Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị của phương pháp hàn xương liên thân đốt (HXLTĐ)
qua lỗ liên hợp bằng đường vào mở nhỏ trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng cùng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, gồm 25 bệnh nhân được điều trị bằng HXLTĐ qua lỗ liên hợp.
Lượng máu mất, thời gian nằm viện và các biến chứng sau mổ được ghi nhận. Chiều cao liên đốt và sự hàn
xương được đánh giá bằng X-quang và CT scan. Hiệu quả lâm sàng được đánh giá bằng thang điểm VAS, ODI
và Macnab.
Kết quả: 25 trường hợp (6 nam, 19 nữ), tuổi trung bình 50, thời gian theo dõi trung bình 16.5 tháng.
Lượng máu mất trung bình: 262 ml, thời gian nằm viện trung bình: 6 ngày. Điểm VAS cải thiện từ 7.8 ± 0.69
đến 2,15 ± 0.58 (p<0.001). ODI sau mổ cải thiện từ 60.9 ± 8.3 đến 17.3 ± 3.2 (p<0.001). Macnab (rất tốt: 20%,
tốt: 70%, khá: 10%). Một trường hợp bị yếu chân nhẹ thoáng qua. Tỷ lệ hàn xương đạt 96%. Phục hồi chiều cao
liên đốt có ý nghĩa từ 9.3 ± 0.9 lên 12.8 ± 0.8 (p<0.001).
Kết luận: HXLTĐ qua lỗ liên hợp bằng đường vào mở nhỏ là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong
điều trị trượt cột sống thắt lưng cùng với tỷ lệ hàn xương cao, và đi lại được sớm sau mổ.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp bằng đường vào mở nhỏ trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng cùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 382
HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP
BẰNG ĐƯỜNG VÀO MỞ NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ
TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG CÙNG
Phạm Vô Kỵ*, Trương Công Thành*, Dương Văn Ngà*, Nguyễn Thanh Hiền*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị của phương pháp hàn xương liên thân đốt (HXLTĐ)
qua lỗ liên hợp bằng đường vào mở nhỏ trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng cùng.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, gồm 25 bệnh nhân được điều trị bằng HXLTĐ qua lỗ liên hợp.
Lượng máu mất, thời gian nằm viện và các biến chứng sau mổ được ghi nhận. Chiều cao liên đốt và sự hàn
xương được đánh giá bằng X-quang và CT scan. Hiệu quả lâm sàng được đánh giá bằng thang điểm VAS, ODI
và Macnab.
Kết quả: 25 trường hợp (6 nam, 19 nữ), tuổi trung bình 50, thời gian theo dõi trung bình 16.5 tháng.
Lượng máu mất trung bình: 262 ml, thời gian nằm viện trung bình: 6 ngày. Điểm VAS cải thiện từ 7.8 ± 0.69
đến 2,15 ± 0.58 (p<0.001). ODI sau mổ cải thiện từ 60.9 ± 8.3 đến 17.3 ± 3.2 (p<0.001). Macnab (rất tốt: 20%,
tốt: 70%, khá: 10%). Một trường hợp bị yếu chân nhẹ thoáng qua. Tỷ lệ hàn xương đạt 96%. Phục hồi chiều cao
liên đốt có ý nghĩa từ 9.3 ± 0.9 lên 12.8 ± 0.8 (p<0.001).
Kết luận: HXLTĐ qua lỗ liên hợp bằng đường vào mở nhỏ là một phương pháp an toàn và hiệu quả trong
điều trị trượt cột sống thắt lưng cùng với tỷ lệ hàn xương cao, và đi lại được sớm sau mổ.
Từ khóa: Hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp; trượt đốt sống; đường vào mở nhỏ.
ABSTRACT
MINI-OPEN TRANSFORAMINAL LUMBAR INTERBODY FUSION FOR TREATMENT OF
LUMBOSACRAL SPONDYLOLISTHESIS
Pham Vo Ky, Truong Cong Thanh, Duong Van Nga, Nguyen Thanh Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 382 - 387
Objectives: The aim of this study is to evaluate the therapeutic effect and safety of the mini-open
transforaminal lumbar interbody fusion (TLIF) procedure on treatment of lumbosacral spondylolisthesis.
