Ba từ “phép thuật” của nhà lãnh đạo xuất chúng - Thói quen của người thành đạt

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết “ba từ thiêng liêng” trong tình yêu là: “Anh yêu Em“. Trong nghệ thuật lãnh đạo cũng có “ba từ phép thuật”. Chỉ cần nói ra ba từ này, người lãnh đạo sẽ gây được cảm tình và lòng tin rất lớn từ các thành viên đội nhóm. Nhờ đó dễ dàng dẫn dắt, đưa cả nhóm cùng tiến về phía trước, đạt được mục tiêu chung. Đó chính là “TÔI ĐÃ SAI” Một câu đơn giản là “Tôi đã sai” nhưng lại là câu khó nhất đối với các lãnh đạo khi phát ngôn và là câu cần thiết nhất mà họ phải học. Hãy cùng Góc Kỹ Năng tìm hiểu vai trò và khả năng “phép thuật” của ba từ “Tôi đã sai” qua các ví dụ thực tế dưới đây: Alan Greenspan đã gần như nói ra câu đó vào thời điểm nóng bỏng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vẫn chưa nói. Khi ngài cựu chủ tịch của Cục dự trữ liên bang Mỹ, người được tôn sùng là cố vấn uy tín cho sự phát triển toàn cầu, đứng trước Quốc hội Mỹ mùa thu năm ngoái, và nói ông đã “ở trong tình trạng hoài nghi cực điểm” – chứ không nói là ông đã sai. Ông đã thừa nhận rằng: “Vâng, tôi đã nhìn ra một số thiếu sót. Tôi không biết được tầm quan trọng hay lâu dài của sự việc”. Và khi Thượng nghị sĩ Henry Waxman của bang California hỏi thẳng “Ông đã sai ư?”, Alan Greenspan đã lảng tránh bằng cách trả lời: “Một phần nào đó”.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ba từ “phép thuật” của nhà lãnh đạo xuất chúng - Thói quen của người thành đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba từ “phép thuật” của nhà lãnh đạo xuất chúng - Thói quen của người thành đạt Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết “ba từ thiêng liêng” trong tình yêu là: “Anh yêu Em“. Trong nghệ thuật lãnh đạo cũng có “ba từ phép thuật”. Chỉ cần nói ra ba từ này, người lãnh đạo sẽ gây được cảm tình và lòng tin rất lớn từ các thành viên đội nhóm. Nhờ đó dễ dàng dẫn dắt, đưa cả nhóm cùng tiến về phía trước, đạt được mục tiêu chung. Đó chính là “TÔI ĐÃ SAI” Một câu đơn giản là “Tôi đã sai” nhưng lại là câu khó nhất đối với các lãnh đạo khi phát ngôn và là câu cần thiết nhất mà họ phải học. Hãy cùng Góc Kỹ Năng tìm hiểu vai trò và khả năng “phép thuật” của ba từ “Tôi đã sai” qua các ví dụ thực tế dưới đây: Alan Greenspan đã gần như nói ra câu đó vào thời điểm nóng bỏng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng vẫn chưa nói. Khi ngài cựu chủ tịch của Cục dự trữ liên bang Mỹ, người được tôn sùng là cố vấn uy tín cho sự phát triển toàn cầu, đứng trước Quốc hội Mỹ mùa thu năm ngoái, và nói ông đã “ở trong tình trạng hoài nghi cực điểm” – chứ không nói là ông đã sai. Ông đã thừa nhận rằng: “Vâng, tôi đã nhìn ra một số thiếu sót. Tôi không biết được tầm quan trọng hay lâu dài của sự việc”. Và khi Thượng nghị sĩ Henry Waxman của bang California hỏi thẳng “Ông đã sai ư?”, Alan Greenspan đã lảng tránh bằng cách trả lời: “Một phần nào đó”. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton thì khá hơn một chút. Trong Ngày thực phẩm thế giới do Liên Hợp Quốc khởi xướng, ông đã nói “tất cả chúng ta, không ngoại trừ tôi, đều khoác lác” vì đã thờ ơ sao nhãng việc trợ giúp những người nông dân trong các chiến lược phát triển. Tôi đã nghe thấy ông nói mình đã sai khi không can thiệp được để ngăn chặn thảm hoạ diệt chủng ở Rwanda. Nhưng ông lại không dám nói “Tôi đã làm vậy, và tôi đã sai” đối với vụ bê bối của chính bản thân ông. Nếu một lãnh đạo không thể thừa nhận mình sai vào đúng thời điểm, họ sẽ không bao giờ có thể sửa sai, thay đổi phương hướng và khôi phục cơ hội thành công. Hậu quả càng tồi tệ, họ lại càng phủ nhận mạnh hơn. Do việc giấu giếm những thông tin xấu trước các cổ đông và chủ nợ, trong khi đó vẫn đưa ra những dự báo đầy lạc quan, không biết bao nhiêu CEO đã bị hạ bệ. Người từng giữ chức chủ tịch của tập đoàn Samsung trong 20 năm đã sụp đổ sau khi bị kết tội trốn thuế, nhưng đây không phải là lỗi đầu tiên của ông. Ông đã phải đối mặt với những vụ bê bối tham nhũng và bị buộc tội nhận hối lộ trong những năm 1990. Giá như ông ta nói “Tôi đã sai” và chọn một phiên tòa đúng nguyên tắc, thì có lẽ ông ta đã giữ được công việc và tài sản của mình. Một số người thấy thật khó khăn khi thừa một nhận sai lầm mà bản thân họ đã chôn sâu thậm chí cả khi họ có cơ hội sửa sai. Chúng ta đều biết đến sự ngạo mạn của những người đã ở trên đỉnh thành công. Những người có quyền lực bắt đầu tin rằng họ đứng trên các luật lệ, rằng những gì áp dụng cho người bình thường không thể áp dụng cho họ. Đó là sai lầm mà các quan chức mắc phải khi họ càng lên cao, dùng quyền lực để trấn áp sự phê bình. Họ không bao giờ phải nói “Tôi đã sai”, bởi vì mọi người đều có âm mưu giấu giếm những lỗi lầm của mình. Nhưng may thay, có những lãnh đạo tốt hơn, những người không cho rằng bản thân họ không thể mắc sai lầm. Jim Kilts, cựu CEO của Gillette, đã miêu tả bản thân mình là “thường sai, không bao giờ chắc chắn”. Quyết định đồng ý rồi, nhưng ông cũng sẵn sàng bị lung lay bởi thông tin mới dẫn đến thay đổi phương hướng. Maurice Levy, CEO của Publicis Groupe, nói “Tôi đã sai” với bản thân ông, với ban giám đốc của ông, và sau đó là với công chúng. Publicis giờ đây là tập đoàn quảng cáo và truyền thông lớn thứ tư trên thế giới dù trong những năm 1990 nó chỉ là một mạng lưới truyền thông của châu Âu có trụ sở tại Pháp và đang tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu. Levy đã liên minh với True North ở Mỹ nhưng sau vài năm sự hợp tác này nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt. Việc nói “Tôi đã sai” về quyết định liên minh này đã biến Levy từ một nạn nhân đau khổ trở thành người giành thế chủ động. Ông đã giành được nhiều thành công sau đó, trong đó có việc mua lại Saatchi & Saatchi, Leo Burnett, và Digitas. Tất nhiên, chúng ta không muốn các lãnh đạo phải nói “Tôi đã sai” một cách quá thường xuyên. Chúng ta trông đợi họ hành xử suy xét sao cho đúng đắn. Các nhà lãnh đạo tốt nhất biết giảm thiểu rủi ro và sai lầm bằng cách tập hợp quanh họ những người thông minh hơn họ, ít nhất trong một số lĩnh vực. Họ khuyến khích các cuộc đối thoại, đo lường các thông tin, lắng nghe để tranh luận, và đưa ra những quyết định mang tính hiểu biết nhiều hơn. Thói quen của người thành đạt Những người thành đạt nhất có những bí quyết riêng thành công của mỗi người. Tuy nhiên, họ lại chia sẻ những thói quen chung. Hình minh họa Hãy cùng Góc Kỹ Năng tìm hiểu những thói quen ấy nhé Họ không chuẩn bị cho những kế hoạch dự phòng Những kế hoạch dự phòng giúp bạn an tâm và tự tin hơn. Tuy nhiên, đừng vội chủ quan khi đã vạch ra kế hoạch từ trước. Song song với kế hoạch là những nỗ lực không ngừng, làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Nếu những điều bất ngờ xảy đến, hãy bình tĩnh, bạn cần nhanh chóng tìm ra giải pháp và thích ứng với hoàn cảnh thay vì thẫn thờ bỏ cuộc vì mọi việc không như mình sự