Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo đói, lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng, đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm cho chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém. Có lẽ mỗi ý kiến đều có phần đúng. Cái khó là nhận thức sao cho khách quan, đúng mức và thực tế.
38 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ TRI THỨC
BÀI MỞ ĐẦU
Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo đói, lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng, đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm cho chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém. Có lẽ mỗi ý kiến đều có phần đúng. Cái khó là nhận thức sao cho khách quan, đúng mức và thực tế.
Chúng ta phải nhận thức rõ một điều, toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, hơn nữa, tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Luật chơi mới chính là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ.
Vì vậy, khôgn thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hoá, mặt khác, cũng không thể cạnh tranh nôỉ trong nền kinh tế toàn cầu hoá nếu không mở cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức sẽ bị thua thiệt.
Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức
Lịch sử phát triển của kinh tế tri thức/ Nền kinh tế tri thức, tính tất yếu khách quan trong lịch sử nhân loại
Trong quá trình phát triển của nhân loại, từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh công nghiệp và vươn tới nền văn minh trí tuệ, lịch sử đã cho thấy bao biến động diễn ra trong sự phát triển kinh tế của thế giới, cũng như sự phát triển thăng trầm từng quốc gia. Đặc biệt trong mấy thập kỷ gần đây, những biến cố trong đời sống nhân loại càng thu hút nhiều người Việt Nam quan tâm hơn đến những vấn đề kinh tế đã và đang diễn ra. Đó là:
Sự thần kỳ của nền kinh tế Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai,
sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế công nghiệp mới Đông Á,
là hình ảnh về nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển cùng xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và ngay cả những vấn đề bức xúc về cơn bão khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á tuy đã qua nhưng không ít người vẫn muốn tìm hiểu thêm những nguyên nhân sâu xa của nó.
Đó là sự tan rã của một mô hình kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu qua cải tổ, cải cách là thành công của những nền kinh tế chuyển đổi, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam v.v......
Như chúng ta đã từng chứng kiến, nhân loại phát triển kinh tế nông nghiệp từ khoảng mười nghìn năm trước đây. Trong tất cả muôn loài, chỉ có loài người là có tri thức và biết lao động. Vì vậy, khi bắt đầu bất kỳ một hoạt động lao động sản xuất nào, con người cũng phải suy nghĩ, vận dụng mọi hiểu biết, tức là tri thức, để đạt kết quả có lợi nhất. Điều đó nói lên rằng, không phải chỉ từ sản xuất nông nghiệp, mà từ rất lâu trước đó, con người đã phải vận dụng tri thức cần thiết trong mọi hoạt động, mà trước hết là hoạt động của sản xuất.
Trong quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người, tri thức được tích lũy ngày càng nhiều và được sử dụng trong sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt là các tri thức được trải nghiệm, do thực nghiệm và nghiên cứu khoa học. Những tri thức về vận động cơ học được phát triển ngày càng sâu sắc và đến giữa thế kỷ 18, nhờ các tri thức cơ giới, sáng tạo ra máy móc cơ khí, đặc biệt là máy hơi nước. Máy móc cơ khí đã tạo ra cách mạng công nghiệp của thế kỷ 18 và hình thành nền kinh tế công nghiệp (cổ điển).
Trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức, nhất là tri thức khoa học, đã có vai trò đáng kể, thể hiện "bằng sáng chế" và "sở hữu trí tuệ". Nhưng tri thức vẫn chỉ có vai trò thứ yếu đứng sau tài nguyên và lao động hay tư bản và lao động (tư bản để mua tài nguyên và thuê lao động). Một tình thế mâu thuẫn âm ỷ phát triển và trở nên ngày càng nghiêm trọng. Ðó là tri thức, nhất là tri thức khoa học phát triển ngày càng nhanh và dẫn tới đột phá mới: cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai xảy ra vào nửa sau thế kỷ 19 với sự hình thành nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí - điện và tự động hóa cục bộ. Vai trò của tri thức có dấu hiệu thách thức vai trò của tư bản trong lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại...
Khối lượng tri thức của nhân loại tăng ngày càng nhanh, nổi bật là thòi kỳ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, từ giữa thế kỷ 20. Nói gọn lại là tri thức tăng theo hàm mũ với thời gian.
