Trong hệ thống các môn học của sinh viên Khoa Môi trường và Công nghệ sinh
học nói chung, Hóa phân tích là một môn học bắt buộc trong các năm đầu tiên. Đối
với sinh viên của cả hai ngành Môi trường cũng như Công nghệ sinh học, Hóa
Phân tích là môn học cơ sở quan trọng, làm tiền đề cho các môn chuyên ngành
như Hóa kỹ thuật Môi trường (đối với ngành Môi trường), Phân tích và Đánh giá
chất lượng thực phẩm (đối với ngành Công nghệ sinh học) và một số môn học
khác sau này.
Hóa học phân tích vốn được xem là môn khoa học thực nghiệm, vì thế để có thể
nắm vững và phát triển các kiến thức hóa học ứng dụng trong phân tích xác định
thành phần các mẫu chất thì cần phải tiến hành các thí nghiệm với các kỹ năng
thực hành căn bản cần thiết được rèn luyện từng bước trong phòng thí nghiệm.
Với mục tiêu trên, giáo trình “Hướng dẫn thí nghiệm Hóa Phân tích” được soạn
ra nhằm giúp các sinh viên khoa Môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học kỹ
thuật công nghệ TpHCM - hiểu và nắm chắc các kiến thức lý thuyết cũng như thực
hành của môn Hóa Phân tích. Bài đầu tiên của giáo trình củng cố lại một số kiến
thức sử dụng thường xuyên trong Hóa phân tích, đặc biệt là khái niệm về Nồng độ
đương lượng và trình tự đánh giá sai số của dãy kết quả thí nghiệm là những vấn
đề sinh viên hay nhầm lẫn. Bốn bài tiếp theo lần lượt giới thiệu cho sinh viên các ví
dụ tiêu biểu về ứng dụng cụ thể của phương pháp phân tích hóa học (bao gồm
phương pháp khối lượng và phương pháp thể tích) cũng như phương pháp phân
tích công cụ (bao gồm phương pháp đo điện thế và phương pháp phổ hấp thu
phân tử vùng sóng UV-VIS). Đó là các phương pháp phân tích cơ bản mà sinh viên
của Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học đã được học trong môn Hóa phân
tích trên giảng đường. Các bài thí nghiệm được sắp xếp với mức độ phức tạp tăng
dần nhằm rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, đồng thời chúng lại được thiết kế
một cách tương đối độc lập cho phép độ linh hoạt nhất định khi dạy và học các bài
trên.
43 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hướng dẫn thí nghiệm Hóa phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học
BÀI GIẢNG
HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM
ThS. Võ Hồng Thi
Dùng cho sinh viên ngành Môi trường và Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2009
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 5
BUỔI THÍ NGHIỆM 1 6
BÀI MỞ ĐẦU 6
A. Vấn đề lấy mẫu và chuẩn bị mẫu trước khi định lượng 7
B. Vấn đề biểu diễn số liệu trong Hóa phân tích 8
BÀI CHUẨN BỊ 11
I. Mục đích 11
II. Nội dung 11
II.1. Một số điều cần lưu ý khi tiến hành phân tích định lượng 11
II.1.1. Chuẩn bị thí nghiệm 11
II.1.2. Tiến hành thí nghiệm 11
II.2. Chú ý khi thao tác với các dụng cụ đo chính xác trong
Hóa phân tích định lượng 11
II.2.1. Cân phân tích 12
II.2.2. Dụng cụ đo thể tích 13
II.3. Cách xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phân tích 15
II.3.1. Khái niệm về sai số của phép đo 16
II.3.2. Trình tự đánh giá sai số 17
II.3.3. Chữ số có nghĩa và cách ghi kết quả phân tích 18
II.4. Cách pha các dung dịch chuẩn 19
II.4.1. Chất gốc 19
II.4.2. Pha dung dịch loãng từ dung dịch đặc 20
Câu hỏi cuối buổi 20
BUỔI THÍ NGHIỆM 2 22
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
(PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG) 22
I. Mục đích 22
II. Nội dung 22
2 GV: Võ Hồng Thi
III. Thực hành: Xác định hàm lượng nước kết tinh trong BaCl2.2H2O 22
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
(PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỂ TÍCH) 23
I. Mục đích 23
II. Nội dung 23
III. Một số thao tác cần chú ý khi tiến hành phản ứng chuẩn độ 24
IV. Thực hành: Chuẩn độ dung dịch NaOH bằng dung dịch HCl 25
