4 Lỗi thường gặp khi giao tiếp bằng ánh mắt

Có bốn lỗi cơ bản khi giao tiếp qua ánh mắt mà chúng ta hay gặp: - Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược của bạn. - Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy. - Mắt nhìn dáo dác bất định: thể hiện sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc. - Mắt lờ đờ vô hồn: thể hiện sự khờ khạo, ngốc nghếch. Những mẹo nhỏ khi giao tiếp qua ánh mắt: - Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai. - Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa. - Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ. - Không hướng mắt nhìn xuống chân vì người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện.- Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ. - Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng. - Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không. Trên đây là những kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt cơ bản và cần thiết giúp cho các bạn đạt được những thành công nhất định trong giao tiếp hàng ngày.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 4 Lỗi thường gặp khi giao tiếp bằng ánh mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 lỗi thường gặp khi giao tiếp bằng ánh mắt Giao tiếp và đọc vị để chinh phục thật dễ dàng với 7 bước Chúng ta vẫn biết đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ về vấn đề giao tiếp qua ánh mắt chưa? Giao tiếp qua ánh mắt có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Những lỗi nào chúng ta hay gặp khi giao tiếp qua ánh mắt? Làm thế nào để khắc phục điều đó? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có được những kỹ năng cần thiết khi giao tiếp qua ánh mắt cùng gockynang.vn. Giao tiếp qua ánh mắt là để hỗ trợ hoặc bổ sung cho kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó luôn là hình thức giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất. Cho nên trong giao tiếp hàng ngày, ngoài lời nói thì giao tiếp qua ánh mắt đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường quan niệm rằng giao tiếp qua ánh mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Thực tế đối với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật nhưng đối với một số khác lại làm họ cảm thấy không thoải mái. Nhìn thẳng vào mắt người khác trong giao tiếp sẽ hiệu quả nếu cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, nếu không có thể gây ra sự hiểu nhầm là một sự thách thức với đối phương. Giao tiếp qua ánh mắt luôn là hình thức thể hiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất. Khi giao tiếp với nhau, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay căng thẳng khi phải nhìn trực tiếp vào mắt người khác hãy tìm một điểm khác trên mặt của họ làm bạn thấy dễ chịu hơn khi nói chuyện. Nhưng bạn phải nhớ là đừng để cho người bạn đang giao tiếp nhận ra bạn không nhìn trực tiếp vào mắt họ. Như vậy khái niệm giao tiếp qua ánh mắt cần được hiểu là nhìn vào đối tượng giao tiếp. Giao tiếp qua ánh mắt khi nói chuyện với một nhóm người có lẽ là điều khó thực hiện hơn cả. Người nghe ở đó để nhìn bạn và nghe bạn nói. Họ xứng đáng được bạn quan tâm. Không có giao tiếp qua ánh mắt có thể tạo một rào cản giữa bạn và người nghe, điều này khiến bạn trở nên không đáng tin cậy, hoặc không chắc chắn về chính mình, nó khiến cho bài thuyết trình của mình trở nên kém hấp dẫn và mất sức sống. Như vậy trong quá trình giao tiếp với một nhóm người hoặc nhiều người cần phải biết cho họ sự quan tâm mà họ đáng được có bằng những kỹ thuật như: Không nên nhìn vào bức tường phía cuối phòng, điều này khiến người nghe thắc mắc vì sao bạn lại nhìn chằm chằm vào nó. Hãy kết bạn. Khi bạn chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình hãy tranh thủ kết bạn với những thính giả đến sớm. Có thể chào hỏi những người đầu tiên bước vào phòng và tự giới thiệu mình là diễn giả, hay hỏi những câu đơn giản như “Tại sao bạn biết đến