Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát tính thấm của scopolamin hydrobromid qua da chuột với tác
động của một số chất tăng thấm, để lựa chọn các chất tăng thấm thích hợp có thể cải thiện khả năng thấm
của scopolamin hydrobromid làm cơ sở chọn lựa chất tăng thấm cho nghiên cứu dạng thuốc dán.
Phương pháp: Ảnh hưởng của các chất tăng thấm qua da chuột đã được khảo sát bằng cách cho dung
dịch bão hoà của scopolamin hydrobromid chất tăng thấm tiếp xúc với da chuột trong tế bào Franz. Các chất
tăng thấm được khảo sát gồm nhóm thân nước (sulfoxid, alcol, ether) và nhóm thân dầu (hydrocarbon, acid
béo, ester). Lượng scopolamin hydrobromid thấm qua da chuột theo thời gian được định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Kết quả: Các chất tăng thấm thân nước (DMSO, methyl butanol, octanol, hexanol, decanol, transcutol
P) có khuynh hướng gia tăng tính thấm của scopolamin hyrobromid hơn các chất tăng thấm thân dầu (dầu
khoáng, acid oleic, isopropyl myristat). Trong đó DMSO tạo dung dịch bão hòa với hàm lượng scopolamin
hydrobromid 252233,93 μg/ml cao nhất, thấm qua da chuột nhiều nhất 28,17μg/cm2/giờ với tiềm thời thích
hợp 5,76 giờ.
Kết luận: Kết quả ảnh hưởng của các chất tăng thấm đến tốc độ thấm scopolamin hydrobromid qua da
chuột giảm dần theo thứ tự: DMSO, methyl butanol, hexanol, transcutol P, decanol, octanol, lauroglycol 90,
dodecanol, propanediol, isopropyl myristat, PEG, acid oleic, dầu khoáng
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của chất tăng thấm lên tính thấm của Scopolamin qua da chuột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 74
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT TĂNG THẤM LÊN TÍNH THẤM
CỦA SCOPOLAMIN QUA DA CHUỘT
Vũ Thị Huỳnh Hân*, Lê Quan Nghiệm*, Lê Hậu*, Nguyễn Thiện Hải*, Hà Thị Hằng Nga*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát tính thấm của scopolamin hydrobromid qua da chuột với tác
động của một số chất tăng thấm, để lựa chọn các chất tăng thấm thích hợp có thể cải thiện khả năng thấm
của scopolamin hydrobromid làm cơ sở chọn lựa chất tăng thấm cho nghiên cứu dạng thuốc dán.
Phương pháp: Ảnh hưởng của các chất tăng thấm qua da chuột đã được khảo sát bằng cách cho dung
dịch bão hoà của scopolamin hydrobromid chất tăng thấm tiếp xúc với da chuột trong tế bào Franz. Các chất
tăng thấm được khảo sát gồm nhóm thân nước (sulfoxid, alcol, ether) và nhóm thân dầu (hydrocarbon, acid
béo, ester). Lượng scopolamin hydrobromid thấm qua da chuột theo thời gian được định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Kết quả: Các chất tăng thấm thân nước (DMSO, methyl butanol, octanol, hexanol, decanol, transcutol
P) có khuynh hướng gia tăng tính thấm của scopolamin hyrobromid hơn các chất tăng thấm thân dầu (dầu
khoáng, acid oleic, isopropyl myristat). Trong đó DMSO tạo dung dịch bão hòa với hàm lượng scopolamin
hydrobromid 252233,93 μg/ml cao nhất, thấm qua da chuột nhiều nhất 28,17μg/cm2/giờ với tiềm thời thích
hợp 5,76 giờ.
Kết luận: Kết quả ảnh hưởng của các chất tăng thấm đến tốc độ thấm scopolamin hydrobromid qua da
chuột giảm dần theo thứ tự: DMSO, methyl butanol, hexanol, transcutol P, decanol, octanol, lauroglycol 90,
dodecanol, propanediol, isopropyl myristat, PEG, acid oleic, dầu khoáng.
