Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một tăng cao do điều
kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống
cao hơn. Bên cạnh mặt tích cực, tuổi thọ trung bình tăng cao cũng
đặt ra vấn đề rủi ro trường thọ (longevity risk)- đó là sự không chắc
chắn xung quanh mức kỳ vọng/dự báo mà tuổi thọ trong tương lai sẽ
tăng. Điều này đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng về tài chính cho các
cá nhân, hệ thống hưu trí, các công ty bảo hiểm xã hội, chính phủ
khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực nhằm chăm sóc sức
khoẻ cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho phần tuổi thọ dân số tăng
ngoài kỳ vọng. Do đó, mỗi quốc gia cần nhận diện và đánh giá đầy
đủ những rủi ro này nhằm đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo
an toàn cho hệ thống an sinh xã hội cũng như ổn định hệ thống tài
chính quốc gia, đặc biệt ở những nước mà các hệ thống này còn tồn
tại nhiều yếu kém.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 194- Tháng 7. 2018
Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với Việt Nam
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Trần Thị Xuân Anh
Trần Đức Lương
Nguyễn Việt Hà
Mai Thu Trang
Ngày nhận: 09/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 18/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/07/2018
Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một tăng cao do điều
kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống
cao hơn. Bên cạnh mặt tích cực, tuổi thọ trung bình tăng cao cũng
đặt ra vấn đề rủi ro trường thọ (longevity risk)- đó là sự không chắc
chắn xung quanh mức kỳ vọng/dự báo mà tuổi thọ trong tương lai sẽ
tăng. Điều này đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng về tài chính cho các
cá nhân, hệ thống hưu trí, các công ty bảo hiểm xã hội, chính phủ
khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực nhằm chăm sóc sức
khoẻ cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho phần tuổi thọ dân số tăng
ngoài kỳ vọng. Do đó, mỗi quốc gia cần nhận diện và đánh giá đầy
đủ những rủi ro này nhằm đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo
an toàn cho hệ thống an sinh xã hội cũng như ổn định hệ thống tài
chính quốc gia, đặc biệt ở những nước mà các hệ thống này còn tồn
tại nhiều yếu kém.
Từ khoá: Rủi ro trường thọ, Tác động tài chính, Hệ thống an sinh xã
hội, Ổn định tài chính quốc gia.
1. Rủi ro trường thọ và ảnh
hưởng đối với mỗi quốc gia
ủi ro trường thọ là
rủi ro mà các cá
nhân sống lâu hơn
so với kỳ vọng,
do đó chưa chuẩn
bị đủ nguồn thu nhập để đảm
bảo cho phần thời gian sống
kéo dài hơn này. Rủi ro trường
thọ gồm có rủi ro trường thọ
cá biệt và rủi ro trường thọ hệ
thống. Loại hình thứ nhất xảy
ra trong trường hợp những
người sẽ chết sau ngưỡng tuổi
thọ trung bình. Loại hình thứ
hai xảy ra do sự tiến bộ về y
học hoặc môi trường sống,
hoặc các yếu tố khác làm cải
thiện đáng kể tuổi thọ trung
bình của con người nhưng
không thể dự đoán chắc chắn
trong tương lai (Milevsky,
2006). Về cơ bản, khi nói đến
rủi ro trường thọ, người ta
thường hàm định theo loại thứ
hai và độ lệch chuẩn (standard
deviation) được dùng làm
thước đo rủi ro trường thọ- đo
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
lường mức sai lệch giữa tuổi
thọ thực tế (actual life span)
và tuổi thọ kỳ vọng trong
tương lai (expected life span).
Trên thực tế, tuổi thọ kỳ vọng
được dự báo bằng các phương
pháp, kỹ thuật khác nhau
nhưng thường sai lệch dự báo
rất ít khi bằng không (IMF,
2012).
Số liệu thống kê tại Bảng 1
cho thấy tuổi thọ bình quân
thực tế tăng lên trong giai
đoạn 1970- 2010 tại Mỹ và
Canada là 8,2 năm, khu vực
Châu Âu là 8,6 năm, Nhật Bản
và Úc, New-Zi-Lân là 10,8
năm. Song điều đáng
nói là những con
số này so với mức
kỳ vọng trong cùng
thời kỳ có độ lệch
chuẩn (sai lệch) ở
mức từ 0,13 đến 0,27.
