Mục tiêu: Xác định nguyên nhân và các biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Đánh giá hiệu quả
của chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp tại Khoa Nhi sơ sinh - Bệnh viện Trung ương Huế.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh: Nhiễm khuẩn sơ sinh (51,9%), ngạt (35%), suy hô hấp không do
nhiễm khuẩn (12,9%) và tim bẩm sinh (10,2%). Phần lớn trẻ sơ sinh suy hô hấp được chăm sóc theo đúng qui
trình điều dưỡng, giúp cải thiện tình trạng suy hô hấp bằng các biện pháp: Khai thông đường thở, cung cấp oxy
đối với trẻ tự thở được hoặc hô hấp hỗ trợ đối với trẻ suy hô hấp nặng.
Kết luận: Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh: Nhiễm khuẩn sơ sinh (51,9%), ngạt (35%), suy hô hấp không
do nhiễm khuẩn (12,9%) và tim bẩm sinh (10,2%). Triệu chứng lâm sàng suy hô hấp sơ sinh: Thần kinh (kém
linh hoạt 59,2%, hôn mê 2,8%), có tím da chiếm 75,9%, triệu chứng về hô hấp (nhịp thở không đều 41,7%, thở
rên 51,9%, rút lõm lồng ngực 27,8%, tần số thở 60 – 90 l/ph chiếm đa số 86,1%). Kết quả chăm sóc - điều trị:
Khỏi không bị di chứng 91,7%; tỉ lệ tử vong 6,4% và di chứng não thiếu khí 1,9%.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 12 Đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp tại khoa Nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 77
12 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH SUY HÔ HẤP
TẠI KHOA NHI SƠ SINH BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Trần Thị Yến Linh*, Lê Thị Hảo*, Cao Thị Phương Oanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định nguyên nhân và các biểu hiện lâm sàng của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Đánh giá hiệu quả
của chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy hô hấp tại Khoa Nhi sơ sinh - Bệnh viện Trung ương Huế.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh: Nhiễm khuẩn sơ sinh (51,9%), ngạt (35%), suy hô hấp không do
nhiễm khuẩn (12,9%) và tim bẩm sinh (10,2%). Phần lớn trẻ sơ sinh suy hô hấp được chăm sóc theo đúng qui
trình điều dưỡng, giúp cải thiện tình trạng suy hô hấp bằng các biện pháp: Khai thông đường thở, cung cấp oxy
đối với trẻ tự thở được hoặc hô hấp hỗ trợ đối với trẻ suy hô hấp nặng.
Kết luận: Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh: Nhiễm khuẩn sơ sinh (51,9%), ngạt (35%), suy hô hấp không
do nhiễm khuẩn (12,9%) và tim bẩm sinh (10,2%). Triệu chứng lâm sàng suy hô hấp sơ sinh: Thần kinh (kém
linh hoạt 59,2%, hôn mê 2,8%), có tím da chiếm 75,9%, triệu chứng về hô hấp (nhịp thở không đều 41,7%, thở
rên 51,9%, rút lõm lồng ngực 27,8%, tần số thở 60 – 90 l/ph chiếm đa số 86,1%). Kết quả chăm sóc - điều trị:
Khỏi không bị di chứng 91,7%; tỉ lệ tử vong 6,4% và di chứng não thiếu khí 1,9%.
Từ khoá: Suy hô hấp, trẻ sơ sinh.
ABSTRACT
EVALUATING THE EFFECTIVENESS OF NURSING CARE IN NEWBORN WITH RESPIRATORY
DISTRESS AT THE NEONATAL WARD, PEDIATRIC DEPARTMENT, HUE CENTRAL HOSPITAL.
Tran Thi Yen Linh, Le Thi Hao, Cao Thi Phuong Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 77 - 82
Objectives: Determining the causes and clinical manifestations of respiratory distress in newborn.
Evaluating the effectiveness of nursing care in newborn with respiratory distress at the Pediatric Department -
Hue Central Hospital.
Methods: Cross-sectional descriptive study.
Results: The causes of neonatal respiratory distress consist of materno pretal infection (51.9%), asphyxia
(35%), non-infectious respiratory distress (12.9%) and congenital heart disease (10.2%). Most newborn with
respiratory distress were given with standard nursing care helping to improve the status of respiratory distress by
liberating the airway, providing oxygen to the newborn with spontaneous breathing or respiratory support for
children with severe respiratory distress.
