Áp lực và giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Kinh nghiệm thực tiễn cả trong nước và quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định: Nếu quá trình phát triển kinh tế mà bỏ qua yêu cầu bảo vệ môi trường sẽ không chỉ khiến hiệu quả kinh tế-xã hội thấp, chi phí cho hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, mà còn để lại những di hại về sức khỏe và sinh mạng con người không thể đo, đếm bằng tiền. Cuộc chiến bảo vệ môi trường là cuộc chiến không khoan nhượng với lợi ích ích kỷ, ăn xổi trước mắt của sự thiếu hiểu biết, lòng tham, thói vô trách nhiệm và vô cảm của doanh nghiệp và mỗi người, vì cuộc sống bình an của cả cộng đồng hiện tại và các thế hệ tương lai ! Ở Việt Nam, các điểm nóng và áp lực bảo vệ môi trường đang ngày càng đa dạng và gia tăng cả về số lượng, phạm vi, quy mô và cường độ; gây ra những hệ lụy ngày càng đắt đỏ, tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân, gia tăng gánh nặng chi phí, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội. Thậm chí, một số vụ việc gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt, gây ra nguy cơ bất ổn trật tự, an toàn xã hội và nâng thành “quan điểm chính trị”. Dư luận từng dậy sóng vì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền; Đặc biệt, vụ ô nhiễm môi trường biển bởi Formosa vào năm 2016; ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí bởi nhiệt điện Vĩnh Tân. Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn xả trái phép hơn 42.000 m3 nước thử thủy lực đường ống dẫn dầu thô ra biển và tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam (Hậu Giang) diễn ra trong năm 2018; cũng như vụ cháy gây ô nhiễm thủy ngân ra môi trường của nhà máy bóng đèn và phích nước Rạng Đông, TP.Hà Nội trong tháng 9/2019

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp lực và giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 409 ÁP LỰC VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Minh Phong* Nguyễn Trần Minh Trí** Tóm tắt: Kinh nghiệm thực tiễn cả trong nước và quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định: Nếu quá trình phát triển kinh tế mà bỏ qua yêu cầu bảo vệ môi trường sẽ không chỉ khiến hiệu quả kinh tế-xã hội thấp, chi phí cho hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, mà còn để lại những di hại về sức khỏe và sinh mạng con người không thể đo, đếm bằng tiền. Cuộc chiến bảo vệ môi trường là cuộc chiến không khoan nhượng với lợi ích ích kỷ, ăn xổi trước mắt của sự thiếu hiểu biết, lòng tham, thói vô trách nhiệm và vô cảm của doanh nghiệp và mỗi người, vì cuộc sống bình an của cả cộng đồng hiện tại và các thế hệ tương lai! Ở Việt Nam, các điểm nóng và áp lực bảo vệ môi trường đang ngày càng đa dạng và gia tăng cả về số lượng, phạm vi, quy mô và cường độ; gây ra những hệ lụy ngày càng đắt đỏ, tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân, gia tăng gánh nặng chi phí, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội. Thậm chí, một số vụ việc gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt, gây ra nguy cơ bất ổn trật tự, an toàn xã hội và nâng thành “quan điểm chính trị”... Dư luận từng dậy sóng vì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền; Đặc biệt, vụ ô nhiễm môi trường biển bởi Formosa vào năm 2016; ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí bởi nhiệt điện Vĩnh Tân. Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn xả trái phép hơn 42.000 m3 nước thử thủy lực đường ống dẫn dầu thô ra biển và tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam (Hậu Giang) diễn ra trong năm 2018; cũng như vụ cháy gây ô nhiễm thủy ngân ra môi trường của nhà máy bóng đèn và phích nước Rạng Đông, TP.Hà Nội trong tháng 9/2019 Cuộc chiến bảo vệ môi trường cần sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt hơn nữa của toàn xã hội, trên cơ sở nhận thức sâu sắc hơn và hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý về môi trường; tăng cường tuyên truyền, giáo dục và năng cao năng lực thể chế về bảo vệ môi trường, nhất là hoạt động của cảnh sát môi trường, kiểm toán môi trường và các công cụ kinh tế môi trường (thuế, phí và đặt cọc hoàn trả); thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, trong đó có chất thải công nghiệp; Áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó lồng ghép bộ tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam; siết chặt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại các cảng biển; thành lập và duy trì đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường; tăng cường thanh tra đột xuất, xử lý điểm nóng về môi trường Từ khóa: ô nhiễm không khi, rác thải; môi trường; nước thải; xử lý rác. * Báo Nhân Dân. Tác giả nhận phản hồi: Email: minhphong2004@hotmail.com - Điện thoại: 0912266399 ** Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Email: email: ntminhtri92@gmail.com - Điện thoại: 0382997992 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA410 ÁP LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100 nghìn tấn hoá chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630 nghìn tấn chất thải nguy hại. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh trên 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế; 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm, nhưng hầu hết chưa được xử lý. Mỗi năm, có hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu không được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả sẽ là những nguy cơ rất lớn đến môi trường Theo Báo cáo chuyên đề năm 2018 về “Môi trường nước các lưu vực sông giai đoạn 2014 - 2018” của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc với tổng lượng dòng chảy nước mặt hàng năm lên đến 830 - 840 tỷ m3. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên nước của nước ta chỉ ở mức trung bình trên thế giới. Tổng lượng nguồn nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng 63%. Hiện tại các lưu vực sông đang tiếp nhận chất thải từ các nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và chất thải rắn. Trong tổng lượng nước thải phát sinh ra các lưu vực, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Những “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường nước có thể kể ra, gồm: Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, các sông nội thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, sông Ngũ Huyện Khê, khu vực thượng nguồn sông Mã. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong giai đoạn 2016 - 2018 Tổng cục đã phát hiện, tiếp nhận và chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý 80 điểm nóng, vụ việc về ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước. Trong đó, năm 2016 có 50 vụ việc, năm 2017 có 20 vụ việc và năm 2018 có 15 vụ việc. Một số điểm nóng, vụ việc gây ô nhiễm, sự cố về môi trường đáng lưu ý, gồm: Sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền; Đặc biệt, vụ ô nhiễm môi trường biển bởi Formosa vào năm 2016; ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí bởi nhiệt điện Vĩnh Tân. Sự cố vỡ đập chứa Gyps thải của Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem (Lào Cai) vào tháng 9/2018 làm phát sinh lượng nước róc và bùn đất ra ngoài môi trường. Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn xả trái phép hơn 42.000 m3 nước thử thủy lực đường ống dẫn dầu thô ra biển đã bị các cơ quan phát hiện, xử lý. Hiện trạng sụt lún gần hồ bùn đỏ, sự cố tràn bùn từ hồ lắng quặng đuôi của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV. Ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất ván ép tại xã Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội); Ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam (Hậu Giang) vào tháng 3/2018; Tồn đọng lượng lớn phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại các cảng biển... Ô nhiễm môi trường kênh Bắc Hưng Hải do các hoạt động xả thải của dân cư, từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và các khu đô thị làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của dân cư khu vực xung quanh lưu vực. Ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) do tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Ô nhiễm môi trường do tháo trộm nước rỉ rác ra suối tại Quảng Ninh. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt (Quảng Ngãi); bãi rác Phượng Thành (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vào tháng 7/2018; tại bãi rác Sóc Sơn (Hà Nội) cuối năm 2018; chôn lấp lượng lớn rác thải để san lấp mặt bằng tại ấp 2, xã Phong Phú (Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 411 Minh) vào tháng 11/2018, đang được các cơ quan công an môi trường vào cuộc xác minh, điều tra. Nhiều vụ việc cá chết bất thường trên một số sông như sông La Ngà (Đồng Nai) vào trung tuần tháng 5/2018, sông Bồng Miêu (Quảng Nam) vào trung tuần tháng 3/2018; bãi biển Xuân Thiều (Đà Nẵng); cá chết nhiều tại Hồ Tây (Hà Nội) vào tháng 7/2018, hiện tượng ngao chết tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh).Các điểm nóng về môi trường gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân, gia tăng gánh nặng chi phí, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội. Ở một số điểm nóng về rác thải sinh hoạt, người dân chặn đường không cho xe chở rác vào bãi xử lý khiến rác ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường nhiều ngày... Năm 2018, Tổng cục Môi trường duy trì thường xuyên Tổ giám sát quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Nhà máy Giấy Lee&Man Việt