V. Câu hỏi của bài thực hành 26
BUỔI THÍ NGHIỆM 3 27
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC
(PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỂ TÍCH – tiếp theo) 27
I. Thực hành: Chuẩn độ oxy hóa khử dùng KMnO4 27
II. Thực hành: Chuẩn độ tạo phức với Complexon 28
III. Thực hành: Chuẩn độ tạo tủa theo phương pháp Volhard 29
IV. Câu hỏi của bài thực hành 31
BUỔI THÍ NGHIỆM 4
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ
(PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỆN)
Phương pháp phân tích đo điện thế - Chuẩn độ điện thế 32
I. Mục đích 32
II. Nội dung 32
III. Thực hành: Chuẩn độ dung dịch Na2CO3 bằng dung dịch HCl 33
theo phương pháp điện thế
IV. Câu hỏi của bài thực hành 34
BUỔI THÍ NGHIỆM 5
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÔNG CỤ
(PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH QUANG –
Phương pháp phổ hấp thu phân tử vùng sóng UV-VIS) 35
I. Mục đích 35
3 GV: Võ Hồng Thi
II. Nội dung 35
2-
III. Thực hành: Xác định nồng độ của SiO3 hòa tan trong
mẫu nước bằng phương pháp đường chuẩn 37
IV. Câu hỏi của bài thực hành 38
PHỤ LỤC 39
I. Phương pháp bình phương cực tiểu trong xác định các
hệ số của đường hồi quy 39
II. Phương pháp nội suy số liệu từ kết quả chuẩn độ điện thế 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
4 GV: Võ Hồng Thi
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hệ thống các môn học của sinh viên Khoa Môi trường và Công nghệ sinh
học nói chung, Hóa phân tích là một môn học bắt buộc trong các năm đầu tiên. Đối
với sinh viên của cả hai ngành Môi trường cũng như Công nghệ sinh học, Hóa
Phân tích là môn học cơ sở quan trọng, làm tiền đề cho các môn chuyên ngành
như Hóa kỹ thuật Môi trường (đối với ngành Môi trường), Phân tích và Đánh giá
chất lượng thực phẩm (đối với ngành Công nghệ sinh học) … và một số môn học
khác sau này.
Hóa học phân tích vốn được xem là môn khoa học thực nghiệm, vì thế để có thể
nắm vững và phát triển các kiến thức hóa học ứng dụng trong phân tích xác định
thành phần các mẫu chất thì cần phải tiến hành các thí nghiệm với các kỹ năng
thực hành căn bản cần thiết được rèn luyện từng bước trong phòng thí nghiệm.
Với mục tiêu trên, giáo trình “Hướng dẫn thí nghiệm Hóa Phân tích” được soạn
ra nhằm giúp các sinh viên khoa Môi trường và Công nghệ sinh học – Đại học kỹ
thuật công nghệ TpHCM - hiểu và nắm chắc các kiến thức lý thuyết cũng như thực
hành của môn Hóa Phân tích. Bài đầu tiên của giáo trình củng cố lại một số kiến
thức sử dụng thường xuyên trong Hóa phân tích, đặc biệt là khái niệm về Nồng độ
đương lượng và trình tự đánh giá sai số của dãy kết quả thí nghiệm là những vấn
đề sinh viên hay nhầm lẫn. Bốn bài tiếp theo lần lượt giới thiệu cho sinh viên các ví
dụ tiêu biểu về ứng dụng cụ thể của phương pháp phân tích hóa học (bao gồm
phương pháp khối lượng và phương pháp thể tích) cũng như phương pháp phân
tích công cụ (bao gồm phương pháp đo điện thế và phương pháp phổ hấp thu
phân tử vùng sóng UV-VIS). Đó là các phương pháp phân tích cơ bản mà sinh viên
của Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học đã được học trong môn Hóa phân
tích trên giảng đường. Các bài thí nghiệm được sắp xếp với mức độ phức tạp tăng
dần nhằm rèn luyện kỹ năng thao tác thí nghiệm, đồng thời chúng lại được thiết kế
một cách tương đối độc lập cho phép độ linh hoạt nhất định khi dạy và học các bài
trên.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa đã góp ý và hiệu đính các sai
sót cho giáo trình. Tác giả mong rằng sẽ tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp để
giáo trình được hoàn chỉnh và phù hợp hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi
cho tác giả theo địa chỉ vohongthi@yahoo.com.
