Bài giảng Chăn nuôi trâu bò đực giống

• CƠ QUAN SINH DỤC ĐỰC • TINH DỊCH • ĐIỀU HOÀ THẦN KINH-THỂ DỊCH • CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT TINH • NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG • CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ • SỬ DỤNG ĐỰC GIỐNG

pdf41 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chăn nuôi trâu bò đực giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ ĐỰC GIỐNG Chương 5 NỘI DUNG • CƠ QUAN SINH DỤC ĐỰC • TINH DỊCH • ĐIỀU HOÀ THẦN KINH-THỂ DỊCH • CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT TINH • NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG • CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ • SỬ DỤNG ĐỰC GIỐNG CƠ QUAN SINH DỤC ĐỰC 4Tinh hoàn và phụ dịch hoàn Tinh trùng Màng đáy Kẻ giữa các ống sinh tinh Tế bào Leydig & mao mạch Xoang Tế bào Sertoli • Tinh hoàn: - Tế bào tinh nguyên: sinh tinh trùng - Tế bào Sertoly: cung cấp dinh dưỡng nuôi tinh trùng và tiết hóc-môn inhibin (ức chế FSH) - Tế bào kẽ (Leidig): sinh hocmôn testosteron • Phụ dịch hoàn: – Dài khoảng 40-60 m gồm có đầu, thân, đuôi. – Là nơi hấp thu dịch, trung chuyển, làm thành thục và tích trữ tinh trùng. Vòng bẹn Cơ bìu Đầu phụ dịch hoàn Dịch hoàn Đuôi phụ dịch hoàn ỐNG DẪN TINH ĐỘNG MACH TĨNH MẠCH Cơ vòng Cơ dọc Màng trắng Vách ngăn giữa Da bìu Bìu và ống bẹn Bìu: - Chứa dịnh hoàn, phụ dịch hoàn, ống bẹn và các tuyến sinh dục phụ. - Vách gồm 3 lớp: da, cơ và tương mạc. Ống bẹn: Là ống thông giữa xoang bụng dưới và phụ dịch hoàn để cho thần kinh, mạch quản và thừng dịch hoàn. Dương vật và bao quy đầu • Dương vật: là cơ quan giao phối (cũng là đường tiết niệu) - Gốc: có 2 chân nối với xương ngồi - Thân: hình chữ S, khi giao phối thì duỗi thẳng - Quy đầu: hình xoắn • Bao quy đầu: nằm sau rốn, phân tiết dịch nhờn và đưa dương vật vào âm đạo. Các tuyến sinh dục phụ -Tuyến niệu đạo (Cowper): tiết dịch rửa và trung hoà axit ở âm đạo con cái. - Tuyến tiền liệt: tiết dịch hoạt hoá tinh trùng -Tuyến túi tinh: tiết dịch sau cùng, biến thành keo đặc nút cổ tử cung ngăn tinh trùng chảy ra ngoài. - Tuyến ampul (phồng ống dẫn tinh): tiết tinh thanh chứa dinh dưỡng nuôi tinh trùng. Sự tạo tinh và chín của tinh trùng • Diễn ra liên tục trong năm, tuy cường độ có thay đổi theo mùa, đặc biệt là ở trâu • Quá trình tạo tinh (từ khi phân chia nguyên bào tinh cho đến khi bài xuất tinh trùng vào khe ống dẫn tinh) kéo dài 48-50 ngày • Tinh trùng di chuyển trong ống phụ dịch hoàn (khoảng 60m) trong 14-22 ngày • Trong quá trình di chuyển tinh trùng thành thục dần và hoàn toàn thành thục trong thời gian tích lại ở duôi phụ dịch hoàn • Tinh trùng trưởng thành và chín tích lại trong đuôi phụ dịch hoàn và có thể sống ở đây 1-2 tháng. Điều hoà thần kinh-thể dịch Kích thích ngoại cảnh Kích