Bongaarts và Bulatao
(2000) nghiên cứu cụ
thể hơn về mức sai
lệch dự báo tuổi thọ
tại các quốc gia nêu
trên trong vòng 20
năm từ 1990-2010,
kết quả cho thấy các
nước này dự báo tuổi
thọ bình quân thấp
hơn thực tế khoảng 3
năm. Những con số
này là minh chứng
thực nghiệm cho thấy việc dự
báo tuổi thọ bình quân luôn
có sai số nhất định, nói cách
khác mỗi cá nhân hay Chính
phủ đều không hoàn toàn chắc
chắn về mức tuổi thọ trung
bình sẽ đạt được trong tương
lai.
Ngoài ra, các dự báo về tuổi
thọ tăng chỉ là các giá trị
trung bình và mức tăng của
từng quốc gia và vùng lãnh
thổ lại cho thấy khác biệt
đáng kể, thậm chí mức tăng
tuổi thọ giữa nam và nữ cũng
khác nhau. Cụ thể, tại Châu
Á từ những năm 1950, tuổi
thọ trung bình ở Indonesia
và Trung Quốc được dự báo
có mức tăng cao nhất, tuy
nhiên, hiện tại Nhật Bản lại là
một trong những quốc gia có
tuổi thọ trung bình cao nhất
thế giới, tiếp đến là Hồng
Kông và Singapore. Theo
dự báo đến năm 2031, tỷ lệ
trường thọ ở Hồng Kông và
Singapore sẽ vượt xa Nhật
Bản, ngược lại Phillipine được
dự báo có tuổi thọ trung bình
thấp hơn Nhật Bản 15 năm.
Mặc dù vậy, tuổi thọ trung
bình tăng không đồng đều
giữa nam giới và nữ giới. Vào
Bảng 1. Thống kê tuổi thọ bình quân thực tế và mức sai lệch so với tuổi thọ bình quân kỳ vọng
giai đoạn 1970-2010
Quốc gia Tổng mức tăng tuổi thọ giai đoạn 1970-2010
Mức tăng tuổi thọ bình
quân năm, 1970-2010
Mức sai lệch so với kỳ
vọng (Độ lệch chuẩn)
Mỹ và Canada 8,2 0,20 0,14
Khu vực Châu Âu 8,6 0,21 0,13
Úc và Newzeland 10,8 0,27 0,27
Nhật bản 10,8 0,27 0,23
Nguồn: Human Monthly Database ngày 13/12/2011, IMF (2011)
Hình 1. Thay đổi chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ
(năm)
Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc, Cục thống kê quốc gia (Đài Loan)
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
Bảng 2. Mức tăng tuổi thọ giai đoạn 1970- 2050 tại một số nước (năm)
Quốc gia
Mức tăng tuổi thọ giai đoạn 1970-2010 Mức tăng tuổi thọ dự báo giai đoạn 2010 - 2050
Tính từ lúc sinh Tính từ độ tuổi 60 Tính từ lúc sinh Tính từ độ tuổi 60
Mỹ và Canada 8,2 4,9 4,3 3,1
Khu vực Châu Âu 8,6 5,7 4,7 3,7
Úc và Newzeland 10,8 7,2 4,9 3,7
Nhật bản 10,8 7,7 4,6 3,7
Nguồn: Human Monthly Database ngày 13/12/2011, Dự báo của IMF (2011)
Hình 2. Cấu trúc tháp dân số thế giới theo độ tuổi, giới tính (Triệu người)
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
23Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
những năm 1950, chênh lệch
tuổi thọ trung bình giữa nam
và nữ là dưới 1 tuổi, nhưng
đến năm 2010 con số này đã
tăng lên tới gần 4 tuổi và với
Việt Nam là khoảng 10 tuổi
(Manulife Asset Management,
2014). Những khác biệt này
càng làm gia tăng thách thức
trong việc dự báo tuổi thọ
trung bình ở mỗi quốc gia.