Nam, dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa; các dự án tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân-Bình Thuận; dự án Bauxite nhôm Lâm Đồng và các dự án tại Trung tâm Điện lực Thái Bình; dự án “Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt” tại tỉnh Quảng Ngãi. Cũng theo Báo cáo này, trên phạm vi cả nước, tỷ lệ thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt khoảng 86% ở đô thị, và đạt 40-55% tại khu vực nông thôn, tùy theo từng khu vực. Một phần không nhỏ thải trực tiếp thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch. Hiện nay cả nước có khoảng 660 bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, trong đó chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh lại là nguy cơ làm ô nhiễm các tầng chứa nước, dẫn đến suy giảm các nguồn nước trong các lưu vực sông. Đến năm 2018, cả nước có 228/283 khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 80%, tăng 7 khu công nghiệp so với năm 2017; 12 khu công nghiệp đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 4%; các khu công nghiệp còn lại đang xây dựng lộ trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp xử lý khoảng 71% lượng nước thải phát sinh. Trong số này, đã có 121 khu công nghiệp đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục, đạt tỷ lệ trên 42% . Cả nước hiện có 587/1.143 cụm công nghiệp được quy hoạch đã đi vào hoạt động, trong đó mới có 55 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 9,7%, tăng 4 cụm công nghiệp so với năm 2017. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung, nhưng hầu như không vận hành, vì để giảm chi phí. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động, nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động; tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA412 Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề, mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. Đặc biệt, ô nhiễm không khi đang ngày càng trở nên đáng báo động ở Việt nam, nhất là các đô thị lớn: Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. Theo báo Người lao động TP.Hồ Chí Minh, từ ngày 19-21/9/2019, các chuyên gia và tổ chức giám sát chất lượng không khí đều có chung nhận định “Không khí tại TP HCM đang báo động”, với bầu trời một màu trắng đục. Đường Võ Văn Kiệt (nối từ quận Bình Tân vào trung tâm quận 1) dưới dòng kênh Tàu Hũ sương mù bao sát mặt nước. Tầm nhìn khi di chuyển hạn chế. Theo kết quả đo từ tự động giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh (quận 1), không khí gây hại đến sức khỏe bắt đầu từ lúc 11 giờ ngày 20-9 và dự kiến sẽ kéo dài thêm nhiều ngày. Chỉ số AQI liên tục trên 150. Đặc biệt, trong 10 năm qua, chỉ số bụi đều vượt mức cho phép ở toàn bộ các trạm quan trắc ở các giao lộ như: Ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư An Sương (quận 12), ngã sáu Gò Vấp (quận Gò Vấp), vòng xoay Phú Lâm (quận 6), ngã tư Bình Phước (quận Thủ Đức), vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2),của Thành phố này. Riêng ở Hà Nội, trong nhiều ngày liên tiếp tháng 10 và 11/2019, chất lượng không khí ở Hà Nội ngưỡng xấu và kém ở cả 10 điểm quan trắc. Chỉ số AQI (chỉ số chất lượng không khí trung bình một ngày) ở Hà Nội duy trì màu cam (tức chất lượng không khí kém). Chẳng hạn, sáng 1/10, chất lượng ô nhiễm không khí ở Hà Nội xuống thấp nhất trong một tháng qua. Chỉ số AQI trung bình của Hà Nội theo ứng dụng Air Visual là 212, có hại cho sức khoẻ. Số liệu của Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cũng xấp xỉ 200. Trong khi đó, theo ứng dụng Air Visual, khu vực hồ Tây ô nhiễm không khí đã lên đến mức 333, nguy hại đến sức khoẻ của mọi người. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Báo cáo chính thức về chất lượng không khí Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong tháng 9/2019. Báo cáo nêu rõ, liên tục nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém. Tại TP Hồ Chí Minh cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn. Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hoá đã gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng. Theo Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định, có 12 nguyên nhân tác động chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao. Đó là khí xả thải từ phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn; vật liệu quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình phá dỡ, vận chuyển chưa kiểm soát; mùi hôi thối rác thải chưa xử lý được; đốt rơm rạ còn nhiều; thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận và tình trạng chuyển mùa khiến tình trạng ô nhiễm HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 413 không khí trên địa bàn trở nên trầm trọng hơn (trên địa bàn Hà Nội có 55.