Tác giả
5 GV: Võ Hồng Thi
BUỔI THÍ NGHIỆM 1
BÀI MỞ ĐẦU
Nhiệm vụ cơ bản của Hóa học phân tích ngày nay là phân tích định tính, định lượng, xác
định cấu trúc, tách, phân chia làm sạch… Đối với phần ứng dụng của Hóa phân tích trong
ngành Môi trường cũng như ngành Công nghệ sinh học nói riêng, phân tích định lượng
đóng vai trò chủ yếu. Phân tích định lượng có nhiệm vụ xác định hàm lượng một chất,
thường là trong một hỗn hợp và ở thể rắn hay thể hòa tan trong các dung dịch.
Trước khi tiến hành phân tích định lượng, phải biết thành phần định tính của đối tượng
phân tích. Nói chung, đối với các mẫu cần phân tích trong ngành môi trường hay trong
ngành công nghệ sinh học, mục tiêu đặt ra là phải xác định được cụ thể một chất hay một
cấu tử nào đó cần được biết với hàm lượng hiện diện trong mẫu là bao nhiêu. Công tác
phân tích định tính thường được kết hợp với công tác phân tích định lượng, cùng với các
thông tin thu thập được có liên quan để dự đoán sự hiện diện của các cấu tử trong mẫu.
Vì vậy trong giới hạn của giáo trình này, thuật ngữ “Hóa phân tích” được hiểu đồng nhất
với thuật ngữ “Hóa phân tích định lượng”.
Có thể phân chia các phương pháp phân tích định lượng thành 2 loại: các phương pháp
hóa học và các phương pháp hóa lý và vật lý (hay công cụ hoặc dụng cụ).
- Các phương pháp hóa học: chủ yếu dựa trên việc áp dụng các phản ứng hóa học có
liên quan đến cấu tử phân tích. Phương pháp này đã có từ lâu, đơn giản và dễ ứng
dụng ở mọi nơi mà sự chính xác chỉ đạt tới mức độ nhất định phụ thuộc vào phản ứng
hóa học. Các phương pháp hóa học gồm:
+ Phương pháp phân tích khối lượng: tách cấu tử cần xác định ra khỏi hỗn hợp với
các cấu tử khác trong mẫu một cách gián tiếp hay trực tiếp. Dựa vào khối lượng
của hợp chất mới (tạo thành sau) và khối lượng của mẫu ban đầu mà tính ra hàm
lượng cấu tử cần phân tích.
+ Phương pháp phân tích thể tích: căn cứ vào thể tích thuốc thử đã tác dụng vừa
hết với chất cần xác định mà tính ra hàm lượng chất cần định lượng.
Hiện nay, các phương pháp hóa học vẫn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Các
phương pháp này còn có tên gọi là các phương pháp kinh điển.
- Các phương pháp vật lý và hóa lý (phương pháp công cụ, phương pháp dụng
cụ): dựa trên việc đo một tính chất vật lý nào đó (độ hấp thu ánh sáng, độ dẫn điện,
khả năng dẫn nhiệt…) của đối tượng cần phân tích trong mẫu. Tính chất này là một
hàm số của nồng độ cấu tử cần xác định, từ đó căn cứ vào kết quả đo để suy ra
hàm lượng chất cần định lượng. Hầu hết các phương pháp vật lý và hóa lý đều là
các phương pháp đòi hỏi dùng máy đo ngoài các dụng cụ thông thường nên nó còn
được gọi dưới tên khác rất thường gặp trong các giáo trình về Hóa học phân tích là
các phương pháp dụng cụ hay công cụ. Trong thời gian gần đây, các phương pháp
vật lý và hóa lý đã phát triển mạnh nhờ các ưu điểm như độ nhạy cao, tốc độ phân
6 GV: Võ Hồng Thi
tích nhanh, có thể phân tích với lượng mẫu rất nhỏ (dạng vết). Tuy vậy, nó cũng có
một số nhược điểm như phải dùng mẫu chuẩn, công tác tiền xử lý trước khi đo đạc đôi
khi khá phức tạp... Vì vậy, các phương pháp hóa học vẫn đóng vai trò quan trọng và
cần thiết trong phân tích hiện đại, và tùy theo từng trường hợp cụ thể để lựa chọn
phương pháp phân tích phù hợp.
