Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh u tuyến yên.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật và có kết
quả giải phẫu bệnh là u tuyến yên. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và mổ tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh
viện Việt Đức. Nghiên cứu viên trực tiếp khám, mô tả, đánh giá kết quả xét nghiệm, đọc phim chụp cắt lớp vi
tính và phim cộng hưởng từ. Thông tin được điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu riêng.
Kết quả: Trong thời gian 1/2009 tới 12/2009, chúng tôi đã lựa chọn 140 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu. Bệnh nhân bao gồm 52 nam (37,14%) và 88 nữ (62,86%). Tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất 71.
Nhóm tuổi 21-30 chiếm 37,14% và nhóm tuổi từ 21-50 chiếm 71,42%. Lý do tới khám bệnh chủ yếu là do
rối loạn nội tiết 98/140=70% và do hội chứng tăng áp lực trong 37/140=24,28%. Chẩn đoán và điều trị nội tại
nơi khác trước khi phẫu thuật 56/140=40%. Tiền sử: đã được phẫu thuật u tuyến yên nhưng tái phát 27/140=
19,28%; điều trị nội thất bại 10 và điều trị xạ trị thất bại 3. Tiền sử bệnh khác như huyết áp cao, đái đường, u
tuyến giáp, suy tim 18/140=12,85%. Giảm thị lực ở 96/140=68,58% và giảm thị lực cả hai mắt 76/140=54,28%.
Mù hoàn toàn hai mắt hoặc chỉ thấy sáng tối 21/140 = 15%. Bán manh 22/140=15,71%. Đau đầu, nôn, buồn nôn
ở 112/140=80%. Dấu hiệu rối loạn nội tiết bao gồm: vô sinh 44, vô kinh 32, tiết sữa 22, bất lực 16, rối loạn kinh
nguyệt 14 và 20 bệnh nhân có thay đổi hình dáng. Hội chứng Cushing 2 và Acromegaly 20. Xét nghiêm nội tiết
thấy nồng độ prolactine máu cao trên 700 UI/l ở 69 bệnh nhân (cao nhất 750 000 UI/l). GH tăng ở 20 bệnh nhân.
ACTH và cortisol cao ở 2 bệnh nhân. Nồng độ nội tiết tố giảm ở 9 bệnh nhân. Phân loại u tuyến yên: 66 u tăng
tiết prolactine, 52 u không tăng tiết, 20 u tăng tiết GH và 2 u tăng tiết ACTH. Phân loại theo Hardy: 68,57% xếp
loại A và B và 31,42% xếp loại C, D và E. U tuyến yên nhỏ (microadenoma) ở 9 và u tuyến yên lớn
(macroadenoma) 131 bệnh nhân. U lớn nhất 7,5cm và u nhỏ nhất 9 mm. Hình ảnh chảy máu trong u ở
35/140=25%. U xâm lấn vào trong lòng xoang bướm 71/140=50,71%. Trên T1WI, khối u đồng tín hiệu trên 59
bệnh nhân (42,14%), giảm tín hiệu 42 (30%) và tín hiệu hỗn hợp 39 (27,85%). Trên T1WI, khối u ngấm thuốc
đối quang từ 125/140=89,28%. Trên T2WI, khối u tăng tín hiệu 75/140 (53,57%), đồng tín hiệu 35 (25%) và tín
hiệu hỗn hợp 30 (21,42%). Chụp cắt lớp vi tính 71 bệnh nhân: đồng tỷ trọng 65/71 (91,54%), tăng tỷ trọng ở 5
bệnh nhân và ngấm thuốc cản quang 45/55 (81,82%).
Kết luận: U tuyến yên chủ yếu có biểu hiện lâm sàng là hội chứng rối loạn nội tiết, rối loạn thị lực và tăng
áp lực trong sọ. Trên cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính, khối u đồng tín hiệu hay đồng tỷ trọng và ngấm thuốc.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 76 Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh u tuyến yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 410
76 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ HÌNH ẢNH U TUYẾN YÊN
Đồng Văn Hệ*, Lý Ngọc Liên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh u tuyến yên.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật và có kết
quả giải phẫu bệnh là u tuyến yên. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán và mổ tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh
viện Việt Đức. Nghiên cứu viên trực tiếp khám, mô tả, đánh giá kết quả xét nghiệm, đọc phim chụp cắt lớp vi
tính và phim cộng hưởng từ. Thông tin được điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu riêng.