thích bên trong Thần kinh T W Dưới đồi Tập tính sinh dục GnRH Tuyến yên FSH Inhibin Ố ng sinh tinh Leidig T/b Sectoli Nguyên bào tinh Testosteron Tinh trùng C/q sinh dục phụ Cơ thể Các phản xạ sinh dục • Phản xạ ham muốn sinh dục • Phản xạ cương cứng dương vật • Phản xạ nhảy • Phản xạ giao phối • Phản xạ phóng tinh NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT TINH 1) Giống - Tầm vóc - Cường độ TĐC - Khả năng thích nghi 2) Thức ăn - Mức ăn - Giá trị sinh vật học và hàm lượng protein trong khẩu phần - Cấu trúc khẩu phần và loại hình thức ăn - Vitamin, đặc biệt là Vit A - Các chất khoáng, đặc biệt là P 3) Chăm sóc 4) Thời tiết-khí hậu 5) Tuổi 6) Chế độ lấy tinh 1lần/tuần 1lần/ngày +/- % Lượng tinh/lần (ml) 9,5 6,2 -35 Lượng tinh/tuần 9,5 43,3 +356 Hoạt lực (%) 63 69 +6 Mật độ (1000/ml) 1890 810 -57 Tổng tinh trùng/lần (triệu) 17,8 4,8 -73 Tổng tinh trùng/tuần (triệu) 17,8 33,8 +90 Tỷ lệ thụ thai (%) 70 73 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT TINH NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG (1) Nhu cầu năng lượng và protein ThÓ träng (kg) Møc ®é khai th¸c NghØ phèi Trung binh Phèi nhiÒu Nhu cÇu năng lưîng (ĐVTA) 400 4,8-5,3 5,2-5,8 5,6-6,1 500 5,4-6,1 6,0-6,6 6,4-7,0 600 6,1-6,4 6,7-7,5 7,2-8,0 700 6,7-7,6 7,3-8,2 7,9-8,7 800 7,3-8,3 7,8-8,9 8,5-9,5 900 7,9-8,9 8,6-9,5 9,2-10,2 1000 8,4-9,4 9,1-10,0 9,8-10,8 Nhu cÇu protein tiªu ho¸ (g/ĐVTA) 100 120-125 140-145 Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày thêm 0,5-1 DVTA. Nếu mỗi ngày bò đực lao tác 2-3 giờ thêm 0,5-1 DVTA 15 Nhu cầu khoáng • Ca: 7-8g, P: 6-7g/ĐVTA, NaCl: 7-8g/100kg P • Các khoáng vi lượng cũng có vai trò lớn đối với bò đực giống: Co, Cu, Zn, I, Mn. Hàm lượng các loại khoáng này trong thức ăn phụ thuộc vào mùa, đất, phân bón. • Cần chú ý đảm bảo nhu cầu của đực giống về vitamin A và D: 100mg/caroten/100kg P. Khi khẩu phần thiếu caroten thì bổ sung chế phẩm vitmin A (1mg caroten = 500-533 UI vitamin A). Chú ý cung cấp vitamin D trong mùa đông. Có thể bổ sung men chiếu xạ cũng như các chế phẩm vitamin D2 hoặc D3. NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG (2) Khẩu phần: • Phối hợp từ nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo tính ngon miệng. • Sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích nhỏ để đảm bảo cho bụng đực giống thon, gọn. • Cơ cấu: + Mùa đông: thô 25-40%, nhiều nước 20-30%, tinh 40-45% + Mùa hè: thô 15-20%, cỏ xanh 35-45%, tinh 35-45% NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG (3) Các loại thức ăn và mức sử dụng - Cỏ khô: Về mùa đông có thể cho ăn 0,8 - 1,2 kg, mùa hè là 0,4 - 0,5kg/100kg khối lượng cơ thể, t - Thức ăn nhiều nước (ủ xanh, củ quả) Thức ăn ủ xanh thường đựợc sử dụng vào mùa đôngtừ 0,8-1kg/100kg P. Củ quả đặc biệt cần thiết khi sử dụng thức ăn ủ xanh : 1-1,5kg/100kg P - Cỏ tươi: Về mùa hè cho ăn 2 - 2,5kg/100kg P - Thức ăn tinh: Lượng thức ăn tinh 0,4 - 0,5kg/100kg P - Khoáng và vitamin: Giá đỗ hoặc thóc mầm (0,3 - 0,5kg/con/ngày) Các chế phẩm vitamin A, D và E. Các khoáng vi lượng và vitamin thường được đưa vào thành phần của thức ăn hỗn hợp hoặc premix. NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG (4) Ví dụ về khẩu phần bò đực giống ChØ tiªu Khèi lưîng bß (kg) 800 900 1000 1100 Cá kh« (kg) 6 6 6 6 Cá tư¬i (kg) 15 18 20 23 Tinh hçn hîp (kg) 3,5 3,9 4,1 4,4 Muèi (g) 60 68 75 83 Chế độ cho ăn • Mùa đông (nuôi nhốt): có thể cho ăn 3 lần/ngày. Nguyên tắc là không cho ăn lẫn lộn các loại thức ăn mà phải cho ăn theo trình tự : tinh – thô xanh - thô khô. - Buổi sáng: cho ăn 1/2 lượng thức ăn tinh, 1 phần củ quả, 2 - 3kg cỏ khô. Cho ăn vào khoảng 9h00, sau khi khai thác tinh (hoặc phối giống). - Buổi trưa: cho ăn cỏ tươi (về mùa hè) hoặc thức ăn ủ xanh, ủ héo (về mùa đông) và phần củ quả còn lại. Cho ăn vào lúc 11h30 - Buổi chiều: Cho ăn lượng thức ăn tinh và phần cỏ khô còn lại, ăn vào lúc 17h00 - 17h30. • Mùa hè (có thể được chăn thả) Mỗi đực giống cần 0,3 - 1ha đồng cỏ trồng. Các lô chăn thả cần được luân chuyển, không quá 10 ngày/lô và tính toán để chúng quay trở lại lô cũ sau 40 ngày. NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG (5) CHĂM SÓC ĐỰC GIỐNG (1) Chuồng trại • Xa khu dân cư, các khu công nghiệp... • Thực hiện nghiêm túc các qui định khi ra vào. • Chuông nuôi đực giống nên được xây dựng ở đầu hướng gió, gần chuồng của trâu bò cái tơ lỡ và cái sinh sản kích để thích quá trình động dục của con cái (nếu chung trại). • Thiết kế hợp lý giữa các khu: nuôi nhốt, vận động, chăn thả, bệnh xá, khu khai thác, pha chế tinh dịch... • Diện tích: Mỗi con nhốt ở 1 ô chuồng riêng (10-12m2) cùng (18 - 20 m2). Bê nghé đực dưới 12 tháng tuổi có thể được nuôi nhốt chung 2-4 con/ô chuồng với diện tích như trên. • Nền chuồng chắc chắn, khô ráo, không trơn trượt, có độ dốc vừa phải, không đọng nước, dễ vệ sinh. Tốt nhất là láng bằng xi măng hoặc lát gạch chống trơn. • Trong chuồng có đầy đủ hệ thống máng ăn, uống, điện nước... • Róng chuồng phải được làm bằng các vật liệu chắc chắn. • Rào ngăn cách giữa các ô chuồng phải đảm bảo độ cao từ 2-2,2m. • Có hệ thống làm mát CHĂM SÓC ĐỰC GIỐNG (2) Chăn thả: - Mùa hè: tốt nhất là chăn thả tự do, không cột buộc, chăn thả theo nhóm, suốt ngày trên đồng cỏ phân lô luân phiên có hệ thống cung cấp nước uống, cây hay lán che mát và đá liếm. - Mùa đông: nuôi theo nhóm tự do trong sân đặc biệt với diên tích 100- 120 m2/con. CHĂM SÓC ĐỰC GIỐNG (3) Vận động • Tác dụng: - Làm cho kết cấu hệ xương vững chắc - Tăng tính hăng - Tăng cường TĐC, giảm tích luỹ mỡ. • Yêu cầu: vận động cưỡng bức 30’-1 giờ (khoảng 2km)/ngày • Hình thức vận động cưỡng