hội thảo này?”Việc này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Khi thuyết trình bạn có thể hướng ánh mắt của mình tìm “những người bạn” của bạn để tìm sự tự tin, thoải mái. Sau khi tìm kiếm một vài người quen hãy bắt đầu trải rộng tầm mắt đến khắp phòng. Có bốn lỗi cơ bản khi giao tiếp qua ánh mắt mà chúng ta hay gặp: - Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược của bạn. - Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy. - Mắt nhìn dáo dác bất định: thể hiện sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc. - Mắt lờ đờ vô hồn: thể hiện sự khờ khạo, ngốc nghếch. Những mẹo nhỏ khi giao tiếp qua ánh mắt: - Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai. - Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa. - Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ. - Không hướng mắt nhìn xuống chân vì người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện. - Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ. - Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng. - Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không. Trên đây là những kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt cơ bản và cần thiết giúp cho các bạn đạt được những thành công nhất định trong giao tiếp hàng ngày. Giao tiếp và đọc vị để chinh phục thật dễ dàng với 7 bước Giao tiếp và đọc vị thật dễ dàng! “Đọc vị” hay nắm bắt ngôn ngữ cơ thể của người khác là một trong những kỹ năng đặc biệt giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực. Tìm hiểu sâu về ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị. Một số người may mắn có thể hiểu nó một cách tự nhiên, nhưng hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn khi tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể. Hãy áp dụng 7 bước sau để giúp bạn nắm được một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ cơ thể. Bước 1. Chú ý đến khoảng cách giữa bạn và người đối diện Họ càng đứng gần bạn thì họ sẽ tỏ ra càng gần gũi với bạn và ngược lại. Khi bạn di chuyển đến gần họ, nếu họ lùi lại, điều đó có nghĩa là họ không muốn tạo mối quan hệ thân thiết hơn. Trong trường hợp họ không di chuyển nghĩa là họ muốn lắng nghe bạn. Còn khi họ chủ động tiến đến gần bạn, điều đó có nghĩa là họ thực sự thích bạn hoặc là họ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với bạn. Có 4 mức khoảng cách: - Thân mật: từ 0 – 5 cm (người thân, tình nhân). Khoảng cách này chỉ được phép xâm phạm khi người khác có quyền lực hơn ta hoặc khi mối quan hệ giữa đôi bên trở nên thân thiện. - Cá nhân: từ 50 cm – 1,2 m (quan tâm, chú ý, bạn bè, cùng địa vị). Đây là khoảng cách cẩn thận theo bản năng trong lúc xã giao, những buổi tiệc tùng, gặp mặt hay hội hè. - Xã hội: từ 1,2 m – 3,6 m (giao tiếp thương mại, người lạ). Chúng ta giữ khoảng cách này với những người không thân thiết khi xã giao. - Công cộng: hơn 3,6 m (giao tiếp ở nơi công cộng, với người xa lạ hoàn toàn và đây là phạm vi được các chính khách ưa thích). Lưu ý: khoảng cách này thay đổi tùy theo từng nền văn hóa. Bước 2. Theo dõi vị trí đầu của người đối diện Đầu của người đối diện nghiêng quá mức bình thường thì thể hiện sự đồng cảm của người đó đối với bạn hoặc nếu họ vừa cười vừa cuối nghiêng đầu thì có thể là họ đang muốn bông đùa và tán tỉnh bạn. Khi họ cuối đầu xuống ngụ ý là họ đang che giấu một lý do gì đó. Nếu họ khen bạn trong tư thế cúi đầu xuống thì chứng tỏ họ còn rụt rè, xấu hổ, nhút nhát, hay giữ khoảng cách với người khác, hoài nghi hoặc đang suy nghĩ đến bản thân. Nếu họ cúi đầu xuống sau khi giải thích điều gì đó, điều đó có thể là họ không chắc chắn với những điều mình nói là đúng hay sai. Đầu ngẩng lên có nghĩa là họ đang nhầm lẫn hay nghi ngờ bạn dựa vào cử chỉ của đôi mắt, lông mày và miệng. Bạn có từng thấy một chú chó ngẩng cao đầu lên khi bạn gây ra tiếng động buồn cười. Mặt khác, khi họ vừa mỉm cười vừa ngẩng đầu lên, có nghĩa là họ thích