Methods: A prospective study included 25 patients with TLIF. Length of hospital day, blood loss, and
complications were recorded. Intervertebral height and fusion status were assessed on X-ray and CT Scan.
Clinical outcomes were evaluated using the visual analog scale (VAS), ODI and Macnab.
Results: There were 25 cases (6 males, 19 females), average aged 50, the mean follow-up period was 16.5
months. Blood loss averaged 262ml, length of hospital day: 6 days. Post-op VAS scores improved from 8.12 ± 1.02
to 2.15 ± 0.16 (p<0.001). Post-op ODI improved from 60.9 ± 8.3 to 17.3 ± 3.2 (p<0.001). Macnab (exellent: 20%,
good: 70% and fair: 10%). Transient mild leg weakness in one case. Fusion rate was 96%. Postoperative
intervertebral height was improved significantly from 9.3 ± 0.9 to 12.8 ± 0.8 (p<0.001).
Conclusions: The mini-open TLIF is a safe and effective method for treatment of lumbosacral
spondylolisthesis with high fusion rate, and early walking after surgery.
* Khoa phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
Tác giả liên lạc: ThS BS Phạm Vô Kỵ Email: phamvoky9999@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 383
Key words: Transforaminal lumbar interbody fusion (TLIF); spondylolisthesis; mini-open approach
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàn xương liên thân đốt (HXLTĐ) qua lỗ
liên hợp là một phương pháp qua đường vào
một bên lỗ liên hợp đặt vào khoảng gian đĩa một
PEEK cage làm cầu nối liền xương, và duy trì
chiều cao liên thân đốt.
Trượt đốt sống là một nguyên nhân gây đau
lưng thường gặp và là một vấn đề sức khỏe
cộng đồng quan trọng, bởi lẽ nó làm giảm chất
lượng cuộc sống và tăng nguy cơ gây tàn phế.
Giải ép thần kinh và làm vững lại cấu trúc cho
cột sống là vấn đề then chốt trong điều trị bệnh
lý này. Để đạt được mục đích điều trị trên, ngày
nay đã có rất nhiều các phương pháp phẫu
thuật được thực hiện như: phương pháp hàn
xương sau bên với cố định ốc vít chân cung;
phương pháp hàn xương liên thân đốt (HXLTĐ)
bằng đường vào lối trước, hoặc lối sau, hoặc
đường vào qua lỗ liên hợp. Về phương diện làm
cứng thì phương pháp hàn xương sau bên với
cố định ốc vít chân cung có tỷ lệ hàn xương chỉ
vào khoảng 68% đến 91%(4,16), cho nên tỷ lệ gãy
vít xảy ra cũng khá nhiều từ 12,4% đến
19,6%(8,13). Trái lại, phương pháp HXLTĐ cho tỷ
lệ hàn xương cao hơn, đạt 93% đến 100%(5,1,2,11),
không những giúp làm vững được cấu trúc cho
cột trước mà còn khôi phục được chiều cao liên
thân đốt sau cắt đĩa rất tốt. Do vậy mà phương
pháp HXLTĐ ngày nay đang có xu hướng được
sử dụng ngày càng phổ biến. Mặc dù đây là
phương pháp có tỷ lệ hàn xương cao, nhưng
mỗi đường vào tiếp cận (qua lối trước; lối sau
hoặc qua lỗ liên hợp) đều có những hạn chế
riêng của nó, đặc biệt là liên quan đến tổn
thương các yếu tố thần kinh, nên đây cũng là
một thách thức khi thực hiện phương pháp này.