bức: - Vận động kết hợp chăn thả - Thông qua lao tác nhẹ: cày kéo 2-3 giờ/ngày. - Vận động trên đường riêng hay xung quanh cột quay hàng ngày vào lúc 7-8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều. CHĂM SÓC ĐỰC GIỐNG (4) Tắm chải • Tác dụng: da được sạch sẽ, tăng cường TĐC, trao đổi nhiệt, tránh bệnh tật. • Yêu cầu: mùa hè tắm mỗi ngày một lần, mùa đông nếu không tắm được thì nên chải mỗi ngày một lần. • Phương pháp tắm: - Tắm trên hồ, sông suối tự nhiên - Tắm bằng vòi nước máy - Tắm dưới vòi hoa sen • Phương pháp chải: Chải từ trên xuống dưới, trước ra sau theo chiều lông bằng bàn chải. Có thể dùng máy massage. CHĂM SÓC ĐỰC GIỐNG (5) Kết cấu chi sau: a) Bình thường; b) Khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm; c) chân sau thẳng đứng cột nhà; d) chân sưng Kết cấu chi sau: a) bình thường; b) chân vòng kiềng; c) khoeo chân sau gần chạm nhau Kiểm tra sức khoẻ Hình dáng bàn chân Góc cườm giữa cẳng chân trước và cẳng chân sau với móng: a) bình thường; b) cườm chân yếu; c) quá thẳng đứng Bàn chân và các kiểu móng a) Cấu trúc đúng; b) Góc quá rộng; c) Quá thẳng đứng Dương vật và bao qui đầu (a ) Dạng mong muốn (b) Dạng không mong muốn (c) Bao quy đầu lộn bít tất dễ bị tổn thương Kiểm tra bìu dái (a) bình thường (kéo dài); (b) bình thường (tròn); (c) tách bìu hướng bắc-nam; (d) tách bìu hình chữ Y; (f) sa đì; (g) dái kém phát triển một bên. SỬ DỤNG TRÂU BÒ ĐỰC GIỐNG Tuổi sử dụng Thường sử dụng vào lúc 15-18 tháng tuổi khi ượng đạt 65- 70% so với thể trọng trưởng thành. Nước ta thường sử dụng bò vàng lúc 24-26 tháng, Sind và Lai Sind 22-24, Hà Lan, Nâu Thuỵ Sĩ 18-24, Trâu VN 26-30 tháng. Thờì gian sử dụng tốt nhất là từ 2-6 tuổi. Chế độ khai thác - Mỗi ngày lấy tinh 1 lần, sau 6-7 ngày cho nghỉ 1 ngày - Mỗi tuần lấy tinh 2 ngày * 2 lần/ngày cách nhau 5-7 phút - Mỗi tuần 1 lần Hình thức sử dụng trâu bò đực giống 1. Phối giống tự nhiên + Ưu điểm: Tỷ lệ thụ thai cao nếu mức đảm nhận ít + Nhược điểm: - Dễ dàng làm suy sụp con đực - Có thể làm lây lan một số bệnh đường sinh dục và truyền nhiễm - Khó khăn cho công tác giống 2. Phối giống nhân tạo => + Ưu điểm: - Phát huy được tối đa khả năng của những con đực giống quý - Bảo tồn được tinh dịch lâu dài và vận chuyển được đi xa. - Đảo đảm vệ sinh phòng bệnh tốt. + Nhược điểm: - Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao - Đầu tư ban đầu lớn - Công tác giống phải quy cũ, hiện đại 30 Phối giống tự nhiên - Nhảy phối tự do Trâu bò đực giống và trâu bò cái được nuôi nhốt chung với tỷ lệ 2-3 đực/đàn cái (50-80 con). Khi trâu bò cái động dục thì trâu bò đực tự phát hiện và nhảy phối một cách tự do, không có sự kiểm soát, quản lý hoặc điều khiển của con người. - Nhảy phối có hướng dẫn Con đực và con cái được nuôi nhốt riêng, khi có trâu bò cái động dục thì mới đưa con