Mục tiêu: khảo sát nồng độ một số yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý trên bệnh nhân mắc huyết khối
tĩnh mạch sâu lần đầu, xác định chỉ số nguy cơ mắc bệnh gây ra bởi từng yếu tố.
Đối tượng nghiên cứu: gồm 39 bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu lần đầu bởi siêu âm
Doppler, CT‐Scaner, MRI từ tháng 9/2012 đến 3/2013, và 31 người khỏe mạnh hiến máu tình nguyện, đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả: khảo sát quần thể đối chứng gồm 31 người khỏe mạnh, chúng tôi ghi nhận nồng độ trung bình các
yếu tố như sau: VIII: 91,4 ± 37,2 IU/dL; IX: 115,2 ± 37,7 IU/dL; XI: 113,9 ± 18,2 IU/dL; PS: 99,6 ± 10,2 IU/dL;
PC: 93,2 ± 16,0 IU/dL; ATIII: 90,2 ± 8,1 IU/dL; DD: 132,9 ± 101,0 ng/mL; APCR: 2,1 ± 0,2; Plasminogen:
111,4 ± 14,2 IU/dL; α2‐antiplasmin: 89,3 ± 9,9 IU/dL; PAI‐1: 0,2 ± 0,6 IU/mL. Khảo sát quần thể gồm 39 bệnh
nhân, chúng tôi ghi nhận nồng độ trung bình các yếu tố: VIII: 177,2 ± 79,0 IU/dL; IX: 113,5 ± 53,1 IU/dL; XI:
100,0 ± 47,6 IU/dL; PS: 98,9 ± 25,8 IU/dL; PC: 66,5 ± 32,3 IU/dL; ATIII: 78,9 ± 25,9 IU/dL; DD: 1696,3 ±
1764,8 ng/mL; APCR: 2,2 ± 0,4; Plasminogen: 115,7 ± 32,0 IU/dL; α2‐antiplasmin: 99,3 ± 38,2 IU/dL; PAI‐1:
3,0 ± 2,2 IU/mL. Khảo sát nguy cơ mắc bệnh ở những người có bất thường về nồng độ so với nhóm chứng,
chúng tôi ghi nhận: PAI‐1 gây ra nguy cơ mắc bệnh gấp 4,0 lần; VIII: 1,7 lần; α2‐antiplasmin: 1,5 lần; PC: 1,5
lần; ATIII: 1,4 lần; IX: 1,2 lần; và plasminogen: 1,1 lần. Chỉ số nguy cơ giữa nam và nữ là: ATIII: 2,0:1,0;
plasminogen: 1,5:0,9; α2‐antiplasmin: 2,1:1,0; VIII: 1,5:1,9; IX: 0,7:2,2; PC: 1,4:1,4; PAI‐1: 4,2:4,4. Chỉ số nguy
cơ giữa nhóm già (trên 41 tuổi) và nhóm trẻ (dưới 41 tuổi) là: PC: 2,7:1,3; α2‐antiplasmin: 1,0:1,5; PAI‐1:
2,5:3,3; IX: 1,2:1,3. Chỉ số nguy cơ khi tăng đồng thời yếu tố VIII và IX là 2,5 lần.
Kết luận: nguyên nhân phổ biến nhất gây huyết khối tĩnh mạch sâu là sự tăng cao nồng độ các yếu tố VIII,
IX, PAI‐1, α2‐antiplasmin, hay thiếu hụt nồng độ PC, ATIII, plasminogen. ATIII, plasminogen, α2‐antiplasmin
gây nguy cơ cao hơn ở nam, yếu tố VIII và IX gây nguy cơ cao hơn ở nữ. PC gây nguy cơ cao hơn ở người trên
41 tuổi, α2‐antiplasmin, PAI‐1 gây nguy cơ cao hơn ở nhóm dưới 41 tuổi. Yếu tố VIII, IX tăng đồng thời gây
nguy cơ cao hơn nhiều lần
Bạn đang xem nội dung tài liệu 26 Khảo sát các yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 144
26 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY HUYẾT KHỐI TĨNH
MẠCH SÂU TRÊN BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Phan Thanh Thăng*, Trần Thanh Tùng*, Nguyễn Trường Sơn*
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát nồng độ một số yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý trên bệnh nhân mắc huyết khối
tĩnh mạch sâu lần đầu, xác định chỉ số nguy cơ mắc bệnh gây ra bởi từng yếu tố.