Từ khoá: Scopolamin hydrobormid, chất tăng thấm
ABSTRACT
ENHANCERMENT EFFECTS IN THE PERMEATION OF SCOPOLAMINE HYDROBROMIDE
THROUGH RAT SKINS
Vu Thi Huynh Han, Le Quan Nghiem, Le Hau, Nguyen Thien Hai, Ha Thi Hang Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 74 - 79
Objectives: This research aim was to study the permeation of scopolamine hydrobromide through rat
skins with the impact of enhancer, from which the most appropriate enhancer would be considered and
chosen to enhance the ability of permeation of scopolamine hydrobromide and to be function as a
fundamental for the study of drug-in-adhesive patch (DIA- patch).
Methods: The effect of enhancer through rat skins has been in a survey by the rubbing the saturated
solution of scopolamine hydrobromide in enhancer were evaluated using Franz diffusion cell fitted with
excised rat skin. The enhancers surveyed were involved hydrophylic groups (sulfoxide, alcohols, ethers) and
lipophylic groups (hydrocarbons, fatty acids, esters). The amount of scopolamine hydrobromide permeated
through rat skins per time was determined by validated HPLC method.
Results: Among experimented enhancers, the hydrophylic enhancers (Dimethyl sulfoxide (DMSO),
methyl butanol, octanol, hexanol, decanol, transcutol P) had a tendency to increase the permeation of
*Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên hệ: ThS. Vũ Thị Huỳnh Hân ĐT: 0913816832 Email: huynhhancmc.vuthi@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 75
scopolamine hyrobromide more than the lipophylic ones (mineral oil, acid oleic, isopropyl myristat), in which
DMSO generated saturated solution with the highest amount of scopolamine hydrobromide (252233.93
μg/ml) with the most target flux of scopolamine for rat skin is (28.17μg/cm2/hour) in the most suitable lag
time (5.76 hours).
Conclusion: The results of the enhancing effects to a level of permeation of scopolamine hydrobromide
through rat skins have declined gradually, DMSO, methyl butanol, hexanol, transcutol P, decanol, octanol,
lauroglycol 90, dodecanol, propanediol, isopropyl myristate, PEG, acid oleic, mineral oil respectively.
Key words: Scopolamine hydrobromide, enhancer.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Scopolamin là alcaloid kháng muscarin, có
tác dụng lên thần kinh trung ương và ngoại biên.
Scopolamin được dùng để ức chế thần kinh
trung ương làm giảm trạng thái căng thẳng, lo
âu và gây ngủ ở liều cao. Thuốc có tác dụng ức
chế receptor muscarin ở hệ tiền đình phân
nhánh đến trung tâm nôn, nên được dùng riêng
rẽ hoặc phối hợp với các thuốc kháng histamin
để làm thuốc trị nôn do di chuyển. Gần đây các
dạng thuốc dán hấp thu qua da chứa hoạt chất
scopolamin đã được dùng để trị nôn do di
chuyển. Để đạt được hiệu quả trị chống nôn cho
thuốc dán chứa scopolamin hydrobromid, cần
phải phối hợp chất tăng thấm phù hợp vào dạng
thuốc dán để giúp thuốc thấm tốt qua da lành
lặn(2). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
khảo sát ảnh hưởng của các chất tăng thấm trên
khả năng thấm qua da chuột của scopolamin
hydrobromid, để lựa chọn các chất tăng thấm
thích hợp có thể cải thiện khả năng thấm của
scopolamin hydrobromid (SH) làm cơ sở cho
nghiên cứu xây dựng công thức thuốc dán
scopolamin.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết bị và nguyên liệu
Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (Knauer),
bơm 1000, đầu dò UV, cột Knauer ZC 81 (25
cm x 4,6 cm), máy siêu âm, máy tế bào
khuếch tán (Franz), máy khuấy từ, máy bão
ôn, máy vortex.
Scopolamin hydrobromid đạt tiêu chuẩn
dược dụng, methyl sulfoxid, và các hóa chất
khác đạt tiêu chuẩn phân tích, methanol và
triethylamin loại dùng cho sắc ký lỏng hiệu
năng cao.