Kết quả: Trong thời gian 1/2009 tới 12/2009, chúng tôi đã lựa chọn 140 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu. Bệnh nhân bao gồm 52 nam (37,14%) và 88 nữ (62,86%). Tuổi thấp nhất là 16 và cao nhất 71.
Nhóm tuổi 21-30 chiếm 37,14% và nhóm tuổi từ 21-50 chiếm 71,42%. Lý do tới khám bệnh chủ yếu là do
rối loạn nội tiết 98/140=70% và do hội chứng tăng áp lực trong 37/140=24,28%. Chẩn đoán và điều trị nội tại
nơi khác trước khi phẫu thuật 56/140=40%. Tiền sử: đã được phẫu thuật u tuyến yên nhưng tái phát 27/140=
19,28%; điều trị nội thất bại 10 và điều trị xạ trị thất bại 3. Tiền sử bệnh khác như huyết áp cao, đái đường, u
tuyến giáp, suy tim 18/140=12,85%. Giảm thị lực ở 96/140=68,58% và giảm thị lực cả hai mắt 76/140=54,28%.
Mù hoàn toàn hai mắt hoặc chỉ thấy sáng tối 21/140 = 15%. Bán manh 22/140=15,71%. Đau đầu, nôn, buồn nôn
ở 112/140=80%. Dấu hiệu rối loạn nội tiết bao gồm: vô sinh 44, vô kinh 32, tiết sữa 22, bất lực 16, rối loạn kinh
nguyệt 14 và 20 bệnh nhân có thay đổi hình dáng. Hội chứng Cushing 2 và Acromegaly 20. Xét nghiêm nội tiết
thấy nồng độ prolactine máu cao trên 700 UI/l ở 69 bệnh nhân (cao nhất 750 000 UI/l). GH tăng ở 20 bệnh nhân.
ACTH và cortisol cao ở 2 bệnh nhân. Nồng độ nội tiết tố giảm ở 9 bệnh nhân. Phân loại u tuyến yên: 66 u tăng
tiết prolactine, 52 u không tăng tiết, 20 u tăng tiết GH và 2 u tăng tiết ACTH. Phân loại theo Hardy: 68,57% xếp
loại A và B và 31,42% xếp loại C, D và E. U tuyến yên nhỏ (microadenoma) ở 9 và u tuyến yên lớn
(macroadenoma) 131 bệnh nhân. U lớn nhất 7,5cm và u nhỏ nhất 9 mm. Hình ảnh chảy máu trong u ở
35/140=25%. U xâm lấn vào trong lòng xoang bướm 71/140=50,71%. Trên T1WI, khối u đồng tín hiệu trên 59
bệnh nhân (42,14%), giảm tín hiệu 42 (30%) và tín hiệu hỗn hợp 39 (27,85%). Trên T1WI, khối u ngấm thuốc
đối quang từ 125/140=89,28%. Trên T2WI, khối u tăng tín hiệu 75/140 (53,57%), đồng tín hiệu 35 (25%) và tín
hiệu hỗn hợp 30 (21,42%). Chụp cắt lớp vi tính 71 bệnh nhân: đồng tỷ trọng 65/71 (91,54%), tăng tỷ trọng ở 5
bệnh nhân và ngấm thuốc cản quang 45/55 (81,82%).
Kết luận: U tuyến yên chủ yếu có biểu hiện lâm sàng là hội chứng rối loạn nội tiết, rối loạn thị lực và tăng
áp lực trong sọ. Trên cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính, khối u đồng tín hiệu hay đồng tỷ trọng và ngấm thuốc.
Từ khóa: u tuyến yên, qua xoang bướm, rối loạn nội tiết
Viết tắt: BN: bệnh nhân
ABSTRACT
CLINICAL PRESENTATION, LABORATORY AND IMAGING FINDINGS OF PITUATARY
ADENOMA
Dong Van He, Ly Ngoc Lien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 410 - 416
Objective: describe clinical presentation, laboratory and imaging findings of pituitary adenoma.
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: PGS TS Đồng Văn Hệ ĐT: 0903256868 Email: dongvanhe2010@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 411
Methods: prospective study based on 140 patients with pituitary adenomas. They were diagnosed and
operated at Neurosurgery department, Viet Duc hospital, and identified adenoma in pathology. The researcher
directly examined, described, evaluated laboratory tests, and computer tomography and magnetic resonance
imaging. The information were completed in individual protocol.