Theo một số nghiên cứu gần đây(3,10,15) cho thấy
rằng đường vào qua lỗ liên hợp có khả năng
tiếp cận khoảng gian đĩa một cách rộng rãi mà
không cần phải vén rễ thần kinh nhiều, ít gây
tổn thương rễ sau mổ, do đó mà ngày nay
đường tiếp cận này đang thu hút sự chú ý lớn
của nhiều phẫu thuật viên. Mặt khác, vấn đề tổn
thương mô nềm, mất máu và đau sau mổ cũng
ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả điều trị. Tìm
kiếm một một phương pháp mổ ít xâm lấn,
mang lại hiệu quả điều trị cao, đang là một xu
hướng mới của thế giới. Ứng dụng đường vào
mở nhỏ (mini-open) qua hệ thống ống banh
Caspar, hạn chế được tổn thương mô mềm, ít
đau và ít mất máu sẽ góp phần làm tăng thêm
hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, phương pháp HXLTĐ qua lỗ
liên hợp bằng đường vào mở nhỏ chưa được
ứng dụng một cách phổ biến, cũng như còn
thiếu những nghiên cứu theo dõi lâu dài để
đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp
này. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả
điều trị cho bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng
cùng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm: đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều
trị của phương pháp HXLTĐ qua lỗ liên hợp
bằng đường vào mở nhỏ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cùng
được phẫu thuật HXLTĐ qua lỗ liên hợp, tại
khoa Phẫu thuật Thần kinh, bệnh viện Đa khoa
Kiên Giang, từ năm 2008-2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Trượt đốt sống độ I, độ II (theo phân loại
của Meyerding)
Trượt đốt sống một tầng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trượt độ III, độ IV.
Trượt nhiều hơn một tầng.
Bệnh lý loãng xương nặng.
Bệnh lý toàn thân không cho phép phẫu
thuật
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 384
Theo dõi và đánh giá sau mổ
Tất cả các bệnh nhân được theo dõi, đánh
giá sau mỗi 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và ở lần theo
dõi sau cùng.
-Lượng máu mất trong phẫu thuật, thời gian
nằm viện và các biến chứng sẽ được ghi nhận.
-Chiều cao liên liên đốt và sự hàn xương
được đánh giá bằng X-quang và CT scanner tại
thời điểm ít nhất là 1 năm sau phẫu thuật. Mức
độ hàn xương được đánh giá theo tiêu chuẩn
Bridwell (Bảng 1).
Bảng 1. Phân độ hàn xương liên thân đốt theo
Bridwell
Độ Mô tả
I Hàn xương với sự hiện diện của tổ chức bè xương
II Mảnh xương ghép còn nguyên vẹn, không thấu
quang, nhưng xương chưa có sự gắt kết chặt chẽ.
III Mảnh xương ghép còn nguyên vẹn, có thấu quang ở
phần đỉnh và đáy
IV Không hàn xương với biểu hiện mảnh xương ghép bị
xẹp hoặc bị hủy.
Hiệu quả lâm sàng được đánh giá bằng
thang điểm VAS, ODI và Macnab:
- Đánh giá mức độ đau trước mổ và sau mổ
bằng thang điểm VAS (Visual Analogue Scale).
- Đánh giá mức độ tàn phế trước mổ và sau
mổ bằng thang điểm ODI (Oswestry Disability
Index) (Bảng 2).
Bảng 2: Đánh giá mức độ tàn phế ở bệnh nhân đau
thắt lưng theo ODI
% Mức độ tàn phế
0 – 20% Tàn phế nhẹ
20 – 40% Tàn phế trung bình
40 – 60% Tàn phế nặng
60 – 80% Hoạt động bị giới hạn nhiều, chỉ ở trong nhà
(house-bound)
80 – 100% Chỉ ở tại giường (bed-bound)
Đánh giá kết quả đáp ứng điều trị sau phẫu
thuật theo tiêu chuẩn của Macnab (Bảng 3).
Bảng 3: Tiêu chuẩn Macnab
Kết quả Tiêu chuẩn
Rất tốt Không đau, không hạn chế hoạt động, trở lại được
với công việc bình thường trước kia.
Tốt Giảm đau nhiều, không đau rễ thường xuyên, trở
lại công việc trước kia nhưng hạn chế.
Khá Có cải thiện chức năng một phần, không trở lại
được với công việc trước kia
Xấu Không giảm đau, hoặc đau tăng thêm, thậm chí
cần xem xét sự can thiệp thêm của phẫu thuật.
Phân tích thống kê
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm
SPSS 17.0. Phép kiểm T với mẫu bắt cặp so sánh
hai số trung bình, giá trị p≤0,05 được xem là có ý
nghĩa.
