Về khái niệm „Công nghệ dạy học“
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một loại hàng hóa có thể mua bán qua phương
thức chuyển giao công nghệ. Vì lợi ích chung của người mua công nghệ (ví dụ, các nước
mới phát triển, còn xa lạ với kinh tế thị trường) và người bán (ví dụ, các nước phát triển,
già dặn kinh nghiệm thương trường) nhu cầu định nghĩa công nghệ một cách chặt chẽ
(như thường thấy về những quy định chi tiết của một mặt hàng), được nhiều chuyên gia và
tổ chức quốc tế quan tâm. Một trong những định nghĩa được tổng hợp qua nhiều tư liệu
hiện hành là
Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp, như đã biết, nhờ phương tiện máy móc, phương pháp
gia công và kỹ năng thích hợp, con người có thể biến tài nguyên thiên nhiên thành những
sản phẩm với chất lượng và giá cả mong muốn.
Với định nghĩa này, dạy học cũng là một công nghệ, chuyển giao được và được định nghĩa
như sau:
Cũng từ định nghĩa ấy, đã hình thành một quan điểm mới khi xem xét một đối tượng nào đó: quan
điểm (hay tiếp cận) công nghệ. Theo quan điểm này ta quan tâm hai thuộc tính cơ bản của đối
tượng, đó là tính khả thi (làm được) và tính hiệu quả (làm tốt) : khả thi phụ thuộc phương tiện và
phương pháp, hiệu quả còn phụ thuộc kỹ năng. (trong đó có bí quyết) của người tạo ra cũng như sử
dụng phương pháp và phương tiện. Làm được và làm tốt là hai mức độ đôi khi cách nhau rất
xa.Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy trong định nghĩa về Công nghệ có bao gồm 3 thành phần cơ
bản sau: Phương pháp, Phương tiện, Kỹ năng. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin và
truyền thông hiện nay thì những nội dung này trong Công nghệ dạy học sẽ được hiểu với ý nghĩa
rộng hơn, cụ thể là:
Phương pháp:
Không chỉ đề cập đến các phương pháp dạy học thuần túy như thuyết trình, nêu vấn đề,.(như
trong môn Lý luận dạy học) mà còn đề cập chủ yếu vào các phương pháp thiết kế, sử dụng
các phương tiện dạy học từ đơn giản đến phức tạp cũng như các phương pháp thiết kế các bài
giảng sử dụng các phương tiện này theo những chuẩn mực sư phạm và hiệu quả
111 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Công nghệ dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
---------------------------------
BÀI GIẢNG
C«ng nghÖ d¹y häc
Biên soạn: ThS Bùi Ngọc Sơn
Bộ môn : Khoa học và công nghệ giáo dục
Hà Nội, 2009
2
MỤC LỤC
Mở đầu
Error! Bookmark not defined.
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
Error! Bookmark not defined.
1.1 Khái niệm 8
1.1.1 Một số giải thích về phương tiện 8
1.1.2 Định nghĩa 11
1.1.3 Ký hiệu 12
1.1.4 Cấu trúc ký hiệu 13
1.1.5 Các quan điểm và khái niệm hiện nay về Phương tiện dạy học 13
1.2 Phương tiện – Công cụ - Sự trình diễn 15
1.3 Phân loại Phương tiện dạy học 16
1.3.1 Phân loại theo hệ thống ký hiệu sử dụng 17
1.3.2 Phân loại theo cách thức tạo dựng và trình diễn 17
1.3.3 Phân loại theo phương thức tác động 17
1.3.4 Phân loại theo cách thức lưu trữ 18
1.3.5 Phân loại theo trình độ phát triển tư duy 19
1.4 Phương tiện trong các mô hình dạy-học 21
1.5 Ngôn ngữ và phương tiện dạy học 24
Chương 2 : Các chức năng của máy tính và Phương tiện trong quá trình dạy học
Error! Bookmark not defined.