Đối tượng nghiên cứu: gồm 39 bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu lần đầu bởi siêu âm
Doppler, CT‐Scaner, MRI từ tháng 9/2012 đến 3/2013, và 31 người khỏe mạnh hiến máu tình nguyện, đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang.
Kết quả: khảo sát quần thể đối chứng gồm 31 người khỏe mạnh, chúng tôi ghi nhận nồng độ trung bình các
yếu tố như sau: VIII: 91,4 ± 37,2 IU/dL; IX: 115,2 ± 37,7 IU/dL; XI: 113,9 ± 18,2 IU/dL; PS: 99,6 ± 10,2 IU/dL;
PC: 93,2 ± 16,0 IU/dL; ATIII: 90,2 ± 8,1 IU/dL; DD: 132,9 ± 101,0 ng/mL; APCR: 2,1 ± 0,2; Plasminogen:
111,4 ± 14,2 IU/dL; α2‐antiplasmin: 89,3 ± 9,9 IU/dL; PAI‐1: 0,2 ± 0,6 IU/mL. Khảo sát quần thể gồm 39 bệnh
nhân, chúng tôi ghi nhận nồng độ trung bình các yếu tố: VIII: 177,2 ± 79,0 IU/dL; IX: 113,5 ± 53,1 IU/dL; XI:
100,0 ± 47,6 IU/dL; PS: 98,9 ± 25,8 IU/dL; PC: 66,5 ± 32,3 IU/dL; ATIII: 78,9 ± 25,9 IU/dL; DD: 1696,3 ±
1764,8 ng/mL; APCR: 2,2 ± 0,4; Plasminogen: 115,7 ± 32,0 IU/dL; α2‐antiplasmin: 99,3 ± 38,2 IU/dL; PAI‐1:
3,0 ± 2,2 IU/mL. Khảo sát nguy cơ mắc bệnh ở những người có bất thường về nồng độ so với nhóm chứng,
chúng tôi ghi nhận: PAI‐1 gây ra nguy cơ mắc bệnh gấp 4,0 lần; VIII: 1,7 lần; α2‐antiplasmin: 1,5 lần; PC: 1,5
lần; ATIII: 1,4 lần; IX: 1,2 lần; và plasminogen: 1,1 lần. Chỉ số nguy cơ giữa nam và nữ là: ATIII: 2,0:1,0;
plasminogen: 1,5:0,9; α2‐antiplasmin: 2,1:1,0; VIII: 1,5:1,9; IX: 0,7:2,2; PC: 1,4:1,4; PAI‐1: 4,2:4,4. Chỉ số nguy
cơ giữa nhóm già (trên 41 tuổi) và nhóm trẻ (dưới 41 tuổi) là: PC: 2,7:1,3; α2‐antiplasmin: 1,0:1,5; PAI‐1:
2,5:3,3; IX: 1,2:1,3. Chỉ số nguy cơ khi tăng đồng thời yếu tố VIII và IX là 2,5 lần.
Kết luận: nguyên nhân phổ biến nhất gây huyết khối tĩnh mạch sâu là sự tăng cao nồng độ các yếu tố VIII,
IX, PAI‐1, α2‐antiplasmin, hay thiếu hụt nồng độ PC, ATIII, plasminogen. ATIII, plasminogen, α2‐antiplasmin
gây nguy cơ cao hơn ở nam, yếu tố VIII và IX gây nguy cơ cao hơn ở nữ. PC gây nguy cơ cao hơn ở người trên
41 tuổi, α2‐antiplasmin, PAI‐1 gây nguy cơ cao hơn ở nhóm dưới 41 tuổi. Yếu tố VIII, IX tăng đồng thời gây
nguy cơ cao hơn nhiều lần.