Conclusions: The causes of neonatal respiratory distress consist of materno-fetal infection (51.9%), asphyxia
(35%), non-infectious respiratory distress (12.9%) and congenital heart disease (10.2%). The clinical symptoms
of neonatal respiratory distress are: Neurologic symptoms (less alert 59.2%, coma 2.8%), cyanosis (75.9%),
respiratory symptoms (irregular rhythm 41.7%, stunting 51.9%, thorax contraction 27.8%, respiratory rate 60-
90 rhythm/minute (86.1%). The results of care and treatment are as follows: Recovery without sequela (91.7%),
the mortality rate is 6.4% and anoxic cerebral sequela is 1.9%.
* Bệnh viện Trung ương Huế
Tác giả liên lạc: ĐD Trần Thị Yến Linh. ĐT: 0982756480, Email: yenlinh72@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 78
Key words: Respiratory distress, newborn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy hô hấp là một hội chứng rất hay gặp ở
thời kỳ sơ sinh, nhất là những ngày đầu sau
sinh và trên lâm sàng sẽ có các triệu chứng suy
hô hấp biểu hiện bằng rút lõm lồng ngực, thở
rên, thường kèm theo ngưng thở. Suy hô hấp
cấp sơ sinh là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, tỷ
lệ di chứng và tử vong cao, cần được quan tâm
ở trẻ em, nhất là tại các nước đang phát triển
như nước ta. Tử vong do suy hô hấp đứng hàng
đầu của tử vong sơ sinh(7,8,9). Theo báo cáo ở Mỹ
(2002), tỷ lệ tử vong sơ sinh do suy hô hấp trong
tổng trẻ em dưới 1 tuổi là 943/28034 (33,6%)(1).
Phần lớn tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi xảy ra
trong 28 ngày đầu của đời sống đặc biệt là giai
đoạn sơ sinh sớm. Điều này liên quan đến
những vấn đề như nhiễm khuẩn, rối loạn bẩm
sinh, ngạt sau sinh, đẻ non/nhẹ cân.
Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh thường do
phổi non, sanh ngạt, viêm phổi, bệnh lý não, tim
cùng các hậu quả do thiếu oxy như tổn thương
não, phổi, nhiễm khuẩn huyết, suy tim.
Do đó, vấn đề chăm sóc các trường hợp suy
hô hấp sơ sinh đòi hỏi được thực hiện theo một
qui trình điều dưỡng nghiêm ngặt, được thực
hiện bởi các điều dưỡng nhi nhằm hạn chế
những tổn thương do thiếu oxy sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế các tổn
thương cơ quan và cải thiện tình hình tử vong.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định nguyên nhân và các biểu hiện lâm
sàng của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Đánh giá hiệu quả của chăm sóc trẻ sơ sinh
bị suy hô hấp tại Khoa Nhi sơ sinh - Bệnh viện
Trung ương Huế.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 108 trẻ giai đoạn sơ sinh sớm (0-6 ngày
tuổi) vào viện tại phòng Nhi Sơ sinh Bệnh viện
Trung ương Huế có biểu hiện suy hô hấp.
Thời gian: Từ tháng 01/2010 đến tháng
12/2010.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Tế Thế giới
2003.
Lâm sàng: Có 1 trong 6 biểu hiện sau:
Tần số thở ≥ 60 lần/phút.
Tần số thở < 30 lần/phút.
Tím: Môi, dưới lưỡi, đầu chi, toàn thân.
Thở rên thì thở ra.
Rút lõm lồng ngực.
Có cơn ngưng thở trên 20 giây(7,11).
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ sơ sinh có các bệnh lý về cơ da (viêm mô
dưới da, apxe cơ, trẻ bị sang chấn có bướu máu),
thiếu máu (chỉ chọn Hct < 30%). Các dị tật bẩm
sinh nặng phối hợp trừ tim bẩm sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Chọn bệnh nhân thoả mãn tiêu
chuẩn chọn bệnh. Hoàn tất các phần hành chính
vào phiếu nghiên cứu: Tên, ngày giờ tuổi, địa
chỉ, nơi chuyển đến, lý do chuyển viện.
Bước 2: Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng:
Hỏi bệnh sử, tiền sử: Tuổi thai, khai thác các
yếu tố nguy cơ của mẹ, apgar lúc sinh, và quá
trình bệnh lý.
Khám lâm sàng: Nhiệt độ, cân nặng, tuổi
thai, tình trạng ý thức, nhận định tình trạng suy
hô hấp.
