Khi nói đến sự lựa chọn công việc phù hợp, đừng bỏ qua cá tính của bản thân
bởi đó là điều quan trọng đưa bạn đến con đường sự nghiệp thích hợp, không
chỉ vì lý do tài chính mà còn vì chất lượng cuộc sống.
Hiểu rõ về cá tính của mình có thể giúp bạn chọn được một lĩnh vực nghề
nghiệp đúng đắn, giúp bạn quản lý tốt hơn những thách thức trong công việc.
Dưới đây là một số công việc phù hợp với những người hay nói và thích nói.
Tất nhiên những công việc này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ hơn so
với việc chuyện trò đơn thuần nhưng xuất phát điểm, bạn phải là một người
hay nói.Quan hệ công chúng
Dường như không có nghề nghiệp nào đòi hỏi nhiều hiểu biết về cách giao
tiếp hơn so với những chuyên gia quan hệ công chúng. Bạn thường thấy
những người đại diện cho công ty phát biểu trong thời gian công ty khủng
hoảng hay trong các vụ tranh chấp bởi họ có tài diễn thuyết, thuyết phục rất
tốt.
Nói trước công chúng là một kỹ năng có thể không đòi hỏi bạn phải tập luyện
hàng ngày, nhưng các chuyên gia quan hệ công chúng cần phải quen với việc
này và cảm thấy thoải mái mỗi khi thực hiện, kể cả là tình huống bất ngờ. Để
trở thành một chuyên gia quan hệ công chúng thành công, bạn phải rèn luyện
để làm một người giao tiếp tuyệt vời ở mọi tình huống.
Nhân viên bán hàng
Điều gì giúp bạn trở thành một người bán hàng thành công? Bạn cần phải có
tính cách hướng ngoại, có tài ăn nói để dễ dàng thuyết phục và gây ảnh hưởng
với khách hàng để họ quyết định mua hàng
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 10 Nghề dành cho người nói nhiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 nghề dành cho người...
nói nhiều
Quan hệ công chúng, phóng viên tin tức, huấn luyện viên... là những lựa chọn
phù hợp cho người có khả năng giao tiếp.
10 nghề dành cho người... nói nhiều
Khi nói đến sự lựa chọn công việc phù hợp, đừng bỏ qua cá tính của bản thân
bởi đó là điều quan trọng đưa bạn đến con đường sự nghiệp thích hợp, không
chỉ vì lý do tài chính mà còn vì chất lượng cuộc sống.
Hiểu rõ về cá tính của mình có thể giúp bạn chọn được một lĩnh vực nghề
nghiệp đúng đắn, giúp bạn quản lý tốt hơn những thách thức trong công việc.
Dưới đây là một số công việc phù hợp với những người hay nói và thích nói.
Tất nhiên những công việc này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và trình độ hơn so
với việc chuyện trò đơn thuần nhưng xuất phát điểm, bạn phải là một người
hay nói.
Quan hệ công chúng
Dường như không có nghề nghiệp nào đòi hỏi nhiều hiểu biết về cách giao
tiếp hơn so với những chuyên gia quan hệ công chúng. Bạn thường thấy
những người đại diện cho công ty phát biểu trong thời gian công ty khủng
hoảng hay trong các vụ tranh chấp bởi họ có tài diễn thuyết, thuyết phục rất
tốt.
Nói trước công chúng là một kỹ năng có thể không đòi hỏi bạn phải tập luyện
hàng ngày, nhưng các chuyên gia quan hệ công chúng cần phải quen với việc
này và cảm thấy thoải mái mỗi khi thực hiện, kể cả là tình huống bất ngờ. Để
trở thành một chuyên gia quan hệ công chúng thành công, bạn phải rèn luyện
để làm một người giao tiếp tuyệt vời ở mọi tình huống.
Nhân viên bán hàng
Điều gì giúp bạn trở thành một người bán hàng thành công? Bạn cần phải có
tính cách hướng ngoại, có tài ăn nói để dễ dàng thuyết phục và gây ảnh hưởng
với khách hàng để họ quyết định mua hàng.
Nhà tạo mẫu tóc
Công việc của nhà tạo mẫu tóc xoay quanh việc xử lý và sáng tạo các kiểu tóc
khác nhau cho khách hàng. Ngoài những hiểu biết về chuyên ngành, các nhà
tạo mẫu tóc phải có kỹ năng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ với những
khách hàng trung thành của họ.
Phóng viên tin tức
Các phóng viên mảng tin tức đòi hỏi phải có khả năng trình bày, ít nhất là có
thể giới thiệu, truyền đạt thông tin, lên hình hay vào vai phóng viên hiện
trường... Những người này cần phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời để thu hút
công chúng quan tâm đến vấn đề của họ.
Y tá
Kỹ năng giao tiếp là cực kỳ quan trọng trong công tác điều dưỡng, không chỉ
với bệnh nhân mà với tất cả các thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe.
Thất bại trong việc giao tiếp tốt với bệnh nhân ngay lập tức sẽ phá hủy mối
quan hệ tinh tế giữa y tá và các bệnh nhân cũng như làm mất uy tín của bệnh
viện. Bởi một khi bệnh nhân không tin tưởng vào các y tá, họ cũng dẫn mất
lòng tin vào bệnh viện.
Giáo viên và giáo sư
Công việc giảng dạy được cho là chỉ cần có 50% kiến thức và 50% còn lại là
các kỹ năng về giao tiếp. Những người làm việc trong lĩnh vực này phải giao
tiếp nhiều với học sinh, sinh viên, các quản trị viện cũng như các bậc phụ
huynh. Việc giao tiếp tốt sẽ giúp họ lấy được thiện cảm của mọi người và dễ
dàng thành công hơn trên con đường sự nghiệp.
Nha sĩ
Nghe có vẻ nghề nha sĩ không liên quan gì đến việc nói ít hay nhiều, tuy
nhiên, thực tế, các bệnh nhân thường cảm thấy tự tin hơn với các nha sĩ có
khả năng giao tiếp tốt, thể hiện được sự quan tâm chăm sóc và lòng từ bi của
người thầy thuốc. Kỹ năng giao tiếp tốt là hữu ích cho sự thành công trong
các công việc mang tính cá nhân.
Nhân viên chăm sóc khách hàng
Đây là công việc đòi hỏi sự giao tiếp chủ động với khách hàng qua điện thoại,
tương tác với khách hàng bằng e-mail, fax hoặc nói chuyện trực tiếp. Vì vậy,
kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng là rất quan trọng. Khách hàng biết
đến dịch vụ của bạn và có ở lại lâu dài với các bạn hay không, điều đó hoàn
toàn phụ thuộc vào việc bạn thuyết phục họ như thế nào.
Tư vấn tuyển sinh đại học
Kỹ năng giao tiếp là rất cần thiết bởi vì công việc của một quản trị viên liên
quan đến công việc và cộng tác với những người khác. Họ gặp gỡ với các
quản trị viên khác, học sinh, phụ huynh, và đại diện của các tổ chức cộng
đồng.
Huấn luyện viên
Những người làm huấn luyện viên thường có tính cách hướng ngoại, khả năng
giao tiếp xuất sắc, kỹ năng thúc đẩy mọi người và nhạy cảm với nhu cầu của
người khác. Kỹ năng ăn nói, thuyết phục tốt sẽ giúp các huấn luyện viên trò
chuyện, định hướng cho học viên tốt hơn để đạt thành tích cao.