Results: From 1/2009 to 12/2009,we have chosen 140 patients with suitable criteria. There are 52 males
(37.14%) and 88 females (62.86%). Lowest age is 16 and highes is 71. The group 21-30 were 37.14% and the
group 21-50 were 71.42%. The main complaint is caused by hormonal disturbances (98/140=70%) and by
intracranial hypertension (37/140=24.28%). The previous diagnosis and treatment pre-op 56/140=40%. The
history with previous operation but recurrence 27/140=19.28%, failure medical treatment 10, failure radiation 3.
The other disease like hypertension, diabetes mellitus, thyroid tumors, heart failure 18/140=12.85%. Visual deficit
in 96/140=68.58%, both eyes 76/140=54.28%. Totally loss of vision in both eyes or just see the light 21/140=15%.
Hemianopsia 22/140=15.71%. Headache, vomit, nausea in 112/140=80%. Hormonal disturbances
include:infretility 44, amenorrhea 32, galactorrhea 22, impotence 16, menstrual disturbances 14 và 20 patients
with body changing. Cushing’s syndrome 2 và Acromegaly 20. Endocrine evaluation showed that prolactin levels
higher than 700 UI/l in 69 patients (max 750 000 UI/l). GH high in 20 patients. ACTH và cortisol high in 2
patients. Hormonal concentration decrease in 9 patients. Pituitary adenomas’ classification: 66 prolactinomas, 52
non-secreting adenomas, 20 GH-secreting tumors và 2 ACTH-secreting tumors. Classification by Hardy:
68.57% A và B và 31.42% C, D và E. Microadenoma in 9 và macroadenoma in 131 patients. Biggest tumor
7.5cm and smallest 9 mm. Hemorrhage in tumor in 35/140=25%. Sphenoid invasion 71/140=50.71%. On T1WI,
tumors were ịn 9 patients (42.14%), low signal 42 (30%) và mixed 39 (27.85%), enhancement 125/140=89.28%.
On T2WI, high signal 75/140 (53.57%), isointense 35 (25%) và mixed 30 (21.42%). CT scan in 71 patients:
isodense 65/71 (91,54%), hyperdense in 5 patients and enhancement in 45/55 (81.82%).
Conclusion: Pituitary adenomas usually have clinical presentation as: hormonal disturbances syndrome,
visual deficit or intracranial hypertension. On MRI and CT, the tumors are isointense or isodense and enhanced
with contrast.
Keywords: pituitary adenoma, transsphenoidal approach, endocrine disturbance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến yên là một trong 4 loại u trong sọ
hay gặp nhất. U tuyến yên là loại u lành xuất
phát từ thùy trước tuyến nên có biểu hiện lâm
sàng như hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội
chứng rối loạn nội tiết và hội chứng chèn ép
giao thoa thị giác. Bệnh nhân có thể tới khám vì
rối loạn nội tiết như tiết sữa, vô sinh, vô kinh
hay rối loạn phát triển, thay đổi da Một số
bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, nôn, liệt dây
thần kinh sọ do khối u chèn ép. Bệnh nhân cũng
có thể có biểu hiện giảm thị lực, bán manh do
khối u chèn ép vào dây thần kinh thị giác, chèn
ép và giao thoa thị giác. Tại Khoa Phẫu thuật
Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức, chúng tôi phẫu
thuật gần 200 khối u tuyến yên/năm. Hầu hết
bệnh nhân tới bệnh viện đều được phẫu thuật.