Các bước của quá trình phân tích mẫu bất kỳ bao gồm:
- Chọn mẫu đại diện, làm sao để chỉ với một phần nhỏ mẫu mà có thể đại diện cho toàn
bộ đối tượng phân tích.
- Chuyển chất cần phân tích vào dung dịch: khi tiến hành phân tích bằng phương
pháp hóa học cần hòa tan hoàn toàn mẫu trong dung môi thích hợp và tiến hành phân
tích trong dung dịch. Khi sử dụng phương pháp vật lý có thể không cần hòa tan mẫu
nhưng phải có một số động tác xử lý hóa học trước.
- Tiến hành phân tích bằng phương pháp hóa học hay hóa lý. Việc che hay loại bỏ các
cấu tử cản trở khi phân tích cấu tử chính (nếu cần) bằng các phương pháp hóa học,
hóa lý và vật lý có thể được thực hiện trước hay đồng thời với quá trình phân tích.
- Ghi nhận kết quả của phép phân tích: đo thể tích thuốc thử đã dùng khi phản ứng
hoặc ghi nhận kết quả tín hiệu trên máy đo.
- Tính toán kết quả phân tích bao gồm đánh giá kết quả và độ chính xác của kết quả
phân tích.
A. VẤN ĐỀ LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU TRƯỚC KHI ĐỊNH LƯỢNG
Các bước lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thường hay bị xem nhẹ hơn tầm quan trọng của nó.
Thực tế thì kết quả phân tích chỉ có ý nghĩa khi mẫu thí nghiệm mang tính đại diện cho
quần thể và trước khi phân tích, mẫu phải được xử lý về dạng thích hợp. Theo khảo sát,
có đến 70% các trường hợp bị sai lệch trong kết quả phân tích bắt nguồn từ khâu lấy mẫu
và chuẩn bị mẫu.
1. Khái niệm một số loại mẫu thường dùng:
- Mẫu riêng: được chọn ngẫu nhiên, thường từ các vị trí khác nhau hoặc từ các bao gói
riêng lẻ khác nhau.
- Mẫu chung hay mẫu tổ hợp: các mẫu riêng được nhập chung lại với nhau tạo thành
mẫu tổ hợp.
- Mẫu trung bình thí nghiệm: mẫu chung được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp hay
hòa trộn thật đều, sau đó lấy ra một phần làm mẫu thí nghiệm. Mẫu trung bình thí
nghiệm được chia thành 2 phần bằng nhau: phần đem phân tích (đủ để thực hiện 3 thí
nghiệm), và phần lưu lại tại PTN để có thể kiểm tra lại khi cần.
2. Một số chú ý khi chuẩn bị mẫu:
Đa số các trường hợp đòi hỏi phải hòa tan để chuyển mẫu dạng rắn thành dạng dung
dịch có nồng độ xác định trước khi phân tích. Cũng có trường hợp dù mẫu đã ở trạng
7 GV: Võ Hồng Thi
thái lỏng nhưng vẫn cần phải xử lý mẫu trước khi tiến hành phân tích, ví dụ phân tích
một số kim loại bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS, phân tích chỉ tiêu nhu
cầu oxy hóa học (COD) trong nước thải …
- Khi hòa tan xử lý mẫu, không được làm mất mẫu và không đưa thêm quá nhiều
cấu tử vào mẫu sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích.