Do tính thiếu chính xác trong
việc dự báo tuổi thọ bình
quân, các quốc gia dễ rơi
vào khả năng bị động trong
việc chuẩn bị nguồn lực đảm
bảo cuộc sống lâu hơn của
con người. Đặc biệt, nghiên
cứu của Manulife Asset
Management (2014) cho thấy
tuổi thọ trung bình trước đây
tăng chủ yếu do tỷ lệ tử vong
ở trẻ sơ sinh hoặc những
người trẻ tuổi giảm xuống,
nhưng hiện tại lại phụ thuộc
vào hiện tượng kéo dài tuổi
thọ- người cao tuổi ngày càng
sống lâu hơn. Số liệu trong
Bảng 2 so sánh mức tăng tuổi
thọ trong giai đoạn 1970-
2010, tính từ lúc sinh và tính
từ độ tuổi từ 60, hơn một nửa
mức tuổi thọ tăng xảy ra ở
nhóm tuổi về hưu. Các số liệu
dự báo trong giai đoạn 2010-
2050 cũng cho kết quả tương
tự. Nếu tuổi thọ cao hơn ở lứa
tuổi trẻ rõ ràng không phải là
một rủi ro. Cuộc sống khỏe
mạnh và sống lâu hơn (trước
khi nghỉ hưu) sẽ làm tăng
thêm thu nhập, tiền tiết kiệm
hưu trí cho cá nhân và doanh
thu thuế cho chính phủ. Vấn
đề chỉ thực sự trở nên rủi ro
nếu tuổi thọ tăng lên ở giai
đoạn nghỉ hưu nhưng cả người
lao động và Chính phủ đều
chưa chuẩn bị sẵn sàng nguồn
lực cho phần tuổi thọ gia tăng
này. Chính vì vậy, hiện nay
rủi ro trường thọ được hiểu là
rủi ro khi người nghỉ hưu sống
lâu hơn nguồn thu nhập họ có
được và mức ảnh hưởng đến
nền kinh tế trở nên nghiêm
trọng hơn theo các khía cạnh
khác nhau.
(1) Ảnh hưởng đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP): Ảnh
hưởng của rủi ro trường thọ
đối với nền kinh tế tương tự
như ảnh hưởng của vấn đề già
hoá dân số, song nó nghiêm
trọng hơn do Chính phủ không
lường hết được mức độ già
hoá dân số. Tuổi thọ tăng cao
đồng nghĩa với tình trạng già
hoá dân số tăng, và cũng có
nghĩa là lực lượng lao động
bị thu hẹp lại và GDP tiềm
năng giảm, khiến tiêu chuẩn
sống xuống thấp hơn. Phân
tích của Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc (2017) về cấu trúc tháp
dân số thế giới theo độ tuổi,
giới tính cho thấy tỷ lệ người
trong độ tuổi lao động thay
đổi theo hướng bất cân xứng
với nhóm chưa đến tuổi lao
động và ngoài tuổi lao động
trong giai đoạn 1950- 2017
và cả trong giai đoạn dự báo
2050- 2100 (Hình 2). Thực
tế nguồn cung ứng lao động
của Trung Quốc đã giảm hơn
một nửa so với nhu cầu tính
đến cuối 2015; chỉ trong 10
năm tới, tổng lực lượng lao
động của Nhật Bản sẽ giảm
đến 10% nếu nước này không
có sự điều chỉnh phù hợp
(OECD, 2015). Lực lượng lao
động già hóa, đi đôi với thiếu
hụt lao động trầm trọng, làm
mất đi lợi thế của lao động trẻ,
một động lực quan trọng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực
trạng này mang đến những
thách thức mới cho các chính
phủ do triển vọng tăng trưởng
giảm sẽ gây khó trong việc cắt
giảm tỷ lệ nợ công và tư tại
các nền kinh tế tiên tiến và tạo
ra những thách thức lớn hơn
trong việc tái xây dựng vùng
đệm tài chính đối với các nền
kinh tế thị trường mới nổi
(IMF, 2017).
(2) Ảnh hưởng đến hệ thống
an sinh xã hội: Theo Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO): “An
sinh xã hội là sự cung cấp
phúc lợi cho các hộ gia đình
và cá nhân thông qua cơ chế
của nhà nước hoặc tập thể
nhằm ngăn chặn sự suy giảm
mức sống hoặc cải thiện mức
sống thấp”. Định nghĩa này
nhấn mạnh khía cạnh bảo
hiểm xã hội và mở rộng tạo
việc làm cho người lao động.