đực đến cho nhảy phối. Phối giống nhân tạo • Huấn luyện đực giống • Khai thác tinh – Chuẩn bị âm đạo giả – Kỹ thuật lấy tinh • Kiểm tra tinh dịch • Pha chế tinh • Sản xuất tinh đông lạnh • Bảo quản tinh • Phối tinh Huấn luyện đực giống • Lần đầu tiên cần dùng bò cái động dục ở thời kỳ cao độ, nhằm kích thích tính dục cao đối với con đực và để đực giống làm quen với địa điểm lấy tinh, giá cố định, các dụng cụ lấy tinh và thao tác lấy tinh. Cho con đực ngửi âm hộ con cái động dục nhưng không cho nhảy; • Lần sau kéo mũi con đực về phía bên trái làm cho nó không cảm nhận được mùi của con cái nữa và lợi dụng con đực nhảy thì dùng âm đạo giả để đón lấy tinh. • Cách 1-2 ngày sau lại tiếp tục huấn luyện như lần 1. Có thể vẫn dùng con bò cái trước (không cần động dục) hoặc nếu dùng con bò cái khác thì phải đảm bảo yêu cầu về tầm vóc, khối lượng và màu sắc lông phải tương tự. Lần này không cho con đực ngửi âm hộ con cái mà phải kéo mũi con đực sang phía hông của con làm giá. • Gây phản xạ có điều kiện (thời gian, địa điểm, vật giá, người lấy tinh, âm thanh, v.v.) cho con đực là một dây chuyền nối tiếp, cần làm thường xuyên và đầy đủ. Chuẩn bị âm đạo giả ống đựng tinh Phễu hứng tinh Lớp vỏ bao vệ cách nhiệt Nước ấm đẻ đam bao nhiệt độ và áp lực • Âm đạo giả được tiêu độc bằng bằng xà phòng, phơi khô. Trước khi lấy tinh phải được sát trùng bằng cồn 65 - 70; • Cốc đựng tinh cũng phải được rửa sạch, sát trùng bằng cồn và đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 105 – 130oC. Có thể luộc bằng nước sạch, dùng cồn sát trùng, phơi khô và gói bằng giấy đã hấp tiệt trùng, cất vào giá. • Âm đạo giả khi lấy tinh cần có nhiệt độ tối thích là 40 - 42oC, có áp lực vừa đủ kích thích sự xuất tinh. • ùng vadơlin hoặc parafin (có pH trung tính) đã được tiêu độc để tạo độ nhờn trong âm đạo. Khai thác tinh • Dùng thuốc tím pha loãng để rửa bao bì của con đực và phần mông của con làm giá, sau đó lau khô. • Khi lấy tinh, người công nhân đứng bên phải giá nhảy, cách chân sau của giá 30cm, tay phải cầm âm đạo giả đưa ngang vai, âm đạo giả chúc xuống 30-350, tay trái hướng dương vật của con đực vào âm đạo giả. Chú ý: Cần thao tác nhẹ nhàng, không nên nắm chặt và nhét miễn cưỡng dương vật con đực vào âm đạo giả. Khi con vật xuất tinh, phản xạ cương cứng sẽ hết, dương vật trở lại trạng thái bình thường và tự nó tụt ra khỏi âm đạo giả. 35 Kiểm tra tinh dịch + Mµu s¾c: Tinh dÞch ph¶i cã mµu tr¾ng ®ôc hoÆc vµng ngµ. + Dung lîng tinh dÞch: cÇn ®¹t tiªu chuÈn cña gièng. + Mïi: Tinh dÞch tr©u bß kh«ng cã mïi ®Æc trng + §é vÈn cña tinh trïng + §é ®Ëm ®Æc (mËt ®é tinh trïng) + Søc ho¹t ®éng + Søc kh¸ng + Tû lÖ kú h×nh Pha chế tinh dịch • Nước sinh lý (NaCl 0,9%): được tiêu độc, pha với tinh dịch theo tỷ lệ 1/1. Pha xong phải sử dụng ngay, không dùng để bảo quản. • Sữa