Nói chuyện về lương luôn là vấn đề khó và nhạy cảm. Nếu bạn yêu
cầu quá nhiều, quá nhanh mọi việc sẽ đem lại kết quả trái với mong
đợi.
Trước khi yêu cầu tăng lương bạn cần phải hiểu rõ giá trị của bạn, chỗ
đứng của bạn trong công ty cũng như mức lương cho công việc của bạn
ở mức nào là hợp lý. Một trong những vấn đề mà bạn thường gặp phải
khi yêu cầu tăng lương đó là không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Khi nào là đúng thời điểm? Nói những gì là hợp lý?.
Dưới đây là 8 lỗi phổ biến mà các nhân viên thường mắc phải khi đề
nghị tăng lương:
1.Quá vội vàngSai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn đã cẩn thận ghi ra giấy những yêu cầu bạn
muốn nói với sếp như chức vụ bạn muốn, mức lương mới hay trách
nhiệm công việc bạn đảm đương cần giảm bớt.
Sự thật: Những điều đó mới chỉ là yêu cầu của bạn muốn được sếp thỏa
mãn nhưng bạn lại không có những thông tin hay yếu tố nào để thuyết
phục sếp rằng “tại sao tôi lại cần tăng lương cho bạn?”
Lời khuyên: Trước khi đến gặp sếp, bạn cần phải chuẩn bị trước các câu
hỏi cũng như câu trả lời cho mọi tình huống. Hãy tìm hiểu kỹ các thông
tin như mức lương mới nào là hợp lý? Vị trí của bạn trong công ty được
đánh giá như thế nào?. để đảm bảo bạn kiểm soát được buổi nói
chuyện.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 8 Điều bạn cần tránh khi đàm phán tăng lương với sếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 điều bạn cần tránh khi đàm phán tăng lương
với sếp
Nói chuyện về lương luôn là vấn đề khó và nhạy cảm. Nếu bạn yêu
cầu quá nhiều, quá nhanh mọi việc sẽ đem lại kết quả trái với mong
đợi.
Trước khi yêu cầu tăng lương bạn cần phải hiểu rõ giá trị của bạn, chỗ
đứng của bạn trong công ty cũng như mức lương cho công việc của bạn
ở mức nào là hợp lý. Một trong những vấn đề mà bạn thường gặp phải
khi yêu cầu tăng lương đó là không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào?
Khi nào là đúng thời điểm? Nói những gì là hợp lý?...
Dưới đây là 8 lỗi phổ biến mà các nhân viên thường mắc phải khi đề
nghị tăng lương:
1.Quá vội vàng
Sai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn đã cẩn thận ghi ra giấy những yêu cầu bạn
muốn nói với sếp như chức vụ bạn muốn, mức lương mới hay trách
nhiệm công việc bạn đảm đương cần giảm bớt.
Sự thật: Những điều đó mới chỉ là yêu cầu của bạn muốn được sếp thỏa
mãn nhưng bạn lại không có những thông tin hay yếu tố nào để thuyết
phục sếp rằng “tại sao tôi lại cần tăng lương cho bạn?”
Lời khuyên: Trước khi đến gặp sếp, bạn cần phải chuẩn bị trước các câu
hỏi cũng như câu trả lời cho mọi tình huống. Hãy tìm hiểu kỹ các thông
tin như mức lương mới nào là hợp lý? Vị trí của bạn trong công ty được
đánh giá như thế nào?... để đảm bảo bạn kiểm soát được buổi nói
chuyện.
2. Ngần ngại khi yêu cầu tăng lương
Sai lầm: Bạn cho rằng mức lương hiện tại của bạn là được quyết định
bởi bộ phận quản lý nhân sự và khó có thể thay đổi. Nếu có nói với sếp
thì sếp cũng không giải quyết được vấn đề.
Sự thật: Điều này hoàn toàn sai lầm, thực tế mức lương của bạn không
chỉ được quy định bởi bộ phận nhân sự mà còn bởi những nhận xét của
sếp.
Lời khuyên: Hãy liên lạc với cả sếp và bộ phận nhân sự của công ty để
nói về vấn đề lương của bạn.
3. Đưa ra yêu sách để mong được tăng lương
Sai lầm: Bạn nói với sếp rằng nếu bạn không được tăng lương trong thời
gian tới thì bạn sẽ ra đi. Bạn còn nói thêm rằng đang có một công ty mời
bạn với mức lương cao hơn hiện nay.
Sự thật: Bạn có thể sẽ thành công với “yêu sách” đó nhưng chỉ vài tháng
sau, công ty buộc phải cắt giảm ngân sách. Họ bắt đầu cho nghỉ việc một
số nhân viên và trong đó có bạn bởi vì bạn là một trong những người
được hưởng mức lương cao nhất trong công ty.