Về cơ bản, bảo hiểm xã hội
sẽ cung cấp các khoản trợ cấp
dưới dạng tiền mặt hoặc dưới
dạng hiện vật cho người lao
động theo một số hoặc các
chế độ như: trợ cấp dịch vụ y
tế chăm sóc sức khoẻ, trợ cấp
ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ
cấp gia đình người lao động
(con cái), trợ cấp thất nghiệp,
trợ cấp tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn
tật, trợ cấp hưu trí, chế độ tử
tuất (trợ cấp cho người còn
sống- vợ/chồng, con cái, bố
mẹ) trong đó, trợ cấp hưu
trí từ Chính phủ được xem
là nguồn thu nhập chính của
người về hưu tại một số quốc
gia (Hình 3). Do đó, rủi ro
trường thọ là một thách thức
lớn đối với quỹ lương hưu
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
quốc gia trong bối cảnh kinh
tế toàn cầu suy thoái như
hiện nay. Số người về hưu và
thời gian hưởng lương hưu
tăng lên ngoài dự tính đòi hỏi
phải hình thành một hệ thống
lương hưu dài hạn, gia tăng
gánh nặng cho ngân sách quốc
gia và ảnh hưởng đến tính bền
vững lâu dài của nền tài chính
công. Đến năm 2050, quỹ
lương hưu của Trung Quốc sẽ
chiếm 10% GDP, so với mức
3,4% năm 2010. Tại một số
quốc gia châu Âu như Đức,
Pháp, Ý, con số này dao động
từ 14%-16% GDP của mỗi
nước năm 2050 (IMF, 2017).
(3) Ảnh hưởng đến ổn định hệ
thống tài chính quốc gia: Ổn
định hệ thống tài chính quốc
gia là một trạng thái trong
đó hệ thống tài chính gồm
các trung gian tài chính, thị
trường và hạ tầng tài chính có
khả năng chống đỡ được các
cú sốc và những rủi ro do sự
mất cân đối tài chính gây ra,
từ đó làm giảm bớt khả năng
sụp đổ của các trung gian tài
chính vốn có tác động tiêu cực
đối với việc phân bổ tiết kiệm
và đầu tư (Ngân hàng Trung
ương Châu Âu- ECB). Rủi ro
trường thọ đang được xem là
mối đe dọa làm suy yếu sự
bền vững hệ thống tài chính
trong những năm và thập kỉ
sắp tới, làm phức tạp các nỗ
lực củng cố để đáp ứng với
những khó khăn tài chính gần
đây (IMF, 2017). Điều này là
vì nguy cơ kéo dài tuổi thọ
ảnh hưởng đến cách vận hành,
gia tăng mức rủi ro cũng như
là giảm hiệu quả hoạt động
của các định chế tài chính
tham gia cung ứng các dịch vụ
tài chính hưu trí.
Đối với các công ty bảo hiểm
nhân thọ hay các quỹ hưu trí,
rủi ro trường thọ xảy ra đồng
nghĩa với việc họ sẽ phải chi
trả các khoản lương hưu nhiều
Ghi chú: * Số liệu thống kê tại năm 2012 hoặc năm công bố số liệu gần nhất, tuỳ theo quốc gia
1.Public transfers: Các khoản trợ cấp từ nhà nước, gồm trợ cấp hưu trí từ chương trình hưu trí nhà nước
(dựa trên thu nhập người lao động) và các trợ cấp khác.
2.Occupational transfers: Trợ cấp hưu trí nghề nghiệp.
3.Work: Nguồn thu nhập từ lao động trong đơn vị sử dụng lao động hoặc tự kinh doanh.
4. Capital: Thu nhập từ các chương trình hưu trí tư nhân cũng như thu nhập đầu tư từ các khoản tiết kiệm phi
hưu trí.
Nguồn: OECD (2015)
Hình 3. Nguồn thu nhập chính của người về hưu tại các quốc gia OECD
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
hơn so với dự tính ban đầu.
Thực tế này xuất phát từ cơ
chế hoạt động đặc thù của
loại hình công ty nêu trên.
Cụ thể, Quỹ hưu trí (Pension
fund) là một dạng quỹ mà
chủ lao động (đơn vị tài trợ)
đóng tiền thay mặt cho người
lao động với mục đích đầu tư
nhằm đảm bảo quyền lợi hưu
trí cho người lao động khi về
hưu. Khoản tiền thanh toán
cho người về hưu có thể thanh
toán nhiều lần hoặc thanh
toán một lần. Quỹ hưu trí chia
thành hai loại: Quyền lợi xác
định và đóng tiền xác định.
Quỹ hưu trí có quyền lợi xác
định (Defined Benefit- DB)
là một dạng quỹ hưu trí mà
doanh nghiệp cam kết sẽ thanh
toán những khoản tiền nhất
định cho người lao động bắt
đầu vào giai đoạn nghỉ hưu
nếu người lao động làm việc
tại doanh nghiệp và có tham
gia vào quỹ. Người lao động
được xác định mức lương
hưu dựa vào các nhân tố như
bậc lương, số năm công tác,
tuổi về hưu và một số nhân tố
khác. Thông thường, người về
hưu sẽ được lĩnh một khoản
lương hưu cố định đến khi qua
đời. Do đó, chủ lao động phải
gánh chịu các rủi ro đầu tư.
