Chương 5: Độc chất trong môi trường không khí 5.1. Tổng quan về độc chất trong môi trường không khí 5.2. Một số độc chất trong môi trường không khí 5.3. Khí độc do hoạt động giao thông gây ra 5.4. Các bệnh do độc chất trong không khí đối với động vật, thực vật và con người
93 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Độc học môi trường - Chương 5: Độc chất trong môi trường khoâng khí - Nguyễn Thị Thu Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5:
Độc chất trong môi trường không khí
ThS.Nguyễn Thị Thu Hiền
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 1
Chương 5: Độc chất trong môi trường
không khí
5.1. Tổng quan về độc chất trong môi trường không khí
5.2. Một số độc chất trong môi trường không khí
5.3. Khí độc do hoạt động giao thông gây ra
5.4. Các bệnh do độc chất trong không khí đối với động
vật, thực vật và con người
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 2
5.1. Tổng quan về độc chất trong môi
trường không khí
5.1.1. Phân loại và nguồn gốc của độc chất
5.1.1.1. Phân lọai theo nguồn gốc
5.1.1.2. Phân loại theo tác động của chất độc
5.1.2. Tính độc
5.1.3. Ngộ độc
5.1.3.1. Con đường xâm nhập của độc chất
5.1.3.2. Aûnh hưởng của sự tiếp xúc với CON
5.1.4. Ngưỡng độc
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 3
5.1. Tổng quan về độc chất trong môi
trường không khí
Khí quyển bao quanh quả đất đựơc chia thành nhiều lớp.
Khoảng 95% không khí nằm ở tầng đối lưu: từ cao độ
0 10-16 km so với bề mặt trái đất.
Tầng bình lưu: từ 10-16 km 50 km.
Tầng giữa: từ 50 - 85 km.
Thượng tầng: từ 85 - 500 km.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 4
Thành phần của không khí
99 % không khí sạch chứa 2 loại khí: N
2
(78%) và O
2
(21%).
1% còn lại chứa những khí khác như Ar (Argon): 0,9 %,
CO
2
: 0,03 %, Ne 0,002%, He 0,0005 %, CH
4
0,0002 %, Kr
(Krypton) 0,0001%.
Trong không khí cũng chứa hơi nước: từ 0,01 % ở vùng cực
đến 5% ở vùng nhiệt đới ẩm.
Ngoài ra ở gần mặt đất còn có bụi, khói, sương mù và phấn
hoa
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 5
5.1. Tổng quan về độc chất trong môi
trường không khí
Thế nào là ô nhiễm không khí?
Thế nào là chất gây ô nhiễm không khí?
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí?
Các chất gây ô nhiễm không khí chính?
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 6
Ô nhiễm không khí?
Là khi trong KK có mặt một chất lạ hoặc có sự biến
đổi quan trọng trong thành phần của KK gây nên các tác
động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu.
Ví dụ:
- sự tỏa mùi khó chịu,
- sự giảm tầm nhìn xa do bụi
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 7
Chất gây ô nhiễm?
Là một chất có trong KK ở một nồng độ cao
hơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó
bình thường không có mặt trong thành phần
của KK.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 8
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí
Nguồn tự nhiên:
Núi lửa: phun ra những nham thạch nóng và nhiều
khói bụi giàu sulfur, mêtan và những loại khí khác.
Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun
lên rất cao.
Cháy rừng: các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các
quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa
thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này
thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 9
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào
mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên
thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng
biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào
không khí.
Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động vật,
thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí,
các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên
hình thành các khí sulfur, nitrit, các loại muối
các loại bụi , khí này đều gây ô nhiễm không khí.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 10
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí
Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ
yếu là do:
- hoạt động công nghiệp
- đốt cháy nhiên liệu hóa thạch
- hoạt động của các phương tiện giao thông.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 11
Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do 2 quá trình sản xuất
gây ra:
- Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua
các ống khói của các nhà máy vào không khí.
- Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản
phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá
trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngòai
bằng hệ thống thông gió.