KẾT QUẢ
Tuổi, giới, tầng tổn thương, mức độ trượt,
một số kết quả sớm sau mổ
Bảng 4. Một số đặc điểm của dân số nghiên cứu và
kết quả sớm sau mổ
Số bệnh nhân 25
Giới (Nam & Nữ) 6 & 19
Tuổi (TB tuổi ± ĐLC) 50 ± 8,3
Tầng tổn thương
L2-L3
L3-L4
L4-L5
L5-S1
1
4
15
5
Thời gian mổ (TB phút ± ĐLC) 199 ± 31
Lượng máu mất (TB ml ± ĐLC) 262 ± 52
Thời gian đi lại được sau mổ (TB ngày ±
ĐLC)
2,2 ± 0,6
Thời gian nằm viện sau mổ (TB ngày
± ĐLC)
6 ± 0,8
Thời gian theo dõi (TB tháng ± ĐLC) 16,5 ± 7,9
(TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn)
Điểm VAS và ODI trước và sau phẫu thuật
Bảng 5. Điểm VAS, ODI, chiều cao liên thân đốt trước và sau phẫu thuật
Giá trị p
VAS trước mổ (TB ± ĐLC) 7,8 ± 0,69
VAS sau mổ (TB ± ĐLC): 6 tháng
1 năm
2,15 ± 0,58
1,96 ± 0,43
<0,001(*)
<0,001(*)
ODI trước mổ (TB ± ĐLC) 60,9 ± 8,3
ODI sau mổ (TB ± ĐLC): 6 tháng
1 năm
17,3 ± 3,2
15,1 ± 2,7
<0,001 (*)
<0,001 (*)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 385
Giá trị p
Chiều cao liên thân đốt (TB ± ĐLC): Trước mổ
Sau mổ 1 năm
9,3 ± 0,9
12,8 ± 0,8
<0,001 (*)
(*): mức ý nghĩa so với trước phẫu thuật, TB: Trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn
VAS: Visual Analogue Scale, ODI: Oswestry Disability Index.
Kết quả điều trị sau phẫu thuật theo
Macnab
Rất tốt: 20%
Tốt: 70%
Khá: 10%
Tỷ lệ hàn xương
Tỷ lệ hàn xương liên thân đốt sau 1 năm là
96%.
Các biến chứng sau mổ
Có 1 trường hợp bị yếu chân nhẹ thoáng
qua, và phục hồi hoàn toàn sau 3 tháng theo dõi.
BÀN LUẬN
Tổn thương mô mềm và đường vào mở
nhỏ (mini-open)
Với đường mổ mở kinh điển – rạch da dài,
cắt cơ và banh cơ rộng gây tổn thương mô mền,
làm mất máu và đau sau mổ nhiều, hạn chế vận
động sớm và kéo dài thời gian nằm viện. Tuy
nhiên, phương pháp này ngày nay vẫn còn
được sử dụng khá phổ biến tại một số trung tâm
phẫu thuật vì tính đơn giản, dễ thực hiện và cho
phẫu trường rộng. Tại đơn vị của chúng tôi, chỉ
sử dụng đường mổ kinh điển này cho những
trường hợp trượt nặng – độ III, độ IV, hoặc trượt
nhiều hơn hai tầng. Ngày nay với sự phát triển
của công nghệ trong phẫu thuật, đường vào mở
nhỏ (mini-open) đã được giới thiệu. Qua hệ
thống ống banh Caspar cho lực dàn trải đều trên
thành ống, ít gây tổn thương mô mềm, và dĩ
nhiên ít đau sau mổ, ngày càng được áp dụng
khá phổ biến. Trong nghiên cứu của chúng tôi
sử dụng đường vào mở nhỏ thông thường
khoảng 3,5 - 4 cm, tách cơ chứ không cắt cơ, do
vậy mà ít gây tổn thương mô, không đau sau
mổ nhiều. Hầu hết các bệnh nhân có thể đi lại
được sớm sau mổ 2,2 ngày.
Hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp và
liên quan biến chứng
HXLTĐ được chứng minh là một phương
pháp có tỷ lệ hàn xương cao, trong nhiều nghiên
cứu có thể đạt đến 93% - 100%(5,1,2,12). Trong
nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này đạt 96% sau
1 năm phẫu thuật. Tuy nhiên, HXLTĐ có thể
được tiếp cận bằng nhiều đường khác nhau (qua
lối trước, lối sau, hoặc qua đường vào xuyên lỗ
liên hợp), mà mỗi đường vào có liên quan đến
những biến chứng đặc biệt.