Quỹ hưu trí đóng tiền xác định
(Defined Contribution- DC) là
mô hình quỹ hưu trí trong đó
chủ lao động đóng một số tiền
nhất định theo tỷ lệ phần trăm
(%) lương cơ bản của người
lao động theo tháng. Chủ lao
động không cam kết số tiền
sau này người lao động nhận
được khi về hưu và do đó
không chịu rủi ro đầu tư.
Như vậy, nếu tuổi thọ con
người kéo dài hơn dự kiến,
các quỹ hưu trí, công ty bảo
hiểm sẽ phải chịu rủi ro khi
tiếp tục việc thanh toán dài
hạn theo đúng cam kết ban
đầu cho người lao động cho
đến khi người đó qua đời. Với
việc sụt giảm của thị trường
chứng khoán trong thời gian
vừa qua, quỹ hưu trí đóng tiền
xác định không thu được hiệu
quả đầu tư như kỳ vọng. Cùng
với rủi ro tuổi thọ kéo dài,
rõ ràng việc đảm bảo thanh
toán lương hưu như kỳ vọng
của người lao động là điều rất
khó khăn. Chính vì vậy có thể
nói nguy cơ kéo dài tuổi thọ
có thể dẫn đến sự nghèo đói
của người hưởng lương hưu,
cũng như khiến các định chế
tài chính hưu trí, bảo hiểm
phải xem xét lại cách thức
vận hành chi trả hưu trí, chiến
lược đầu tư, quản trị rủi ro
nhằm đảm bảo cam kết chi trả
cho người lao động theo đúng
cam kết.
2. Ảnh hưởng rủi ro trường
thọ đối với Việt Nam
Số liệu thống kê dân số của
Hình 4. Tuổi thọ bình quân tại Việt Nam theo khu vực địa lý
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ GSO (2017)
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018
Việt Nam (GSO, 2017) cho
thấy tuổi thọ trung bình của
người dân Việt Nam từ 2005
đến 2016 đạt khoảng 72,2
năm, đứng thứ 5 trong khu
vực về nước có tuổi thọ trung
bình cao nhất. Tuy nhiên, mức
tăng tuổi thọ bình quân có sự
khác nhau giữa các khu vực
địa lý, trong đó khu vực Đồng
bằng sông Hồng và Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long là khu vực có độ tuổi
trung bình cao hơn so với bình
quân của cả nước cũng như
các khu vực khác, đạt từ 73,4
tuổi đến 76 tuổi (Hình 4).
Theo đánh giá của Ủy ban
Kinh tế và Xã hội khu vực
Châu Á- Thái Bình Dương của
Liên hợp quốc (UNESCAP),
năm 2017 Việt Nam chính
thức bước vào giai đoạn “già
hóa” dân số với tỷ lệ dân số,
người có độ tuổi từ 60 trở lên
chiếm hơn 10% tổng dân số.
Trong khu vực Châu Á, Việt
Nam hiện đang là quốc gia có
tốc độ già hóa dân số nhanh
nhất. Ước tính tới năm 2050,
số lượng người dân có độ tuổi
từ 60 tuổi trở lên có thể tăng
gấp ba lần so với năm 2010,
từ 8,9% lên tới gần 30% trên
tổng dân số Việt Nam, khoảng
32 triệu người. Số người trên
80 tuổi cũng sẽ tăng gấp ba
lần, lên hơn 6% dân số. Cũng
theo báo cáo của UNESCAP
(2017), thời gian để Việt Nam
chuyển đổi cơ cấu dân số từ
“già hóa” sang “già” sẽ ngắn
hơn rất nhiều so với các quốc
gia khác trên thế giới. Cụ thể,
theo dự đoán, Việt Nam chỉ
mất 20 năm (từ 2017- 2037)
để việc chuyển đổi cơ cấu này
diễn ra, trong khi đó ở các
nước trên thế giới, đối với các
nước lớn và phát triển, Pháp
mất tới 115 năm (1885- 1980),
Mỹ mất 69 năm (1944- 2013),
Anh mất 45 năm (1930-
1975), còn đối với các nước
trong khu vực Châu Á, Trung
Quốc và Nhật Bản mất 26
năm. Như vậy có thể thấy rủi
ro trường thọ tại Việt Nam là
vấn đề người già sống lâu hơn
nguồn thu nhập họ có được.