- Các ngành CN chủ yếu gây ô nhiễm KK bao gồm: nhiệt
điện, vật liệu xây dựng, hóa chất và phân bón, dệt và giấy,
luyện kim, thực phẩm, các xí nghiệp cơ khí, các nhà máy
thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải và hoạt
động sinh hoạt của con người.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 12
Các chất gây ô nhiễm không khí
chính
Các hạt
Các hợp chất của lưu huỳnh SO
x
Monoxide carbon
Các hợp chất của nitơ NO
X
Các hydrocarbon
Các chất oxy quang hóa
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 13
Các chất gây ô nhiễm không khí
chính
Các chất ô nhiễm không khí có thể chia ra làm 2
loại: sơ cấp và thứ cấp.
CON KK sơ cấp: là những hóa chất độc hại đi
trực tiếp vào không khí do các biến cố tự nhiên
hoặc hoạt động của con người.
CON KK thứ cấp: là các hóa chất độc hại được
hình thành trong không khí do phản ứng hóa học
giữa 2 hoặc nhiều hơn thành phần không khí.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 14
Các chất gây ô nhiễm không khí
chính
Ví dụ:
CON KK sơ cấp: CO, CO
2
được hình thành khi các
vật chất chứa carbon như than, dầu, khí thiên nhiên
hoặc gỗ bị đốt cháy hoàn toàn (C + O
2
CO
2
) hoặc
không hoàn toàn (C + O
2
2CO) ; SO
2
do núi lửa
phun ra và do đốt dầu, than có chứa các tạp chất lưu
huỳnh (S + O
2
SO
2
)
CON KK thứ cấp:
SO
2
+ O
2
2 SO
2
SO
3
+ H
2
O H
2
SO
4
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 15
5.1.1. Phân loại và nguồn gốc của độc
chất
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(1) Hạt
(2) Oxide lưu huỳnh
(3) Oxide nitơ
(4) Carbon monoxide
(5) Hydrocarbon
(6) Chất oxy quang hóa
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 16
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(1) Hạt
- Là những hợp chất không phải là khí trong khí
quyển.
- Có thể là những giọt nhỏ lơ lửng, các hạt rắn hay
hỗn hợp của 2 dạng trên.
- Có thể được tạo thành từ những chất trơ có kích
thước từ 0,1 µm – 100 µm và nhỏ hơn nữa.
- Tùy theo kích thước của hạt mà nó có những tên gọi
khác nhau.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 17
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
Bụi: 1 – 200 µm , được tạo thành do sự phân rã tự
nhiên của đá, đất hoặc từ các quy trình cơ học như
nghiền và phun bụi mịn đóng vai trò trung tâm xúc
tác cho các phản ứng hoá học xảy ra trong khí
quyển.
Khói: các hạt mịn có kích thước 0,01 – 1 µm, có thể
ở dạng rắn hay lỏng, được tạo ra từ quá trình đốt hay
các quá trình hóa học khác.
Khói muội: các hạt rắn có kích thước 0,1 – 1 µm,
được thải ra từ các quá trình hoá học hay luyện kim.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 18
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
Sương: tạo thành từ các giọt chất lỏng có kích thước
nhỏ hơn 10 µm, được tạo thành do sự ngưng tụ trong
khí quyển hay từ các hoạt động công nghiệp.
Mù: là các hạt sương được tạo thành nước với độ
đậm đặc có thể cản trở tầm nhìn.
Sol khí: loại này bao gồm tất cả các chất rắn hay
lỏng lơ lửng trong không khí, chúng có kích thước
thường nhỏ hơn 1 µm.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 19
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(2) Oxide lưu huỳnh:
o SO
2
:
- Là chất khí quan trọng nhất thải ra từ các nguồn ô nhiễm.
- Là chất khí không màu, có mùi cay và hăng.
- Độ tan trung bình trong nước: 11.3g/100ml.
- Tan trong nước tạo thành acid yếu sulfurơ H
2
SO
3
.
- Trong không khí sạch: SO
2
bị oxy hóa chậm thành SO
3
.
- Trong KK bị ô nhiễm: SO
2
tham gia phản ứng oxy hóa
với các chất ô nhiễm khác hay các thành phần của khí
quyển để hình thành SO
3
, H
2
SO
4
và các muối của H
2
SO
4
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 20
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
SO
3
:
- Cũng đựơc phát thải cùng với SO
2
và bằng khoảng 1-
5% nồng độ của SO
2
.
- Kết hợp nhanh với hơi nước trong khí quyển tạo
thành H
2
SO
4
.
- Cả SO
2
và SO
3
đều nhanh chóng bị nước mưa rửa
trôi lượng SO
2
trong KK khô và sạch lại khá nhỏ
so với tổng lượng phát thải hàng năm từ các nguồn
nhân tạo.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 21
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(3) Oxide nitơ:
Có 7 hợp chất oxide của nitơ:
- N
2
O: Protoxide nitơ - còn đựơc gọi là khí cười
- NO: Nitơ monoxide.
- NO
2
: Nitơ dioxide
- N
2
O
4
: Nitơ tetroxide – dạng dime của NO
2
- N
2
O
3
: Anhydride nitơ
- NO
3
: Nitơ trioxie
- N
2
O
5
: anhyride nitric
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 22
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
Thông thường NO và NO
2
được kiểm tra và gọi chung là
NO
X
.
NO là khí không màu, không mùi, được tạo thành do sự đốt
cháy nhiên liệu.
NO đựơc oxy hóa thành NO
2
trong môi trường KK bị ô
nhiễm bằng phản ứng quang hóa thứ cấp.
NO
2
là chất khí có mùi hăng, gây kích thích và có thể được
phát hiện ở nồng độ 0,12 ppm.
NO
2
hấp thu ánh sáng mặt trời và tạo ra hàng loạt phản ứng
quang hóa học.
NO
2
được tạo ra từ sự oxy hóa NO của ozone và đựơc phát
thải từ sự đốt nhiên liệu, từ các nhà máy sản xuất acid
nitric.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 23
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(4) Carbon Monoxide:
Là chất độc ô nhiễm có khối lựơng lớn nhất trong khí
quyển các đô thị.
Là chất khí không màu, không mùi, không vị.
Nhiệt độ sôi: - 192oC.
Là chất có ái lực lớn với hemoglobin trong máu.
Là chất gây ngạt nguy hiểm.
Tỉ lệ của sự oxy hóa CO thành CO
2
trong khí quyển rất
thấp.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 24
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
Hỗn hợp CO và CO
2
trong điều kiện ánh sáng mặt
trời trong nhiều năm hầu như vẫn không thay đổi.
CO tự nhiên tồn tại trong khí quyển với nồng độ nhỏ –
khoảng 0,1 ppm và thời gian tồn tại khoảng 6 tháng.
Nguồn phát sinh chính của CO trong không khí đô thị
là từ khói và ống xả các thiết bị đốt than, gas hay
dầu.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 25
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(5) Hydrocarbon:
Hydrocarbon là gì?
- Là những chất mà phân tử của chúng gồm các
nguyên tử carbon và hydro.
- Hydrocarbon và các dẫn xuất khác nhau của chúng
được gọi là các hợp chất hữu cơ.
o Có mấy loại hydrocarbon?
- Hydrocarbon no.
- Hydrocarbon không no.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 26
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
Hydrocarbon có thể có nhánh hoặc không nhánh,
hoặc có thể có vòng.
Các hydrocarbon lỏng dễ bay hơi là các chất ô
nhiễm không khí quan trọng.
Trong phạm vi hoạt động của con người dẫn đến ô
nhiễm môi trường không khí do HC gây ra thì có 2
loại đáng được quan tâm là benzen và mêtan.
Metan: chiếm khoảng 40% tổng lựơng HC trong
khí quyển đô thị; là 1 loại HC no đơn giản nhất.
Benzen: là 1 HC không no và là 1 HC vòng thơm
đơn giản nhất.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 27
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
HC trong khí quyển tự chúng không gây ra tác động
độc nhưng dưới các phản ứng quang hóa với sự hiện
diện của ánh sáng mặt trời và NO
2
các HC tạo
thành các chất oxy quang hóa.
Mêtan là khí ít tham gia phản ứng quang hóa nhất
trong các chất HC nồng độ các HC không mêtan
được xem như là những chất ô nhiễm KK và gây độc
quan trọng.