Sự bùng nổ thông tin, tri thức xảy ra ngày càng mạnh và được ứng dụng vào mọi khâu, mọi quy trình, mọi phương tiện của sản xuất, ngày càng sâu rộng, đến mức áp đảo cả tư bản (tiền vốn). Ðã tới lúc tiền vốn tuy vẫn còn cần nhưng không quan trọng bằng các tri thức sáng tạo nữa. Ðó là vào khoảng cuối những năm sáu mươi của thế kỷ trước và người nêu ra một tên gọi nổi tiếng "Nền kinh tế tri thức Knowledge economy" là nhà kinh tế học hàng đầu của Hoa Kỳ Peter Drucker, viết trong cuốn sách có tiếng vang lớn.
Sau này còn có các tên gọi khác như: Nền kinh tế số (Digital economy). Nền kinh tế mạng (Network economy). Nền kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge-based economy)... Nhưng cho đến nay, đa số các nhà kinh tế và Ngân hàng thế giới đều chấp nhận tên gọi nền kinh tế tri thức (KTTT).
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển cho thấy sự hình thành và xuất hiện nền kinh tế tri thức là một tất yếu lịch sử mang tính khách quan. Cũng như kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức ra đời không phụ thuộc vào ý chí của một nhóm người nào, mà hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử của xã hội loài người.
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ TRI THỨC
Những thay đổi về bản chất của các thời kỳ kinh tế
Kinh tế tài nguyên
Nền kinh tế tài nguyên là nền kinh tế mà sự phát triển của nó chủ yếu dựa trên sự khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để sản xuất, phục vụ con người.
Trong vòng 200 năm trở lại đây, các nhà kinh tế cổ điển mới chỉ thừa nhận 2 yếu tố của sản xuất là lao động và vốn. hay gọi là các yếu tố sản xuất truyển thống
Yếu tố sản xuất chủ yếu là:
Đất đai.
Sức lao động.
Nguồn vốn
Trong sản xuất nông nghiệp, các tri thức về thời tiết, khí hậu, về đặc điểm sinh học của các giống cây trồng vật nuôi, về những yêu cầu của quá trình canh tác, chăn nuôi... là rất quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố được coi trọng hơn tri thức lúc đó là đất đai và sức lao động. Bởi vậy, trong kinh tế nông nghiệp, yếu tố tri thức chỉ có vai trò hạn chế trong lĩnh vực sản xuất.
Thời kỳ phát triển kinh tế dựa trên nền tảng lao động (làn sóng kinh tế thứ hai)
Bắt đầu từ khi Đế quốc la Mã sụp đổ đã thay đổi ý thức và phương thức sản xuất của người nông dân. Họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm canh tác, áp dụng nhiều biện pháp thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp, giải phóng bớt một phần lao động chuyển sang nghề thủ công nghiệp.
Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như các cuộc thám hiểm ở Tây Âu vào thế kỷ XV, thương nghiệp phát triển và hình thành thị trưởng thế giới… cuộc cách mạng công nghiệp (đầu tiên ở Anh, tiếp theo là Pháp, Đức, Nga, và Mỹ…) đã làm thay đổi toàn cục nền kinh tế thế giới.
Cơ sở kinh tế của các quốc gia chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, cạnh tranh tự do và quy luật của nền kinh tế thị trường giữ vai trò điều tiết nền kinh tế; thúc đẩy doanh nghiệp tư bản tăng cường nhập khẩu và ứng dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuẩt.
Tri thức tích lũy nhiều, khoa học kỹ thuật phát triển
Số lượng lớn thông tin được sử dụng vào sản xuất, tri thức được dùng phần lớn, gián tiếp vào sản xuất, khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất
Thời kỳ kinh tế tri thức
Tri thức được tích luỹ dần dần cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người, đồng thời cũng là tiêu chí đánh giá sự tiến bộ này.
Sự tiến bộ và tích luỹ của khoa học thể hiện ở 2 kết quả là tri thức và khoa học. trong đó:
Sự phát triển của tri thức : nhằm phát hiện.