tính. Họ làm việc Bạn sẽ làm tốt nếu bạn nỗ lực. Bạn sẽ làm rất tốt nếu ban nỗ lực thêm một chút nữa. Tuy nhiên, bạn sẽ không làm được bất kì điều gì nếu bạn không bỏ ra chút công sức nào. Không có thành công nào đến dễ dàng. Mọi người đều biết đến nguyên tắc làm việc chăm chỉ nhưng không ai chịu làm theo trừ những người thực sự thành công. Vì vậy, hãy bắt đầu làm việc ngay bây giờ. Thờ gian không chờ đợi ai. Họ tập trung 100% vào công việc Những doanh nhân thành đạt làm nhiều việc hơn rất nhiều người bình thường. Họ có một danh sách dài họ muốn hoàn thành. Vì vậy, họ phải dành rất nhiều thời gian cho nó. Hơn cả, họ muốn dành 100% năng lượng, thậm chí bỏ qua thú vui của bản thân cho công việc. Nếu bạn không làm việc thật chăm chỉ, mọi người có thể hiểu mục tiêu bạn đề ra thực sự không có nhiều ý nghĩa đối với bạn hoặc nó không khó để đạt được. Nói một khác, bạn sẽ không thể thành công vang dội. Họ không chạy theo xu hướng đám đông Sự khôn ngoan bình thường chỉ đem lại những kết quả bình thường. Chạy theo đám đông – dù là rất thịnh hành hay là một cơ hội tốt – chỉ là công thức của sự tầm thường. Những người thành công vang dội có thói quen làm những việc người khác sẽ không làm. Họ đến những nơi người khác sẽ không đến vì ở đó có ít cạnh tranh và nhiều cơ hội để thành công. Họ bắt đầu từ lúc kết thúc Thành công trung bình thường vì bạn chỉ đặt các mục tiêu trung bình. Hãy quyết định điều bạn thực sự muốn: là người tốt nhất, nhanh nhất, rẻ nhất, lớn nhấtVà đặt mục tiêu để biến những điều đó thành sự thực. Quyết định cả việc bạn muốn kết thúc ở đâu. Đó chính là mục tiêu của bạn. Mục tiêu lớn, thành công lớn. Bạn sẽ có những kết luận tốt hơn và cảm thấy dễ chịu hơn khi phải làm việc chăm chỉ hơn. Họ không bằng lòng với những điều đã đạt được Đạt được mục tiêu – dù lớn đến đâu – không phải là sự kết thúc đối với những người thành công. Đạt được mục tiêu lơn này là tiền đề để đạt các mục tiêu lớn hơn nữa. Có thể bạn muốn tạo ra một công ty 100 triệu đô la: một khi bạn đã đạt được điều đó, bạn có thể tận dụng các mối quan hệ và ảnh hưởng để thành lập một quỹ từ thiện. Khi sự nghiệp kinh doanh và quỹ từ thiện thành công có thể tạo tiền để cho bạn làm những việc khác như nói, viết và nghĩ về khả năng lãnh đạo, truyền cảm hứng cho người khácTiến trình dẫn đến thành công trong một lĩnh vực sẽ cho bạn những kỹ năng và quan hệ để có thể thành công trong nhiều lĩnh vực khác. Họ có kỹ năng bán hàng xuất sắc Khi được hỏi về kỹ năng nào đóng góp lớn nhất cho thành công, chủ doanh doanh nghiệp và các CEO đều cho biết đó là kỹ năng bán hàng. Hãy lưu ý rằng việc bán hàng không phải là việc thao túng, gây sức ép hoặc phỉnh phờ. Bán là giải thích sự logic và lợi ích của một quyết định hoặc vị trí. Bán là thuyết phục người khác làm việc với bạn. Bán là vượt qua các rào cản và sự phản đối. Bán hàng chính là nền tảng của một doanh nghiệp và thành công cá nhân: biết cách thương thuyết, biết cách từ chối, luôn thể hiện sự tự tin và tự trọng khi bị từ chối, làm việc hiệu quả vời nhiều kiểu người, xây dựng các mối quan hệ lâu bền Họ không tự kiêu Những người thành công và được mọi người tôn trọng là người không tự huyễn với bản thân. Cái tôi cá nhân, lòng tự trọng của họ vừa đủ để họ vẫn có thể thừa nhận khi mắc sai lầm, để nói lời xin lỗi, để có những ước mơ lớn hơn, để chia sẻ thành công với người xung quanh, để yêu cầu sự trợ giúp cần, để thất bại và cố gắng vượt qua.
Tài liệu liên quan