Từ khóa: huyết khối tĩnh mạch sâu, yếu tố đông máu, yếu tố kháng đông, tăng đông.
ABSTRACT
INVESTIGATING THE RISK FACTORS FOR DEEP VENOUS THROMBOSIS ON PATIENTS AT CHO
RAY HOSPITAL
Phan Thanh Thang, Tran Thanh Tung, Nguyen Truong Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 143 ‐ 150
Objective: study the concentrations of some coagulant and anticoagulant factors in patients with a first
objectively diagnosed episode of DVT. Assess relative risk between increasing (or decreasing) concentrations of
these factors with incidence of DVT.
* Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: Phan Thanh Thăng ĐT: 097.714.8046 Email: thanhthangphan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 145
Subjects: 31 healthy adults and 39 patients at Cho Ray hospital from 9/2012 to 3/2013, agreed to participate
in research.
Method: cross‐sectional descriptive method.
Results: studying 31 control subjects, we have median values: factor VIII: 91.4 ± 37.2 IU/dL; IX: 115.2 ±
37.7 IU/dL; XI: 113.9 ± 18.2 IU/dL; PS: 99.6 ± 10.2 IU/dL; PC: 93.2 ± 16.0 IU/dL; ATIII: 90.2 ± 8.1 IU/dL; DD:
132.9 ± 101.0 ng/mL; APCR: 2.1 ± 0.2; Plasminogen: 111.4 ± 14.2 IU/dL; α2‐antiplasmin: 89.3 ± 9.9 IU/dL;
PAI‐1: 0.2 ± 0.6 IU/mL. The median values of 39 patients: factor VIII: 177.2 ± 79.0 IU/dL; IX: 113.5 ± 53.1
IU/dL; XI: 100.0 ± 47.6 IU/dL; PS: 98.9 ± 25.8 IU/dL; PC: 66.5 ± 32.3 IU/dL; ATIII: 78.9 ± 25.9 IU/dL; DD:
1696.3 ± 1764.8 ng/mL; APCR: 2.2 ± 0.4; Plasminogen: 115.7 ± 32.0 IU/dL; α2‐antiplasmin: 99.3 ± 38.2 IU/dL;
PAI‐1: 3.0 ± 2.2 IU/mL. Assessing the relative risks on patients with abnormal concentration, we found a 4.0‐
fold increase risk caused by PAI‐1; 1.7‐fold by factor VIII; 1.5‐fold by α2‐antiplasmin and PC; 1.4‐fold by ATIII;
1.2‐fold by factor IX; and 1.2‐fold by plasminogen. The relative risks between male and female: ATIII: 2.0:1.0;
plasminogen: 1.5:0.9; α2‐antiplasmin: 2.1:1.0; VIII: 1.5:1.9; IX: 0.7:2.2; PC: 1.4:1.4; PAI‐1: 4.2:4.4. Relative
risks between old and young groups: PC: 2.7:1.3; α2‐antiplasmin: 1.0:1.5; PAI‐1: 2.5:3.3; IX: 1.2:1.3. The
combination of increasing factor VIII and IX levels cause relative risk 2.5‐fold.
Conclusion: DVT most common caused by increasing concentrations of factor VIII, IX, PAI‐1, α2‐
antiplasmin, or decreasing concentrations of protein C, antithrombin III, plasminogen. The lacking of ATIII,
plasminogen or increasing α2‐antiplasmin levels cause the relative risk higher in men. Conversely, factor VIII
and IX cause the relative risk higher in women. DVT caused by lacking of PC is more often seen in old group.
Conversely, α2‐antiplasmin and PAI‐1 is more often seen in young group. The combination of factor VIII and IX
cause the relative risk very high.