Sự tiến bộ của kỹ thuật: là để phát minh, sáng chế
Trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật (200 năm), sự phát triển của khoa học mới làm cho xã hội vật chất phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, phát triển về tri thức còn đứng sau sự phát triển về kỹ thuật.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng tri thức bùng lên như vũ bão trên thế giới.
Gọi là cuộc cách mạng bởi lẽ:
Khối lượng tri thức phát triển rất nhanh. 90% khối lượng tri thức của loài người đã được sáng tạo ra trong nửa thế kỷ đó. Khối lượng tri thức tạo ra ở thời kỳ này gấp 9 lần toàn bộ tri thức của nhân loại tạo ra từ bao đời trước đó. Các tên được đặt cho sự kiện này là: “Vụ nổ lớn tri thức”; “bùng nổ thông tin…
Sự đổi mới, tiến triển của tri thức diễn ra vô cùng mau lẹ. Sự tăng trường và tốc độ lan truyền của tri thức nhanh đến mức vượt quá sức tiếp thu về sinh lý cũng như về tâm lý của con người; vòng đời của tri thức trở nên ngắn ngủi, những cái mới mẻ hôm qua bỗng chốc trở nên lạc hậu. sinh viên bước chân vào cổng trường đại học lòng thấy phấn chấn, tự tin thì khi ra trường, 60% tri thức thu được khi ngồi trên ghế nhà trường đã bị lỗi thời. Khối lượng tri thức của xã hội loài người cứ 5 năm một lần bị thay đổi, thậm chí ngắn hơn; cả thế giới quay cuồng trong cơn lốc tri thức.
Tri thức tích luỹ phong phú, khoa học kỹ thuật cao phát triển
Một lượng siêu lớn thông tin được được ứng dụng trực tiếp vào sản xuất, khoa học và kỹ thuạt là sức mạnh hàng đâu.
Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí và nguyên tắc của nền kinh tế tri thức
Khái niệm kinh tế tri thức
Dữ liệu - Thông tin- kiến thức
Dữ liệu: tồn tại trong tự nhiên và xã hội, các giác quan con người nhận được các tín hiệu. Các tín hiệu này được thể hiện bằng con số, văn bản viết, hình vẽ và âm thanh. Chúng được gọi chung là các dữ liệu (data). Não người tiếp thu các dữ liệu, xử lý chúng thành các thông tin.
Thông tin: Các dữ liệu được tổ chức, xử lý có mục đích nhưng chưa được đồng hoá, thông tin được lưu trữ trong trí nhớ và trở thành một dạng đầu vào của tư duy, nhận thức. Thí dụ: Tại một địa điểm đo nhiệt độ hằng ngày ta có bảng, biểu các số đo nhiệt độ, đó là các cơ sở dữ liệu. Xử lý các bảng, biểu này ta có thông tin về thời tiết nóng lạnh các ngày. Thông tin có ý nghĩa xác định và khách quan.
Tri thức: một khối lượng thông tin đã được xử lý, đồng hoá, đưa vào nhận thức của cá nhân, là thông tin + phán đoán; Xử lý các thông tin bằng tư duy, nhận thức ta đạt được các hiểu biết về tự nhiên và xã hội, đó là các tri thức. Tri thức chỉ trở thành khách quan khi nó phù hợp với thực tiễn. Trong các yếu tố của ý thức con người thì tri thức là cơ bản. Tri thức thường là sản phẩm của lao động và mọi sản phẩm của lao động đều là vật hóa của tri thức.
+ Có hai loại tri thức:
Tri thức hiện là tri thức có thể diễn tả được bằng chữ viết, lời nói, hình vẽ, âm thanh, v.v. nghĩa là có thể biểu diễn bằng công nghệ số (digitaliser). Tri thức hiện có thể ngày nay được phổ biến rất nhanh.
Tri thức ẩn là tri thức chủ yếu tập trung ở não người sở hữu nó, khó truyền bá, chỉ có thể truyền bảo theo kiểu "cầm tay chỉ việc" cho những môn đệ, thí dụ một số nghề thủ công, tinh xảo... Tri thức ẩn rất phong phú và quan trọng cho phát triển.
Mối quan hệ giữa dữ liệu, thông tin, tri thức, thông tuệ, minh triết thường được biểu thị bằng tháp trí tuệ.
Khôn ngoan: kết quả của sự phối hợp kiến thức với các giá trị và kinh nghiệm.
