Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết: Bằng chứng thực nghiệm từ Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 207 công ty niêm yết trên HOSE trong năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin bình quân của các công ty là 73,1 điểm. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy cho thấy số lượng thành viên của HĐQT và tỷ lệ nữ trong HĐQT có mối tương quan thuận với mức độ công bố thông tin của các công ty. Ngược lại, việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc làm giảm mức độ công bố thông tin của các công ty. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng quy mô công ty và tỷ suất lợi nhuận có mối tương quan thuận với mức độ công bố thông tin của các công ty, trong khi đó các công ty được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất có mức độ công bố thông tin cao hơn so với các công ty còn lại.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết: Bằng chứng thực nghiệm từ Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết: Bằng chứng thực nghiệm từ Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Trương Đông Lộc Nguyễn Xuân Thuận Ngày nhận: 30/01/2018 Ngày nhận bản sửa: 16/04/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018 Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT) đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 207 công ty niêm yết trên HOSE trong năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin bình quân của các công ty là 73,1 điểm. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy cho thấy số lượng thành viên của HĐQT và tỷ lệ nữ trong HĐQT có mối tương quan thuận với mức độ công bố thông tin của các công ty. Ngược lại, việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc làm giảm mức độ công bố thông tin của các công ty. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra rằng quy mô công ty và tỷ suất lợi nhuận có mối tương quan thuận với mức độ công bố thông tin của các công ty, trong khi đó các công ty được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất có mức độ công bố thông tin cao hơn so với các công ty còn lại. Từ khóa: Đặc điểm hội đồng quản trị, công bố thông tin, công ty niêm yết, HOSE. 1. Giới thiệu Minh bạch trong công bố thông tin (CBTT) có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) ở mỗi quốc gia. Thông tin phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời sẽ giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định hợp lý, qua đó giúp cho thị trường QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 phát triển một cách ổn định. Ngược lại, nếu thông tin được công bố một cách sai lệch hoặc không đầy đủ, thì nó sẽ tạo ra những bất ổn cho thị trường, làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các công ty niêm yết, CBTT không chỉ là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo pháp luật mà còn là quyền lợi của công ty trong việc nâng cao uy tín và hình ảnh của mình trên thị trường. Karim (1996) cho rằng mức độ CBTT càng cao càng hạn chế tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các nhà đầu tư và công ty, qua đó làm tăng giá trị và thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường. Ở một khía cạnh khác, Albitar (2015) cho rằng việc CBTT không tốt có thể làm gia tăng chi phí vốn, dẫn đến việc phân bổ các nguồn lực không hiệu quả. Ở Việt Nam, thực tế cho thấy nhiều công ty niêm yết hiện nay chưa quan tâm đúng mức và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với các nhà đầu tư trong việc công bố thông tin. Vì vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao các công ty niêm yết chưa quan tâm đúng mức đến việc CBTT? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty? Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng mức độ CBTT của các công ty phụ thuộc chủ yếu vào hai nhóm nhân tố chính, đó là đặc điểm công ty và quản trị công ty (Cheung và cộng sự, 2007; Nandi và Ghosh, 2013; Fathi, 2013). Ở Việt Nam, cho đến nay đã có một vài nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT của các công ty niêm yết (Phạm Ngọc Toàn và Thị Thu Hoài, 2015; Nguyễn Thị Thu Hảo, 2015; Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Kim Anh, 2017). Các nghiên cứu này chủ yếu đo lường ảnh hưởng của đặc điểm công ty và một số nhân tố khác mà chưa đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm HĐQT (một nội dung quan trọng trong quản trị công ty) đến việc CBTT của các công ty. Mục tiêu của nghiên cứu này là bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên HOSE. Đây là khoảng trống trong các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Phần còn lại của bài viết này được cấu trúc như sau: Mục 2 trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết và lược khảo các tài liệu có liên quan làm cơ sở để phát triển các giả thuyết nghiên cứu; Mục 3 mô tả số liệu được sử dụng và phương pháp nghiên cứu; Mục 4 tóm tắt các kết quả nghiên cứu; và cuối cùng, kết luận của bài viết được trình bày ở Mục 5. 2. Cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và các giả thuyết nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết Đại diện (Agency Theory): Lý thuyết Đại diện do Jensen và Meckling (1976) đề xuất được xem như là lý thuyết nền tảng liên quan đến mức độ CBTT của các công ty niêm yết. Lý thuyết này cho rằng quan hệ giữa các cổ đông (người ủy quyền) và người quản lý công ty (người được ủy quyền) được hiểu như là quan hệ đại diện hay quan hệ ủy thác. Mối quan hệ này được xem như là mối quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông bổ nhiệm, chỉ định người khác để thực hiện việc quản lý cho họ, trong đó bao gồm cả việc trao quyền định đoạt tài sản của công ty. Ở một khía cạnh khác, Lý thuyết Đại diện chỉ ra rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát công ty sẽ dẫn đến những xung đột về lợi ích khi xảy ra vấn đề bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và người quản lý công ty do cả hai bên đều có lợi ích khác nhau. Đối với nhà quản lý họ quan tâm nhiều đến lợi ích của họ sẽ có được (lương, thưởng), nhưng đối với các cổ đông thì họ lại quan tâm nhiều hơn đến giá trị của công ty. Chính vì sự mâu thuẫn này đã làm phát sinh chi phí đại diện, tức là chi phí để duy trì mối quan hệ đại diện hiệu quả để nhà quản lý hoạt động vì lợi ích của cổ đông nhiều hơn. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory): Nếu lý thuyết Đại diện chỉ ra mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý công ty trong điều kiện bất cân xứng về thông tin thì Lý thuyết Tín hiệu (Ross, 1977) chỉ ra cách thức để giải quyết sự bất cân xứng về thông tin, đó là cơ chế phát tín hiệu. Theo Lý thuyết Tín hiệu, CBTT được xem như là một phương tiện hữu hiệu để đưa tín hiệu đến với các nhà đầu tư. Vì vậy, CBTT là một công cụ mà các công ty có thể sử dụng để tạo ra sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 công ty này so với công ty khác. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm và các giả thuyết nghiên cứu - Quy mô hội đồng quản trị và mức độ CBTT: Quy mô HĐQT được đo lường dựa trên số lượng thành viên trong HĐQT. Theo Lý thuyết Đại diện, xung đột về lợi ích sẽ xảy ra khi có hiện tượng bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và các nhà quản lý của công ty. Điều này có thể ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty. Công ty có nhiều thành viên trong HĐQT sẽ có lợi hơn trong việc giám sát hoạt động của công ty do sự đa dạng về kiến thức và kinh nghiệm của các thành viên. Vì vậy, số lượng thành viên HĐQT của công ty càng nhiều có thể giúp ngăn chặn tốt hơn các hành vi làm tổn hại đến lợi ích của các cổ đông, giảm chi phí đại diện và tạo ra áp lực cho việc CBTT đầy đủ và kịp thời. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa số lượng thành viên HĐQT và mức độ CBTT của các công ty (Adam và cộng sự, 2005; Cheng và Courteney, 2006). Vì vậy, giả thuyết sau được đề nghị: H1: Số lượng thành viên của HĐQT càng nhiều thì mức độ CBTT của công ty càng cao. - Sự kiêm nhiệm và mức độ CBTT: Sự kiêm nhiệm ở đây được hiểu là một người vừa giữ vai trò chủ tịch HĐQT vừa giữ vai trò giám đốc điều hành công ty. Jensen và Meckling (1976) lập luận rằng các công ty cần thiết lập cơ cấu quản lý công ty hiệu quả thông qua việc tách bạch các quyết định quản lý và quyết định kiểm tra giám sát để giảm chi phí đại diện. Nếu cả hai chức vụ chủ tịch HĐQT và giám đốc công ty là cùng một người thì khi đó khó tách bạch được quyền kiểm soát và điều hành. Chủ tịch HĐQT sẽ có cơ hội để tối đa lợi ích cá nhân hơn là lợi ích của các cổ đông. Vì vậy, các công ty có chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc có mức độ CBTT kém hơn các công ty không có đặc điểm này. Về mặt thực nghiệm, Li và cộng sự (2008) chỉ ra rằng kiêm nhiệm sẽ làm giảm chất lượng và số lượng thông tin được công bố trên thị trường. Ngoài ra, Ho và Wong (2001), Gul và Leung (2004), Donnelly và Mulcahy (2008) cũng đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa kiêm nhiệm và CBTT. Tuy nhiên, Haniffa và Cooke (2002) lại không tìm thấy mối tương quan giữa kiêm nhiệm và mức độ CBTT của các công ty. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm được trình bày ở trên, giả thuyết tiếp theo được đề xuất như sau: H2: Kiêm nhiệm làm giảm mức độ công bố thông tin của công ty. - Tỷ lệ sở hữu của HĐQT và mức độ CBTT: Tỷ lệ sở hữu của HĐQT được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm (%) số cổ phần mà các thành viên HĐQT của công ty nắm giữ. Theo lý thuyết Đại diện, sự tách rời giữa chủ sở hữu và người quản lý công ty sẽ dẫn đến các xung đột về lợi ích (Jensen và Meckling, 1976). Mức độ xung đột lợi ích này sẽ giảm khi những người quản lý nắm giữ các cổ phiếu của công ty. Vì vậy, những công ty có các thành viên HĐQT nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu lớn thường không CBTT một cách đầy đủ, bởi vì các cổ đông lớn thường là thành viên của HĐQT nên họ có thể tiếp cận toàn bộ các thông tin sẵn có trong công ty. Nói một cách khác, các công ty có tỷ lệ sở hữu càng tập trung thì mức độ CBTT càng kém và ngược lại. Một số nghiên cứu gần đây đã tìm thấy bằng chứng về mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ sở hữu của HĐQT và mức độ CBTT của công ty (Hossain và cộng sự, 1994; (Chau và Gray, 2002; Barako và cộng sự, 2006; Xiao và Yuan, 2007; Lim và cộng sự, 2007; Turrent và Ariza, 2012; Sartawi và cộng sự, 2014). Tuy nhiên, Naser và cộng sự (2002), Eng và Mak (2003), Gul và Leung (2004) lại chỉ ra rằng không có mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu của HĐQT và mức độ CBTT. Trên cơ sở lập luận như vậy, giả thuyết thứ 3 được đề nghị như sau: H3: Tỷ lệ sở hữu của HĐQT càng cao thì mức độ CBTT của công ty càng thấp. - Tỷ lệ nữ trong HĐQT và mức độ CBTT: Tỷ lệ nữ trong HĐQT được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm số thành viên nữ trong HĐQT. Về mặt tâm sinh lý liên quan đến giới tính, nữ thường có tính cẩn trọng, ngại rủi ro hơn nam giới trong quản trị, điều hành nói chung. Vì vậy, nếu có nhiều thành viên nữ trong HĐQT thì việc CBTT của công ty sẽ tốt hơn. Srinidhi và cộng sự (2011) chỉ ra rằng tỷ lệ nữ trong HĐQT càng cao thì chất lượng các báo cáo được công QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 bố càng tốt. Tương tự, Liao và cộng sự (2014), Adam và Ferreria (2009) cũng tìm thấy các bằng chứng để đi đến kết luận rằng tỷ lệ nữ trong HĐQT có mối tương quan thuận với mức độ CBTT của công ty. Vì vậy, giả thuyết tiếp theo được đề xuất như sau: H4: Tỷ lệ nữ trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT của công ty càng cao. 3. Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Số liệu sử dụng Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên HOSE năm 2015. Do các công ty thuộc ngành tài chính có một số đặc thù riêng về hoạt động kinh doanh cũng như BCTC so với các ngành khác nên trong nghiên cứu này chỉ có 207 công ty phi tài chính được chọn để tiến hành thu thập số liệu. 3.2. Phương pháp xây dựng chỉ số đo lường mức độ CBTT Cơ sở để xây dựng chỉ số CBTT Cho đến thời điểm 9/2017, chưa có bất kỳ bộ tiêu chí chính thức nào được công bố để đo lường mức độ CBTT của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Vì vậy, để phục vụ cho nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chí