Keywords: deep venous thrombosis, coagulant factors, anticoagulant factors, hypercoagulation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) là bệnh
lý nghiêm trọng, với tỉ lệ mắc bệnh hàng năm
khoảng 1/1.000 dân. Có rất nhiều nguyên nhân
gây HKTMS. Tuy nhiên, có thể chia thành 3
nhóm chính: do tăng cường hoạt động của một
số yếu tố trong con đường đông máu; do suy
giảm hoạt động của cơ chế kháng đông; hay do
suy giảm cơ chế ly giải fibrin(14).
Tại Việt Nam, hiện chưa có báo cáo đầy đủ
về mối liên hệ giữa nguy cơ mắc HKTMS với các
yếu tố đông máu và yếu tố kháng đông. Vì vậy,
việc xác định mối liên hệ này nhằm góp phần
chẩn đoán kịp thời, phòng ngừa, giúp quyết
định hướng điều trị kháng đông thích hợp cho
bệnh nhân.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: khảo sát nồng độ một số
yếu tố đông máu và kháng đông sinh lý trên
bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu lần đầu,
xác định chỉ số nguy cơ mắc bệnh gây ra bởi
từng yếu tố.
Mục tiêu cụ thể
Tính trị số trung bình các yếu tố đông máu,
kháng đông sinh lý ở người bình thường.
Tính trị số trung bình các yếu tố đông máu,
kháng đông sinh lý ở nhóm bệnh.
Tính chỉ số nguy cơ mắc bệnh (RR) gây ra
bởi từng yếu tố.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng trong nghiên cứu này gồm 39
bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán
HKTMS lần đầu (tĩnh mạch chi trên, chi dưới,
não, cửa) bằng siêu âm Doppler, CT‐Scaner
hay MRI tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
9/2012 đến tháng 3/2013. (Nghiên cứu này
không can thiệp vào bệnh nhân, tất cả các xét
nghiệm trong nghiên cứu này là thực sự cần
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 146
thiết trong chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị
kháng đông cho bệnh nhân).
Quần thể đối chứng trong nghiên cứu gồm
31 người khỏe mạnh hiến máu tình nguyện, trên
15 tuổi và không mắc bệnh nan y, không có tiền
sử gia đình mắc chứng huyết khối, tim mạch,
không sử dụng thuốc ngừa thai, hormone,
không béo phì. Tất cả các bệnh nhân và người
hiến máu tình nguyện không hội đủ các điều
kiện như trên hay không đồng ý tham gia
nghiên cứu đều không được chọn.
Tiến hành thu mẫu máu của các đối tượng,
ly tâm thu plasma, lưu giữ ở ‐70oC tối đa 6 tuần,
sau đó phân tích cùng lúc với mẫu đối chứng, sử
dụng cùng lô thuốc thử.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương
pháp mô tả cắt ngang nhằm thu thập dữ liệu về
đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn như trên,
từ đó phân tích thống kê mô tả tìm mối liên
quan giữa sự thay đổi nồng độ các yếu tố đông
máu và kháng đông sinh lý với nguy cơ mắc
bệnh.
Định lượng các yếu tố đông máu và kháng
đông
Nồng độ các yếu tố đông máu VIII, IX, XI và
các yếu tố kháng đông Protein S (PS), protein C
(PC), Antithrombin III (ATIII) cùng với
Plasminogen (Plas), α2‐antiplasmin (α2AP),
PAI‐1 được phân tích trên máy đông máu tự
động ACL‐TOP 500 (Instrumentation
Laboratory Company, Mỹ), Sysmex‐cs2000i
(Siemens, Đức) sử dụng các bộ KIT định lượng
của cùng hãng.
Xét nghiệm định lượng yếu tố VIII, IX và
XI trên một nguyên lý chung(10,11). Đầu tiên, sử
dụng plasma chuẩn đã loại bỏ yếu tố VIII (IX
hay XI) (≤ 1% hoạt tính/ml ≈ 0,01 IU/ml) (tất cả
các yếu tố đông máu khác đều bình thường)
trộn theo tỉ lệ 1:1 với một loạt các nồng độ yếu
tố VIII (IX hay XI) khác nhau từ thấp đến cao.
