CT scan. Trên CT scan, tắc ruột do bã
thức ăn cho hình ảnh một khối có hình bầu
dục hoặc hình tròn nằm ngay ranh giới giữa
ruột dãn và ruột xẹp, có vỏ bao rõ, đậm độ
hỗn hợp giữa khí và mô mềm, không bắt
thuốc cản quang. Theo các tác giả nước ngoài,
CT scan có tỉ lệ chẩn đoán được tắc ruột do bã
thức ăn khoảng 77,8-100%(1,2,14), và là phương
tiện hình ảnh có giá trị nhất trong chẩn đoán.
Dựa vào CT scan, ta còn có thể xác định số
lượng, vị trí, kích thước khối bã.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng Quát 57
Tất cả các trường hợp đều được chỉ định mổ
cấp cứu, trong đó có 4 trường hợp (13,3%) được
chỉ định mổ nội soi. Do hạn chế của thiết kế
nghiên cứu, cũng như số liệu của nhóm mổ nội
soi còn ít, chúng tôi không đưa ra so sánh giữa 2
nhóm mổ mở và nội soi. Ở nhóm mổ mở,
phương pháp được lựa chọn chủ yếu là đẩy bã
xuống manh tràng (53,8%). Những yếu tố gây
khó khăn cho phẫu thuật viên là kích thước khối
bã quá lớn, khối bã dính chặt vào thành ruột và
ruột bên dưới dính nhiều. Phương pháp kế tiếp
được lựa chọn là xẻ ruột lấy khối bã (38,5%).
Chúng tôi có 2 ca phải cắt đoạn ruột, nối tận-tận
(7,7%). Nhược điểm của 2 phương pháp này là
có nguy cơ bục xì chỗ khâu ruột. Tỉ lệ này theo
Hà Văn Quyết(6) đến 13%. Chúng tôi, cũng như
một số tác giả khác, không có trường hợp nào có
biến chứng này cần phải mổ lại(10,1,13). Ở nhóm
mổ nội soi, tỉ lệ thành công đẩy khối bã xuống
manh tràng là 75%. Một trường hợp thất bại
phải chuyển mổ mở vì khối bã quá lớn, dính
chặt vào thành ruột. Trường hợp này cũng
không thể dùng tay bóp đẩy khối bã mà phải xẻ
ruột lấy khối bã. Cũng như ý kiến của một số tác
giả khác, chúng tôi nhận thấy những yếu tố có
thể gây khó khăn cho mổ nội soi là: tình trạng
ruột chướng nhiều làm hẹp phẫu trường, kích
thước khối bã quá lớn hay khối bã dính quá
chặt, ruột dính nhiềuTỉ lệ biến chứng sau mổ
là 10%, tỉ lệ tử vong là 3,3%. Theo các tác giả
khác, tỉ lệ biến chứng sau mổ dao động khoảng
13-16,7%, còn tỉ lệ tử vong là 0%(10,1,13).
Theo ghi nhận trong mổ, có 16,7% trường
hợp có từ 2 khối bã trở lên. Tỉ lệ có nhiều khối
bã trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải chỉ có
2,6%(10). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu nước
ngoài, tỉ lệ này cao hơn nhiều. Yakan(13) ghi nhận
21,4% trường hợp có 2 khối bã. Còn theo
Erzurumlu(3), có 17,6% trường hợp có 2 khối bã,
5,9% trường hợp có trên 2 khối bã. Bỏ sót khối
bã ở phía trên chỗ tắc là một trong những
nguyên nhân gây tắc ruột do bã thức ăn tái phát
sớm trong thời kỳ hậu phẫu. Vị trí phổ biến của
bã thức ăn là hồi tràng (69%). Điều này phù hợp
với lý thuyết cho rằng tắc ruột do bã thức ăn hay
gặp ở đoạn cuối hồi tràng do đường kính ruột
nhỏ và có van hồi manh tràng. Theo
Verstandig(12), tắc ruột cao ở đoạn đầu hồi tràng
và hỗng tràng có thể do dính ruột sau mổ góp
phần vào. Chúng tôi không có trường hợp nào
có kèm bã thức ăn ở dạ dày, trong khi theo các
tác giả nước ngoài, tỉ lệ này có thể lên đến
23,2%(3,11).
Trong thời gian nghiên cứu, có 2 trường hợp
tái phát, chiếm tỉ lệ 7,1%. Tỉ lệ này theo tác giả
Hà Văn Quyết là 10%(6), còn đối với các tác giả
nước ngoài là 0%(2,13). Chúng tôi nhận thấy, phẫu
thuật chỉ là biện pháp tạm thời giải quyết
nguyên nhân tắc nghẽn cấp tính, chứ không
phải là phương pháp triệt để. Vì vậy, để tránh
tái phát, cần loại bỏ các yếu tố thuận lợi như gỡ
dính ruột, cắt đoạn ruột bị hẹp, tư vấn bệnh
nhân chuyển sang chế độ ăn ít chất xơ (nhất là
những bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật
dạ dày).
KẾT LUẬN
Tắc ruột do bã thức ăn là bệnh hiếm gặp,
khả năng chẩn đoán được trước mổ còn hạn chế.
Dựa vào các yếu tố thuận lợi và giá trị của CT
scan bụng, ta có thể cải thiện khả năng chẩn
đoán. Phẫu thuật là cách điều trị tốt nhất cho
bệnh nhân. Trong một số trường hợp, phẫu
thuật nội soi có thể được lựa chọn. Bên cạnh đó,
cần phải tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân trước
khi ra viện để tránh tái phát, đặc biệt là trên
nhóm bệnh nhân có tiền căn mổ dạ dày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bedioui H, Daghfous A, Ayadi M, Noomen R, Chebbi F, Rebai
W, et al. (2008). A report of 15 cases of small-bowel obstruction
secondary to phytobezoars: predisposing factors and diagnostic
difficulties. Gastroenterol Clin Biol, 32(6-7): 596-600.
2. Dirican A, Unal B, Tatli F, Sofotli I, Ozgor D, Piskin T, et al.
(2009). Surgical treatment of phytobezoars causes acute small
intestinal obstruction. Bratisl Lek Listy, 110(3): 158-161.
3. Erzurumlu K, Malazgirt Z, Bektas A, Dervisoglu A, Polat C,
Senyurek G, et al. (2005). Gastrointestinal bezoars: a
retrospective analysis of 34 cases. World J Gastroenterol, 11(12):
1813-1817.
4. Escamilla C, Robles CR, Parrilla PP, Lujan MJ, Liron RR,
Torralba MJA (1994). Intestine obstruction and bezoars. J Am
Coll Surg, 178: 285-288.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 58
5. Ghosheh B, Salameh JR (2007). Laparoscopic approach to acute
small bowel obstruction: review of 1061 cases. Surg Endosc,
21(11): 1945-1949.
6. Hà Văn Quyết, Trần Đức Tiến, Nguyễn Đức Tiến (1995). Tắc
ruột do bã thức ăn. Ngoại khoa, Số chuyên đề "Hội nghị ngoại
khoa về cấp cứu bụng và cơ quan vận động" (các tỉnh phía Bắc):
111-114.
7. Ko YT, Lim JH, Lee DH, Lee HW, Lim JW (1993). Small bowel
obstruction: sonographic evaluation. Radiology, 188(3): 649-653.
8. Lo CY, Lau PW (1994). Small bowel phytobezoars: an
uncommon cause of small bowel obstruction. Aust N Z J Surg,
64(3): 187-189.
9. Nguyễn Đình Hối, Hà Văn Quyết