Nguồn phát sinh các HC không mêtan: khí thải từ
các nhà máy lọc dầu, trạm xăng, các phương tiện
giao thông vận tải, các ngành công nghiệp sơn và
nhựa
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 28
5.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc
(6) Các chất oxy quang hoá:
- Bao gồm: Ozone O
3
, PAN (peroxyacyl nitrate),
formaldehyde (CH
2
O), acetaldehyde (C
2
H
4
O),
hydrogen peroxide (H
2
O
2
), các gốc hydroxy (HO)
- Nguồn phát sinh: từ phản ứng trong khí quyển giữa
oxy, các nitơ oxide và VOC dưới ảnh hưởng của ánh
sáng mặt trời.
- Tiêu chuẩn cho phép: 325 g/m3 (0,12 ppm) trong 1
giờ.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 29
5.1.1.2. Phân loại theo tác động độc
Chất độc có tác dụng chung
Chất độc có tác dụng hệ thống
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 30
5.1.1.2. Phân loại theo tác động độc
- Chất độc có tác dụng chung
Tác động kích thích (chủ yếu là đường hô hấp): bụi
kiềm, NH
3
, SO
3
Chất gây ngạt:
Pha loãng oxy trong kk: CO
2
, CH
4
, N
2
Chất gây ngạt hóa học ngăn cản máu vận chuyển
oxy đến các tổ chức trong cơ thể : CO.
Chất gây mê và gây tê: etylen, etyl ete, xeton
Chất có tác dụng dị ứng: isocyanat hữu cơ (R-
N=C=O).
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 31
5.1.1.2. Phân loại theo tác động độc
- Chất độc có tác dụng hệ thống
Tác dụng lên hệ thống thần kinh: thuốc trừ sâu
Tác dụng lên hệ thống mạch máu: các KLN
Tác dụng lên thận: chì, thủy ngân
Tác dụng lên các mô và cơ quan khác
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 32
5.1.2. Tính độc
Khi nào thì chất gây ô nhiễm không khí có khả năng gây
độc?
Khi nồng độ của chúng vượt quá ngưỡng chịu đựng của
sinh vật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của các độc chất đối
với cơ thể?
Yếu tố chủ quan
Cấu trúc hóa học
Tính chất vật lý
Nồng độ, thời gian tiếp xúc
Tác động tổng hợp của các chất độc
Các điều kiện môi trường
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 33
5.1.2. Tính độc
Yếu tố chủ quan: tùy thuộc sinh vật tiếp nhận chất độc, ví
dụ như : tuổi, giới tính.
Cấu trúc hóa học:
Hợp chất HC có tính độc tỉ lệ thuận với số nguyên tử C
có trong phân tử.
Những chất có cùng số nguyên tố thì phân tử có chứa ít
nguyên tử hơn sẽ độc hơn.
Số nguyên tử halogen thay thế hydro càng nhiều thì
độc tính càng cao.
Gốc nitơ (-NO
2
)
và gốc amino (-NH
2
) thay thế cho H
trong các hợp chất carbon vòng nhiều bao nhiêu thì độc
tính tăng lên bấy nhiêu.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 34
5.1.2. Tính độc
Tính chất vật lý của độc chất: nhiệt độ sôi, độ bay
hơi, khả năng hấp phụ
Nồng độ, thời gian tiếp xúc: nồng độ cao và thời gian
tiếp xúc lâu dài sẽ ngộ độc mạnh.
Tác động tổng hợp của chất độc: khi có mặt chất khác
thì một chất độc có thể có tính độc mạnh hơn khi nó tác
động riêng lẻ.
Các điều kiện môi trường: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm,
gió cũng làm thay đổi tính độc của một số chất – độc
tính có thể tăng lên hay giảm đi tùy thuộc vào từng loại
chất.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 35
Bài tập
Cho biết độc tính của các cặp hóa chất sau?