bò tươi: Sữa được hấp cách thuỷ trong 30 phút, hớt bỏ váng, lọc kỹ. Sau khi làm nguội xuống 370C, cho thêm penicilin 500UI/ml, Streptomycin 500mg/ml. • Môi trường Milovanov: Glucoza 50g; Citrat Na 5g; Lòng đỏ trứng gà 30ml; Penicilin 500 - 1000 UI/ml môi trường; Streptomycin 500 - 100 mg/ml môi trường; Nước cất 2 lần 1000ml. • Môi trường sữa bột - lòng đỏ trứng: Sữa bột 80%(pha với nước cất theo tỷ lệ 1/10); Lòng đỏ trứng 20%; Penicilin 500 - 1000UI/ml môi trường; Streptomycin 500 - 100mg/ml môi trường. • Môi trường Citrat Na - Lòng đỏ trứng: Dung dịch Citrat Na (2,9%) 75%; Lòng đỏ trứng gà 25%; Penicilin 500 - 1000UI/ml môi trường; Streptomycin 500 - 100mg/ml môi trường. Các loại môi trường pha loãng tinh dịch Pha chế: Pha môi trường vào tinh dịch nguyên với tỷ lệ 2/1 - 5/1 (tuỳ theo A và C) để đảm bảo số lượng tinh trùng tối thiểu sau khi pha là 40-60 triệu/liều hay sau giải đông từ 12-14 triệu/liều. Chú ý: nhiệt độ môi trường phải luôn cân bằng với tinh dịch, thao tác nhẹ nhàng, không gây chấn động mạnh. . Sản xuất tinh đông lạnh • Tinh viên: sau khi pha loãng và cân bằng xuống 2-40C, pha chất chỉ thị màu qui định cho mỗi giống bò. Sau đó nhỏ tinh vào các lỗ tròn trên mặt đá CO2 (-79 0C) hoặc trên tấm mica đặt trên hơi nitơ lỏng sao cho mỗi mililít nhỏ được 8-10 viên. Sau 3-5 phút cho tinh viên vào nitơ lỏng -1960C. • Tinh cọng rạ: sau khi pha loảng, nạp vào cọng rạ (0,25ml hoặc 0,5ml) có màu sắc riêng qui định cho từng giống. Trên cọng rạ đã in những thông tin cần thiết (tên, số hiệu đực giống, thời gian sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch...). Sau đó tinh cọng rạ được đông lạnh theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: từ 200C xuống -50C hoặc -70C với tốc độ 1-50C/phút. ở giai đoạn này, tinh thể nước chỉ hình thành bên ngoài tế bào. Giai đoạn 2: từ -70C xuống -1960C trong nitơ lỏng. Bảo quản tinh • Với tinh tươi pha loãng: sử dụng trong ngày. Tinh lỏng được phân phối vào các ống đựng tinh có dung tích 1-2ml, các ống này được cho vào túi ni lon, buộc kín và có phiếu ghi rõ số hiệu đực giống, giống, thời gian sản xuất, các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tinh... và được đặt trong phích đá có nhiệt độ bảo quản là 2-50C. • Đối với tinh đông lạnh dạng viên và cọng rạ: sau khi sản xuất được bảo quản trong bình nitơ lỏng ở nhiệt độ -1960C. Tuy nhiên, cần lưu ý các môi trường pha chế cần phải được bổ sung thêm glycerin từ 5-7,5% để chống hiện tượng hình thành các tinh thể nước bên trong tinh trùng, tạo nên sự cân bằng trong trạng thái đông lạnh, giảm được sự huỷ hoại tối đa đối với tinh trùng. 39 Phối tinh Giấy lau Chỉ giữ ở đầu cuối 40 Phối tinh Súng dẫn tinh Phối tinh Bơm tinh vào thân tử cung B. trứng Tinh Nơi thụ tinh Bơm tinh vào cổ tử cung Tinh Thank You!
Tài liệu liên quan