1) Việc sử dụng tài nguyên quá mức,
lãng phí và không hiệu quả cùng
tồn tại với sự khan hiếm và thiếu
hụt ngày càng gia tăng.
2) Một nguồn tài nguyên ngày càng
khan hiếm bị đưa vào sử dụng một
cách không bền vững, hiệu quả thấ
và thứ cấp trong khi các cách sử
dụng bền vững, hiệu quả và cao cấ
vẫn đang tồn tại.
3) Một nguồn tài nguyên có thể tái
sinh và có thể được quản lý một
cách bền vững lại bị khai thác một
cách vơ vét.
4) Một nguồn tài nguyên được sử
dụng cho một mục đích chuyên biệt
trong khi cách sử dụng đa dạng có
thể tạo ra lợi ích lớn hơn.
12 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 3: Biểu thị kinh tế của suy thoái môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu thị kinh tế của suy thoái
môi trường
Bộ môn Kinh tế Môi trường, Nông nghiệp và Tài nguyên
(Department of Environmental, Agricultural, and Resource Economics)
1A Hoàng Diệu, Phú Nhuận, Tp.HCM
Môn học: Kinh tế môi trường
▪ Tài liệu tham khảo:
Panayotou. 1993. Green markets: The
economics of sustainable development.
Chapter 6. (Tiếng Việt)
Biểu thị kinh tế
1) Việc sử dụng tài nguyên quá mức,
lãng phí và không hiệu quả cùng
tồn tại với sự khan hiếm và thiếu
hụt ngày càng gia tăng.
2) Một nguồn tài nguyên ngày càng
khan hiếm bị đưa vào sử dụng một
cách không bền vững, hiệu quả thấp
và thứ cấp trong khi các cách sử
dụng bền vững, hiệu quả và cao cấp
vẫn đang tồn tại.
3) Một nguồn tài nguyên có thể tái
sinh và có thể được quản lý một
cách bền vững lại bị khai thác một
cách vơ vét.
4) Một nguồn tài nguyên được sử
dụng cho một mục đích chuyên biệt
trong khi cách sử dụng đa dạng có
thể tạo ra lợi ích lớn hơn.
5) Đầu tư vào việc bảo vệ và nâng cao
nguồn tài nguyên không được thực
hiện, mặc dù chúng có thể tạo ra
một hiện giá ròng dương nhờ tăng
năng suất và đẩy mạnh sự bền
vững.
6) Rất nhiều nỗ lực và chi phí đang
được sử dụng trong khi có thể tạo
ra một sản lượng cao hơn, nhiều
lợi tức hơn và ít phương hại đến tài
nguyên hơn bằng những nỗ lực và
chi phí thấp hơn.
7) Các cộng đồng địa phương và
những nhóm yếu thế phải đi nơi
khác hoặc bị tước đoạt quyền sử
dụng tài nguyên theo tập tục của
họ, cho dù sự có mặt của họ hay
những kiến thức truyền thống và lợi
ích riêng của họ khiến họ có thể là
người quản lý hiệu quả nhất các tài
nguyên ấy.
8) Các dự án công được thực hiện
không tạo ra hay cung cấp đủ lợi
ích để bồi thường đầy đủ cho
những phần tử bị ảnh hưởng (bao
gồm cả môi trường) để khiến họ
được lợi hơn một cách rõ rệt so với
khi không có dự án.
9) Tài nguyên và phụ phẩm không
được tái chế, ngay cả khi việc tái
chế tạo ra các lợi ích cả về kinh tế
lẫn môi trường.
10) Các khu vực và môi trường cư trú
độc đáo bị mất, nhiều loài thực vật
và động vật đang bị diệt chủng mà
không có lý do kinh tế cưỡng chế
nào để đáp lại giá trị của tính độc
đáo, sự đa dạng và tổn thất của
những mất mát không thể phục hồi
được.