Phương pháp nghiên cứu
- Xử lý da chuột: Chuột cống trắng 230 ± 20
g, được giết chết bằng ete trong hộp kín. Chuột
sau khi chết được cạo sạch lông trên lưng. Cắt
da lưng chuột, loại bỏ lớp mỡ dưới da, dùng
giấy thấm ép để loại hết máu(3,5)
- Định lượng: Dung dịch SH bão hòa trong
các chất tăng thấm được cho vào khoang chứa
mẫu (donor) của tế bào khuếch tán Franz,
khoang nhận chứa dung dịch đệm phosphat
đẳng trương pH 7,4. Tế bào khuếch tán có diện
tích tiếp xúc là 3,14 cm2, thể tích khoang nhận
là 15,5 ml. Lượng SH khuếch tán qua da chuột
(được đặt giữa khoang chứa mẫu và khoang
nhận) được xác định tại các thời điểm 2, 4, 6, 8,
10, 12, 16, 20, 24 giờ được định lượng bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với
các điều kiện sau:
Cột: KNAUER ZC 81, kích thước: 25 cm x
4,6 mm
Nhiệt độ cột: nhiệt độ phòng
Pha động: Methanol: đệm phosphate 30
mM (45:55), pH 7 chỉnh bằng triethylamin
Tốc độ dòng: 1 ml/ phút
Detector: UV-Vis, bước sóng 215 nm.
Thể tích tiêm mẫu: 100 μl
Lượng scopolamin hydrobromid thấm qua
da trong một đơn vị diện tích ở thời điểm xác
định được tính bởi công thức:
AP: Lượng scopolamin hydrobromid thấm qua da trong
một đơn vị diện tích (mcg/cm2); CT: Nồng độ scopolamin
hydrobromid (mcg/ml); Vcell: Thể tích khoang nhận; Scell:
Diện tích màng khuếch tán
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 76
Vẽ đồ thị tương quan giữa lượng
scopolamin hydrobromid thấm qua da (AP) và
thời gian. Chọn khoảng tuyến tính trên đồ thị,
tức là trong khoảng thời gian này AP (y) và
thời gian (x) tuyến tính hay hệ số tương quan
R lớn hơn 0,95; khi đó tốc độ thấm thuốc qua
da (flux) là hằng định. Dựa vào đồ thị, hệ số
góc của đoạn thẳng tuyến tính là tốc độ thấm
flux (Js) và thời điểm (x) mà đoạn thẳng tuyến
tính cắt trục hoành là tiềm thời.
Khả năng tăng thấm của 13 chất được khảo
sát gồm: dimethyl sulfoxid (DMSO); dầu
khoáng; polyethylen glycol (PEG); 1-
dodecanol; 1,2-propanediol; 3- methyl -1-
butanol; decanol; hexanol; 1-octanol; acid oleic;
isopropyl myristat (IPM); propylen glycol
monolaurat (lauroglycol); diethylen glycol
monoethyl ether (Transcutol P).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả khảo sát tính thấm qua da chuột
của SH với các chất tăng thấm
Đối với nhóm alcol
Theo một vài nghiên cứu đã nhận thấy có
sự tương quan giữa cấu trúc và tác dụng của
các chất tăng thấm nhóm alcol(1). Ảnh hưởng
của các chất tăng thấm thuộc nhóm alcol (gồm
PEG, 1,2-propanediol, 3- methyl-1-butanol,
hexanol, octanol, decanol, dodecanol) đối với
sự thấm qua da chuột của SH ở bảng 1 và đồ
thị sự tương quan giữa lượng SH thấm qua da
và thời gian được thể hiện ở hình 1. Kết quả
thử nghiệm cho thấy 3-methyl-1-butanol và
hexanol có khuynh hướng làm tăng tính thấm
của SH nhiều hơn so với các chất còn lại cùng
nhóm alcol.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Thời gian
(giờ)
H
àm
lư
ợn
g s
co
po
la
m
in
th
ấm
q
ua
d
a
(µ
g/
cm
2 )
Propanediol Methyl Butanol Hexanol Octanol
Decanol Dodecanol PEG
Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong chất tăng thấm nhóm alcol
Bảng 1. Các thông số thấm của SH đối với chất