Bước 3: Thực hiện các qui trình điều dưỡng
đối với trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, bao gồm:
Khai thông đường thở: Tư thế nằm ngửa cổ;
hút dịch hầu họng
Đặt ống thông dạ dày để hút làm rỗng dạ
dày.
Điều hòa thân nhiệt: Trẻ được nằm ở bàn
sưởi ấm hoặc lồng kính, nhiệt độ tùy theo cân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 79
nặng để duy trì thân nhiệt ổn định 36,5 – 370C.
Thở Oxy: Khi PaO2 < 70 mmHg. Thở oxy qua
lều, mặt nạ hay ống thông mũi (1 mũi hay 2
mũi) nếu trẻ tự thở được.
Thông khí hỗ trợ (thở áp lực dương liên tục
hay thở máy).
Bù dịch, điện giải, duy trì năng lượng.
Thực hiện y lệnh điều trị nguyên nhân:
+ Chống toan máu.
+ Chống nhiễm khuẩn.
+ Dùng Surfactant (bệnh màng trong).
+ Điều trị ngoại khoa: Dị tật thoát vị cơ
hoành.
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y
học bằng phần mềm MedCalc 10.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm lâm sàng suy hô hấp sơ sinh
Bảng 1. Phân bố bệnh theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần) n %
<28 2 1,9
28 - 32 29 26,8
33 - 37 38 35,2
38 - 42 30 27,8
≥42 9 8,3
Tổng 108 100
X ± SD 35 ± 4,1
* Nhận xét: Tuổi thai trung bình của nhóm
bệnh là 35 ± 4,1 tuần, đa số dưới 37 tuần chiếm
69,9%, nhóm 33 - 37 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất
35,2% sau đó là 38 - 42 tuần chiếm 27,8%.
Bảng 2. Phân bố bệnh theo cân nặng
Cân nặng (g) n %
<1500 24 22,2
1500 - 1999 28 25,9
2000 - 2500 25 23,1
>2500 31 28,8
Tổng 108 100
X ± SD 2107,7 ± 737,5
* Nhận xét: Nhóm bệnh có cân nặng trung
bình là 2107,7 ± 737,5g, đa số dưới 2500g (72,2%)
trong đó nhóm từ 1500 - 1999g chiếm tỷ lệ cao
nhất là 25,9%.
Bảng 3. Phân bố bệnh theo giới
Giới n %
Nam 61 56,5
Nữ 47 43,5
Tổng 108 100
* Nhận xét: Tỷ lệ nam (56,5%) và nữ (43,5%)
ở nhóm bệnh là tương đương nhau (p > 0,05).
Bảng 4. Phân bố theo địa phương
Địa phương n %
Thành phố Huế 23 21,3
Các huyện Thừa Thiên Huế 72 66,7
Ngoại tỉnh 13 12
Tổng 108 100
* Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp vào
viện ở các huyện Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ
cao nhất (66,7%).
Bảng 5. Tiền sử lúc sinh của mẹ
Tiền sử Số bệnh nhân n =108 %
Mẹ bị sốt lúc sinh 1 0,9
Chuyển dạ kéo dài 20 18,5
Thời gian rặn đẻ kéo dài 15 13,9
Thời gian vỡ ối sớm >12 giờ 15 13,9
Nước ối bẩn 17 15,7
Đẻ can thiệp 32 29,6
Bệnh lý bánh nhau (rau tiền đạo,
rau bong non, rau bám thấp) 8 7,4
* Nhận xét: Tiền sử mẹ liên hệ ở nhóm bệnh
chiếm tỷ lệ cao là đẻ can thiệp (29,6%), chuyển
dạ kéo dài (18,5%), ối bẩn (15,7%), và ối vỡ sớm
trên 12 giờ (13,9%) cũng như rặn đẻ kéo dài
(13,9%).