Một số ít bệnh nhân được điều trị nội và theo
dõi. Mặc dù số lượng bệnh nhân u tuyến yên
khá lớn nhưng còn ít nghiên cứu về tình trạng
lâm sàng, xét nghiệm khối u tuyến yên. Chính vì
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục
đích: mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm nội
tiết và hình ảnh khối u tuyến yên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140
bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật tại
Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức
từ 1/2009 tới tháng 12/2009. Những bệnh nhân
đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau đây được đưa
vào nhóm nghiên cứu: chẩn đoán xác định là u
tuyến yên dựa trên kết quả giải phẫu bệnh khối
u tuyến yên, bệnh nhân được nghiên cứu viên
trực tiếp khám lâm sàng, đánh giá kết quả xét
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 412
nghiệm nội tiết tuyên yên, đọc và phân tích hình
ảnh khối u tuyến yên trên cắt lớp vi tính và cộng
hưởng từ, mọi thông tin được điền vào mẫu
bệnh án riêng đã được chuẩn bị sẵn. Triệu
chứng lâm sàng bao gồm: đau đầu, nhìn mờ, thị
trường, lác mắt, vô kinh nguyên phát, vô kinh
thứ phát, vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ phát,
tiết sữa, thay đổi giọng nói, thay đổi hình dáng,
to đầu ngón tay, đầu ngón chân, biến dạng mặt,
lưỡi, mạch, huyết áp, nhịp tim, thở, màu sắc da,
vết dạn da, hình dáng bụng so với tay và chân.
Xét nghiệm nội tiết bao gồm: nồng độ
prolactine, cortisol, GH, FSH, LH, ACTH. Hình
ảnh cắt lớp vi tính: kích thước, vị trí khối u, mức
độ xâm lấn xuống xoang bướm, xâm lấn trên
yên, xâm lấn sang hố thái dương, xâm lấn hố
sau, chèn ép não thất và mức độ ngấm thuốc cản
quang. Hình ảnh cộng hưởng từ bao gồm: kích
thước, vị trí khối u, xâm lấn xoang tĩnh mạch
hang, xâm lấn xuống xoang bướm, xâm lấn lên
vùng trên yên, xâm lấn sang hố thái dương,
chèn ép và bao bọc động mạch cảnh trong, chèn
ép não thất III, mức độ ngấm thuốc đối quang
từ. Kết quả giải phẫu bệnh: u tuyến yên,
adenoma tuyến yên, u thùy trước tuyến yên.
Xếp loại u tuyến yên theo tiêu chuẩn sau: lượng
prolactine > 700 UI/L xếp loại u tăng tiết
prolactine (prolactinoma); lượng GH tăng trên
1ng/ml (µg/l) xếp loại u tăng tiết GH hay bệnh
Arcromegaly; lượng ACTH tăng và vết rạn da,
béo bụng nhưng chân tay nhỏ xếp loại u tăng
tiết ACTH; nếu nội tiết tố bình thường, hoặc
giảm xếp loại u tuyến yên không tăng tiết. Số
liệu được tính toán theo chương trình SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 12 tháng, chúng tôi đã lựa
chọn được 140 bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu
chuẩn nghiên cứu. Trong đó, 52 bệnh nhân nam
(37,14%) và 88 bệnh nhân nữ (62,86%). Phân bố
theo tuổi như bảng 1.
Bảng 1-Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi:
Nhóm
tuổi
60
Số BN 3 52 13 35 23 14
Tỷ lệ % 2,14% 37,14% 9,28% 25% 16,42% 10%
Nhóm tuổi từ 21 tới 30 chiếm nhiều nhất với
37,14%; Nhóm tuổi từ 21 tới 50 chiếm 71,42%.
Cao tuổi nhất là 71 và thấp nhất 16 tuổi.
Lý do tới khám bệnh
Chủ yếu do đau đầu, nhìn mờ và rối loạn
nội tiết: 132/140 bệnh nhân (94,29%). Trong số
140 bệnh nhân, 56/140=40% bệnh nhân đã được
khám và điều trị nơi khác (với chẩn đoán vô
sinh, vô kinh, bất lực, bệnh về mắt, đái đường,
huyết áp cao) và 84/140=60% chưa từng điều
trị nơi khác.
Tiền sử bệnh u tuyến yên
40 bệnh nhân đã được chẩn đoán u tuyến
yên: 27 đã được phẫu thuật 1-2 lần (u tuyến yên
tái phát, bao gồm: 18 u không tăng tiết, 6
prolactinome và 3 acromegaly), 10 được điều trị
nội không khỏi (9 u tuyến yên tăng tiết
prolactine và 1 Acromegaly) và 3 được điều trị
tia Gamma (2 u không tăng tiết, 1 acromegaly).
Tiền sử bệnh khác
18/140 bệnh nhân có tiền sử bệnh khác phổi
hợp hoặc biểu hiện kèm theo do u tuyến yên
bao gồm: cao huyết áp 6 bệnh nhân, đái đường
4, đau viêm khớp 2, suy tim 1, hẹp hở van 2 hay
van 3 lá 2, loét dạ dày 1, sỏi thận 1.