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày đốt tới 528 tấn than, phát thải ra môi trường 1.870 tấn khí CO2 , đây là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ. Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày. Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc. Hà Nội cũng đưa ra những giải pháp dài hơi để cải thiện ô nhiễm không khí, như đang thí điểm thu gom rơm rạ tận dụng được làm sản phẩm hữu sinh; nghiêm cấm người dân đốt rơm, rạ mà tận dụng để chế ra các sản phẩm mới; tiếp tục lắp đặt hệ thống quan trắc, quản lý nguồn thải, thay đổi hình thức thu gom rác thải từ thủ công sang sử dụng phương tiện cơ giới hóa để hạn chế ô nhiễm. Đặc biệt, thành phố đã có kế hoạch đến ngày 31/12/2020 sẽ vận động người dân không đốt than tổ ong trên địa bàn. Đồng thời sẽ thắt chặt việc các xe khi vận chuyển phế thải phải che chắn để không xả thải ra môi trường; tiếp tục trồng thêm nhiều cây xanh để cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn. Thành phố Hà Nội có trung bình tổng lượng chất thải rắn vào khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3.500 tấn chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và 1.500 tấn ở nông thôn. Các khu công nghiệp trên địa bàn thải khoảng 30% tổng lượng rác thải công nghiệp của thành phố Hà Nội. Việc thu gom, vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy, việc xử lý chủ yếu thực hiện bằng các lò đốt tương đối đơn giản với vốn đầu tư khá khiêm tốn; rác thải ra khỏi nhà máy gần như chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu. Tỷ lệ thu gom rác thải rắn mới chỉ đạt 60%. Đặc biệt, các rác thải công nghiệp nguy hại hầu như chưa được xử lý. Việc vận chuyển rác thải ở Hà Nội chủ yếu do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội với khoảng 3.000 tấn/ngày và một số doanh nghiệp thu gom rác thải các huyện ngoại thành. Rác thải chủ yếu được chuyển đi chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Kiêu Kỵ (Gia Lâm)Trong đó chất thải công nghiệp chiếm khoảng 750 tấn/ngày, mới được thu gom 90%, chất thải nguy hại khoảng 97-112 tấn/ ngày (chiếm 13-14%) và mới được thu gom 58-78,4 tấn/ngày (chiếm 60-70%). Chất thải y tế của một số bệnh viện đã được thu gom và xử lý tập trung tại lò đốt chất thải rắn y tế Cầu Diễn với công suất 5 tấn/ngày, phần tro xỉ được đóng rắn và chôn lấp, một số bệnh viện huyện có lò đốt nhưng hoạt động cầm chừng. 3/5 bãi chôn lấp rác của thành phố sắp bị lấp đầy, nhiều bãi chôn lấp ở nông thôn không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường... Thành phố Hà Nội hiện có: 26 khu công nghiệp, có khoảng 40 cụm và trên 50 điểm công nghiệp làng nghề đã và đang được xây dựng. Tổng khối lượng nước thải công nghiệp khoảng 100.000 - 120.000m3/ngày đêm, lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20 - 30%. Chỉ có 3 khu công nghiệp tập trung mới (khu Bắc Thăng Long, Phú nghĩa và Quang Minh 1), 2 cụm công nghiệp (Ngọc Hồi và Phùng Xá) có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải. Tổng lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành nội thị khoảng 700.000m3/ ngày đêm. Nước thải sinh hoạt phần lớn chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh, mương, ao, hồ. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công xuất thiết kế đạt 485.000m3/ngày đêm chiếm 6,9%, là: Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long- Vân Trì, Khu đô thị mới Mỹ Đình. Tổng số 48 bệnh viện và trung tâm Y tế do thành phố quản lý mới chỉ có 8 cơ sở có hệ thống HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA414 xử lý nước hải đang hoạt động, mộtt số bệnh viện đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý, còn lại lượng nước thải bệnh viện không được xử lý, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Thành phố Hà Nội hiện có 1310 làng nghề, trong đó có 310 làng đã được công nhận theo tiêu chí làng nghề, lượng nước thải làng nghề đều không qua xử lý. Lượng nước thải không nhỏ từ sản xuất nông nghiệp ( hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại.) cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. Các nguồn nước thải trên khi được thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt nguồn nước. Tính trung bình trên toàn thành phố, nồng độ bụi gấp 1,5 đến 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Thiệt hại do ô nhiễm không khí gây ra đối với Hà Nội ước tính khoảng 1 tỷ đồng/ngày, chưa tính đến thiệt hại đối với với nông nghiệp và cây xanh. Kết quả quan trắc môi trường không khí cho thấy nồng độ SO2, CO, NO2 trong các KCN đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 6 lần. Tại các nút giao thông lớn, các điểm gần khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng ô nhiễm môi trường cục bộ. Cả nước hiện có khoảng 1.000 doanh ngh
Tài liệu liên quan