Kinh tế tri thức
Hiện nay, có nhiều quan điểm và định nghĩa về kinh tế tri thức.
Có người dẫn lời Các Mác nói rằng, khi hàm lượng cơ bắp trong sản phẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì lúc đó sẽ xuất hiện giai cấp công nhân khoa học. Và cho rằng điều đó đang được chứng minh trong nền Kinh tế Tri thức (KTTT). Thực ra, không cần phải đến KTTT mới xuất hiện giai cấp công nhân khoa học của Mác. Trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại được tự động hóa hoàn toàn như sản xuất xe ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất hóa chất... hàm lượng cơ bắp đã được giảm đến mức thấp nhất ngay từ khi chưa xuất hiện khái niệm KTTT.
Cũng có những ý kiến đánh đồng KTTT với một số ngành kinh tế thường được gọi là ngành kinh tế mới như Kinh tế Internet, hay Công nghệ tin học và truyền thông, để từ đó cho rằng KTTT là nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó kinh tế Internet trở thành nội dung chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng rõ ràng là, bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào cũng phải dựa vào tri thức và nền kinh tế Internet cũng chỉ là một trong những ngành kinh doanh, tuy đóng một vai trò ngày càng quan trọng, nhưng không thể trở thành một ngành kinh doanh độc lập mang tính quyết định cho một nền kinh tế được. Sự sụp đổ của hàng loạt công ty kinh doanh Internet (cả của các công ty kinh doanh Tin học và Truyền thông) hiện nay có thể sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn, phân biệt rõ hơn khái niệm và vai trò của các ngành kinh doanh với một nền kinh tế.
Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống".
Sau đó, năm 2003 chương trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra một khái niệm rộng hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển KT-XH. Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sự thích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt".
Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Công nghệ thông tin thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống".
Trong nền kinh tế tri thức, hai ngành công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ.
Đó có thể là những ngành mới như công nghiệp thông tin (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp, dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao.
Ví dụ, ngành công nghiệp sản xuất ô tô thông minh không cần người lái; nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học, tự động điều khiển, hầu như không có người lao động; ngành công nghiệp dệt may sử dụng Internet để sản xuất và cung cấp hàng may mặc theo yêu cầu của khách hàng trên khắp thế giới...
Như vậy, tri thức trở thành lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó, con người là vốn quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi. Muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm phải có tri thức, phải làm chủ được tri thức, phải biết vận dụng, quản lý tri thức mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.
Mới chỉ trong vài năm gần đây, qua việc theo dõi sáu ngành công nghiệp then chốt của tương lai là:
Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, công nghệ kỹ thuật hàng không-vũ trụ mới, và công nghệ kỹ thuật bảo vệ môi trường, người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của một nền kinh tế hoạt động theo một công thức khác hẳn về bản chất so với công thức của nền kinh tế hàng hóa mà loài người từng biết.
Hoạt động của nền kinh tế hàng hóa- dù đó là kinh tế thị trường hay kinh tế kế hoạch- đều tuân theo công thức nổi tiếng: Tiền - Hàng - Tiền. Trong khi đó, nền kinh tế mới xuất hiện lại hoạt động theo công thức: Tiền- Tri thức- Tiền.
Theo đánh giá chung của những học giả hàng đầu ở phương Tây thì ngày nay KTTT mới chỉ đang định hình ở 03 nước công nghiệp phát triển nhất là Mỹ, Đức và Nhật bản. Vì vậy chưa thể đưa ra được một định nghĩa hay một công thức xác định thế nào là KTTT. Thông qua việc nghiên cứu sáu ngành công nghiệp then chốt đã nói ở trên, người ta chỉ có thể ghi nhận được một số đặc trưng cơ bản nhất- cần chứ chưa phải đã đủ- của nền kinh tế mới này như sau:
* Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và rất linh hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong hàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông. Sản phẩm của những xí nghiệp này là những sản phẩm "thông minh". Đó là những sản phẩm không chỉ chứa một hàm lượng thông tin cao, mà còn cả một hàm lượng tri thức cao hơn hẳn sản phẩm công nghiệp cổ điển, khiến cho nó có khả năng sử dụng, chế biến thông tin, đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng. Trong năm 2000, những sản phẩm thông minh (ví dụ: hệ thống dẫn đường cá nhân) đã tạo ra tới 30% giá trị của một chiếc xe ô tô loại sang trọng và ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh quyết định trong ngành sản xuất xe ô tô.