Bảng 6. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân suy hô hấp Số bệnh nhân (n =108) %
Ngạt 27 25
Nhiễm khuẩn sơ sinh 56 51,9
Tim bẩm sinh 11 10,2
Suy hô hấp không do nhiễm
khuẩn 14 12,9
Tổng 108 100
* Nhận xét: Nguyên nhân gây suy hô hấp
gặp nhiều ở nhóm bệnh là nhiễm khuẩn sơ
sinh (51,9%), ngạt (35%), suy hô hấp không do
nhiễm khuẩn (12,9%) và tim bẩm sinh (10,2%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 80
Bảng 7. Triệu chứng lâm sàng suy hô hấp sơ sinh
Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhân (n=108) %
Tỉnh 41 38
Kém linh hoạt 64 59,2 Thần kinh
Hôn mê 3 2,8
Không tím 26 24,1
Da
Tím 82 75,9
Thở đều 64 59,3
Không đều 44 41,7
Thở rên 56 51,9
Rút lõm lồng ngực 30 27,8
<60 l/ph 6 5,6
60 – 90 l/ph 93 86,1 Tần số thở
>90 l/ph 9 8,3
Nhẹ 29 26,9
Trung bình 60 55,5
Hô
hấp
Mức độ
suy hô
hấp Nặng 19 17,6
≤100 l/ph 0 0
100-160 l/ph 93 86,1
>60 l/ph 15 13,9 Tần số tim
( X ± SD) 138,6 ± 15,9
* Nhận xét: Các triệu chứng lâm sàng dương
tính ghi nhận ở nhóm bệnh bao gồm triệu
chứng về thần kinh (kém linh hoạt 59,2%, hôn
mê 2,8%), có tím da chiếm 75,9%, triệu chứng về
hô hấp (nhịp thở không đều 41,7%, thở rên
51,9%, rút lõm lồng ngực 27,8%, tần số thở 60 –
90 l/ph chiếm đa số 86,1%, tần số thở > 90 l/ph
chiếm 8,3%, mức độ suy hô hấp vừa chiếm đa số
55,6%, sau đó là suy hô hấp nhẹ và nặng) và tim
mạch (tần số tim trung bình là 138,6 ± 15,9 trong
đó 100 – 160 l/ph chiếm đa số 86,1%, trên 160
l/ph
chiếm 13,9%).
Hiệu quả chăm sóc suy hô hấp sơ sinh
Bảng 8. Thực hiện các biện pháp chăm sóc sơ sinh
suy hô hấp
Chăm sóc điều dưỡng Số lượng bệnh nhân Tỉ lệ %
Hút dịch hầu hong 108 100
Đặt ống thông dạ dày 93 86,1
Nằm lồng kính sưởi ấm 108 100
Thở oxy 76 70,4
Thở CPAP 32 29,6
Bù dịch, điện giải 108 100
Dùng surfactant 24 22,2
Chuyển ngoại phẫu thuật
thoát vị cơ hoành 7 6,5
* Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân suy hô hấp
được chăm sóc theo qui trình điều dưỡng và
thực hiện y lệnh điều trị đặc hiệu giải quyết
nguyên nhân.
Bảng 9. Kết quả chăm sóc - điều trị
Kết quả điều trị Số lượng (n) Tỉ lệ
Khỏi, không bị di chứng 99 91,7
Bị di chứng não thiếu khí 2 1,9
Tử vong 7 6,4
* Nhận xét: Phần lớn trẻ sơ sinh suy hô hấp
được chăm sóc và điều trị khỏi không bị di
chứng. Tỉ lệ tử vong 6,4% và di chứng não thiếu
khí 1,9%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng suy hô hấp sơ sinh
Tuổi: Qua nghiên cứu trên 108 bệnh nhi sơ
sinh, kết quả phân bố bệnh theo tuổi thai từ
bảng 1 cho thấy tuổi thai trung bình của nhóm
bệnh là 35 ± 4,1 tuần trong đó đa số là dưới 37
tuần chiếm 69,9%, nhóm 33 - 37 tuần chiếm tỷ lệ
cao nhất 35,2%, sau đó là nhóm 38 - 42 tuần
(27,8%) và 28 - 32 tuần (26,8%) như vậy tuổi thai
phân bố chủ yếu là đẻ non (< 37 tuần).
Điều này cũng phù hợp vì trẻ bị suy hô
hấp trong các bệnh lý sơ sinh gặp nhiều ở trẻ
đẻ non hơn đủ tháng, nhóm 33 - 37 tuần
chiếm tỷ lệ cao phù hợp với thống kê phân bố
tuổi thai. Mặt khác ở trẻ đẻ non có nhiều nguy
cơ, khi xảy ra bệnh lý dễ ảnh hưởng đến hô
hấp gây suy hô hấp(2).
Nghiên cứu của Clark trên 49 trẻ sơ sinh có
suy hô hấp có phân bố tuổi thai trung bình là 29
(27 – 31) tuần, cũng chủ yếu là đẻ non(5).