2.1 Chức năng là đối tượng nhận thức 28
2.2 Chức năng điều khiển việc học tập 28
2.2.1 Điều khiển từ bên ngoài 28
2.2.2 Tự điều khiển 35
2.3 Chức năng như một công cụ 36
2.3.1 Công cụ minh họa 36
2.3.2 Công cụ xây dựng mô hình, mô phỏng 37
2.3.3 Công cụ thông tin liên lạc 40
2.3.4 Công cụ lưu trữ và cung cấp thông tin 41
2.3.5 Công cụ thiết kế, sắp xếp 42
2.3.6 Công cụ tổ chức 46
2.4 Chức năng tổng hợp 48
Chương 3 : Vòng đời của Phương tiện dạy học
Error! Bookmark not defined.
3.1 Giai đoạn Phát triển 51
3.2 Giai đoạn Lựa chọn 54
3.3 Giai đoạn Thử nghiệm, đánh giá 55
3.4 Giai đoạn Ứng dụng 57
3.4.1 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh điều khiển hoạt động học
58
3.4.2 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh tổ chức việc dạy học 59
3.4.3 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh kinh tế đào tạo 60
3.4.4 Học tập kết hợp - Blended Learning 61
Chương 4 : Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học
Error! Bookmark not defined.
4.1 Giai đoạn phát triển hiện tại 64
4.2 Môi trường công việc-Văn hóa nghề nghiệp 65
3
4.3 Đào tạo và đào tạo tiếp tục – Văn hóa đào tạo 67
4.4 Xu hướng phát triển của phương tiện dạy học 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 75
Mở đầu
4
MỞ ĐẦU
Về khái niệm „Công nghệ dạy học“
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một loại hàng hóa có thể mua bán qua phương
thức chuyển giao công nghệ. Vì lợi ích chung của người mua công nghệ (ví dụ, các nước
mới phát triển, còn xa lạ với kinh tế thị trường) và người bán (ví dụ, các nước phát triển,
già dặn kinh nghiệm thương trường) nhu cầu định nghĩa công nghệ một cách chặt chẽ
(như thường thấy về những quy định chi tiết của một mặt hàng), được nhiều chuyên gia và
tổ chức quốc tế quan tâm. Một trong những định nghĩa được tổng hợp qua nhiều tư liệu
hiện hành là
Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp, như đã biết, nhờ phương tiện máy móc, phương pháp
gia công và kỹ năng thích hợp, con người có thể biến tài nguyên thiên nhiên thành những
sản phẩm với chất lượng và giá cả mong muốn.
Với định nghĩa này, dạy học cũng là một công nghệ, chuyển giao được và được định nghĩa
như sau:
Cũng từ định nghĩa ấy, đã hình thành một quan điểm mới khi xem xét một đối tượng nào đó: quan
điểm (hay tiếp cận) công nghệ. Theo quan điểm này ta quan tâm hai thuộc tính cơ bản của đối
tượng, đó là tính khả thi (làm được) và tính hiệu quả (làm tốt) : khả thi phụ thuộc phương tiện và
phương pháp, hiệu quả còn phụ thuộc kỹ năng. (trong đó có bí quyết) của người tạo ra cũng như sử
dụng phương pháp và phương tiện. Làm được và làm tốt là hai mức độ đôi khi cách nhau rất
xa.Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy trong định nghĩa về Công nghệ có bao gồm 3 thành phần cơ
bản sau: Phương pháp, Phương tiện, Kỹ năng. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin và
truyền thông hiện nay thì những nội dung này trong Công nghệ dạy học sẽ được hiểu với ý nghĩa
rộng hơn, cụ thể là:
Phương pháp:
Không chỉ đề cập đến các phương pháp dạy học thuần túy như thuyết trình, nêu vấn đề,...(như
trong môn Lý luận dạy học) mà còn đề cập chủ yếu vào các phương pháp thiết kế, sử dụng
các phương tiện dạy học từ đơn giản đến phức tạp cũng như các phương pháp thiết kế các bài
giảng sử dụng các phương tiện này theo những chuẩn mực sư phạm và hiệu quả.
Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp
và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động
vào một đối tượng nào đó, đạt một thành quả xác định
cho con người.[*]
Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện,
phương pháp và kỹ năng (thậm chí, nghệ thuật), tác động
vào con người, hình thành một nhân cách xác định. [*]
[*] Nguyễn Xuân Lạc : Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học-Công nghệ,
ĐHBKHN, 2006
Mở đầu
5
Phương tiện: phương tiện dạy học
Kỹ năng:
Các kỹ năng xây dựng, sử dụng phương tiện dạy học (từ các phương tiện dạy học truyền
thống, đơn giản đến các phương tiện dạy học hiện đại, phức tạp) trong các tình huống ứng
dụng (tình huống dạy-học) cụ thể.
Trong môn học này, phần Phương tiện dạy học và các vấn đề liên quan sẽ được nghiên cứu trong
bài giảng lý thuyết, còn phần Phương pháp và Kỹ năng sẽ được giới thiệu trong các Seminar
Thực hành Công nghệ dạy học riêng biệt.
Một số lưu ý về Công nghệ dạy học hiện đại
Một công nghệ (phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử
dụng theo quan điểm hệ thống và quan điểm công nghệ.
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói chung, nó
chỉ có ý nghĩa (phát huy tác dụng tốt) trong những điều kiện hoàn toàn xác định, trong đó tiên
quyết là:
• phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu,) thích hợp và điều kiện vận hành tương ứng,
• người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng như chuyên
môn,) đủ để làm chủ quá trình dạy học, như ứng tác linh hoạt khi phát hiện thiếu hoặc
thừa thời gian dạy học so với kế hoạch đã định,
• người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những thuận lợi do
công nghệ hiện đại đem lại.
Cũng như công nghệ dạy học truyền thống, công nghệ dạy học hiện đại phải được sử dụng đúng
lúc, đúng chỗ và đúng độ (trình độ, mức độ,), trong mối tương quan với các yếu tố truyền
thống sao cho quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả.
• Sơ lược về Phương tiện dạy học
Ngày nay khái niệm „Các phương tiện mới“ được nói đến nhiều, tuy nhiên trong ngôn ngữ hàng
ngày thì khái niệm này được hiểu rất khác nhau:
- Công nghệ thông tin và truyền thông số (Information-Communication Technologie –ICT)
- Phương tiện thông tin số (các ứng dụng đa phương tiện – Multimedia applications)
- Cả hai cách hiểu trên
Khi nói đến các „Phương tiện mới“ chúng ta cũng phải đề cập đến các „Phương tiện cũ“. Thông
thường chúng ta hay hiểu khái niệm „mới“ là công nghệ và phương tiện số, khái niệm „cũ“ thường
gắn với công nghệ và phương tiện „tương tự“. Bên cạnh đó, khái niệm „mới“ còn thể hiện một cách
rõ ràng ở việc lưu trữ, xử lý... dưới dạng số, từ đó đưa ra nhiều khả năng mới trong việc truy cập
thông tin. Việc số hóa các loại ký hiệu khác nhau như chữ viết, tiếng động, đồ họa, tranh ảnh, ảnh
động... đã tạo ra khả năng kết hợp các loại ký hiệu này trong cùng một ứng dụng và người ta gọi đó
là các ứng dụng Đa phương tiện (Mutimedia Applications). Ngoài ra điều này còn cho phép chúng
ta có thể tiếp tục tiến hành các thao tác xử lý khác nhau trên các loại dữ liệu này với những thiết bị
(với máy ảnh số, máy quét, máy tính..) và phần mềm thích hợp cũng như quản lý được việc lưu trữ
dữ liệu (trên đĩa CD, ngân hàng dữ liệu, trên mạng Intranet-Internet..). Chính những khả năng này
đã làm cho công nghệ thông tin và truyền thông số (ICT) giữ được vai trò quan trọng trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng mỗi khi có những sự thay đổi
lớn về công nghệ và kỹ thuật thì cũng luôn kéo theo sự thay đổi về con người kinh tế, cấu trúc xã
hội...nhưng với nhịp độ chậm hơn nhiều, và trong lĩnh vực đào tạo cũng như vậy.