- Dung môi và hóa chất được lựa chọn để hòa tan mẫu thường theo thứ tự: nước
cất axit mạnh baz mạnh chất oxy hóa mạnh. Với mỗi cấu tử cần xác định
trong đối tượng mẫu nhất định có thể đòi hỏi cách thức chuẩn bị mẫu riêng, do đó
cần tra cứu tài liệu để tìm được thủ tục chuẩn bị mẫu phù hợp.
- Các phương thức chuẩn bị mẫu thường được áp dụng hiện nay gồm:
+ Vô cơ hóa mẫu: hòa tan mẫu trong một axit hay hỗn hợp nhiều axit (như HCl,
HNO3 + HCl, HNO3 + HClO4 + HF..)
+ Tro hóa mẫu: nung mẫu ở 550oC rồi hòa tan tro thu được trong axit.
+ Phân hủy mẫu bằng vi sóng trong thiết bị vi sóng: nhanh, an toàn và phù hợp
với các cấu tử dễ bay hơi.
B. VẤN ĐỀ BIỂU DIỄN SỐ LIỆU TRONG HÓA PHÂN TÍCH
1. Biểu diễn hóa học:
Người ta thường biểu diễn cấu tử phân tích theo dạng tồn tại của nó trong chất phân tích.
- - +
Ví dụ, Nitơ thường được biểu diễn dưới các dạng NO3 , NO2 , NH3, NH4 … , các muối
+ 2-
thường được biểu diễn dưới dạng ion như K , SO4 …, các ion kim loại trong các hợp
chất khác nhau thường được biểu diễn dưới dạng tổng như tổng Fe, tổng Mn…
2. Biểu diễn số học:
Hàm lượng cấu tử có trong mẫu thường được biểu diễn dưới dạng hàm lượng %, hàm
lượng phần triệu (mg/l hay ppm), hàm lượng phần tỉ (g/l hay ppb).
3. Biểu diễn nồng độ trong phân tích định lượng:
a) Nồng độ % (C%): khối lượng chất tan có trong 100g dung dịch.
b) Nồng độ khối lượng trên thể tích (C g/l): khối lượng chất tan trong 1 đơn vị thể tích
dung dịch (g/l, mg/l).
c) Nồng độ mol (CM hay mol/l): số mol chất tan trong 1 L dung dịch.
d) Nồng độ phần triệu (ppm = part per million) và nồng độ phần tỉ (ppb = part per billion):
khối lượng chất tan chứa trong 106 lần (đối với ppm) và 109 lần (đối với ppb) khối
lượng mẫu có cùng đơn vị. Hai loại nồng độ này được sử dụng rất phổ biến trong kỹ
thuật đo lường nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường hay một số độc chất hiện
diện trong thực phẩm.
+ 1ppm = 1mg/106mg = 1mg/kg = 1g/106g = 1g/1000kg
8 GV: Võ Hồng Thi
+ 1ppb = 1mg/109mg = 1mg/103kg = 1g/kg
Do các loại nước thiên nhiên và nước thải có khối lượng riêng 1(kg/l), do vậy một
cách gần đúng thì:
1ppm = 1mg/106mg = 1mg/kg 1mg/l
1ppm = 1g/106g = 1g/1000kg 1g/m3
1ppb = 1g/kg 1g/l = 1mg/m3
e) Nồng độ đương lượng (CN hay N): là số đương lượng gam (số Đ) hay số đương
lượng (số đ) chất tan trong 1 L dung dịch (hay số mili đương lượng gam / số mili
đương đượng chất tan trong 1L/1ml dung dịch). Loại nồng độ này được sử dụng phổ
biến nhất trong Hóa phân tích định lượng.
a
CN ĐA là khối lượng đương lượng của chất A (một số tài liệu gọi là
ĐA
đương lượng gam hay mol đương lượng của chất A)
a là số g của chất tan A trong 1L dung dịch
Sinh viên cần xem lại trong phần lý thuyết các khái niệm: đương lượng, khối lượng
đương lượng (hay đương lượng gam/mol đương lượng) và nồng độ đương lượng để
phân biệt rõ. Xem lại cách tính khối lượng đương lượng (hay đương lượng gam/mol
đương lượng) của chất trong các phản ứng khác nhau.