Bổ sung ion Ca2+ để đo các chỉ số aPTT (thời
gian Thrombin nội sinh), từ đó xây dựng
đường cong chuẩn thể hiện mối tương quan
giữa aPTT và nồng độ yếu tố VIII (IX hay XI).
Tiếp theo, làm thí nghiệm với mẫu bệnh nhân,
dựa vào đường cong chuẩn để tính nồng độ
yếu tố VIII (IX hay XI). Định lượng PS cũng
được tiến hành theo nguyên lý tương tự
nhưng sử dụng plasma chuẩn đã loại bỏ PS,
yếu tố TF tái tổ hợp; PC đã hoạt hóa và đo thời
gian PT.
Định lượng PC, ATIII và plasminogen được
tiến hành theo nguyên lý chung, sử dụng cơ chất
phát màu paranitroaniline(10,2). PC (hay
plasminogen) trong plasma bệnh nhân được
hoạt hóa bởi protein hoạt hóa PC (hay
streptokinase), sau đó thêm cơ chất phát màu và
đo động dược học của paranitroaniline ở bước
sóng 405 nm. ATIII trong plasma bệnh nhân
được ủ với heparin, sau đó thêm một lượng dư
yếu tố Xa. Lượng Xa dư biết được bằng cách đo
động dược học của paranitroaniline khi Xa dư
tương tác và phân ly cơ chất phát màu, từ đó
suy ra lượng ATIII trong plasma bệnh nhân.
Định lượng α2‐antiplasmin hay PAI‐1 sử
dụng kháng thể đơn dòng gắn trên các hạt
polystyrene(10,2). Nồng độ α2‐antiplasmin hay
PAI‐1 được suy ra từ đồ thị tương quan giữa
nồng độ yếu tố và độ cản quang.
Phân tích thống kê
Nghiên cứu được chia thành hai phần. Đầu
tiên chúng tôi nghiên cứu, mô tả đặc điểm các
yếu tố đông máu và kháng đông nói trên trong
quần thể đối chứng. Xác định nồng độ trung
bình, độ lệch chuẩn từng yếu tố, từ đó xác định
cut‐off của từng yếu tố. Giá trị cut‐off có ý nghĩa
là mức trung bình của người bình thường, sử
dụng trong việc tính tỉ lệ bất thường nồng độ các
yếu tố. Ngoài ra, tiến hành khảo sát nồng độ
trung bình từng yếu tố theo giới tính, theo từng
độ tuổi.
Tiếp theo, chúng tôi khảo sát mối liên hệ
giữa việc tăng (hay giảm) nồng độ các yếu tố
đông máu và kháng đông với nguy cơ mắc
HKTMS bằng cách tính chỉ số nguy cơ RR (CI =
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 147
95%). Sự tăng (hay giảm) nồng độ các yếu tố
được xác định dựa vào cut‐off của quần thể đối
chứng. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát, đánh
giá nguy cơ mắc HKTMS theo giới tính, theo độ
tuổi dựa vào tương quan chỉ số nguy cơ. Do yếu
tố VIII là cofactor của yếu tố IX, chúng tôi tiến
hành khảo sát thêm nguy cơ mắc HKTMS trong
sự kết hợp tăng nồng độ của 2 yếu tố này.
KẾT QUẢ
Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm
chứng trong nghiên cứu là 41 tuổi, trong đó độ
tuổi nhóm chứng từ 19 – 79 tuổi, nhóm bệnh từ
15 – 90 tuổi. Tỉ lệ nam trong trong nhóm chứng
cao hơn nữ (58% so với 42%). Tỉ lệ mắc bệnh ở
nữ chiếm đa số (64%).