Với đường vào lối trước (ALIF – Anterior
Lumbar Interbody Fusion): do phải can thiệp
vào từ khu vực trước của thân sống, vùng cùng
chậu nên dễ gây tổn thương các mạch máu vùng
chậu, và thần kinh hạ vị gây xuất tinh ngược
dòng. Tuy rằng cho phép làm vững cấu trúc cột
trước khá tốt, nhưng lại có nhược điểm là không
giải ép được các yếu tố thần kinh phía sau,
chẳng hạn như: hẹp ống sống, hẹp nghách bên,
hẹp lỗ liên hợp. Do vậy, trong một vài trường
hợp cần thiết phải giải ép thần kinh phía sau thì
buộc phải tiến hành phẫu thuật thêm đường
sau, gây kéo dài thời gian mổ và dĩ nhiên là cả
thời gian nằm viện.
Đường vào lối sau (PLIF – Posterior
Lumbar Interbody Fusion): khắc phục được
nhược điểm của ALIF với chỉ bằng một đường
vào lối sau có thể thực hiện đồng thời HXLTĐ
và giải ép các yếu tố thần kinh phía sau. Do
đó phương pháp PLIF được sử dụng khá phổ
biến cho các bệnh lý thoái hóa đĩa, mất vững
cột sống, trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm hai
bênMặc dù phương pháp PLIF là hữu ích
trong nhiều trường hợp, nhưng nó vẫn tồn tại
những hạn chế nhất định. Đường vào để bộc
lộ khoảng gian đĩa hẹp nên phải vén rễ và bao
màng cứng nhiều do đó dễ gây tổn thương rễ
thần kinh gặp vào khoảng 11%, tăng nguy cơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 386
rách màng cứng và hình thành mô xơ ngoài
màng cứng nhiều[11]. Đặc biệt nguy hiểm nếu
thực hiện ở tầng trên L2-L3 vì rất dễ gây tổn
thương chóp tủy, 19% tổn thương chùm đuôi
ngựa theo một nghiên cứu của Turner(17). Để
khắc phục nhược điểm của PLIF gây tổn
thương rễ do vén nhiều, Harms và Rolinger(7)
đã phát triển một kỹ thuật mới đó là HXLTĐ
qua lỗ liên hợp.
Với đường vào xuyên lỗ liên hợp (TLIF –
Transforaminal Lumbar Interbody Fusion): mặt
khớp dưới được cắt, lỗ liên hợp được mở rộng
hoàn toàn, rễ thần kinh thoát ra được giải ép
một cách thỏa đáng. Do đó, để bộc lộ khoảng
gian đĩa trong đa số các trường hơp không cần
phải vén rễ thần kinh nhiều, chỉ cần vén nhẹ bao
màng cứng vào trong nên rất ít gây tổn thương
rễ thần kinh. Trong 25 trường hợp nghiên cứu
của chúng tôi chỉ có một trường hợp bị yếu chân
nhẹ thoáng qua cùng bên với rễ được giải ép.
Tuy nhiên trường hợp này phục hồi hoàn toàn
sau 3 tháng theo dõi. Chúng tôi cũng đồng ý với
nhiều tác giả rằng sự ra đời của phương pháp
TLIF như là một thay thế cho PLIF(3,6,10), bởi vì
không những cho phép thực hiện được HXLTĐ
tạo vững chắc cho cột trước, duy trì được chiều
cao liên thân đốt, giải ép tốt cho các yếu tố thần
kinh phía sau mà còn hạn chế được biến chứng
tổn thương rễ sau mổ.
Kết quả điều trị sau phẫu thuật
Giải ép các yếu tố thần kinh, khôi phục và
làm vững lại cấu trúc cho cột sống là vấn đề
then chốt trong điều trị trượt đốt sống thắt
lưng cùng, mà ở đây phương pháp HXLTĐ
qua lỗ liên hợp hoàn toàn có thể đạt được.
Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả sau
mổ tốt và rất tốt đạt 90%, mức độ đau cũng
được cải thiện đáng kể, VAS từ 7,8 ± 0,69
xuống 1,96 ± 0,43, đồng thời giảm được mức
độ tàn phế, ODI từ 60,9 ± 8,3 xuống 15,1 ± 2,7
sau một năm theo dõi. Chiều cao liên thân đốt
cũng được phục hồi đáng kể so với trước mổ
từ 9,3 ± 0,9 lên 12,8 ± 0,8. Chúng tôi cho rằng
phương pháp HXLTĐ qua lỗ liên hợp là một
lựa chọn thích hợp cho bệnh lý trượt đốt sống
nói riêng và mất vững cột sống nói
chung(9,11,14).