tăng thấm nhóm alcol
Chất tăng thấm Tiềm thời (giờ)
Tốc độ thấm qua da
(mcg/cm2/giờ)
Propanodiol 10,38 ± 0,59 3,43 ± 0,37
Methyl butanol 1,87 ± 0,80 14,11 ± 0,59
Hexanol 3,86 ± 0,40 10,97 ± 2,14
Octanol 3,28 ± 0,17 7,06 ± 2,07
Decanol 3,91 ± 1,04 7,16 ± 3,12
Dodecanol 3,72 ± 1,40 5,94 ± 5,45
PEG 5,71 ± 1,83 1,60 ± 2,12
Nhóm sulphoxid (DMSO)
Kết quả khảo sát sự thấm của dung dịch
SH bão hòa trong DMSO được trình bày ở
bảng 2 và hình 2 thể hiện đồ thị sự tương quan
giữa hàm lượng SH và thời gian. Dựa vào đồ
thị, tại tiềm thời 5,76 giờ lượng scopolamin
hydrobromid được thấm qua da hằng định với
tốc độ thấm bằng 28,17 mcg/cm2/giờ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 77
0
100
200
300
400
500
600
700
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Thời gian
(giờ)
H
àm
lư
ợn
g s
co
po
la
m
in
th
ấm
q
ua
da
(µ
g/
cm
2 )
Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong DMSO
Bảng 2. Các thông số thấm của SH đối với chất
tăng thấm DMSO
Chất tăng thấm Tiềm thời (giờ)
Tốc độ thấm qua da
(mcg/cm2/giờ)
DMSO 6,55 ± 1,04 28,17 ± 31,18
Nhóm acid béo
Chất tăng thấm thuộc nhóm acid béo
được khảo sát là acid oleic. Kết quả khảo
sát sự thấm của dung dịch SH bão hòa
trong acid oleic được trình bày ở bảng 3,
hình 3 thể hiện đồ thị sự tương quan giữa
hàm lượng SH và thời gian. Tại tiềm thời
8,62 giờ lượng SH được thấm qua da hằng
định với tốc độ thấm qua da bằng 0,78
mcg/cm2/giờ.
Hình 3. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong acid oleic
Bảng 3. Các thông số thấm của SH đối với chất
tăng thấm acid oleic
Chất tăng thấm Tiềm thời
(giờ)
Tốc độ thấm qua da
(mcg/cm2/giờ)
Acid oleic 8,94 ± 1,23 0,78 ± 0,28
Nhóm Ester
Trong nhóm ester, lauroglycol làm tăng
tính thấm rõ rệt so với isopropyl myristat.
Đường biểu diễn lượng SH thấm qua da chuột
được trình bày trong hình 4 và kết quả tính
toán độ thấm được trình bày ở bảng 4.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 78
0
50
100
150
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Thời gian
(giờ)
H
àm
lư
ợn
g s
co
po
la
m
in
th
ấm
qu
a
da
(µ
g/
cm
2 )
Isopropyl myristat Lauroglycol 90
Hình 4. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong nhóm ester
Bảng 4. Các thông số thấm của SH đối với chất
tăng thấm nhóm ester
Chất tăng thấm Tiềm thời
(giờ)
Tốc độ thấm qua da
(mcg/cm2/giờ)
Isopropyl myristat 10,16 ± 1,64 2,11 ± 1,98
Lauroglycol 3,14 ± 2,24 6,47 ± 2,89
Nhóm Ete (Transcutol P)
Kết quả khảo sát sự thấm của dung dịch
scopolamin hydrobromid bão hòa trong
transcutol P được trình bày ở bảng 5 và hình 5
thể hiện đồ thị sự tương quan giữa hàm lượng
SH và thời gian. Dựa vào đồ thị, tại tiềm thời
9,12 giờ lượng SH được thấm qua da hằng định
với tốc độ thấm qua da bằng 4,28 mcg/cm2/giờ.
Hình 5. Đồ thị biểu diễn sự thấm của SH bão hòa trong transcutol P
Bảng 5. Các thông số thấm của SH đối với chất
tăng thấm transcutol P
Chất tăng thấm Tiềm thời (giờ)
Tốc độ thấm qua da
(mcg/cm2/giờ)
Transcutol P 10,09 ± 1,82 4,27 ± 3,68
Nhóm hydrocarbon: Dầu khoáng
Sau 3 lần thử nghiệm sự ảnh hưởng của
dầu khoáng với sự thấm của SH, kết quả SH
không thấm qua da đối với chất tăng thấm là
dầu khoáng.