bạn thực lòng và rất hứng trò chuyện vui vẻ với bạn. Lưu ý: Phân biệt trường hợp một số người buộc phải di chuyển đầu vì có vấn đề về thị lực. Ở một số quốc gia, nghiêng đầu thể hiện sự tôn trọng. Bước 3: Theo dõi mắt của người đối diện Bạn có thể dễ dàng đọc vị người khác, nắm bắt và thấu hiểu suy nghĩ của người khác chỉ qua đôi mắt. Đôi mắt là điểm biểu lộ mọi suy nghĩ của con người. Một người liên tục nhìn khắp mọi phía có nghĩa là họ đang lo lắng, nói dối hay bị phân tâm. Nếu nhìn xuống sàn nhà nhiều lần, họ tỏ vè nhút nhát và e dè. Người ta có khuynh hướng nhìn xuống dưới khi họ đang lo lắng hay cố che giấu cảm xúc nào đó. Nếu một người nào đó trông có vẻ đang nhìn cái gì đó xa xăm thì họ đang tập trung suy nghĩ việc gì đó hay không chú ý lắng nghe (phân biệt trường hợp gặp vấn đề về thị giác) Ở một số nền văn hóa, nhìn thẳng vào mắt người khác thể hiện sự thiếu tôn trọng, điều này giải thích lý do tại sao ai đó tránh nhìn vào mắt bạn. Bước 4: Bắt chước hành động của người đối diện Bắt chước hành động là kỹ năng xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và người đối diện. Nếu ai đó hành động hay bắt chước những điều bạn thể hiện, đó là một dấu hiệu rất chân thực khi họ hứng thú trò chuyện với bạn và muốn tương tác tốt với bạn hơn. Bước 5: Nhìn vào cánh tay của người đối diện Khi người đối diện đang khoanh tay lại họ dường đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, một số người hành động chỉ theo thói quen nhưng cũng thể hiện là người đó khá dè dặt và không thoải mái lắm hay đang cố che giấu cái gì đó. Đối với một số người vừa khoanh tay lại vừa dang chân rộng ngang vai hay rộng hơn thể hiển tính cách bền bỉ và uy quyền của họ. Nếu một ai đó đặt hai tay lên cổ hay lên đầu, họ đang rất mở lòng với những gì đang thảo luận với bạn. Nếu họ nắm chặt bàn tay và chống lên cằm, họ tỏ thái độ cáu gắt, giận dữ và lo lắng. Giao tiếp và đọc vị qua tay cũng không khó, bạn nhỉ? Bước 6: Chú ý đến những cử chỉ lo lắng Một cử chỉ quen thuộc thể hiện sự thích hay đang nghĩ về những chuyện mâu thuẫn, xung đột là dùng tay để vuốt tóc. Họ thường không nói thành lời những điều này. Nếu bạn thấy họ nhướng chân mày lên chắc rằng họ đang không đồng ý với bạn. Nếu người đối diện bạn đeo kính và thường đẩy nó lên trên song mũi với vẻ mặt cau có ám chỉ là họ không đồng ý với bạn. Hãy nhìn xem liệu có phải có chủ ý đẩy kính lên chứ không phải là tùy tiện điều chỉnh. Hãy nhìn xem liệu có phải họ đẩy gọng kính lên bằng 2 ngón tay không, hay một cử động ngọ nguậy gọng kính. Vẻ mặt nhăn nhó hay chân mày rướng lên là một lời cảnh báo. (Lưu ý: Vẻ mặt cau có có thể là thể hiện họ đang mỏi mắt) Khi lông mày hạ thấp xuống và đôi mắt nheo lại ám chỉ là họ đang cố gắng hiểu những gì bạn đang nói. Điều đó thể hiện sự ngờ vực nhưng có thể giả định là họ không quan sát cái gì đó xa xăm. (Lưu ý: Nheo mắt có thể là vấn đề khác về thị giác) Nếu người đối diện nhìn chằm chằm xung quanh, họ đang suy nghĩ về bạn hay về quá khứ. Bước 7: Chú ý đến bàn chân của người đối diện Nhịp chân liên tục hay chuyển động bàn chân qua lại thường có nghĩa là người đối diện đang thiếu kiên nhẫn, phấn khởi, bồn chồn, lo sợ hay có cảm giác bị đe dọa. Nếu ai đó đang ngồi và bắt chéo hai bàn chân lại thể hiện họ đang cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu ai đó đang đứng thẳng, hai bàn chân kẹp chặt vào nhau, điều đó thể hiện họ đang thể hiện “sự hoàn hảo” theo một cách nào đó. Thỉnh thoảng hai bàn chân rất dễ bảo và dễ phục tùng theo ý bạn. Một người nào đó tán tỉnh bạn khi cố tình chạm chân của họ vào chân của bạn. Một số người hướng bàn chân của họ về hướng mà họ muốn đi hay đang quan tâm, thế nên nếu họ hướng bàn chân vào bạn có nghĩa là họ đang rất chú ý đến bạn. Càng tìm hiểu sâu, bạn càng thấy bị hấp dẫn bởi những thông tin thú vị trên đúng không? Chúc bạn dễ dàng “đọc vị” bất kỳ ai để dễ dàng đạt thành công hơn trong cuộc sống!