Do việc dạy và học luôn gắn liền với quá trình xử lý thông tin nên việc tìm ra cách ứng dụng hợp lý
công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục thực sự cần thiết và đang được tiến
Mở đầu
6
hành. Ở một vài cơ sở đào tạo, giáo viên và học sinh không có được những câu hỏi đánh giá về việc
ứng dụng những công nghệ dạy học mới. Giống như hiện nay người ta không còn nói nhiều về
những lĩnh vực công việc với sự trợ giúp của máy tính, và người ta cũng sẽ không đề cập nhiều nữa
đến việc dạy và học với sự trợ giúp của máy tính hoặc công nghệ Web. Người ta sẽ sử dụng những
khả năng này một cách rất tự nhiên. Trong giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm hiện nay, người ta sẽ
tìm ra những hình thức ứng dụng có hiệu quả nhất. Việc tìm kiếm này cũng chỉ ra những khó khăn
trong lĩnh vực đào tạo. Thứ nhất : với sự trợ giúp của các phương tiện mới, người học sẽ được cung
cấp nhiều thông tin (nội dung học tập) hơn, nhưng điều này sẽ không đồng nghĩa với việc người
học „tự động“ có được nhiều tri thức. Việc chuyển đổi từ thông tin thành tri thức và từ tri thức
thành sự giáo dục phải do bản thân người học thực hiện. Để làm được điều này, người học phải
được động viên, loại bỏ những căng thẳng, lo lắng, và phải có được những điều kiện xã hội thích
hợp. Nếu chỉ riêng một khối lượng lớn thông tin thì không thể tạo nên được một „văn hóa học tập“
mới
Các khả năng, yêu cầu đặt ra cho giáo viên
Do những sự phát triển như vậy người giáo viên nên sẵn sàng để có thể dự đoán và đánh
giá được những thay đổi cơ bản. Họ cần phải có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và có thể tự
định hướng. Bên cạnh đó họ phải có hiểu biết về những mối quan hệ cơ bản, họ không chỉ
là những chuyên gia đánh giá, quan sát mà bản thân họ cũng phải là những người thực
hiện. Ngoài ra người giáo viên cũng cần có những kiến thức cũng như khả năng ứng dụng,
phát triển những phương tiện mới, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học.