Dấu hiệu lâm sàng khi nhập viện bao gồm
Đau đầu 120/140 = 80%, rối loạin nhìn 96/140
= 68,58% (Bảng 2), rối loạn nội tiết ở
97/140=69,29% (Bảng 3). Kết quả xét nghiệm cho
thấy: 97/140 bệnh nhân có rối loạn nội tiết tăng
hoặc giảm lược hormone trong máu (69,29%) và
43/140=30,71% bệnh nhân có xét nghiệm nội tiết
trong giới hạn bình thường.
Bảng 2-Rối loạn thị giác:
Rối loạn
thị giác
Nhìn mờ
1 mắt
Nhìn mờ
2 mắt
Bán
manh 1
bên
Bán
manh 2
bên
Lác, nhìn
đôi, sụp
mi
Số BN 20 76 7 15 12
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 413
Tỷ lệ % 14,29 54,29 5,00 10,71 8,57
Như vậy, số bệnh nhân bị giảm thị lực là
96/140=68,58%, trong đó thị lực giảm cả hai mắt
là 76/140=54,28%. Thị lực thấp nhất là mù cả hai
bên (11 BN), chỉ thấy bóng bàn tay và đếm ngón
tay 10 BN. Trong số 22 bệnh nhân bán manh, 15
BN bán manh cả hai bên.
Bảng 3-Triệu chứng rối loạn nội tiết:
Rối loạn
nội tiết
Thay đổi
hình
dáng
Vô
sinh
Bất
lực
Vô kinh Rối loạn
kinh
nguyệt
Tiết
sữa
Số BN 20 44 16 32 14 22
Tỷ lệ % 14,29 31,43 11,43 22,86 10,00 15,71
Dấu hiệu rối loạn nội tiết được ghi nhận ở 97
bệnh nhân. Một số bệnh nhân có nhiều rối loạn
nội tiết cùng lúc. Trong đó: 26/32 BN vô kinh
thứ phát trên 2 năm, 7 bệnh nhân đái nhạt và
khát nước, 89/140 BN đã có hôn nhân. Tăng cân
nhanh bất thường 2 BN. Hội chứng Cushing 2
BN.
Bảng 4-Kết quả xét nghiệm nội tiết
Rối
loạn
nội tiết
Tăng
Prolactine
Tăng
GH
Giảm tiết
hormone
Tăng
ACTH
Hormone
bình
thường
Số BN 66 20 9 2 43
Tỷ lệ % 47,14 14,29 6,43 30,71
Một số bệnh nhân có tăng tiết prolactine
nhưng lại giảm tiết nội tiết tố khác, hoặc tăng
tiết hormone này và giảm tiết hormone khác.
Lượng Prolactine cao nhất là
Bảng 5-Phân loại u tuyến yên theo lâm sàng và xét
nghiệm:
Phân
loại
U không
tăng tiết
U tăng tiết
Prolactine
U tăng tiết GH
(Acromegaly)
U tăng tiết
ACTH
(Cushing)
Số BN 52 66 20 2
Tỷ lệ % 37,14 47,14 14,29 1,43
Acromegaly-bệnh to viễn cực, Cushing-bệnh
Cushing
Chụp cộng hưởng từ 140 bệnh nhân, trong
đó chỉ có 73 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi
tính. Phân loại theo Hardy: 68,57% xếp loại A và
B và 31,42% xếp loại C, D và E. U tuyến yên nhỏ
(microadenoma) ở 9 và u tuyến yên lớn
(macroadenoma) 131 bệnh nhân. U lớn nhất 7,5
cm và u nhỏ nhất 9 mm Khối u xâm lấn xuống
dưới đẩy sàn hố yên lồi vào trong xoang bướm
hoặc khối u xâm lấn vào bên trong xoang bướm
71 trường hợp (50,71%). Hình ảnh khối u trên
cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ T1WI và T2WI
như trong bảng 6, 7 và 8.
Bảng 6-Hình ảnh khối u tuyến yên trên chụp cắt lớp
vi tính:
Đặc điểm
trên cắt lớp
vi tính
Tăng tỷ
trọng
Đồng tỷ trọng Ngấm thuốc
cản quang
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ %
5/71
7,04%
65/71
91,54%
45/55
81,82%%
Trong số 71 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi
tính, 55 bệnh nhân được tiêm thuốc cản quang.