Liên quan giữa tốc độ thấm qua da và
nồng độ bão hòa:
Bảng 6. Tổng kết các thông số thấm của SH bão
hòa trong các chất tăng thấm (sắp xếp theo thứ tự
giảm dần của tốc độ thấm)
Chất tăng
thấm
Tiềm thời
(giờ)
Tốc độ thấm
(µg/cm2/giờ)
Nồng độ bão
hòa (mcg/ml)
DMSO 5,76 28,17 252233,93
Methy
butanol 1,77 14,11 2796,15
Hexanol 3,61 10,97 1780,76
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 79
Chất tăng
thấm
Tiềm thời
(giờ)
Tốc độ thấm
(µg/cm2/giờ)
Nồng độ bão
hòa (mcg/ml)
Transcutol P 4,28 9,12 14334,54
Decanol 3,62 7,16 484,16
Octanol 3,16 7,06 832,25
Lauroglycol 2,27 6,47 1722,91
Dodecanol 2,97 5,94 475,94
Propanediol 10,69 3,23 183412,86
Isopropyl
myristat 9,50 2,12 28,92
PEG 4,34 1,58 15216,67
Acid oleic 7,91 0,67 Không hỗn hòa
Dầu khoáng 0,00 0,00 Không hỗn hòa
Nồng độ bão hòa của SH trong các chất
tăng thấm thể hiện tính tan của nó. Có sự
tương quan giữa tốc độ thấm qua da của SH
với nồng độ bão hòa, khi nồng độ bão hòa của
các chất tăng, chênh lệch nồng độ SH giữa
khoang cho và khoang nhận lớn, do đó theo
định luật của Fick tốc độ thấm của SH qua da
tăng. Tuy nhiên trong một số trường hợp (như
1,2 - propanodiol và PEG), nồng độ bão hòa
của SH trong các chất này cao hay độ tan của
SH lớn nhưng tốc độ thấm qua da của SH
không cao. Điều này có thể được giải thích
như sau: độ tan của SH trong 1,2 –
propanodiol và PEG do SH có sự liên kết
mạnh với các chất tăng thấm làm giảm hoạt độ
nhiệt động của SH nên tốc độ thấm qua da của
SH giảm.
KẾT LUẬN
Các chất tăng thấm thân nước (DMSO,
methyl butanol, octanol, hexanol, decanol,
Transcutol P) có khuynh hướng gia tăng tính
thấm của scopolamin hyrobromid hơn các chất
tăng thấm thân dầu (Dầu khoáng, acid oleic,
isopropyl myristat). Điều này trái ngược với
sự nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tăng
thấm lên sự thấm qua da của scopolamin dạng
base(4), kết quả của nghiên cứu này các chất
tăng thấm thân dầu (như isopropyl myristat)
có tác dụng gia tăng tính thấm của scopolamin
hơn các chất tăng thấm thân nước. SH là một
chất có tính thân nước thích hợp với các chất
tăng thấm thân nước còn scopolamin dạng
base có tính thân dầu hơn thì thích hợp với các
chất tăng thấm thân dầu. Như vậy có tác dụng
tăng tính thấm của hoạt chất thì các chất tăng
thấm phải có tính thân dầu/nước phù hợp với
hoạt chất đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adrian C.W., Brian W.B. (2004), Penetration enhancers,
Advanced Drug Deliver Reviews, 56: 603 - 618.
2. Chien Y.W. (1991), Novel Drug Delivery Systems, Second
Edition Revised and Expanded, Marcel Dekker, 321 – 328.
3. Cho Y.J., Choi H.K. (1998), Enhancement of percutaneous
absorption of ketoprofen: effect of vehicles and adhesive matrix,
Intl. J. Pharm., 169: 95-104.
4. Jung J.Y., Kam S.H., Kim K.N., Chi S.C., Park E.S. (2003),
Effect of Various Enhancers on Permeation of Scopolamin
through Excised Rat Skin, J. Kor. Pharm. Sci., 33: 141 – 144.
5. Nguyễn Thiện Hải, Chi S.C. (2005), Investigation of the effect
of vehicles on skin permeation of Benztropine, Proceeding of
Pharma Indochina IV Conference, 363 -368.