Đặc điểm các yếu tố đông máu và kháng
đông nhóm đối chứng
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận nồng độ
trung bình từng yếu tố của nhóm chứng như
trong bảng 1. Nồng độ trung bình các yếu tố
nghiên cứu đều nằm trong giới hạn tham khảo.
Giá trị cut‐off của từng yếu tố được xác định
bằng cách làm tròn giá trị trung bình.
Bảng 1: Nồng độ trung bình từng yếu tố của nhóm chứng
Yếu tố VIII (IU/dL) IX (IU/dL) XI (IU/dL)
PS
(IU/dL)
PC
(IU/dL)
ATIII
(IU/dL)
DD
(ng/mL)
APCR
(R)
Plas
(IU/dL)
a2AP
(IU/dL)
PAI-1
(IU/mL)
Trung
bình 91,4 115,2 113,9 99,6 93,2 90,2 132,9 2,1 111,4 89,3 0,2
SD 37,2 37,7 18,2 10,2 16,0 8,1 101,0 0,2 14,2 9,9 0,6
Cut-off 91 115 114 100 93 90 133 2,1 111 89 0,2
Kết quả nghiên cứu nhóm chứng cũng cho
thấy, không có sự khác nhau về nồng độ trung
bình các yếu tố giữa 2 giới (t stat < 2,1) trừ PS
(bảng 2). Nồng độ trung bình PS ở nữ thấp hơn
nam, với sự khác biệt 8,3 IU/dL (t Stat > 2,1).
Bảng 2: Nồng độ trung bình từng yếu tố của nhóm chứng theo giới tính
Yếu tố VIII (IU/dL) IX (IU/dL) XI (IU/dL)
PS
(IU/dL)
PC
(IU/dL)
ATIII
(IU/dL)
DD
(ng/mL)
APCR
(R)
Plas
(IU/dL)
a2AP
(IU/dL)
PAI-1
(IU/mL)
Nam 97,0 114,7 111,2 103,1 94,4 92,3 129,9 2,16 111,9 87,0 0,21
Nữ 83,8 115,9 117,8 94,8 91,6 87,3 137,0 2,06 110,9 92,4 0,27
T stat 2,1 < 2,1 < 2,1 < 2,1 < 2,1 < 2,1 < 2,1 < 2,1
Tiến hành khảo sát nồng độ trung bình từng
yếu tố theo 2 nhóm tuổi: dưới 41 và trên 41tuổi,
chúng tôi ghi nhận kết quả như bảng 3. Kết quả
cho thấy nồng độ trung bình các yếu tố nhóm
chứng không có sự khác nhau theo độ tuổi (t stat
nhỏ).
Bảng 3: Nồng độ trung bình từng yếu tố của nhóm chứng theo độ tuổi
Yếu tố VIII (IU/dL) IX (IU/dL) XI (IU/dL)
PS
(IU/dL)
PC
(IU/dL)
ATIII
(IU/dL)
DD
(ng/mL)
APCR
(R)
Plas
(IU/dL)
a2AP
(IU/dL)
PAI-1
(IU/mL)
≤41 87,1 116,6 113,0 99,0 93,1 90,3 127,7 2,1 111,4 88,4 0,3
> 41 132,7 102,3 122,1 105,6 94,0 89,4 179,7 2,2 112,2 97,4 0,0
T stat < 4,3 < 3,2 < 4,3 < 4,3 < 2,0 < 2,1 < 4,3 < 4,3 < 4,3 < 4,3 < 2,0
Đặc điểm các yếu tố đông máu và kháng
đông nhóm bệnh
Khảo sát nồng độ trung bình từng yếu tố của
nhóm bệnh chúng tôi ghi nhận kết quả như
bảng 4. Nồng độ trung bình yếu tố VIII nhóm
bệnh (177,2 IU/dL) vượt xa giới hạn bình thường
(150 IU/dL) và cao hơn rất nhiều so với nhóm
chứng (t Stat > 2,0), với sự khác biệt lên tới 85,8
IU/dL.