KẾT LUẬN
HXLTĐ qua lỗ liên hợp bằng đường vào mở
nhỏ bước đầu cho thấy đây là một phương pháp
an toàn và hiệu quả trong điều trị trượt đốt sống
thắt lưng cùng với tỷ lệ hàn xương cao, và giúp
đi lại được sớm sau mổ do ít tổn thương mô
mền. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu của chúng tôi
còn nhỏ. Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và cần
thời gian theo dõi lâu dài hơn nữa là cần thiết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barnes B, Rodts GE, McLaughlin MR, et al (2001). Threaded
cortical bone dowels for lumbar interbody fusion: over 1 year
mean follow up in 28 patients. J Neurosurg 95:1–4.
2. Boden SD, Kang J, Sandhu H, et al (2002). Use of recombinant
human bone morphogenetic protein-2 to achieve posterolateral
lumbar spine fusion in humans: a prospective, randomized clinical
pilot trial. Spine. 27:2662–73.
3. Chad DC et al (2009). Comparison of low back fusion techniques:
transforaminal lumbar interbody fusion (TLIF) or posterior
lumbar interbody fusion (PLIF) approaches. Curr Rev
Musculoskelet Med. 2:118–126.
4. Chang KL, Jeong YP, Ho YZ (2010). Minimally Invasive
Transforaminal Lumbar Interbody Fusion Using a Single
Interbody Cage and a Tubular Retraction System: Technical Tips,
and Perioperative,Radiologic and Clinical Outcomes. J Korean
Neurosurg Soc. 48: 219-224.
5. Cutler AR, Siddiqui S, Mohan AL, Hillard VH, Cerabona F, Das K
(2006). Comparison of polyetheretherketone cages with femoral
cortical bone allograft as a single-piece interbody spacer in
transforaminal lumbar interbody fusion. J Neurosurg 5:534-539.
6. Deng-lu Y, Jian L (2008). Comparative study of PILF and TLIF
treatment in adult degenerative spondylolisthesis. Eur Spine J.
17:1311–1316.
7. Harms J, Rolinger H (1982). A one-stage procedure in operative
treatment of spondylolisthesis: Dorsal traction-reposition and
anterior fusion. J Orthop120:343–347.
8. Harri P, Pertti M (1997). Complications of transpedicular
lumbosacral fixation for non-traumatic disorders, J Bone Surg. 79:
183-189.
9. Hee HT, Majd ME, Holt RT, Myers L (2003). Do autologous
growth factors enhance transforaminal lumbar interbody fusion?.
Eur Spine J 12:400–407.
10. Holly LT, Schwender JD, Rouben DP, Foley KT (2006).
Minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion:
indications, technique, and complications. Neurosurg Focus. 20
(3), 1-5.
11. Humphreys SC, Hodges SD, Patwardhan AG (2001).
Comparison of poserior and transforaminal approaches to lumbar
interbody fusion. Spine 26:567–71.
12. Jutte PC, Castelein MR, (2002). Complications of pedicle screws in
lumbar and lumbosacral fusions in 105 consecutive primary
operations. Eur Spine J. 11(6):594-598.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh 387
13. Kim KT, Lee SH, Lee YH, Bae SC, Suk KS (2006). Clinical
outcomes of 3 fusion methods through the posterior approach in
the lumbar spine. Spine 31(12):1351–1357
14. Kwon BK, Berta S, Daffner SD, Vaccaro AR (2003). Radiographic
analysis of transforaminal lumbar interbody fusion for the
treatment of adult isthmic spondylolisthesis. J Spinal Disord Tech.
16:469–476.
15. Mummaneni PV, Rodts GJ (2005). The mini-open transforaminal
lumbar interbody fusion. Neurosurgery 57:256–261.
16. Narayan P, Haid RW, Subach BR, Comey CH, Rodts GE (2002).
Effect of spinal disease on successful arthrodesis in lumbar pedicle
screw fixation. J Neurosurg (Spine 2) 97:277–280.
17. Turner P.L, (1994). Neurologic complications of posterior lumbar
interbody fusion. Presented at the Annual Meeting of the Spine
Society of Australia, Melbourne, Australia.