Điều này được minh chứng
bởi nghiên cứu của Manulife
Asset Management (2014) cho
thấy, hầu hết các hộ gia đình
tại Việt Nam đều đang đánh
giá thấp độ dài của thời kỳ
hưu trí của họ và do đó hầu
như không tiết kiệm đủ. Quan
trọng hơn nữa, chênh lệch tuổi
thọ trung bình giữa nam giới
và nữ giới tại Việt Nam ở mức
lớn nhất trong các quốc gia và
các lãnh thổ (10 năm). Trong
nhóm tuổi từ 60 đến 69, tỷ lệ
nữ chiếm khoảng 54%, nhưng
trong nhóm từ 70 đến 79
tuổi, tỷ lệ nữ chiếm đến 60%
và nhóm từ 80 tuổi trở lên
tỷ lệ nữ chiếm tới hơn 60%
(UNFPA tại Việt Nam, 2017).
Điều này ngụ ý quan trọng về
thời kỳ hưu trí dài hơn của nữ
giới do họ kết thúc thời gian
lao động sớm hơn so với nam
giới (5 năm) và thường có các
nguồn thu nhập hưu trí thấp
hơn so với nhu cầu và thực tế
sử dụng của mình.
Thực trạng rủi ro trường thọ
nêu trên đang đặt Việt Nam
vào nguy cơ thiếu hụt nguồn
lao động trầm trọng cho tăng
trưởng kinh tế trong những
năm tới. Hiện tại, Việt Nam
đang có một lực lượng lao
động đông đảo, nhưng năng
suất lao động lại không cao
(năng suất lao động của 15
người Việt Nam mới bằng
năng suất lao động của 1
người Singapore). Với tốc độ
già hóa dân số nhanh như vậy
sẽ dẫn đến tình trạng năng
suất lao động có xu hướng
giảm đi nếu không có thay
đổi gì. Đồng thời, do già hóa
cho nên tốc độ gia tăng dân
số trong độ tuổi lao động sẽ
chậm dần. Đến khoảng 2030-
2032, lực lượng lao động của
Việt Nam sẽ bắt đầu giảm,
chứ không tăng lên nữa. Bên
cạnh đó, độ tuổi trung bình
của lực lượng lao động cũng
đang tăng lên, ví dụ như năm
2010, độ tuổi trung bình của
lực lượng lao động là 34 tuổi,
đến năm 2017, độ tuổi trung
bình này đã tăng lên 41 tuổi,
tức là càng ngày lực lượng lao
động càng già đi (UNFPA,
2017). Nếu không có gì thay
đổi, những yếu tố này sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
Nghiên cứu “Tác động của
biến đổi cơ cấu tuổi dân số
đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam và các đề xuất chính
sách” do Viện Chiến lược
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực
hiện năm 2015 cho thấy, cơ
cấu tuổi dân số nói chung và
cơ cấu tuổi của dân số trong
độ tuổi lao động nói riêng
đều có tác động tích cực tới
tốc độ tăng GDP bình quân
đầu người. Tuy nhiên, các tác
động đó có sự thay đổi rõ nét
cùng với xu hướng già hoá
dân số. Sử dụng kết quả dự
báo dân số giai đoạn 2014-
2049 của Tổng cục Thống kê,
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018
nghiên cứu mô phỏng
tác động của biến đổi
cơ cấu tuổi dân số tới
tăng trưởng kinh tế
giai đoạn 2010- 2049
cho thấy, nếu không
thay đổi năng suất lao
động thì biến đổi cơ
cấu tuổi dân số theo
hướng già hoá sẽ làm
giảm tốc độ tăng GDP
bình quân đầu người,
đặc biệt từ năm 2017
trở đi. Deloitte (2017),
một trong bốn công ty
kiểm toán hàng đầu thế giới
(nhóm Big4) đã dự báo về
khả năng tăng trưởng âm của
nhiều quốc gia châu Á, trong
đó có Việt Nam do ảnh hưởng
của già hóa dân số (Singapore
giảm 8,4%; Thái Lan giảm
4,4% và Việt Nam giảm 3,6%)
trong vòng một thập kỷ tới
(Báo Nhân dân, 2017).
Rủi ro trường thọ cũng sẽ là
thách thức đối với hệ thống
an sinh xã hộ