Cả 5 bệnh nhân tăng tỷ trọng trong khối u là do
chảy máu trong u.
Bảng 7-Hình ảnh khối u tuyến yên trên T1WI:
Hình ảnh
trên cộng
hưởng từ
Đồng tín
hiệu
Giảm tín
hiệu
Tín hiệu
hỗn hợp
Khối u
ngấm thuốc
đối quang
từ
Số bệnh
nhân Tỷ lệ
%
59 42,14% 42 30% 39 27,85% 125 89,28%
Hình ảnh chảy máu trong u ở 35/140=25%. U
xâm lấn vào trong lòng xoang bướm
71/140=50,71%.
Bảng 8-Hình ảnh khối u tuyến yên trên T2WI:
Hình ảnh
khối u
trên T2WI
Tăng tín
hiệu
Đồng tín
hiệu
Tín hiệu
hỗn hợp
Chảy máu
trong u
Số bệnh
nhân
Tỷ lệ %
75
53,57%
35
25%
30
21,42%
35
25%
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam = 1,69 thấp hơn so
với nghiên cứu của Bùi Phương Thảo nam 2011
(2,87) nhưng cao hơn nghiên cứu tại Bệnh viện
Việt Đức năm 2003 và 2008 (1,18 và 1,11). Trong
hầu hết nghiên cứu gần đây, tỷ lệ bệnh nhân nữ
cao hơn nam, đôi khi nữ/nam = 3/1 (1,2). Những
nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ nữ/nam gần
bằng nhau. Nhóm tuổi hay gặp nhất là 21-30
chiếm 37,14%. Khoảng 2/3 bệnh nhân u tuyến
yên được phát hiện và phẫu thuật ở lứa tuổi từ
21-50 (71,42%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 414
Lý do tới khám bệnh chủ yếu do đau đầu,
nhìn mờ và rối loạn nội tiết: 132/140 bệnh nhân
(94,29%). Trong đó, 86 bệnh nhân tới khám do
rối loạn nội tiết (61,42%). Khi thăm khám lâm
sàng, 97/140=69,28% bệnh nhân biểu hiện rối
loạn nội tiết. Trong số 140 bệnh nhân, 88 bệnh
nhân là u tăng tiết và 52 bệnh nhân u không
tăng tiết. Như vậy, 100% bệnh nhân u tăng tiết
có triệu chứng rối loạn nội tiết. Đây là dấu hiệu
rất quan trọng để hướng tới chẩn đoán khối u
tuyến yên. Rối loạn nội tiết hay gặp nhất là vô
kinh nguyên phát, vô kinh thứ phát, vô sinh
nguyên phát, vô sinh thứ phát và tiết sữa. Dấu
hiệu vô sinh, vô kinh, bất lực ở người đang lứa
tuổi hoạt động sinh dục là gợi ý quan trọng để
chẩn đoán bệnh(4,9). Trong số 72 bệnh nhân nữ ở
lứa tuổi hoạt động sinh dục: 44 bệnh nhân bị rối
loạn kinh nguyệt (61,11%), 32 bị vô kinh, 26 bị
vô kinh trên 2 năm, 2 trường hợp cá biệt tới
khám sau khi vô kinh thứ phát 12 năm!. Phụ nữ
trong lứa tuổi hoạt động sinh dục nhưng bị vô
kinh thứ phát thường không quá chú ý, nhất là
khi họ đã có con. Và họ thường chậm trễ tới
khám bệnh. Trong số 72 bệnh nhân nữ trong lứa
tuổi hoạt động sinh dục, 44 bệnh nhân vô sinh
và muốn có con, 22 bệnh nhân tiết sữa ở vú mặc
dù không nuôi con và 18 bệnh nhân vừa vô
sinh, vô kinh và tiết sữa. Vô sinh là căn bệnh
không hiếm gặp nhưng nếu đứng trước bệnh
nhân bị vô sinh kèm theo vô kinh, rối loạn kinh
nguyệt và tiết sữa, nên nghĩ tới khối u tuyến yên
và cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ(3,10). Bất
lực chỉ gặp ở 16 bệnh nhân nam. Đây là dấu
hiệu khó xác định chính xác bởi vì chúng ta khó
xác định câu trả lời của bệnh nhân nam về vấn
đề tế nhị này. Hầu hết những bệnh nhân rối loạn
kinh nguyệt, vô sinh, tiết sữa có nồng độ
Prolactine máu cao.