Cân nặng: Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.2
cho thấy nhóm bệnh có cân nặng trung bình
2107,7 ± 737,5g, đa số cân nặng dưới 2500g
(72,2%), nhóm 1500 - 1999g chiếm tỷ lệ cao nhất
trong nhóm dưới 2500g (25,9%). Sự phân bố cân
nặng này cũng phù hợp với tuổi thai đẻ non
dưới 37 tuần đã nói trên.
Giới: Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.3 cho
thấy tỷ lệ nam/nữ ở nhóm bệnh là tương đương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 81
(56,5%/43,5%). Như vậy tỷ lệ mắc bệnh ở đây
không ảnh hưởng đến giới.
Địa phương: Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.4
cho thấy đa số bệnh nhi ở nhóm bệnh đều đến
từ các huyện Thừa Thiên Huế với tỷ lệ là 66,7%
(72/108) hay tỷ lệ trẻ vào viện ở nông thôn cao
hơn thành thị. Điều này có thể giải thích những
thai phụ ở thành phố đa số là cán bộ, điều kiện
kinh tế cũng như quản lý thai nghén đầy đủ
hơn, khi chuyển dạ thường vào tuyến trung
ương để theo dõi kỹ nên ít nguy cơ hơn, còn
những thai phụ ở tuyến huyện thường do công
việc, không khám thai đều đặn, khi chuyển dạ
vào tuyến huyện hay để nặng vào tuyến trên dễ
có nguy cơ bệnh lý sau sinh.
Tiền sử lúc sinh của mẹ và nguyên nhân gây
bệnh: Kết quả nghiên cứu trên 108 bệnh nhi sơ
sinh có suy hô hấp từ bảng 5, chúng tôi khai
thác được một số tiền sử liên hệ đến trẻ trong đó
nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao là đẻ can thiệp
(29,6%), chuyển dạ kéo dài (18,5%), ối bẩn
(15,7%), và ối vỡ sớm trên 12 giờ (13,9%) cũng
như rặn đẻ kéo dài (13,9%).
Các yếu tố nguy cơ trên rất quan trọng trong
vấn đề chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp và
tiên lượng bệnh. Từ bảng 6, chúng tôi cũng ghi
nhận được một số nguyên nhân suy hô hấp gặp
nhiều ở nhóm bệnh là nhiễm khuẩn sơ sinh
chiếm đa số 51,9%, thứ đến là ngạt (25%), suy hô
hấp không do nhiễm khuẩn 12,9% và tim bẩm
sinh chiếm tỷ lệ thấp 10,2%.
Triệu chứng lâm sàng của trẻ sơ sinh suy hô
hấp: Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận một số
triệu chứng lâm sàng dương tính ở 108 trẻ sơ
sinh có suy hô hấp (bảng 7) bao gồm:
Triệu chứng về thần kinh như kém linh hoạt
chiếm đa số 59,2% (64/108), hôn mê chỉ có 3
trường hợp chiếm 2,8%.
Có tím da chiếm đa số 75,9% (82/108).
Triệu chứng về hô hấp như nhịp thở không
đều chiếm 41,7% (44/108), thở rên 51,9% (56/108),
rút lõm lồng ngực 27,8% (30/108), tần số thở 60 -
90 lần/phút chiếm tỷ lệ cao nhất 86,1% (93/108)
sau đó là tần số thở trên 90 lần/phút chiếm 8,3%
(9/108), tần số thở dưới 60 lần/phút chỉ có 6
trường hợp chiếm 5,6%.
Mức độ suy hô hấp trung bình chiếm tỷ lệ
cao nhất 55,6% (60/108), suy hô hấp nhẹ chiếm
26,9% (29/108) và suy hô hấp nặng chiếm
17,6% (19/108).
Triệu chứng tim mạch với tần số tim trung
bình là 138,6 ± 15,9 trong đó 100 - 160 lần/phút
chiếm 86,1% (93/108), trên 160 lần/phút chiếm
13,9% (15/108).
Hiệu quả chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp
Phần lớn trẻ sơ sinh suy hô hấp vào điều trị
tại Khoa Nhi sơ sinh Bệnh viện Trung ương Huế
được chăm sóc theo đúng qui trình điều dưỡng,
giúp cải thiện tình trạng suy hô hấp bằng các
biện pháp: Khai thông đường thở, cung cấp oxy
đối với trẻ tự thở được hoặc hô hấp hỗ trợ đối
với trẻ suy hô hấp nặng.