Lời khuyên: Nếu bạn muốn được tăng lương, hãy nói chuyện thẳng thắn
với sếp về những gì bạn đã đóng góp cho lợi nhuận công ty vì thế công
ty có thể xem xét lại mức lương cho bạn được hay không?
4. Bịa ra một câu chuyện
Sai lầm: Bạn dựng lên một câu chuyện rằng bạn đang trong thời điểm có
nhiều việc phải chi tiêu, bạn cần phải mua nhà lớn hơn vì con cái đã
lớn, bạn phải nuôi hai đứa con đi học đại học, phải mua xeBạn mong
nhận được sự cảm thông của sếp
Sự thật: Đây là nơi làm việc vì vậy những quyết định dựa trên tình cảm
chắc chắn không tồn tại. Hơn thế nữa, khi sếp phát hiện ra bạn nói dối
thì mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào?
Lời khuyên: Để có thể được tăng lương, hãy đưa ra những dẫn chứng với
sếp về tầm quan trọng và những đóng góp của bạn cho công ty ngày
càng tăng. Từ đó sếp sẽ đánh giá giá trị của bạn với mức lương phù hợp.
Hoặc bạn hỏi sếp về những công việc hoặc dự án thêm để bạn có thể
kiếm thêm thu nhập.
5. Chỉ quan tâm đến mức lương
Sai lầm: Bạn thường không quan tâm đến mức thưởng của công ty vì
bạn nghĩ đó là quy định từ lâu và không thể thay đổi, hơn nữa chúng
cũng không đáng bao nhiêu.
Sự thật: Các mức thưởng được đề ra vì nhu cầu của công ty theo thời
gian nhất định. Có rất nhiều loại thưởng như ngày phép, tiền thưởng vì
làm tốt công việc hay tiền thưởng chung cho ngày lễVì thế nên nếu
bạn có lý do chắc chắn thì bạn có thể đề nghị được công ty khen thưởng.
Lời khuyên: Bạn không nên do dự hay băn khoăn vì không có gì là
không thể thay đổi nếu bạn chưa thử. Hãy trình bày với sếp về tình hình
công việc của bạn thời gian qua đạt kết quả cao như thế nào, bạn nỗ lực
ra sao. Qua đó bạn thể hiện mong muốn được nhận sự động viên khích
lệ từ công ty.
6. Quá đề cao bản thân
Sai lầm: Bạn quá tự cao và đôi khi nói những điều bạn không có khả
năng thực hiện để nâng cao giá trị bản thân nhằm đòi hỏi một mức lương
cao.
Sự thật: Bạn phóng đại về khả năng của mình và hứa hẹn nhiều điều bạn
không thực hiện được. Tuy nhiên, bất kỳ người sếp nào cũng dễ dàng
nhận ra những điều đó, họ luôn biết nhân viên của họ làm việc như thế
nào.
Lời khuyên: Hãy tự tin vào bản thân và cố gắng hoàn thành tốt công việc
thay vì tự tang bốc mình nên dễ gây phản cảm cho mọi người. Sếp sẽ
nhìn nhận thực tế và đưa cho bạn những gì bạn xứng đáng được nhận.
7. Lo ngại nếu bị từ chối yêu cầu
Sai lầm: Bạn cảm thấy lo lắng về khả năng thất bại của yêu cầu tăng
lương nên bạn chần chừ nhiều lần không nói ra mong muốn của mình.
Sự thật: Bạn hoàn toàn có thể thành công trong cuộc đàm phán với sếp
nếu bạn có sự chuẩn bị tốt và tự tin vào bản thân. Hãy tưởng tượng bạn
là người mua và đang cố gắng để mua được một món hàng tốt với giá
thấp nhất. Không nên do dự khi đặt ra câu hỏi, theo đuổi cơ hội đến cùng
và bạn sẽ nhận được tín hiệu thành công.
Lời khuyên: Hãy nói chuyện với sếp bằng tất cả sự tự tin.
8. Chỉ tập trung vào một cơ hội
Sai lầm: Bạn nghĩ rằng bạn phải dồn toàn tâm toàn sức cho lần thương
lượng lương này nếu muốn thành công.
Sự thật: Trong mọi tình huống nếu có nhiều cơ hội để lựa chọn bao giờ
cũng tốt hơn là chỉ có duy nhất. Thử tính toán đến những phương án dự
phòng như tăng thêm ngày phép hay tiền thưởng nếu tăng lương có vẻ
không phù hợp với công ty trong thời điểm này.
Lời khuyên: Có nhiều cơ hội để lựa chọn sẽ tạo tâm lý thoải mái hơn vì
thế cũng dễ thành công hơn. Luôn tin rằng mất cơ hội thì cơ hội khác sẽ
lại đến và chỉ cần bạn luôn cố gắng.
Thuỷ Nguyễn