1.KHÁI NIỆM VỀ TIÊU HÓA
- Là qtrình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp, không hấp thu được dạng đơn giản để cơ thể hấp thu và đồng hóa được.
- Cơ quan tiêu hóa là một “ống” dài suốt từ miệng, thực quản, đến DD, RN, RG tới hậu môn.
- Chức năng sinh lý của hệ tiêu hóa rất phức tạp được thực hiện bởi các men tiêu hóa ở miệng, dạ dày, gan mật, tụy, ruột non .
40 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý hệ tiêu hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày được cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ tiêu hóa.
1.KHÁI NIỆM VỀ TIÊU HÓA
- Là qtrình biến đổi thức ăn từ dạng phức tạp, không hấp thu được dạng đơn giản để cơ thể hấp thu và đồng hóa được.
- Cơ quan tiêu hóa là một “ống” dài suốt từ miệng, thực quản, đến DD, RN, RG tới hậu môn.
- Chức năng sinh lý của hệ tiêu hóa rất phức tạp được thực hiện bởi các men tiêu hóa ở miệng, dạ dày, gan mật, tụy, ruột non.
2.CẤU TẠO GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA
Hệ tiêu hóa gồm có ống và tuyến tiêu hóa.
2.1.Ống tiêu hóa gồm có:
Miệng
Hầu
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Hậu môn
Miệng: Là phần đầu tiên của ống tiêu hóa.
Răng: dùng để cắn, xé và nghiền nát thức ăn.
Lưỡi dùng để đẩy thức ăn xuống phía dưới. Trên mặt lưỡi có nhiều gai, đó là cơ quan vị giác dùng để nhận biết vị thức ăn, lưỡi cấu tạo bởi khối cơ vân rất chắc.
Hầu (họng)
Là ngã tư đường giữa hô hấp và tiêu hóa. Họng là 1 ống cơ – màng dài khoảng 15cm, phía trên tương ứng nền sọ, phía dưới thông với thực quản, phía trước là hố mũi, buồng miệng và thanh quản, phía sau tương ứng với cột sống cổ.
Thực quản Là ống dài khoảng 25cm, nằm sau khí quản , trước cột sống, nối hầu với dạ dày, chui qua cơ hoành . ¼ phía trên thực quản cấu tạo bởi cơ vân, ¾ phía dưới cấu tạo bởi cơ trơn .
Dạ dày
Là một túi phình to của ống tiêu hóa nằm dưới cơ hoành, dung tích từ 1 – 2 lít gồm 2 phần :
Phần đứng chiếm 2/3 dạ dày, phần ngang chiếm 1/3 dạ dày, có bờ cong nhỏ (bên phải), bờ cong lớn (bên trái ).
Dạ dày thông với thực quản qua lỗ tâm vị, thông với ruột non qua lỗ môn vị , dạ dày được cấu tạo bởi cơ trơn .
Ruột non
Dài từ 6--9 m, rộng # 3cm, xếp thành 14-16 quai ruột. Chia làm 3 đoạn :
-Tá tràng: hình chữ C, dài # 25cm .
-Hỗng tràng là đoạn giữa, dài khoảng 5-6 mét
-Hồi tràng là đoạn cuối của ruột non dài khoảng 0.8 mét.
Ruột già:
Manh tràng
Đại tràng lên
Đại tràng ngang
Đại tràng xuống
Đại tràng Sigma
Trực tràng
Ruột già:sắp xếp hình chữ U ngược quây lấy ruột non, dài # 1,5m, rộng 3-5 cm, chia thành 6 đoạn:
-Manh tràng: là đoạn đầu tiên của ruột già, có van hồi manh tràng ngăn không cho chất bẩn từ ruột già vào ruột non. Ở manh tràng còn có một đoạn ruột nhỏ dài 5-6 cm, đó là ruột thừa.
- Đ ại tràng lên: từ manh tràng chạy lên tới mặt dưới gan thì uốn cong sang trái nối với đại tràng ngang .
- Đại tràng ngang: là một quai đại tràng vắt ngang qua khoang bụng ở trước tá tràng, tới vùng lách thì nó gấp góc xuống dưới nối với đại tràng xuống .
- Đại tràng xuống: đi xuống ở phía trái của khoang bụng rồi cong về phía đường giữa, khi đi vào khung chậu nối với đại tràng sigma.
- Đại tràng chậu hông, còn gọi là đại tràng xích ma uốn vành cung hình chữ S hay chữ xích ma, từ hố chậu trái đi xuống chậu hông bé
Trực tràng: là một đoạn thẳng, hơi phình của ruột già, dài khoảng 13cm, tận cùng là ống hậu môn.