- Quy tắc đương lượng: trong một phản ứng hóa học tổng số đương lượng của các
chất phản ứng phải bằng nhau:
mA + nB = pC + qD
số đA = số đB = số đC = số đD
Quy tắc này được sử dụng rộng rãi để tính toán kết quả trong các phép phân tích thể
tích. Để tìm số đương lượng, có thể:
+ Nhân nồng độ đương lượng với thể tích dung dịch hóa chất tiêu thụ.
(CN)A.VA = (CN)B.VB
+ Chia số g chất phản ứng cho khối lượng đương lượng của chất.
a a
A = B
ĐA ĐB
a A aB
Suy ra (CN)B.VB = hay (CN)A.VA =
ĐA ĐB
Trong đó (CN)A và (CN)B là nồng độ đương lượng của A và B.
VA và VB là thể tích A và B đã tham gia phản ứng (l).
aA và aB là số g của A và B đã tham gia phản ứng (g).
Chú ý: Nếu V tính theo ml thì CN.V chính là số mili đương lượng = số đương
9 GV: Võ Hồng Thi
lượng/1000. Tương tự, nếu a tính theo mg thì aA/ĐA = số mili đương lượng.
- Mối quan hệ giữa các loại nồng độ:
C(g / l)
C(%)
10.d
C(g / l) C(mg / l).1000
C =
M M M
C N n.CM (n là số mol ion hay nguyên tử Hydro, số ion hóa trị 1, số
electron được cung cấp hay kết hợp với 1 mol chất. Một số tài
liệu còn gọi n là hệ số đương lượng và có thể ký hiệu bằng
chữ z)
C(%).d.10
C (M là khối lượng phân tử của chất)
M M
(d là khối lượng riêng của dung dịch có nồng độ %)
C(%).d.10
C (Đ là khối lượng đương lượng (đương lượng gam) của chất)
N Đ
10 GV: Võ Hồng Thi
BÀI CHUẨN BỊ
I. Mục đích:
- Một số điều cần biết khi tiến hành phân tích định lượng.
- Nắm được một số chú ý khi thao tác với các dụng cụ đo chính xác trong Hóa phân tích
định lượng.
- Cách xử lý số liệu và biểu diễn kết quả phân tích.
- Cách pha chế các dung dịch chuẩn.
II. Nội dung:
II.1. Một số điều cần biết khi tiến hành phân tích định lượng
II.1.1. Chuẩn bị thí nghiệm
Một thí nghiệm phân tích định lượng thường bao gồm nhiều giai đoạn. Nếu mọi giai
đoạn thí nghiệm đều được tiến hành cẩn thận, đúng nguyên tắc thì kết quả cuối cùng
mới có thể chính xác.
Bởi vậy sinh viên phải chuẩn bị thật kỹ trước khi làm thí nghiệm:
- Nắm vững cơ sở lý thuyết của thí nghiệm, hiểu thấu đáo ý nghĩa của từng thao tác
thí nghiệm.
- Nắm vững cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, cách pha chế, chuẩn bị các hóa
chất cần thiết.
- Trình tự thí nghiệm.
- Cách ghi chép và tính toán kết quả thí nghiệm.
II.1.2. Tiến hành thí nghiệm
Muốn tiến hành thí nghiệm có kết quả tốt trong thời gian định sẵn, không lãng phí hóa
chất, làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, sinh viên cần chú ý một số qui tắc sau:
- Sắp xếp chỗ làm việc
Chỗ làm việc phải sạch sẽ, khô ráo, các dụng cụ phải bố trí thuận tiện
cho việc sử dụng, tránh xẩy ra va chạm, đổ vỡ..
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị
Các dụng cụ thủy tinh, sứ… phải bảo đảm sạch sẽ trước khi dùng, cần kiểm tra
dụng cụ thiết bị trước khi dùng và bàn giao đầy đủ cho phòng thí nghiệm sau khi
hoàn thành thí nghiệm.
- Ghi chép
Mọi hiện tượng, số liệu trong khi thí nghiệm đều phải ghi vào sổ thí nghiệm, không
ghi vào mảnh giấy rời hoặc ghi lên bàn.