* Các công nghệ mới đang làm thay đổi triệt để qúa trình sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Chẳng hạn, kỹ thuật Gen bắt đầu thay đổi một cách căn bản qúa trình sản xuất, sản phẩm và cơ cấu sản phẩm trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệp hóa chất. Tương tự như vậy, công nghệ sản xuất vật liệu mới cũng thay đổi một cách sâu sắc sản phẩm của công nghiệp sản xuất vật liệu cổ điển. Ví dụ: Sứ có tính năng đặc biệt đã được dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô. Trong tương lai không xa sẽ xuất hiện động cơ bằng sứ chịu được nhiệt độ cao hơn hẳn thế hệ động cơ hiện tại và vì vậy sẽ tiết kiệm nhiều nhiên liệu hơn. Hay những vật liệu siêu tinh khiết mới cho công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử, v.v...
* Lý thuyết của Ricardo về lợi thế đối chiếu (so sánh) vùng không còn giá trị nữa đối với sáu ngành công nghiệp then chốt. Theo Ricardo (đầu thế kỷ 19), mỗi nước do diều kiện tự nhiên đều có sẵn những thuận lợi đặc biệt cho việc sản xuất những hàng hóa nhất định so với nước khác. Chẳng hạn nước Bồ đào nha đầy ánh nắng mặt trời sẽ có lợi thế vùng lớn hơn Anh quốc trong việc sản xuất rượu vang; ngược lại, Anh quốc được lợi thế hơn trong sản xuất vật liệu. Lợi thế vùng theo thuyết Ricardo hiện đại được đánh giá qua ba yếu tố sản xuất quen thuộc là: đất, vốn tư bản, sức lao động. Rõ ràng các yếu tố này có trở thành lợi thế cho sản xuất hay không là rất khác nhau đối với mỗi quốc gia. Trong nền KTTT, lợi thế vùng này không tồn tại vì phần đóng góp của giá đất, sức lao động là hết sức nhỏ bé khi so với phần của tri thức trong qúa trình sản xuất. Với thị trường tài chính có tính chất tòan cầu, việc gọi vốn không còn phụ thuộc vào biên giới quốc gia nữa và do số vốn đầu tư trong KTTT rất lớn, lại phải huy động trong khoảng thời gian ngắn nên- nói chung- nó cũng nằm ngoài khả năng một quốc gia. Vì vậy, những lợi thế sản xuất trong KTTT chỉ có thể do chính các doanh nghiệp tạo ra. Để so sánh, nên lưu ý là thuyết Ricardo hiện vẫn còn nguyên giá trị trong qúa trình toàn cầu hóa nền kinh tế hàng hóa hiện đại. Nhiều nước đang phát triển thậm chí coi việc phát huy lợi thế về sức lao động, giá đất là chiến lược hấp dẫn đầu tư.
* Vốn đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như xây dựng nhà máy sản xuất trong nền KTTT là hết sức lớn. Để có thể hoàn vốn đầu tư, sản phẩm phải được sản xuất với số lượng lớn tối đa. Không những thế, doanh nghiệp trong KTTT phải bằng mọi cách hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất trước khi sản phẩm thế hệ mới của công ty khác được tung ra thị trường, đây là điều xẩy ra rất nhanh trong KTTT. Thị trường của các doanh nghiệp trong nền KTTT vì vậy phải là thị trường toàn cầu. Rõ ràng là chỉ có không nhiều doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện cạnh tranh gay gắt này. Và cũng sẽ chỉ có một vài quốc gia đủ khả năng hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn kinh doanh tòan cầu, cũng như giữ ổn định môi trường luật pháp-xã hội-chính trị để các công ty này không chuyển trụ sở sang nước khác.
* Như vậy, ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ nhất để trả lời câu hỏi "KTTT là gì?" như sau: KTTT là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hóa tư bản, trong đó công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của Tri thức được thể hiện qua các mặt sau đây:
Vai trò của tri thức
* Hàm lượng Tri thức trong qúa trình sản xuất phải