Người giáo viên nên có khả năng để
• Phác thảo, thực hiện Quá trình dạy và học với sự kết hợp, sử dụng các phương
tiện, ICT một cách sư phạm và hiệu quả
• Phát triển phương tiện phù hợp với những tình huống giảng dạy cụ
thể
• Lựa chọn những phương tiện thích hợp từ những quảng cáo
• Chỉnh sửa phương tiện với những tình huống giảng dạy cụ thể
• Quản lý phương tiện dạy học
• Tư vấn cho người học việc sử dụng kết hợp các phương tiện và
ICT trong quá trình tự học
• Thử nghiệm, đánh giá phương tiện trong những tình huống ứng dụng
Nội dung môn học : 2 phần
Thông tin
Hiểu biết
Đào tạo
Mở đầu
7
1. Bài giảng Công nghệ dạy học
Trình bày cho người học những lý thuyết cơ sở, kiến thức nền tảng liên quan đến
Phương tiện dạy học như: Khái niệm Phương tiện dạy học, Chức năng của máy tính và
Phương tiện trong dạy và học, „Vòng đời“ của Phương tiện dạy học, Sự thay đổi và xu
hướng phát triển của Phương tiện dạy học
2. Seminar „Thực hành Công nghệ dạy học“
Được trình bày sau bài giảng lý thuyết nằm cung cấp cho người học những phương
pháp, kỹ năng, công cụ để người học có khả năng tự thiết kế, xây dựng và phát triển
cũng như ứng dụng các phương tiện dạy học mới, từ đơn giản đến phức tạp. Seminar
„Thực hành Công nghệ dạy học“ được chia thành 4 phần như sau:
Làm việc với văn bản và hình ảnh
Cung cấp cho người học những công cụ, phương pháp cũng như kỹ năng thiết kế, sứ
dụng các phương tiện dạy-học dưới dạng văn bản, hình ảnh (tĩnh) một cách sư phạm,
cụ thể là:
- Các nguyên tắc sư phạm khi thiết kế phương tiện dạy-học dạng văn bản, đồ họa,
hình ảnh và chuỗi các hình ảnh
- Làm việc với các phần mềm và công cụ thiết kế
- Xây dựng các ứng dụng cụ thể trong giảng dạy
Xây dựng và sử dụng phim, phim hoạt hình trong quá trình dạy-học
Cung cấp cho người học những công cụ, phương pháp cũng như kỹ năng thiết kế, sứ
dụng phim (video), phim hoạt hình như một phương tiện dạy học, cụ thể là:
- Phim Video trong dạy học
- Các tình huống sử dụng của video và hoạt hình trong dạy-học
- Các nguyên tắc sư phạm khi xây dựng video và hoạt hình
- Làm việc với các phần mềm thiết kế và xây dựng
- Xây dựng một ứng dụng cụ thể trong dạy học
Hypertext-Hypermedia
- Các nguyên tắc sư phạm khi thiết kế, xây dựng các phần mềm học tập, các Môi
trường học tập điện tử, các ứng dụng Multimedia (kịch bản sư phạm, quá trình thực
hiện, các tình huống ứng dụng cụ thể...)
- Làm quen với các công cụ phát triển cho từng loại phương tiện khác nhau
- Xây dựng ứng dụng cụ thể
Ứng dụng WWW và Internet trong dạy-học
- Tích hợp các phần mềm dạy-học trên Internet vào quá trình giảng dạy
- Các nguyên tắc sư phạm khi thiết kế một phương tiện dạy-học dưới dạng Web
- Các kiến thức cơ sở về phần cứng, phần mềm khi sử dụng Internet trong dạy học,
đặc biệt là khả năng tích hợp nhiều loại phương tiện khác nhau trong một ứng dụng
phức tạp.
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
8
CHƯƠNG 1 : KHÁI NIỆM PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.1 Khái niệm
Người ta đã tranh luận và nói rất nhiều về các loại phương tiện và cuối cùng cũng xác định
rằng mỗi loại đều đề cập một vài điểm khác nhau, một sự thống nhất cho tất cả là không
thể thực hiện được. Chúng ta đều có thể thấy rõ rằng một từ có thể cung cấp nhiều ý nghĩa
khác nhau. Người ta chỉ có thể hiểu được khi đưa ra một cách rõ ràng ý nghĩa ứng dụng
của từ hoặc có thể nhận biết từ những tình huống giao tiếp thông thường. Sự mâu thuẫn
này không phải xuất phát từ nguyên nhân có nhiều khái niệm về phương tiện mà xuất phát
từ việc chúng ta không hiểu hết nội dung ẩn chứa bên trong các khái niệm đó.
Việc có nhiều khái niệm về phương tiện chính là do con người quan sát, xem xét phạm vi
đối tượng của hành động và suy nghĩ với những mục đich rất khác nhau (vd: phát triển,
ứng dụng, mua bán..) cũng như những quan điểm khác nhau (vd: quan điểm lý luận dạy
học, quan điểm kỹ thuật, kinh tế, luật pháp..). Những sự khác nhau này đã thể hiện rõ nét
trong những thể hiện về mặt tư duy, hay trong bản thân mỗi khái niệm.