II.2. Chú ý khi thao tác với các dụng cụ đo chính xác trong Hóa phân tích định lượng
11 GV: Võ Hồng Thi
II.2.1. Cân phân tích:
Trong các PTN phân tích hóa học hiện nay đều sử dụng phổ biến loại cân phân tích
điện tử. Đó là thiết bị chính xác, đắt tiền và dễ hỏng. Trong PTN của Khoa Môi trường
và CNSH, loại cân phân tích đang sử dụng cũng là cân điện tử với thông số kỹ thuật
như sau:
- Trọng lượng tối đa: 220g.
- Độ chính xác: 0,0001g.
Nguyên lý hoạt động của cân điện tử:
Vật cân kéo đĩa
cân xuống với lực
F = m.g với m là
khối lượng của vật
cân; g là gia tốc
trọng trường. Cân
điện tử sẽ dùng
một lực phản hồi
điện tử để kéo đĩa
cân về vị trí ban
đầu của nó. Khi đặt
vật cân vào đĩa
cân, do khối lượng của vật cân kéo đĩa cân xuống, điều đó sẽ được detector phát
hiện và gửi tín hiệu đến bộ chỉnh dòng, dòng phản hồi được sinh ra đưa tới động
cơ trợ. Dòng điện cần thiết để sinh ra lực phản hồi tỷ lệ với khối lượng của vật và
được hiển thị trên màn hình hiện số.
Một số nguyên tắc cơ bản khi cân:
- Trước mỗi lần cân cần kiểm tra lại trạng thái của cân. Dùng vải mềm lau sạch bụi ở
đĩa cân.
- Tuyệt đối không chạm vào cân khi đang cân.
12 GV: Võ Hồng Thi
- Quan sát bóng nước để xem cân đã thăng bằng chưa, nếu chưa sinh viên không
được tự chỉnh mà báo cho cán bộ PTN biết.
- Tuyệt đối không cân vật nặng hơn trọng lượng tối đa cho phép của cân. Nếu nghi ngờ
thì cần cân trước vật cân trên cân kỹ thuật. Thực tế chỉ nên cân ở mức tổng khối
lượng của bì đựng và hóa chất < 150g.
- Không đổ hóa chất trực tiếp lên đĩa cân mà phải cân thông qua vật chứa như giấy cân,
becse…
- Nếu đánh rơi hóa chất lên đĩa cân phải lau sạch ngay.
- Sự thay đổi khối lượng của hóa chất và bì đựng trong thời gian cân hay dẫn đến sai số
khi cân, thường là do hóa chất (các hóa chất rắn dạng bột nói chung hút ẩm mạnh) và
bì đựng bị hút ẩm (như dụng cụ thủy tinh). Vì vậy cần thao tác để thời gian cân chỉ kéo
dài trong vài phút. Một số hóa chất nếu dùng làm chất chuẩn cần được sấy khô trước
khi cân.
- Sai số do chênh lệch nhiệt độ giữa cân và vật cân: Nếu nhiệt độ vật cân cao hơn nhiệt
độ cân thì khối lượng của nó sẽ thấp hơn khối lượng thực. Vì vậy trước khi cân cần
làm nguội vật cân (tốt nhất là trong bình hút ẩm) để cân bằng với nhiệt độ phòng. Thời
gian làm nguội phụ thuộc nhiệt độ vật cân, kích thước và chất liệu vật cân.
- Khi cân không hoạt động, tốt nhất nên mở 2 cửa 2 bên cân để cân bằng nhiệt độ giữa
cân và nhiệt độ phòng. Nhưng khi cân, phải đóng hết các cửa cân trước khi đọc kết
quả.
- Cách đọc kết quả: ghi ngay kết quả khi số hiện trên cân vừa ổn định.
- Không được dùng tay mà phải dùng gắp để kẹp vật cân đặt lên đĩa cân.
- Để tránh nhầm lẫn, tốt nhất không nói chuyện trong khi cân.
II.2.2. Dụng cụ đo thể tích:
- Nhìn chung, các dụng cụ đo thể tích sử dụng trong phòng thí nghiệm đều được chế
tạo từ các loại thủy tinh khác nhau. Loại dụng cụ làm từ chất dẻo có độ chính xác kém
hơn và thường chỉ đ