Tương tự, nồng độ D‐Dimer trung bình
nhóm bệnh (1696,3 ng/mL) cũng vượt xa giới
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 147
hạn bình thường (255 ng/mL), và cao hơn rất
nhiều so với nồng độ trung bình nhóm chứng
(t Stat > 2,0). Cụ thể, sự khác biệt này lên tới
1563,4 ng/mL.
Nồng độ trung bình PC của nhóm bệnh (66,5
IU/dL) hơi thấp hơn giới hạn bình thường (70
IU/dL), và thấp hơn rất nhiều so với trung bình
nhóm chứng (93,2 IU/dL). Sự thiếu hụt này của
nhóm bệnh so với nhóm chứng (chênh lệch 26,5
IU/dL) là có ý nghĩa thống kê (t Stat > 2,0).
Nồng độ trung bình ATIII của nhóm bệnh
thấp hơn (11,3 IU/dL) so với nhóm chứng, và có
ý nghĩa thống kê (t Stat > 2,0). Nồng độ trung
bình PAI‐1 của nhóm bệnh cao hơn rất nhiều so
với nhóm chứng (chênh lệch 2,8 IU/mL) và có ý
nghĩa thống kê (t Stat > 2,0).
Bảng 4: Nồng độ trung bình từng yếu tố của nhóm bệnh
Yếu tố VIII (IU/dL) IX (IU/dL) XI (IU/dL)
PS
(IU/dL)
PC
(IU/dL)
ATIII
(IU/dL)
DD
(ng/mL)
APCR
(R)
Plas
(IU/dL)
α2AP
(IU/dL)
PAI-1
(IU/mL)
TB bệnh 177,2 113,5 100,0 98,9 66,5 78,9 1696,3 2,2 115,7 99,3 3,0
SD 79,0 53,1 47,6 25,8 32,2 25,9 1764,8 0,4 32,0 38,2 2,2
TB chứng 91,4 115,2 113,9 99,6 93,2 90,2 132,9 2,1 111,4 89,3 0,2
T stat > 2,0 2,0 > 2,0 > 2,0 2,0
Sự thay đổi nồng độ yếu tố và nguy cơ mắc
HKTMS
Số lượng bệnh nhân hay đối chứng có các
yếu tố tăng hơn (hay giảm hơn) cut‐off được xác
định, từ đó tính chỉ số nguy cơ RR (CI:95%) thể
hiện như trong bảng 5.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người
có nồng độ yếu tố VIII cao hơn cut‐off (91 IU/dL)
có nguy cơ mắc HKTMS gấp 1,7 lần (CI:95%: 0,7
– 3,8) so với người có nồng độ yếu tố VIII thấp
hơn cut‐off. Hay nói cách khác, những người có
nồng độ yếu tố VIII trên 91 IU/dL có nguy cơ
mắc HKTMS cao hơn người bình thường tới
70%. Tương tự, những người có nồng độ yếu tố
IX cao hơn cut‐off (115 IU/dL) có nguy mắc
HKTMS cao gấp 1,2 lần (CI:95%: 0,9 – 1,6) so với
người bình thường. Những người có nồng độ
plasminogen thấp hơn cut‐off (111 IU/dL) có
nguy cơ mắc HKTMS gấp 1,1 lần (CI:95%: 0,9 –
1,4) so với người bình thường.
Những người có nồng độ PC thấp hơn cut‐
off (93 IU/dL) có nguy cơ mắc HKTMS gấp 1,5
lần (CI:95%: 1,3 – 1,7) so với người bình thường.
Tương tự, những người có nồng độ ATIII thấp
hơn cut‐off (90 IU/dL) có nguy cơ mắc HKTMS
gấp 1,4 lần (CI:95%: 0,9 – 2,3) so với người bình
thường. α2‐antiplasmin cũng là yếu tố nguy cơ
cao khi gây ra nguy cơ mắc HKTMS gấp 1,5 lần
(CI:95%: 1,3 – 1,7) ở những người tăng nồng độ
trên 89 IU/dL. Đặc biệt, PAI‐1 là yếu tố gây ra
nguy cơ mắc HKTMS cao nhất trong các thông
số khảo sát của nghiên cứu này. Những người
có nồng độ PAI‐1 cao hơn cut‐off (0,2 IU/mL) có
nguy cơ mắc HKTMS cao gấp 4 lần (CI:95%: 2,6
– 6,1) so với người bình thường.