Ống hậu môn: dài 3,8cm, ở người trưởng thành, nối từ trực tràng ra ngoài cơ thể. Có 2 loại cơ thắt kiểm soát ống hậu môn: cơ thắt trong là cơ trơn và cơ thắt ngoài là cơ vân.
2.2.1. Tuyến nước bọt
Tiết ra nước bọt đổ vào miệng.
Có 3 đôi:
+ 2 tuyến mang tai nằm ở 2 bên mặt ngay dưới ống tai ngoài.
+ 2 tuyến dưới hàm nằm ở 2 bên mặt dưới góc hàm.
+ 2 tuyến dưới lưỡi nằm dưới niêm mạc của sàn miệng, ở phía trước các tuyến dưới hàm.
2.2.2. Tuyến dạ dày:
Tuyến dạ dày nằm ở thành dạ dày, tiết ra dịch vị đổ vào khoang dạ dày. Dịch vị có acid chlohydric , men pepsin và chất khoáng Tế bào thành tiết acid và yếu tố nội tại(ht vit B12) Tế bào chính tiết chất pepsin giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm
2.2.3 Tuyến tụy :
Tuyến tụy dài 18 cm, nặng 80 g nằm sau dạ dày. Tuyến tụy có chức năng :
+ Chức năng ngoại tiết: tiết ra các men tiêu hóa, dung dịch bicarbonat, sản phẩm hỗn hợp này chảy vào ống Wirsung, ống này nối với ống mật chủ ở bóng Vater rồi đổ vào tá tràng qua cơ thắt Oddi .
+ Chức năng nội tiết: tiết insulin, glucagon có tác dụng điều hòa đường trong máu.
2.2.4 . Gan
Gan là tạng to nhất cơ thể, nằm dưới vòm hoành phải. Gan tiết ra mật đổ vào tá tràng giúp tiêu hóa mỡ.
2.2.5. Tuyến ruột non
Tuyến ruột non nằm ở thành của ruột non, tiết ra dịch ruột đổ vào ruột non
.
3. HIỆN TƯỢNG CƠ HỌC TRONG TIÊU HÓA
- Ở miệng và thực quản: nhai, nuốt và đẩy thức ăn xuống dạ dày, thời gian khoảng 30 giây .
- Ở dạ dày: co bóp và đóng, mở môn vị, nhào trộn thức ăn và đẩy thức ăn xuống tá tràng từng đợt. Thời gian thức ăn lưu lại ở dạ dày phụ thuộc vào tính chất và số lượng của nó : Glucid khoảng 2h-3h , Protid khoảng 4h-5h, Lipid chậm nhất , khoảng 6h-8h
- Ở ruột non: có 3 cử động: lắc lư, co rút và sóng nhu động, nhào trộn và đẩy thức ăn xuống đoạn dưới. Thời gian khoảng 6h -8 h .
-Ở ruột già: cũng như ruột non, tác dụng đẩy chất cặn bã xuống trực tràng. Thời gian khoảng 15 giờ.
4. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC
4.1. Tiêu hóa ở miệng
Ở miệng có các tuyến nước bọt đổ vào, lượng nước bọt tiết ra hàng ngày vào khoảng 800 – 1500ml.
Nước bọt gồm thanh dịch chứa men amylase phân giải một phần tinh bột chín thành đường maltose và chất nhày để bôi trơn thức ăn làm thức ăn đều, mềm ướt và dễ nuốt.
Nước bọt có tác dụng khử khuẩn nhẹ, bảo vệ miệng lưỡi khỏi khô .
4.2 . Tiêu hóa ở dạ dày
Nhờ sự co bóp nhào trộn của dạ dày, thức ăn thấm đều dịch vị.
Thành phần dịch vị có:
+Acid hydrochlorid có tác dụng hoạt hóa men pepsin và chống lên men thối rữa thức ăn trong dạ dày.
+Men pepsin phân giải protid thành hợp chất đơn giản hơn, polypeptid, peptid.
+Mem Presua: tiêu hóa sữa.
4.3. Tiêu hóa ở ruột non
Đây là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất do tác dụng của 3 loại dịch .
- Dịch tụy có các men :
+Men amylase phân giải tinh bột thành đường maltose, glucose, (các đường đơn ).
+Men lipase phối hợp với dịch mật phân giải lipid thành glycerol và acid béo .
+Men trypsin phân giải protid thành acid amin .
- Dịch mật: do gan sản xuất được dự trữ ở túi mật. T hành phần gồm muối mật và sắc tố mật. Mật giúp cho quá trình tiêu hóa mỡ và các vitamin tan trong mỡ .
- Dịch ruột: do các tuyến ở niêm mạc ruột non tiết ra. Dịch ruột gồm có:
+Men erepsin phân giải protid thành acid amin .
+Men maltase, lactase, saccharase phân giải các đường đôi thành đường đơn tương ứng .