Khi phân loại khối u tuyến yên theo nồng
độ hormone trong máu, 66 u tuyến yên tăng tiết
prolactine, 52 u không tăng tiết, 20 u tăng tiết
GH và 2 u tăng tiết ACTH. Khối u tăng tiết
prolactine hay gặp nhất, sau đó là u không tăng
tiết. Đặc điểm lâm sàng của nhóm u tuyến yên
tăng tiết prolactine chủ yếu là vô kinh, vô sinh,
bất lực, tiết sữa. Trong khi nhóm bệnh nhân u
tăng tiết GH là thay đổi hình dạng, to đầu chi,
da thô, da dày, mặt biến dạng, tăng số giầy, dép
và không đeo nhẫn ở 100% bệnh nhân. Một số
bệnh nhân đau nhức xương, lưỡi to, ngủ ngáy,
chẩn đoán và điều trị viêm khớp, bệnh nhân hay
mệt, suy tim(7,10). Hai bệnh nhân bị bệnh Cushing
do tăng tiết ACTH biểu hiện lâm sàng khá điển
hình: vết rạn da, bụng béo, chân và tay nhỏ.
Trong khi 52 bệnh nhân u không tăng tiết chỉ có
8 bệnh nhân bị giảm tiết hormone (15,38%).
Bệnh nhân u tuyến yên không tăng tiết biểu hiện
lâm sàng chủ yếu là đau đầu, nhìn mờ, nôn và
buồn nôn(5,6). Đó là dấu hiệu của tăng áp lực
trong sọ.
Thị lực giảm ở 68,58% bệnh nhân trong đó:
76/96 bệnh nhân giảm thị lực đồng đều hai mắt
(79,17%), 11 bệnh nhân mù hoàn toàn hai mắt,
10 chỉ đếm được ngón ta hay bóng bàn tay. Thị
lực giảm đều cả hai bên là đặc điểm khá đặc
trưng ở u tuyến yên do chèn ép cả hai bên, hoặc
chèn ép giao thoa thị giác. U màng não vùng hố
yên thường chỉ gây nhìn mờ một bên (hơn 80%).
Dựa vào đặc điểm này có thể phân biệt giữa u
tuyến yên với u màng não hố yên. 21 bệnh nhân
(15%) mù hoặc đếm ngón tay là những bệnh
nhân đã tới khám tại phòng khám chuyên khoa
mắt, bệnh viện mắt và điều trị các bệnh về mắt.
Đây là điều rất đáng tiếc vì đã chẩn đoán chậm
và giảm hiệu quả điều trị.
Dấu hiệu đau đầu gặp ở 80% bệnh nhân.
Đau đầu là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nên
khó dựa vào dấu hiệu đau đầu để hướng tới u
tuyến yên(2,5,6). Đau đầu do tăng áp lực trong
sọ, do khối u kích thích hay chèn ép lên màng
não. Đau đầu do tăng áp lực trong sọ thường
đau vào buổi đêm, nửa đêm về sang và đau
khi tăng áp lực ổ bụng.
Một điều lưu ý là 40% bệnh nhân đã từng
khám và điều trị tại chuyên khoa khác với chẩn
đoán vô sinh, vô kinh, bất lực, nhìn mờ, huyết
áp cao, đái đường, bướu cổ (18 bệnh nhân
trong số đó có biểu hiện bệnh huyết áp cao, đái
đường, đau khớp, suy tim). Một số trường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 415
hợp chỉ chẩn đoán u tuyến yên sau khi chụp cắt
lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Nên lưu ý tới
bệnh lý u tuyến yên khi bệnh nhân có biểu hiện
vô sinh hay vô kinh nguyên phát, thứ phát, tiết
sữa, bất lực. Xét nghiệm nội tiết tố tuyến yên có
thể giúp ích cho chẩn đoán u tăng tiết. Đối với u
không tăng tiết, nội tiết tố thường không thay
đổi hoặc giảm do suy tuyến yên khó chẩn đoán
nếu chỉ dựa vào xét nghiệm nội tiết.
Xét nghiệm cho thấy sự rối loạn nội tiết ở
97/140 bệnh nhân (29,29%), trong đó chủ yếu là
tăng tiết (88/97=90,72%) và giảm tiết nội