Vì phương tiện đóng một vai trò trung tâm trong những phần tiếp theo môn học, do đó
chúng ta cần có sự thống nhất và xây dựng được một định nghĩa chuẩn, thích hợp về
„phương tiện“. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần kiểm tra, liệu đã có một khái
niệm về Phương tiện mà có thể thích hợp cho công việc của chúng ta hay chưa. Sau đó
chúng ta sẽ đơn giản hóa khái niệm này đồng thời với việc thống nhất với những khái niệm
khác. Với 4 cách giải thích, diễn giải sau đây chúng ta mong muốn từng bước sẽ tiếp cận
gần với khái niệm „Phương tiện dạy học“ một cách sư phạm và phù hợp với mục đích của
chúng ta.
1.1.1 Một số giải thích về phương tiện
3. Giải thích 1 (theo ngôn ngữ giao tiếp)
Từ ngữ/Khái niệm Đề cập đến ? Ý nghĩa
• „Phương tiện thông tin đại chúng“
• „Phương tiện in ấn“
• „Phương tiện giải trí“
• „Phương tiện giảng dạy“
• „Phương tiện nghe nhìn“
Phổ biến
thông tin
Phổ biến
Phát tán
In ấn
Xuất bản
Lưu trữ
Giải trí
Giảng dạy
Mục đích
ứng dụng
nghe
xem, nhìn
Hình thức
cảm nhận
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
9
• Giải thích 2 (theo ngôn ngữ giao tiếp)
Từ ngữ/Khái niệm Ý nghĩa đề cập
• „Sách“ • Một thể loại sách ?
• Tiêu đề một quyển sách cụ thể ?
• Một quyển sách đơn lẻ ?
• Văn bản với đồ họa, hình ảnh ?
• „Opera“ • Một loại nhạc kich ?
• Một buổi biểu diễn nhạc kich cụ thể ?
• Một bản nhạc kịch in trên giấy ?
• „Truyền hình“ • Các tổ chức truyền hình?
• Các chương trình truyền hình?
• Một bản tin cụ thể?
• Sự kết hợp của âm thanh, ký tự, hình ảnh?
• „Máy tính“ • Phần cứng?
• Phần mềm?
• Ứng dụng?
• Nội dung màn hình?
• Giải thích 3 (theo nguồn gốc Latinh)
1. Mitte = ở giữa, trung tâm (vị trí, địa điểm)
medium [lat] = Mitte/Mittler
B A Medium
lo>lu
vo>vu
Auftrieb
FA lo
vo
vu Fg
lu
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
10
2. Mittler = chức năng
a. Mittler = truyền đạt, chuyển giao
b. Mittler = làm trung gian, trao đổi, kết nối
Giải thích 4 (theo cách thức trình bày văn bản)
Medium B A
lo>lu
vo>vu
Auftrieb
FA lo
vo
vu Fg
lu
Đối tượng
thực tế
Độc giả
Văn bản
Nội dung
Mục tiêu
Phương pháp
thể hiện
Tác giả
„khi đọc một quyển sách , chúng ta sẽ hiểu được
nội dung của vấn đề cần trình bày
ý kiến của tác giả về vấn đề đó
từ ngữ được sử dụng để trình bày
văn phong được sử dụng để diễn đạt“
(Từ điển Bách khoa toàn thư về Khoa học giáo dục, Tr25)
Hình 1.1: Sự tác động qua lại giữa độc giả và tác giả
Medium B A
lo>lu
vo>vu
FA lo
vo
vu
Fg
lu
Auftrieb
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
11
1.1.2 Định nghĩa
Phương tiện là
1. Một hệ thống ký hiệu được người gửi xây dựng và ghi nhớ từ các hệ thống ký hiệu khác
(ký tự, âm thanh, biểu tượng, đồ họa, tranh ảnh..) nhằm Truyền đạt một nội dung đến