để đo lường mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên HOSE. Hiện tại, có nhiều bộ tiêu chí đo lường mức độ CBTT của các công ty đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các bộ tiêu chí này, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng bộ tiêu chí của Standard and Poor (S&P) có nhiều ưu điểm hơn và có thể được vận dụng trong điều kiện TTCK Việt Nam. Vì vậy, để xây dựng chỉ số CBTT cho các công ty niêm yết trên HOSE, nhóm tác giả dựa trên bộ tiêu chí của S&P, kết hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về CBTT của các công ty niêm yết trên TTCK. Chỉ số đo lường mức độ CBTT Trên cơ sở bộ tiêu chí của S&P, các quy định hiện hành về CBTT và thực tiễn hoạt động các công ty niêm yết trên HOSE, nhóm tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí để đo lường mức độ CBTT của các công ty niêm yết bao gồm 72 tiêu chí1. Ở một khía cạnh khác, để đo lường mức độ CBTT, các nghiên cứu thực nghiệm thường sử dụng một trong ba phương pháp, đó là: có trọng số, không có trọng số và hỗn hợp. Những nghiên cứu sử dụng phương pháp trọng số cho rằng nếu đo lường mức độ CBTT dựa trên các thông tin có sẵn dựa trên các báo cáo thường niên hoặc theo chuẩn mực kế toán (các thông tin bắt buộc) là không thích hợp vì có nhiều thông tin không cần thiết so với các thông tin quan trọng đối với người đọc. Ngược lại, theo quan điểm của các nghiên cứu sử dụng phương pháp không có trọng số thì cho rằng mức độ CBTT giữa các công ty sẽ ít bị chệch hơn so với phương pháp có trọng số. Phương pháp hỗn hợp là phương pháp sử dụng cả phương pháp có trọng số và không có trọng số. Phương pháp này có thể xem như là giải pháp trung hòa cho hai phương pháp trên. Với tình hình thực tế của các công ty niêm yết cũng như các quy định của pháp luật về CBTT ở Việt Nam, nghiên cứu này sử phương pháp không trọng số để đo lường mức độ CBTT của các công ty. Phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây (Botosan, 1997; Chau và Gray, 2002; Fathi, 2013). Trên cơ sở chấm điểm từng tiêu chí, chỉ số CBTT của từng công ty được tính như sau: DISC n d 100i ij j n 1 #= = / Trong đó: DISC i : Mức độ CBTT của công ty i (0 ≤ DISCi ≤ 100) dij: Điểm tiêu chí j của công ty i (dij = 1 nếu mục thông tin j được công bố, dij = 0 nếu mục thông tin j không được công bố). n: Số lượng mục thông tin (tiêu chí) trong bộ tiêu chí được xây dựng (n = 72) 1 Do giới hạn về dung lượng của bài viết nên nhóm tác giả không trình bày chi tiết bộ tiêu chí trong bài viết này. Tuy nhiên, bộ tiêu chí này có thể được cung cấp cho các đối tượng có quan tâm nếu được yêu cầu. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 35Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 3.3. Phương pháp nghiên cứu Để ước lượng ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên HOSE, mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu này. Một cách cụ thể, mô hình hồi quy có dạng như sau: DISCi = β0 + β1BSIZEi + β2DUALi + β3BOWNi + β 4 BWi + β5FSIZEi + β6PROi + β7LEVi + β8 BIG4i + εi Trong đó: DISCi: Chỉ số đo lường mức độ CBTT của công ty i; BSIZEi: Quy mô hội đồng quản trị của công ty i; DUALi: Kiêm nhiệm của công ty i; BOWNi: Tỷ lệ sở hữu của hội đồng quản trị công ty i; BWi: Tỷ lệ nữ trong HĐQT của công ty i; FSIZEi: Quy mô của công ty i; PROi: Tỷ suất lợi nhuận của công ty i; LEVi: Đòn bẩy tài chính của công ty i; BIG4i: Chủ thể kiểm toán của công ty i. Nội dung chi tiết về các biến độc lập và kỳ vọng về mối tương quan giữa chúng với biến phụ thuộc được trình bày chi tiết ở Bảng 1. Ngoài các biến liên quan đến đặc điểm HĐQT đã được trình bày ở trên (mục 2.2), nghiên cứu này còn sử dụng một số biến kiểm soát. Các biến kiểm soát này bao gồm: Quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận, đòn bẩy tài chính và chủ thể kiểm toán. Quy mô công ty (FSIZE): Trong nghiên cứu này biến quy mô công ty được đo lường bằng logarit tổng tài sản của công ty. Việc sử dụng logarit của tổng tài sản thay vì tổng tài sản là để tránh hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy do giá trị tổng tài sản của các công ty có thể có sự khác biệt rất lớn. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng công ty có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT càng cao (Botosan, 1997; Aksu và Kosedag, 2006; Cheung và cộng sự, 2007; Lopes và Rodrigues, 2007; Nandi và Ghosh, 2013). Mối quan hệ này được giải thích là do: (i) công ty lớn có số lượng nhà đầu tư nhiều và thu hút sự chú ý các nhà phân tích nhiều hơn; (ii) những công ty lớn có nhiều thông tin để cung cấp cho đầu tư hơn; (iii) các công ty có quy mô càng lớn thì chi phí đại diện phát sinh càng nhiều. Vì vậy, các công ty có quy mô càng lớn được kỳ vọng có mức độ CBTT càng cao. Tỷ suất lợi nhuận (PRO): Theo lý thuyết Tín hiệu, các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao có xu hướng CBTT nhiều hơn các công ty có tỷ suất sinh lời thấp hoặc bị thua lỗ để tạo ra tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư. Trong điều kiện bất cân xứng thông tin, các nhà quản trị trong các công ty có lợi nhuận cao thường muốn CBTT nhiều hơn để củng cố vị trí của họ và được trả thù lao quản lý cao hơn (Rouf, 2010). Nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng, tỷ suất lợi nhuận có mối tương quan thuận với mức độ CBTT của công ty (Wallace và Naser, 1995; Bảng 1. Diễn giải các biến độc lập được sử dụng trong mô hình hồi quy Tên biến Đo lường biến Kỳ vọng BSIZE Số lượng thành viên trong HĐQT + DUAL Biến giả, bằng 1 nếu công ty có chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc hoặc giám đốc, bằng 0 nếu ngược lại - BOWN (Số lượng cổ phần sở hữu bởi các thành viên HĐQT/tổng số cổ phần phát hành) x 100 (%) - BW Phần trăm (%) số thành viên nữ trong HĐQT + FSIZE Logarit tổng tài sản của công ty + PRO Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản + LEV Nợ phải trả/ Tổng tài sản + BIG4 Biến giả, bằng 1 nếu công ty được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất (Big 4), bằng 0 nếu ngược lại. + QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 Haniffa và Cooke, 2002; Aksu và Kosedag, 2006; Hossain, 2008). Đòn bẩy tài chính (LEV): Đòn bẩy tài chính trong nghiên cứu này được đo lường bằng tỷ số nợ trên tổng tài sản. Theo lý thuyết Đại diện, các công ty có đòn bẩy tài chính càng cao có chi phí giám sát càng lớn. Chi phí giám sát phát sinh nhằm giảm thiểu sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhà quản lý và các chủ nợ của công ty (Jensen và Meckling, 1976). Việc CBTT làm giảm chi phí đại diện và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ đánh giá rủi ro một cách đầy đủ khi cho vay (Botosan, 1997; Botosan và Plumlee, 2002). Các chủ nợ có thể yêu cầu công ty cung cấp nhiều thông tin để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của họ. Vì vậy, đòn bẩy tài chính có mối tương quan thuận với mức độ CBTT của công ty. Về mặt thực nghiệm, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có mối tương quan thuận với mức độ CBTT của công ty (Malone và cộng sự, 1993; Hossain và cộng sự (1994). Tuy nhiên, vẫn còn một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối tương quan nghịch giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT của công ty (Eng và Mak, 2003) hoặc không tìm thấy mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT (McKinnon và Dalimunthe, 1993). Chủ thể kiểm toán (BIG4): Theo lý thuyết tín hiệu, những công ty được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán lớn thì chất lượng và số lượng thông tin được công bố sẽ cao hơn những công ty khác. Lopes và Rodrigues (2007) chỉ ra rằng các công ty ở Bồ Đào Nha được kiểm toán bởi các công ty thuộc nhóm 5 công ty kiểm toán lớn nhất (Big 5) có mức độ CBTT cao hơn các công ty còn lại. Vì vậy, nhóm tác giả kỳ vọng rằng những công ty được kiểm toán bởi những công ty kiểm toán lớn sẽ có mức độ CBTT cao hơn so với các công ty còn lại. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả về các biến số được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Trên cơ sở số liệu thu thập được, chỉ số CBTT, các chỉ tiêu đại diện cho đặc điểm công ty và
Tài liệu liên quan