Bảng 5: Chỉ số nguy cơ RR
Yếu tố VIII IX XI PS PC ATIII APCR Plas a2AP PAI-1
RR 1,7 1,2 0,6 0,8 1,5 1,4 0,5 1,1 1,5 4,0
CI:95%
3,8 1,6 1,0 1,0 1,7 2,3 1,0 1,4 1,7 6,1
0,7 0,9 0,4 0,7 1,3 0,9 0,3 0,9 1,3 2,6
Nguy cơ huyết khối theo giới tính
Tiếp tục khảo sát 7 yếu tố nguy cơ ở nam và
nữ chúng tôi thu được kết quả như trong bảng 6.
Kết quả cho thấy sự tăng nồng độ yếu tố VIII
trên cut‐off (> 91 IU/dL) gây ra nguy cơ mắc
HKTMS cao hơn ở nữ giới (1,9 lần so với 1,5
lần). Tương tự, sự tăng nồng độ yếu tố IX trên
115 IU/dL cũng gây ra nguy cơ cao hơn ở nữ
giới (2,2 lần so với 0,7). Ngược lại, nguy cơ mắc
HKTMS ở nam giới là cao hơn khi có sự thiếu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học 148
hụt ATIII (< 90 IU/dL) hay tăng nồng độ
plasminogen (> 111 IU/dL), α2‐antiplasmin (> 89
IU/dL) (2,0 lần so với 1,0 và 1,5 so với 0,9). Sự
thiếu hụt PC (< 93 IU/dL) hay tăng nồng độ PAI‐
1 (> 0,2 IU/mL) gây ra nguy cơ mắc HKTMS như
nhau ở 2 giới (4,4 lần và 4,2 lần).
Bảng 6: Chỉ số nguy cơ RR theo giới tính
Giới VIII IX PC ATIII Plas α2AP PAI-1
Nam 1,5 0,7 1,4 2,0 1,5 2,1 4,2
Nữ 1,9 2,2 1,4 1,0 0,9 1,0 4,4
Nguy cơ huyết khối theo nhóm tuổi
Nguy cơ mắc HKTMS giữa nhóm già và
nhóm trẻ được thể hiện trong bảng 7. Kết quả
nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc HKTMS ở
nhóm già cao hơn khi có sự thiếu hụt nồng độ
PC (< 93 IU/dL). Ngược lại, nguy cơ này là cao
hơn ở nhóm trẻ khi có sự tăng nồng độ α2‐
antiplasmin hay PAI‐1. Khi có sự tăng nồng độ
yếu tố VIII hay IX, nguy cơ này là như nhau ở 2
nhóm. Không có ý nghĩa so sánh khi yếu tố đó là
ATIII hay plasminogen.
Bảng 7: Chỉ số nguy cơ RR theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi VIII IX PC ATIII Plas a2AP PAI-1
≤ 41 1,5 1,3 1,3 1,2 1,1 1,5 3,3
> 41 1,4 1,2 2,7 0,8 0,5 1,0 2,5
Nguy cơ huyết khối khi nồng độ yếu tố VIII và
IX cao đồng thời
Kết quả khảo sát khi tăng cao đồng thời
yếu tố VIII và IX cho thấy: mặc dù sự tăng
nồng độ (> 91 IU/dL) của yếu tố VIII hay IX (>
115 IU/dL) một cách riêng rẽ đều gây ra nguy
cơ mắc HKTMS, nhưng khi nồng độ 2 yếu tố
này tăng đồng thời sẽ gây ra nguy cơ cao hơn
nhiều (2,5 lần).