(a) Pentan (5C) và butan (4C)
(b) Butylic (4C) và etylic (2C)
(c) Nitrit và nitrat
(d) CO và CO
2
(e) Tetraclorur carbon (CCl
4
) và chlorofoc (CH
3
Cl)
(f) Nitrobenzen (C
6
H
5
NO
2
) và benzen (C
6
H
6
)
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 36
5.1.3. Ngộ độc
5.1.3.1. Con đường xâm nhập của độc chất
5.1.3.2. Aûnh hưởng của sự tiếp xúc với chất ô
nhiễm.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 37
5.1.3.1. Con đường xâm nhập
của độc chất
Chất độc trong môi trường không khí có thể xâm
nhập vào cơ thể qua da, mắt, mũi nhưng chủ yếu vẫn
là thông qua hệ hô hấp.
Các độc chất theo không khí được hít vào qua
khoang mũi cuống họng thanh quản cuống
phổi phổi phế nang và các ống mao quản trong
phổi các túi phổi máu
(xung quanh túi phổi có các mạch máu li ti, màng
nhày của phổi là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí
giữa túi phổi và mao mạch các khí độc theo con
đường đó xâm nhập vào máu)
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 38
5.1.3.1. Con đường xâm nhập
của độc chất
Các hạt được hít vào sẽ nằm lại trong hệ hô hấp
tại các vùng khác nhau tùy theo kích thước hạt.
Hạt trên 10 µm : bị giữ lại ở mũi.
Hạt dưới 10 µm: đi qua mũi vào khí quản.
Hạt từ 0,5 – 5 µm: nằm ở các nhánh cuống phổi
nhỏ và đôi khi đi vào túi phổi.
Hạt nhỏ hơn 0,5 µm: tích tụ trong túi phổi.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 39
5.1.3.1. Con đường xâm nhập
của độc chất
Các độc chất đi vào tế bào theo 3 cơ chế chính:
Khuếch tán (vận chuyển thụ động)
Thấm lọc (theo kích thước lỗ màng và kích thước
phân tử)
Vận chuyển tích cực (gắn kết vào chất mang)
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 40
5.1.3.1. Con đường xâm nhập
của độc chất
Các phản ứng với chất độc:
Sinh vật tiếp xúc với chất độc thay đổi sớm nhất diễn
ra ở mức tế bào.
Làm thay đổi cấu tạo thành tế bào, ức chế men làm
thay đổi độ chuẩn xác của DNA gây biến dị hoặc
cản trở sự tăng trưởng bình thường của tế bào.
Khi tiếp xúc với chất độc thì sự thích ứng và chịu
đựng của sinh vật bị suy giảm ảnh hưởng đến tuổi
thọ của sv hiệu ứng dưới mức tử vong.
Khi C độc chất cao đến mức gây chết cho cá thể
hiệu ứng tử vong.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 41
5.1.3.1. Con đường xâm nhập
của độc chất
Sự đào thải chất độc:
Các chất độc trong không khí có thể theo hệ thống
hô hấp vào tới hệ thống tuần hòan và được bài tiết ra
ngoài qua:
Thận
Ruột
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 42
5.1.3.2. Aûnh hưởng của sự tiếp xúc với
chất ô nhiễm
Đặc điểm:
Có biểu hiện của hiệu ứng độc khi độc chất đã xâm
nhập vào các cơ quan trong cơ thể sinh vật.
Khó xác định nồng độ của độc chất trong cơ quan sv
nếu không giết hay mổ sv đó xác định nồng độ
của độc chất trong cơ quan sv bằng cách dựa vào:
các nguyên lý dược động học và hóa động học
xác định thời gian cần có để độc chất gây tác động ở
một nồng độ nào đó trong môi trường.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 43
5.1.3.2. Aûnh hưởng của sự tiếp xúc với
chất ô nhiễm
Cách tiếp xúc:
Đối với động vật: phản ứng nhạy nhất đối với một
chất độc là qua máu.
Đối với môi trường lao động va 2sinh hoạt bình
thường thì con đường tiếp xúc thường xuyên nhất
là hô hấp.
21-Mar-12 ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền 44
5.1.3.2. Aûnh hưởng của sự tiếp xúc với
chất ô nhiễm
Độ dài và tần số tiếp xúc:
Tiếp xu