+Men lipase tiêu hóa mỡ còn lại .
4.4 Tiêu hóa ở ruột già
Không có men tiêu hóa chỉ có tác dụng hấp thu một ít nước, muối, glucose để cô đặc phân.
Kết quả của quá trình tiêu hóa:
+Tất cả các phân tử protid phân giải thành acid amin.
+Tất cả các phân tử lipid phân giải thành glycerol và acid béo.
+Tất cả các phân tử glucid phân giải thành glucose, galactose
5. HIỆN TƯỢNG HẤP THU TRONG TIÊU HÓA
Tất cả các đoạn trong ống tiêu hóa đều có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, song hiện tượng hấp thu quan trọng nhất là ở ruột non .
Ruột non có cấu tạo đặc biệt gọi là vi nhung mao, là đơn vị hấp thu của ruột non.
Mỗi cm2 ruột non có khoảng 2500 vi nhung mao. Vi nhung mao có cấu tạo gồm 1 lớp biểu mô ruột (biểu mô trụ đơn), ở giữa có hệ thống mao mạch gồm 1 tiểu động mạch, 1 tiểu tĩnh mạch, 1 nhánh dây thần kinh, 1 mạch dưỡng trấp .
Các chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu theo 2 đường:
+Đường thứ nhất: hấp thu vào các tĩnh mạch của ruột non đến tĩnh mạch cửa rồi đổ về gan. Sau đó theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tim. Hấp thu theo đường này gồm có tất cả các phân tử glucose, acid amin và một phần nhỏ glycerol, acid béo.
+Đường thứ hai: gồm phần lớn phân tử glycerol và acid béo hấp thu vào mạch bạch huyết, qua ống ngực đổ vào tĩnh mạch chủ dưới, vào thẳng tim mà không qua gan.
Lượng nước hấp thu qua ruột non một ngày rất lớn, khoảng từ 7 – 10 lít bao gồm :
+ 1500 ml thức ăn, uống .
+ 1500 ml nước bọt .
+ 1500 ml dịch vị .
+ 1500 ml dịch tụy và dịch mật .
+ 3000 ml dịch ruột .
Ruột non hấp thu gần hết lượng nước, chỉ còn khoảng 500 ml theo phân ra ngoài.
Sự hấp thu ở ruột non giải quyết từ 90 – 99 % các chất dinh dưỡng vào cơ thể.
6. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA GAN
Gan:
-Tạng to nhất cơ thể, nặng tới 2300 gam.
-Có màu đỏ nâu, mặt nhẵn nằm dưới vòm hoành phải.
-Có nhiều chức năng sinh lý quan trọng: vừa có tính chất nội tiết vừa có tính chất ngoại tiết.
Gan ngoại tiết, tiết ra mật tham gia vào tiêu hóa mỡ.
Gan nội tiết sản xuất ra một số chất có tác dụng đến dinh dưỡng và chuyển hóa của cơ thể.
Các chức năng chính của gan là
a. Chức năng tạo glycogen:
Gan có khả năng tổng hợp glycogen từ glucose để dự trữ ở gan. Khi nồng độ glucose trong máu giảm, gan lại phân giải glycogen thành glucose để giữ cho nồng độ glucose trong máu hằng định (1 – 1,2 g/ lít)
b. Chức năng chuyển hoá protid:
Gan có khả năng tổng hợp protid từ các acid amin. Khi cần thiết, gan lại phân giải protid thành các acid amin cung cấp cho các cơ quan.
c. Chức năng ch ống độc
Gan phân giải chất độc nội sinh (chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể) thành chất ít độc hơn đưa đến thận thải ra ngoài như: phân giải NH3 thành urê, đồng thời còn có khả năng phân giải chất độc ngoại sinh như đồng, thạch tín, nọc rắn, mã tiền thành chất ít độc hơn đưa đến thận thải ra ngoài.
d. Chức năng bài tiết mật
Gan tiết ra mật liên tục và dự trữ ở túi mật để tham gia quá trình tiêu hóa mỡ và hấp thu vitamin K, nhuộm màu và khử mùi phân, mật còn có tác dụng nhuận tràng.
e. Chức năng dự trữ và chuyển hóa sắt:
60 % lượng sắt của cơ thể được dự trữ ở gan cung cấp cho tủy xương sản xuất hồng cầu.
f . Chức năng tham gia cơ chế đông máu:
Gan sản xuất ra prothrombin, fibrinogen tham gia vào cơ chế đông máu.
g. Chức năng dự trữ vitamin
Gan dự trữ một số vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, KĐặc biệt trong rau quả ăn vào có nhiều Caroten (tiền vitamin A) được gan biến thành vitamin A để dự trữ.
h. Chức năng chuyển hóa Lipid
i. Chức năng tạo Ure