người nhận,
và
2. Nội dung chứa trong các ký hiệu đó để trao đổi, tranh luận với người nhận về :
• thể hiện tư duy của người gửi
• mục tiêu cần đạt được theo ý của người gửi
• phương pháp người gửi đã lựa chọn
Phương tiện dạy học là
một cấu trúc ký hiệu được lưu trữ, do người dạy chủ động tạo lập và lựa chọn
sử dụng n ằm
• truyền đạt nội dung đến người học
• trao đổi, tranh luận với người học về nội dung đó
Người nhận (Người học)
Người gửi (Giáo viên)
Truyền đạt
Ghi nhớ
Phương tiện
Trao đổi
Cấu trúc ký hiệu + Nội dung
Vật mang Hình thức Thể hiện Mục tiêu Phương pháp
Hình 1.2 : Cấu trúc của Phương tiện/Phương tiện dạy học
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
12
Ví dụ:
1.1.3 Ký hiệu
• Hình thức của ký hiệu
Là sự thể hiện của ký hiệu mà đã được thống nhất giữa người gửi và người
nhận ký hiệu đó. Thông tin được chứa đựng trong hình thức của ký hiệu, đây
là thành phần bất biến của ký hiệu
Ví dụ:
• Vật mang ký hiệu
Là hình ảnh vật lý của ký hiệu, trên đó hình thức quy ước của ký hiệu được thể
hiện, đây là thành phần thay đổi của ký hiệu
Ví dụ:
hiểu biết
về ...
FA
Fg
lo>lu
vo>vu
Auftrieb
FA lo
vo
vu Fg
lu
Folie trắng
lo>lu
vo>vu
FA lo
vo
vu
Fg
lu
Auftrieb
lo > lu vo > vu
FA > Fg
Sự thể hiện tư duy
Mục tiêu
Phương pháp
Vật lưu trữ
Các cấu trúc
ký hiệu
Đồ họa,
chữ viết,
biểu tượng
.....
Vật mang
Hình thức
F
Giáo viên
Người học
Một Ký hiệu bao giờ cũng là sự thống nhất của
- Hình thức quy ước của ký hiệu
- Vật mang ký hiệu
O O O O = có nghĩa là chữ „O“
= có nghĩa là „Phố chính“
In màu trên giấy, Folie..... Phù điêu kim loại trên tường
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học
13
1.1.4 Cấu trúc ký hiệu
• Ký hiệu dạng ký tự
• có hình thức ký hiệu thống nhất
• có ý nghĩa thống nhất
• có nguyên tắc kết hợp được định nghĩa rõ ràng
Ví dụ:
• Ký hiệu dạng hình ảnh
• chỉ có sự thống nhất về hình thức của ký hiệu
• thường chứa đựng ý nghĩa trong mối quan hệ với những ký hiệu hình ảnh
khác
• hầu như không có quy tắc kết hợp được định nghĩa sẵn
Ví dụ
1.1.5 Các quan điểm và khái niệm hiện nay về Phương tiện dạy học
Khái niệm “Phương tiện dạy học” được xây dựng ở trên xuất phát từ quan điểm lý luận dạy
học. Với khái niệm này chúng ta nên hiểu :
a, những điều mà giáo viên có thể xây dựng và chọn lựa cho học sinh theo quan
niệm, sự nhận thức về lý luận và phương pháp
b, những điều mà sau đó người học với những giác quan, trí tuệ của họ có thể cảm
nhận được, từ đó phát hiện những tin tức, nội dung chứa đựng bên trong và có thể
cùng nhau trao đổi, thảo luận.
Cấu trúc ký hiệu là sự Tổ hợp và Sắp xếp theo quy tắc của các ký
hiệu được lấy từ một hay nhiều hệ thống ký hiệu, tín
hiệu khác nhau