Thực hiện y lệnh điều trị đặc hiệu giải quyết
nguyên nhân gây suy hô hấp như điều trị bệnh
màng trong, thoát vị hoành.
Kết quả, phần lớn trẻ sơ sinh suy hô hấp
được điều trị khỏi không để lại di chứng. Tỉ lệ tử
vong và di chứng thấp. Nguyên nhân gây tử
vong hoặc di chứng là trẻ suy hô hấp kết hợp
với các yếu tố nguy cơ khác như: Non tháng,
nhẹ cân hoặc ngạt nặng. Ghi nhận của các tác
giả cho thấy những trẻ này tỉ lệ tử vong và di
chứng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu
của chúng tôi.
KẾT LUẬN
Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh: Nhiễm
khuẩn sơ sinh (51,9%), ngạt (35%), suy hô hấp
không do nhiễm khuẩn (12,9%) và tim bẩm
sinh (10,2%).
Triệu chứng lâm sàng suy hô hấp sơ sinh:
Thần kinh (kém linh hoạt 59,2%, hôn mê
2,8%), có tím da chiếm 75,9%, triệu chứng về
hô hấp (nhịp thở không đều 41,7%, thở rên
51,9%, rút lõm lồng ngực 27,8%, tần số thở 60
– 90 l/ph chiếm đa số 86,1%, tần số thở >90
l/ph chiếm 8,3%, mức độ suy hô hấp vừa
chiếm đa số 55,6%, sau đó là suy hô hấp nhẹ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 82
và nặng) và tim mạch (tần số tim trung bình là
138,6 ± 15,9 trong đó 100 – 160 l/ph chiếm đa
số 86,1%, trên 160 l/ph chiếm 13,9%).
Kết quả chăm sóc - điều trị: Khỏi không bị di
chứng 91,7%; tỉ lệ tử vong 6,4% và di chứng não
thiếu khí 1,9%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behrman RE, Stanton BF (2007), Chapter 1- Overview of
pediatrics, Nelson textbook of pediatrics, 18th edition, pp. 1-12.
2. Bệnh viện Nhi đồng 2 (2005), "Chăm sóc trẻ sơ sinh suy hô hấp",
Chăm sóc sơ sinh, NXB Y học, tr 38-41.
3. Bộ môn Điều dưỡng - Trường Đại học Y Dược Huế (2010),
"Chăm sóc sơ sinh suy hô hấp", Điều dưỡng nhi khoa, tr 18-22.
4. Bùi Đức Phú (2010), "Suy hô hấp sơ sinh", Hồi sức và chăm sóc
nâng cao sơ sinh, NXB Đại học Huế, tr 37-39.
5. Clark SJ, Newland P, Yoxall CW, Subhedar NV (2004),
Concentrations of cardiac troponin T in neonates with and
without respiratory distress, Fetal and Neonatal, 89, pp. 348-352.
6. Hồ Viết Hiếu, Nguyễn Thị Kiều Nhi, Bùi Bỉnh Bảo Sơn (2009),
Sơ sinh có nguy cơ cao, Giáo trình sau đại học Nhi khoa, nhà
xuất bản đại học Huế, tập 1, tr. 41-50.
7. Hồ Viết Hiếu, Nguyễn Thị Kiều Nhi, Bùi Bỉnh Bảo Sơn (2009),
Suy hô hấp sơ sinh, Giáo trình sau đại học Nhi khoa, nhà xuất
bản đại học Huế, tập 1, tr. 95-116.
8. Huỳnh Thị Duy Hương (2004), “Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ
sinh”, Nhi khoa, chương trình Đại học, nhà xuất bản y học, TP.
Hồ Chí Minh, tập 2, tr. 296-315.
9. Kattwinkel J (2006), Tổng quan và nguyên lý hồi sức, Hồi sức
cấp cứu sơ sinh, bản dịch, nhà xuất bản Y học, tr. 1-9.
10. Trevisanuto D, Zaninotto Z, Altinier S, Plebani M, Zanardo V
(2000), High serum cardiac troponin T concentrations in preterm
infants with respiratory distress syndrome, Acta Pediatrica,
89(9), pp. 1134-1136.
11. World Health Organization (2003), Breathing difficulty,
Managing newborn problems: a guide for doctors, nurses, and
midewives, Geneva, F. 47-53.